Bài giảng môn toán lớp 6 - Bài 1: Làm quen với số nguyên âm

docx70 trang | Chia sẻ: bobo00 | Lượt xem: 1952 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn toán lớp 6 - Bài 1: Làm quen với số nguyên âm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG II: SỐ NGUYÊN
Tuần: 14
Ngày soạn: 
Tiết: 40
Ngày dạy: 
BÀI 1: LÀM QUEN VỚI SỐ NGUYÊN ÂM 
I. Mục tiêu
1.Kiến thức:
- Biết được nhu cầu cần thiết phải mở rộng tập N.
- Nhận biết và đọc đúng các số nguyên âm qua các ví dụ thực tiễn.
2.Kỹ năng:
- Biết cách biểu diễn các số tự nhiên và các số nguyên âm trên trục số.
3.Tư duy và thái độ:
- Rèn kĩ năng tính toán cẩn thận, đúng và nhanh, trình bày khoa học.
II. Chuẩn bị
Gv: Nhiệt kế có chia độ âm, hình biểu diễn độ cao ( âm, dương, 0),
thước kẻ có chia đơn vị, phấn màu, bảng ghi nhiệt độ các thành phố, bảng vẽ, 5 nhiệt kế hình 35.
Hs: Thước kẻ có chia đơn vị.
III. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp và chuẩn bị bài của học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong tiến trình bài giảng
3. Bài mới
Hoạt động 1: Đặt vấn đề và giới thiệu sơ lược về chương II
Hoạt động của trò
Ghi bảng
GV đưa ra 3 phép tính và y/c thực hiện.
 4 + 6 = ?
 4 . 6 = ?
 4 – 6 = ?
HS thực hiện phép tính.
GV: Để phép trừ các số tự nhiên bao giờ cũng thực hiện được, người ta phải đưa vào một loại số mới : số nguyên âm. Các số nguyên âm cùng với các số tự nhiên tạo thành tập hợp các số nguyên.
HS nghe giáo viên giới thiệu.
GV y/c hs thử trả lời câu hỏi phần đóng khung SGK.
HS đứng tại chỗ trả lời.
Hoạt động 2: Các ví dụ.
GV đưa nhiệt kế hình 31 và giới thiệu các nhiệt độ : 0C, trên 0C, dưới 0C ghi trên nhiệt kế:
HS quan sát nhiệt kế, đọc các số ghi trên nhiệt kế như 0C, 100C, 40C, -10C, -20C
1. Các ví dụ:
VD1:
GV giới thiệu về các số nguyên âm như: -1; -2; -3 và hướng dẫn cách đọc (âm 1 và trừ 1).
HS tập đọc các số nguyên âm: -1; -2;
GV: Y/c hs làm câu hỏi 1 và giaỉ thích ý nghĩa các số đo nhiệt độ các thành phố. Thành phố nào nóng nhất? Thành phố nào lạnh nhất.
HS đọc và giải thích ý nghĩa các số đo nhiệt độ.
Câu hỏi 1:
Nóng nhất: TPHCM.
Lạnh nhất: Matxcosv
GV: Cho Hs làm bài tập 1/68. treo bảng vẽ 5 nhiệt kế hình 35 lên để hs quan sát.
HS quan sát và đọc nhiệt kế.
Bài 1/SGK 68.
a, Nhiệt kế a: -3C
 Nhiệt kế a: -2C
 Nhiệt kế a: 0C
 Nhiệt kế a: 2C
 Nhiệt kế a: 3C
b, Nhiệt kế b có nhiệt độ cao hơn.
GV treo hình vẽ giới thiệu độ cao quy ước với mức nước biển. Giới thiệu độ cao trung bình của cao nguyên Đắc Lắc và độ cao trung bình của thềm lục địa VN.
HS quan sát hình vẽ.
VD2:
- Độ cao trung bình của cao nguyên Đắc Lắc so với mực nước biển là 600m.
- Độ cao trung bình của thềm lục địa VN là âm 65 m.
Câu hỏi 2: Độ cao của đỉnh núi Phanxipang là 3143 m.
-Độ cao của đáy vịnh Cam Ranh là âm 30 m
GV: Y/c hs làm bài 2/SGK.
HS đứng tại chỗ đọc câu trả lời.
Bài 2/68 SGK:
GV: Y/c hs làm câu hỏi 2.
HS đứng tại chỗ đọc bài.
GV nêu VD3.
VD3:
Bạn  có 10000 đ
Bạn  nợ bạn  10000 đ ta nói bạnco - 10000đ
GV: Y/c hs làm câu hỏi 3 và giải thích ý nghĩa của các số.
HS đọc câu hỏi 3 và giải thích ( nếu có thể).
Câu hỏi 3:
GV: Trong thực tế người ta dùng số nguyên âm khi nào?
HS: Đứng tại chỗ trả lời.
Hoạt động 3: Trục số
GV: Gọi 1 hs lên bảng vẽ tia số.
Một hs lên bảng vẽ tia số.
1. Trục số:
GV: Nhấn mạnh tia số phải có gốc, chiều đơn vị. 
HS cả lớp vẽ vào vở.
GV vẽ tia đối và ghi các số: - 1; - 2; - 3từ đó giới thiệu gốc, chiều dương, chiều âm.
HS cả lớp hoàn chỉnh trục số.
GV y/c hs làm câu hỏi 4 (Gv có thể gợi ý: Trước tiên nên ghi các số nguyên vào trục tương tự như hình 32 và xem các điểm A, B, C, D ứng với những số nào?)
HS làm câu hỏi 4.
? 4 A(-6) B(-2) C(1) D (5)
Chú ý :
GV giới thiệu trục số thẳng đứng hình 34.
HS ghi bài vào vở.
GV yêu cầu hs làm bài tập 4/68 SGK.
(GV hướng dẫn không kể từ số 4 ta ghi tiếp các số theo thứ tự ngược từ phải qua trái 3; 2; 1; 0) Điểm 0 là gốc).
b, TT).
HS làm bài tập 4 theo nhóm bàn. Đại diện một nhóm lên bảng làm.
HS dưới lớp ghi bài vào vở.
4. Củng cố toàn bài
GV treo bảng phụ có ghi sẵn 2 bài tập trắc nghiệm. Y/c hs làm: Bài 1 trả lời miệng.
Bài 2 lên bảng biểu diễn.
HS: Đọc bài và làm theo y/c của giáo viên.
1. Cho độ cao của một số địa điểm như sau: Đỉnh núi Tây Côn Lĩnh 2149 m, biển chết -392 m, Tam Đảo 2591 m, đáy vực Harian -11524 m. Điền dấu “ X” vào ô thích hợp.
Câu
Đ
S
a, Đỉnh núi Phanxipang cao hơn mực nước biển 3431m
b, Biển chết có độ cao TB thấp hơn mực nước biển là -392 m.
c, Đáy vực M có độ cao TB thấp hơn mực nước biển là 11524 m.
d, Biển chết có độ cao TB thấp hơn mực nước biển là 392 m.
e, Đỉnh núi Tây Côn Lĩnh cao hơn mực nước biển là 2149 m.
f, Đỉnh núi Tam Đảo thấp hơn mực nước biển là 1591m.
5. Hướng dẫn về nhà.
Học kỹ lí thuyết để hiểu số nguyên âm. Tập vẽ thành thạo trục số.
Làm bài tập 3; 5 / 68 SGK.
Bài 1, 3, 4, 6, 7, 8 / 5 4; 55.
6. Rút kinh nghiệm:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
™***************************™&˜***************************˜
Tuần: 14
Ngày soạn: 
Tiết: 41
Ngày dạy: 
BÀI 2: TẬP HỢP CÁC SỐ NGUYÊN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức
- Biết được tập hợp các số nguyên, điểm biểu diễn số nguyên a trên trục số ,số đối của số nguyên.
- Bước đầu hiểu được có thể dùng số nguyên để nói về các đại lượng có hai hướng ngược nhau.
2. Kĩ năng
 - Biểu diễn 2 đại lượng có hướng ngược nhau. 
- Dùng số nguyên để nói về 2 đại lượng có hướng ngược nhau. 
3. Tư duy và thái độ
- Bước đầu có ý thức liên hệ bài học với thực tiễn.
II. Chuẩn bi:
GV: Thước thẳng, phấn màu, hình vẽ trục số.
HS: Thước thẳng, ôn bài.
III. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp và chuẩn bị bài của học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ: 
GV nêu câu hỏi kiểm tra bài cũ:
1. Lấy 2 ví dụ thực tế trong đó có số nguyên âm, giải thích ý nghĩa của các số nguyên âm đó.
2. Chữa bài tập 8/ SBT. Vẽ 1 trục số cho biết:
a, Những điểm nằm giữa các điểm 2 và 3?
b, Những điểm nằm giữa các điểm -3 và 4?
Hai học sinh lên bảng kiểm tra, các học sinh khác theo dõi nhận xét bổ sung.
HS1: lấy ví dụ.
HS2: Vẽ trục số lên bảng và trả lời câu hỏi.
GV nhận xét và cho điểm học sinh.
HS nhận xét.
3. Bài mới
Hoạt động 1: Số nguyên
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
GV: Sử dụng trục số hs đã vẽ để giới thiệu số nguyên dương, số nguyên âm, số 0, tập Z.
HS nghe gv giảng bài, ghi bài vào vở.
GV: Em hãy lấy ví dụ về số nguyên dương, số nguyên âm?
HS lấy ví dụ.
GV: Y/c hs làm bài tập 6/70.
HS làm bài tập 6/70 ra bảng con.
GV nhận xét chốt lại vấn đề.
GV nêu câu hỏi: Vậy tập N và Z có mối quan hệ như thế nào?
HS đứng tại chỗ trả lời.
GV gọi 1 hs đọc phần chú ý/ SGK.
HS: Một hs đọc phần chú ý SGK.
GV: Y/c hs lấy ví dụ minh hoạ về các đại lượng có hai hướng ngược nhau tự rut ra nhận xét.
HS lấy ví dụ minh hoạ.
Rút ra nhận xét.
GV: Y/c hs làm bài tập 7/70 SGK.
HS trả lời miệng bài tập 7.
GV: Các đại lượng trên đã có quy ước về dấu âm, dương. Tuy nhiên trong thực tế ta có thể tự đưa ra quy ươc.
GV nêu VD SGK.
HS ghi vào bài vào vở.
GV treo bảng phụ H.38.
GV: Y/c hs làm câu hỏi 1.
HS làm câu hỏi1.
GV: Y/c hs làm tiếp câu hỏi 2.
HS làm câu hỏi 2.
GV: Y/ c hs đứng tại chỗ làm câu hỏi 3.
HS làm câu hỏi 3.
GV: Từ câu hỏi 3 ta thấy nếu ta biểu diễn (+1) va (-1) cách đều gốc 0. Ta nói (+1) và 
(-1) là 2 số đối nhau.
1. Số nguyên:
+ Số nguyên dương 1; 2; 3;(hoặc +1; +2; +3;).
+ Số nguyên âm:
-1; -2; -3
Z={; -3; -2;-1; 0; 1; 2; 3;)
* Chú ý: SGK.
* Nhận xét: SGK. 
Câu hỏi 1: 
Điểm C: 4km.
Điểm D:- 1km.
Điểm E: -4 km
Hoạt động 2: Số đối (10’)
2. Số đối:
1 và -1 là 2 số đối nhau hay 1 là số đối của -1, -1 là số đối của 1.
Câu hỏi 4: Số đối của 7 là (-7).
Số đối của (-3) là 3.
Số đối của 0 là 0.
GV vẽ 1 trục số nằm ngang và y/c hs lên bảng biểu diễn số 1 và (-1) nêu nhận xét. Tương tự với 2 và (-2); 3 và (-3).
HS lên bảng biểu diễn và nêu nhận xét.
GV: Y/c hs làm câu hỏi 4.
HS làm câu hỏi 4 vào bảng con.
GV nhận xét và chốt lại vấn đề.
4. Củng cố toàn bài
GV nêu câu hỏi bài tập lên bảng phụ: Điền kí hiệu () thích hợp vào ô vuông.
2. Nối mỗi dòng ở cột bên trái với mỗi dòng ở cột bên phải để được khẳng định đúng.
1. Số đối của số 15 là 
A. 0
2. Số đối của -3 là 
B. 4
3. Số đối của –(-4) là 
C. -15
4. Số đối của 0 là 
D. 3
E. 6
HS đọc đề bài làm vào bảng con.
GV nhận xét và chốt lại vấn đề. 
 5. Hướng dẫn về nhà
Học kĩ lí thuyết để biết được số nguyên, biết sử dụng số nguyên âm và liên hệ thực tế.
Làm bài tập: 6, 7, 8, 9, 10 / 70; 71 SGK.
Bài 9 16 / SBT.
6. Rút kinh nghiệm:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
™***************************™&˜***************************˜
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
TIẾT 42 §3: THỨ TỰ TRONG TẬP HỢP SỐ NGUYÊN
I. Mục tiêu
1.Kiến thức:
- Học sinh hiểu cách so sánh hai số nguyên.
- Học sinh hiểu mỗi số nguyên có một số liền trước và một số liền sau duy nhất.
2.Kỹ năng:
- Biết so sánh hai số nguyên ở mọi trường hợp.
- Biết tìm số liền trước và số liền sau của mọi số nguyên.
3.Tư duy và thái độ:
- Có ý thức tự học, hứng thú tự tin trong học tập.
- Có đức tính trung thực, cần cù, vượt khó, cẩn thận, chính xác, kỉ luật, sáng tạo.
- Có ý thức hợp tác, trân trọng thành quả lao động của mình và người khác.
- Nhận biết được vẻ đẹp của toán học và yêu thích môn toán.
II. Chuẩn bị
 GV: Máy chiếu,thước thẳng.
 HS: Chuẩn bị đồ dùng học tập, sách giáo khoa, bảng con, bảng nhóm.
III. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định tổ chức: (1’) Kiểm tra sĩ số lớp và chuẩn bị bài của học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
HS1: Viết tập hợp các số nguyên Z. Biểu diễn các số nguyên: -5,-2,0,1,3 trên trục số.
Trả lời:.
HS2: So sánh 2 và 4. Cho biết vị trí của điểm 2 so với vị trí của điểm 4 trên tia số.
Trả lời: 
* 2< 4
* Trên tia số ( nằm ngang) điểm biểu diễn số tự nhiên 2 nằm bên trái điểm biểu diễn số tự nhiên 4. 
*) ĐVĐ: (1’) Ta đã biết cách so sánh hai số tự nhiên. Thế còn trong tập hợp số nguyên thì sao? Việc so sánh hai số nguyên có giống như so sánh hai số tự nhiên không? Chẳng hạn trong hai số -10 và 1 số nào sẽ lớn hơn. Để trả lời câu hỏi đó chúng ta vào bài ngày hôm nay.
3.Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: So sánh hai số nguyên
GV: Trong hai số tự nhiên bao giờ cũng có một số nhỏ hơn số kia.
Đối với số nguyên cũng vậy: trong hai số nguyên khác nhau bao giờ cũng có một số nhỏ hơn số kia.
GV: ghi bảng a,b Z, a b
a nhỏ hơn b. Kí hiệu: a<b
(Hoặc cũng có thể nói b>a)
GV: Quay lại phần KTBC.
2<4 thì trên trục số (nằm ngang) điểm biểu diễn số tự nhiên 2 nằm bên trái điểm biểu diễn số tự nhiên 4.
GV: Tương tự so sánh 3 và 5.
HS: 3<5
GV: Vậy trên trục số (nằm ngang) điểm 3 nằm ở vị trí nào so với điểm 5?
HS: Trên trục số (nằm ngang) điểm biểu diễn số tự nhiên 3 nằm bên trái điểm biểu diễn số tự nhiên 5.
 GV: Với a< b, thì khi biểu diễn trên trục số (nằm ngang) điểm a nằm phía bên nào của điểm b?
HS:khi biểu diễn trên trục số (nằm ngang) điểm a nằm bên trái điểm b thì số nguyên a nhỏ hơn số nguyên b.
GV: Đó chính là nội dung phần in nghiêng SGK
 Gọi 1 HS đọc phần in nghiêng.
GV:Tương tự điền vào chỗ chấm:
Trên trục số (nằm ngang) điểm m nằm bên phải điểm n thì
HS: Thì m > n
GV: Vận dụng kiến thức làm ?1
Xem trục số nằm ngang (h.42). Điền các từ: bên phải, bên trái, lớn hơn, nhỏ hơn hoặc các dấu: “>”, “<” vào chỗ trống dưới đây cho đúng:
a) Điểm -5 nằm bên trái điểm -3, nên -5 nhỏ hơn -3 và viết: -5 < -3
b) Điểm 2 nằm bên phải điểm -3, nên 2 lớn hơn. -3 và viết: 2 > -3
c) Điểm -2 nằm bên trái điểm 0, nên -2 nhỏ hơn 0 và viết: -2 < 0
GV: Cho HS làm trên phiếu học tập và kiểm tra trên máy soi.
Qua bài tập này nhắc chúng ta ghi nhớ
Điểm nằm bên trái biểu diễn số nhỏ hơn.
Điểm nằm bên phải biểu diễn số lớn hơn.
GV: Tiếp tục so sánh cho cô -4 và -3.
HS: -4 < - 3.
GV: Có số nguyên nào nằm giữa -4 và -3 không?
HS: Không có số nguyên nào nằm giữa -4 và -3.
Vậy khi đó ta nói:
-4 là sốliền trước của -3.
-3 là số liền sau của -4.
GV: Em hãy cho cô biết số liền trước của số 2 là số nào? Vì sao?
HS: Là số 1 vì 1 < 2,không có số nguyên nào nằm giữa 1 và 2.
GV: Em hãy cho cô biết số liền sau của số 2 là số nào? Vì sao?
HS: Là số 3 vì 2 < 3, không có số nguyên nào nằm giữa 2 và 3.
GV: Vậy số nguyên b được gọi là số liền sau của số nguyên a khi nào?
HS: Khi a nhỏ hơn b và không có số nguyên nào nằm giữa a và b.
GV: Giới thiệu chú ý về số liền trước, số liền sau
 Gọi một HS đọc chú ý.
HS:đọc nội dung chú ý.
Vận dụng chú ý tìm số liền trước, số liền sau của số 0?
GV: Số liền trước của 0 là -1, số liền sau của 0 là 1.
*)Tổng quát: Hãy tìm số liền trước và số liền sau của số nguyên a?
Số liền trước của số nguyên a là a-1.
Số liền sau của số nguyên a là a+1
GV: gọi 1 HS trả lời.
? Muốn tìm số liền trước ta làm như thế nào?
HS: Ta lấy số nguyên đó trừ đi 1
? Muốn tìm số liền sau ta làm như thế nào?
HS: Ta lấy số nguyên đó cộng với 1
 Số liền trước và số liền sau hơn kém nhau 1 đơn vị.
GV: cho HS thực hiện ?2.
GV: cho HS hoạt động nhóm ?2
2<7	d) -6<0
-2>-7	e) 4>-2
-4<2	g)0<3
HS: Làm ?2 ra bảng nhóm.
GV: Nhận xét,sửa sai trên bảng nhóm.
GV:Qua ?2 hoàn thành nhận xét sau.
? So sánh số nguyên dương với số 0.
 So sánh số nguyên âm với số 0
 So sánh số nguyên âm với số nguyên dương?
Rút ra nhận xét.
GV: Đưa nhận xét lên màn hình.
 Gọi 1 HS đọc nhận xét.
HS: Đọc nhận xét.
GV: Quay trở lại câu hỏi đầu bài: trong hai số -10 và +1 số nào lớn hơn?
HS: -10 < +1
*)Bài tập: Các khẳng định sau đúng hay sai?
1. Số nguyên m lớn hơn số nguyên n nếu điểm m nằm bên trái điểm n 
2.Trong tập hợp số tự nhiên,số 0 có số liền trước là -1
3.Mọi số nguyên âm đều nhỏ hơn số nguyên dương 
4.Số liền trước của a + 3 là a + 2
GV: Cho HS hoạt động nhóm.
HS: hoạt động nhóm và trình bày ra bảng nhóm.
GV: Nhận xét,sửa sai trên bảng nhóm.
1.So sánh hai số nguyên: (26’)
a,b Z, a b
a nhỏ hơn b. Kí hiệu: a<b
(Hoặc cũng có thể nói b>a)
Trên trục số (nằm ngang), điểm a nằm bên trái điểm b thì a<b
?1
*) Chú ý: sgk/71
*)Nhận xét: SGK/72
S
S
Đ
Đ
4.Củng cố và luyện tập: (10’)
GV: Cho HS làm bài 11(SGK – Tr 73)
3-5
4>-6	10>-10
HS:Đứng tại chỗ trả lời.
GV: Vì sao -3 > -5?
HS: Vì trên trục số nằm ngang, điểm biểu diễn số -3 nằm bên phải điểm biểu diễn số -5.
GV: Vì sao 4 > -6?
HS: Vì mọi số nguyên âm đều nhỏ hơn số nguyên dương.
GV: Thông qua nhận xét chúng ta có thể dễ dàng so sánh 2 số nguyên âm và nguyên dương.
GV: cho HS làm bài 12a:
Sắp xếp các số nguyên sau theo thứ tự tăng dần:2, -17, 5, 1, -2, 0
GV: Gọi 1 HS lên bảng trình bày.
HS: 1 HS lên bảng trình bày,dưới lớp làm vào vở.
GV: Em đã sắp xếp các số nguyên như thế nào?
HS: So sánh số nguyên âm với nguyên âm,so sánh số âm với số 0, so sánh số 0 với số nguyên dương rồi so sánh các số nguyên dương với nhau.
GV: Cho HS làm bài 13 
Tìm x , biết 
-5 <x < 0
Số nguyên x là: -4,-3,-2,-1
GV: Gọi 1 HS lên abngr trình bày,
HS: 1 bảng,dưới lớp làm vào vở.
GV:Nhận xét sửa sai.
Bài 11(SGK – 73)
Bài 12 (sgk-73)
Bài 13 (SGK – 73)
? Qua bài học ngày hôm nay, chúng ta cần phải nắm được những kiến thức gì?
HS: trả lời.
5. Hướng dẫn về nhà: (2’)
- Nắm vững cách so sánh các số nguyên trong mọi trường hợp, biết tìm số liền trước và số liền sau của một số nguyên.
- Học thuộc các nhận xét trong bài.
- Làm bài tập 12a,13a,16, 17(sgk-73)
- Đọc trước phần 2: Giá trị tuyệt đối của một số nguyên.
*) Phương án dự phòng: bài 18 (SGK/73).
a) Số nguyên a lớn hơn 2. Số a có chắc chắn là số nguyên dương không?
b) Số nguyên b nhỏ hơn 3. Số b có chắc chắn là số nguyên âm không?
c) Số nguyên c lớn hơn -1. Số c có chắc chắn là số nguyên dương không?
d) Số nguyên d nhỏ hơn -5. Số d có chắc chắn là số nguyên âm không?
GV: Cho HS hoạt động nhóm ra bảng nhóm.
HS: Hoạt động theo nhóm bàn, trình bày kết quả ra bảng nhóm.
GV: Gọi HS nhận xét.
HS: nhận xét.
GV: Nhận xét, sửa sai (nếu có).
6. Rút kinh nghiệm:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
™***************************™&˜***************************˜
Tuần: 15
Ngày soạn: 
Tiết: 43
Ngày dạy: 
BÀI 3: THỨ TỰ TRONG TẬP HỢP CÁC SỐ NGUYÊN (Tiếp)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức
- Biết được thứ tự trong tập hợp các số nguyên, biết thế nào là giá trị tuyệt đối của một số nguyên.
- Sắp xếp đúng một dãy các số nguyên theo thứ tự tăng hoặc giảm.
2. Kĩ năng
- So sánh được 2 số nguyên cùng, khác dấu.
- Tìm được giá trị tuyệt đối 1 số nguyên.
3. Tư duy và thái độ
- Bước đầu có ý thức liên hệ bài học với thực tiễn.
II. Chuẩn bị:
GV: Thước thẳng, phấn màu, hình vẽ trục số.
HS: Thước thẳng, ôn bài.
III. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp và chuẩn bị bài của học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ: 
GV nêu câu hỏi kiểm tra bài cũ: 
1. Làm bài tập: Bài 11SGK/73.
2. Làm bài tập: Bài 12 SGK/73.
Hai học sinh lên bảng làm bài. HS dưới lớp theo dõi nhận xét.
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: Giá trị tuyệt đối của một số nguyên
GV: Cho biết trên trục số hai số đối nhau có đặc điểm gì?
HS: Vẽ trục số quan sát, trả lời.
2. Giá trị tuyệt đối của một số nguyên:
* Định nghĩa: SGK/72.
* Kí hiệu: |a|
* VD: |13| = 13
|0| = 0 |-20| = 20
GV: Điểm (-3), điểm 3 cách điểm 0 bao nhiêu đơn vị.
HS trả lời: Điểm (-3) và 3 cách điểm 0 3 đơn vị.
GV: Y/c hs trả lời câu hỏi 3.
 HS: Trả lời câu hỏi 3.
 GV: Trình bày khái niệm giá trị tuyệt đối của số nguyên a. 
HS: Nghe và nhắc lại khái niệm giá trị tuyệt đối của số nguyên a.
GV: Y/c hs làm câu hỏi 4.
HS: Làm câu hỏi 4 vào bảng con.
GV: Qua các ví dụ em hãy nhận xét.
+ GTTĐ của số 0 là gì?
+ GTTĐ của số nguyên dương là gì?
+ GTTĐ của số nguyên âm là gì?
+ GTTĐ của 2 số đối nhau như thế nào?
HS: Dựa vào các VD và câu hỏi 4 hs rút và nhận xét.
* Nhận xét:
- GTTĐ của số 0 là số 0
- GTTĐ của một số nguyên dương là chính nó.
- GTTĐ của 1 số nguyên âm là số đối của nó ( và là một số dương).
- Hai số đối nhau có GTTĐ bằng nhau.
- Trong hai số nguyên âm số lớn hơn có GTTĐ nhỏ hơn.
GV: Nêu ví dụ:
+ So sánh -5 và -3
+ So sánh |-5|và |-3|
 Nhận xét gì? 
HS : So sánh và rút ra nhận xét.
Hoạt động 2: Luyện tập
GV:Yêu cầu làm bài 21(SBT/69).
HS: Hoạt động cá nhân làm vào bảng con.
Bài 21(SBT/69)
GV: Yêu cầu làm bài 29(SBT/71).
HS: Hoạt động cá nhân.
GV: Giới thiệu “ có thể coi mỗi số nguyên gồm phần dấu và phần số. Phần số chính là GTTĐ.
Bài 29(SBT/71): Tính giá trị của biểu thức:
GV: Yêu cầu làm bài 20(SBT/69).
HS: Hoạt động cá nhân.
Bài 20(SBT/69): Tìm GTTĐ của: 
1998; - 2001; - 9
4. Củng cố toàn bài
Nhắc lại khái niệm GTTĐ va nhận xét.
5. Hướng dẫn về nhà
	Qua bài này các em cần:
Khái niệm GTTĐ của 1 số nguyên.
Học thuộc các nhận xét:
Làm bài tập 15 / SGK. Bài 20 , 21, 29/ SBT.
6. Rút kinh nghiệm:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
™***************************™&˜***************************˜
Tuần: 15
Ngày soạn: 
Tiết: 44
Ngày dạy: 
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Củng cố khái niệm về tập Z, tập N. Củng cố cách so sánh hai số nguyên, cách tìm GTTĐ của một số nguyên, cách tìm số đối, số liền trước, số liền sau của một số nguyên.
2.Kỹ năng: 
- Hs biết tìm GTTĐ của một số nguyên, số đối của một số nguyên, so sánh 2 số nguyên, tính giá trị biểu thức đơn giản có chứa GTTĐ.
3.Tư duy và thái độ: 
- Rèn luyện tính chính xác của toán học thông qua việc áp dụng các quy tắc.
II. Chuẩn bị:
GV: Bảng phụ
HS: Bảng con.
III. Tiến trình bài dạy: 
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp và chuẩn bị bài của học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ.
3. Bài mới
Hoạt động 1 : Ôn tập lý thuyết 
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
GV nêu câu hỏi:
1. Tập hợp số nguyên gồm:
A. Số nguyên dương và số nguyên âm.
B. Số nguyên âm, số 0.
C. Số tự nhiên.
D. Số nguyên âm, số 0, số nguyên dương. 
GV: Bài 16 (SGK/73)
HS: Làm bài 16 ra bảng con.
3. Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
A. GTTĐ củalà số 0.
B. GTTĐ của số nguyên dương là
C. GTTĐ của số nguyên âm là 
D. Hai số đối nhau có GTTĐ.
I. Lý thuyết:
1. Tập hợp các số nguyên.
2. So sánh 2 số nguyên.
3. GTTĐ.
HS Quan sát bảng phụ và làm các bài tập trắc nghiệm.
GV: Làm bài 17/73 SGK. 
HS: Trả lời các câu hỏi của Gv.
Hoạt động 2: Luyện tập
Dạng 1: So sánh 2 số nguyên 
GV: Làm bài 18/73 SGK.
HS: Làm bài18/73SGK.
GV hướng dẫn: Y/c hs vẽ trục số để giải thích.
HS: Làm theo hướng dẫn của Gv làm bài vào vở.
Bài 18/73 SGK
a, Số a chắc chắn là số nguyên dương.
b, Không, số b có thể là số dương (1; 2) hoặc số 0.
c, Không, c có thể là số 0
d, Chắc chắn.
GV: Làm bài 19/ 73 SGK. 
HS làm vào bảng con. 
GV nhận xét và treo bảng phụ ghi kết quả đúng.
Bài 19/73SGK
a, 0 < 2 b, -15 < 0
c, -10 < -6 d, 3 < 9
 -10 < 6 -3 < 9
Dạng 2: Tìm số đối của 1 số nguyên.
GV: Làm bài 21/73 SGK. 
HS: Làm bài 21/73 vào bảng con.
GV: Nhận xét và giơ bảng có kết quả đúng nhất y/c hs làm lại vào vở.
HS: Làm bài vào vở.
GV:Chú cho hs: cách tìm số đối của 1 GTTĐ. 
HS nghe GV giảng bài (có thể ghi lại).
Bài 21/73 SGK
-4 số đối là 4
6 số đối là -6
|-5| số đối là -5
|3| số đối là -3
4 số đối là -4
0 số đối là 0.
Dạng 3: Tính giá trị của biểu thức:
GV: Làm bài 20/ 73 SGK. Y/c hs hoạt động cá nhân.
HS hoạt động cá nhân.
HS: 2 hs lên bảng chữa. 
GV: Nhận xét cho điểm.
GV: Nhắc lại quy tắc tính GTTĐ của 1 số?
HS đứng tại chỗ nhắc lại.
Bài 20/ 73 SGK 
a, |-8| - |-4|= 8 -4 = 4
b, |-7|.|3| = 7.3 = 21.
c, |18| : |-6| = 18 : 6 = 3
d, |153| + |- 53| = 153 + 53 = 206.
Dạng 4 : Tìm số liền trước, số liền sau của 1 số nguyên.
GV: Làm bài 22/74 SGK.
HS đọc yêu cầu của bài toán.
GV hướng dẫn: Dùng trục số để làm bài. Y/c hs hoạt động theo nhóm bàn.
Bài 22/ 74 SGK
a, Số liền sau của 2 là 3 số liền sau của -8 là -7.
b, Số liền trước của -4 là -5.
c, a = 0
HS làm theo hướng dẫn của gv. Làm theo nhóm bàn. Đại diện 1 nhóm lên bảng chữa. Các nhóm khác theo dõi bổ sung.
GV nhận xét, chữa hoàn chỉnh.
Dạng 5: Bài tập về tập hợp:
GV: Làm bài 32/ 58 SBT. Cho A={5; -3; 7; -5}.
a, Viết tập hợp B gồm các phần tử của nó.
b, Viết tập hợp C gồm các phần tử của A và các GTTĐ của chúng.
( Mỗi phần tử chỉ liệt kê 1 lần).
HS trao đổi thảo luận theo nhóm(5’).
+ Đại diện nhóm trình bày.
+ Dưới lớp nhận xét.
Bài 32/ 58 SBT
a, B = {5;-3;7;-5; 3;-7}
b, C = { -3; 7; -5; 3}
4. Củng cố toàn bài
Nhắc lại cách làm các dạng bài đã chữa.
5. Hướng dẫn học về nhà
1. Học thuộc định nghĩa và các nhận xét về so sánh 2 số nguyên cách tính GTTĐ của 1 số nguyên.
2. Xem lại các dạng bài đã luyện tập.
Làm bài tập 25 31/57; 58 SBT.
6. Rút kinh nghiệm:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
™***************************™&˜***************************˜
Tuần: 15
Ngày soạn: 
Tiết: 45
Ngày dạy: 
CỘNG HAI SỐ NGUYÊN CÙNG DẤU
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Hs biết làm thế nào để cộng được 2 số nguyên cùng dấu.
- Hiểu và phất biểu được quy tắc cộng 2 số nguyên cùng dấu.
2.Kỹ năng:
- Biết cộng 2 số nguyên cùng dấu.
 - Cộng giá trị tuyệt đối dấu chung.
3.Tư duy và thái độ: 
- Rèn luyện tính chính xác của toán học thông qua việc áp dụng các quy tắc. 
- Ý thức liên hê điều đã học với thực tiễn.
II. Chuẩn bị:
GV:Bảng phụ vẽ trục số có mũi tên di động bảng phụ vẽ sẵn hình 44, 45.
HS: Bảng con.
III. Tiến trình bài dạy: 
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp và chuẩn bị bài của học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ: 
GV nêu câu hỏi: 
1, Nêu cách so sánh 2 số nguyên a và b trên trục số. Nêu các nhận xét về so sánh hai số nguyên. Làm bài tập 28/58 SBT.
2, GTTĐ của số nguyên a là gì? Nêu cách tính GTTĐ của số

File đính kèm:

  • docxso hoc chuong 2 toan 6 hk1.docx