Bài giảng môn toán lớp 6 - Biểu đồ - Số trung bình cộng
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn toán lớp 6 - Biểu đồ - Số trung bình cộng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BIỂU ĐỒ - SỐ TRUNG BÌNH CỘNG Mai Thị Quỳnh 0976.93.93.89 & 09.434.123.68 I: Kiến thức cần nhớ 1: Biểu đồ Cách dựng biểu đồ đoạn thẳng *) Dựng trục tọa độ vuông góc (đơn vị trên 2 trục có thể khác nhau ) *)Xác định các điểm của tọa độ là các cặp số bao gồm giá trị và tần số tương ứng .Rồi nối các điểm đó với 1 điểm trên trục hoành 2: Số trung bình cộng Số trung bình cộng được tính theo công thức Trong đó : là các giá trị khác nhau của dấu hiệu là các tần số tương ứng N : số giá trị 3: Mốt của dấu hiệu :Là giá trị có tần số lớn nhất trong bảng “tần số “.Kí hiệu II: Bài tập Bài 1 : Dưới đây là bảng liệt kê số buổi vắng mặt của 40 học sinh trong một lớp học 1 0 2 1 2 3 4 2 5 0 0 1 2 1 0 1 2 3 2 4 2 1 0 2 1 2 2 3 1 2 5 1 0 4 4 2 3 1 1 2 Hãy lập bảng tần số và nêu nhận xét Tính số trung bình của giá trị Bài 2: Số cơn bão hàng năm đổ bộ vào lãnh thổ Việt Nam trong 20 năm cuối cùng của thế kỷ XX được ghi lại trong bảng sau: 3 3 6 6 3 5 4 3 9 8 2 4 3 4 3 4 3 5 2 2 a/ Dấu hiệu ở đây là gì? b/ Lập bảng “tần số” và tính xem trong vòng 20 năm, mỗi năm trung bình có bao nhiêu cơn bão đổ bộ vào nước ta ? Tìm mốt c/ Biểu diễn bằng biểu đồ đoạn thẳng bảng tần số nói trên. Bài 3: Tổng số điểm 4 môn thi của các học sinh trong một phòng thi được cho trong bảng dưới đây. 32 30 22 30 30 22 31 35 35 19 28 22 30 39 32 30 30 30 31 28 35 30 22 28 a/ Dấu hiệu ở đây là gì? Số tất cả các giá trị là bao nhiêu? b/ Lập bảng tần số c/ Từ bảng “tần số” hãy biểu diễn bằng biểu đồ hình chữ nhật d/ Tính số trung bình và tìm mốt cua dấu hiệu Bài 4: Lớp 7A góp tiền ủng hộ đồng bào bị thiên tai. Số tiền góp của mỗi bạn được thống kê trong bảng ( đơn vị là nghìn đồng) 1 2 1 4 2 5 2 3 4 1 5 2 3 5 2 2 4 1 3 3 2 4 2 3 4 2 3 10 5 3 2 1 5 3 2 2 a/ Dấu hiệu ở đây là gì? b/ Lập bảng “tần số” và nhận xét c/ Tính số trung bình và tìm mốt của dấu hiệu Bài 5: Số bàn thắng trong mỗi trận đấu ở vòng đấu bảng vòng chung kết World Cup 2002 được ghi trong bảng 1 2 3 8 2 4 1 4 1 3 2 2 4 2 2 5 2 2 1 2 3 4 1 1 3 4 3 2 1 2 2 4 0 6 2 3 2 0 5 4 7 3 2 1 2 5 1 4 a/ Dấu hiệu ở đây là gì? Có bao nhiêu trận đấu ở vòng đầu bảng. b/ lập bảng “tần số” và rút ra một vài nhận xét về vòng đấu bảng Bài 6: Chiều cao của 40 học sinh lớp 7C được ghi trong bảng (đơn vị đo : cm) 140 143 135 152 136 144 146 133 142 144 145 136 144 139 141 135 149 152 154 136 131 152 134 148 143 136 144 139 155 134 137 144 142 152 135 147 139 133 136 144 Ta nhận thấy dấu hiệu X lấy rất nhiều giá trị khác nhau nhưng các giá trị này lại khá gần nhau do đó ta nhóm các giá trị này thành từng lớp. Hãy lập bảng “ tần số ghép lớp” theo các cột sau: Cột 1: Chiều cao (theo các lớp sau: Trên 130cm - 135cm; trên 135cm - 140cm; trên 140 cm - 145cm; trên 145cm - 150 cm; trên 150cm - 155cm) Cột 2: Giá trị trung tâm của lớp (là trung bình cộng của hai giá trị xác định lớp) Cột 3: Tần số của lớp Cột 4: Tần suất tương ứng. Bài 7: Khối lượng mỗi học sinh lớp 7C được ghi trong bảng dưới đây (đơn vị là kg). Tính số trung bình cộng Khối lượng x (1) Giá trị trung tâm (2) Tần số (3) Tích (2) x (3) (4) (5) Trên 24 - 28 2 Trên 28 - 32 8 Trên 32 - 36 12 Trên 36 - 40 9 Trên 40 - 44 5 Trên 44 - 48 3 Trên 48 - 52 1 :Bài 8 Thời gian giải xong một bài toán (tính theo phút ) của 30 học sinh được ghi lại trong bảng sau : 10 6 14 8 7 3 9 3 9 4 5 3 3 10 8 4 8 4 8 7 7 8 9 9 9 7 10 5 13 8 a. Lập bảng tần số và nêu nhận xét . b.: Tính số trung bình cộng .( làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất) c. Tìm Mốt của dấu hiệu . d .Vẽ biểu đồ đoạn thẳng.
File đính kèm:
- bieu do.doc