Bài giảng môn toán lớp 6 - Đề kiểm tra 1 tiết (chương số nguyên)

doc4 trang | Chia sẻ: bobo00 | Lượt xem: 1227 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn toán lớp 6 - Đề kiểm tra 1 tiết (chương số nguyên), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
 (Chương Số nguyên)
I. Mục tiêu:
Về kiến thức: nhằm đánh giá mức độ: 
- Biết các số nguyên âm, tập hợp các số nguyên bao gồm các số nguyên dương, số 0 và các số nguyên âm.
- Biết khái niệm bội và ước của một số nguyên.
Về kĩ năng: đánh giá mức độ thực hiện các thao tác:
- Vận dụng được các quy tắc thực hiện các phép tính, các tính chất của các phép tính trong tính toán.
- Tìm và viết được số đối của một số nguyên, giá trị tuyệt đối của một số nguyên.
- Sắp xếp đúng một dãy các số nguyên theo thứ tự tăng hoặc giảm.
- Làm được dãy các phép tính với các số nguyên.
II. Ma trận đề:
Nội dung chính
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Số nguyên âm. Thứ tự trong tập số nguyên.
1
0,5
1
0,5
1
0,5
1
0,5
1
1,0
5
3,0
Các phép cộng, trừ số nguyên và tính chất. 
2
1
1
0,5
1
2,0
4
3,5
Phép nhân trong Z . Bội và ước của số nguyên
1
0,5
1
1
1
0,5
1
 1,5
4
3,5
Tổng
6
3,5
4
3,0
3
3,5
13
10
Trong mỗi ô, số ở góc trên bên trái là số lượng câu hỏi trong ô đó, số ở dòng dưới bên phải là tổng số điểm trong ô đó.
III. Nội dung đề:
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Trong các câu có các lựa chọn A, B, C, D chỉ khoanh tròn vào một chữ in hoa đứng trước câu trả lời đúng
Câu 1. Kết luận nào sau đây là đúng?	
A. –(–4) = 4
B. –(–4) = –4
C. |–4| = –4
D. –|–4| = 4.
Câu 2. Giá trị của biểu thức –17 – (–23) + (–2) bằng số nào sau đây?
A. –42
B. 8
C. –4
D. 4
Câu 3. Kết quả của phép tính –35 + 88 – (28 + 35) là
A. –10
B. 10
C. 50
D. 60
Câu 4. Đẳng thức nào trong các đẳng thức sau đây minh hoạ tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng ?
A. (6. 2) + 5 = (2. 6) + 5
B. 6.(2 + 5) = 6. 2 + 6. 5
C. (6 + 2) . 5 = (2 + 6) . 5
D.(6 . 2) . 5 = 2 . (6 . 5).
Câu 5. Kết luận nào sau đây không đúng?
A. Số a dương thì số liền sau a cũng dương.
B. Số a âm thì số liền sau a cũng âm.
C. Số a âm thì số liền trước a cũng âm.
D. Số liền trước a nhỏ hơn số liền sau a.
Câu 6. Số x mà –6 < –3 + x < –4 là:
A. –4
B. –3
C. –2
D. –1.
Câu 7. Số nguyên n nào sau đây thoả mãn (n + 1)(n + 3) < 0 ?
A. –4
B. –3
C. –2
D. –1
Câu 8. Hai ca nô cùng xuất phát từ B đi về phía A hoặc C (hình vẽ). Ta quy ước chiều từ B đến C là chiều dương (nghĩa là vận tốc và quãng đường đi từ B về phía C được biểu thị bằng số dương và theo chiều ngược lại là số âm). Nếu hai ca nô đi với vận tốc lần lượt là 11km/h và –9km/h thì sau hai giờ hai ca nô cách nhau bao nhiêu kilômét?
A. 2
B. 4 
C. 20
D. 40
PHẦN II. TỰ LUẬN (6 ĐIỂM)
Câu 9. (2,5 điểm) Cho các số nguyên 2; |–5|; –25; –19; 4.
a) Sắp xếp các số đã cho theo thứ tự tăng dần. (0,5 điểm)
b) Tìm giá trị tuyệt đối của từng số đã cho. (1 điểm)
c) Tính tích năm số nguyên đã cho. (1 điểm)
Câu 10. (2 điểm) Trong một cuộc thi " Hành trình văn hoá" mỗi người được tặng trước 500 điểm, sau đó mỗi câu trả lời đúng, người đó được 500 điểm, mỗi câu trả lời sai thì được –200 điểm (bị trừ đi 200 điểm). Sau 8 câu hỏi, chị An trả lời đúng 5 câu, sai 3 câu; chị Hoà trả lời đúng 3 câu, sai 5 câu; anh Bình trả lời đúng 6 câu, sai 2 câu. Hỏi số điểm của mỗi người sau cuộc thi? 
Câu 11. (1,5 điểm) Tìm số nguyên n sao cho 4n – 5 chia hết cho n – 3. 
IV. Đáp án và biểu điểm:
Phần I: Trắc nghiệm khách quan
Mỗi câu đúng được 0,5 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án 
A
D
A
B
B
C
C
D
Phần II. Tự luận
Câu
Nội dung
Điểm
9a)
Sắp xếp các số đã cho theo thứ tự tăng dần –25; –19; 2; 4; |–5|. 
0,5
9b)
Giá trị tuyệt đối của các số đã cho lần lượt là 2; 5; 25; 19; 4.
1,0
9c)
Tích 2. |–5|. (–25). (–19) .4 = (2. |–5|). [4.(–25)]. (–19) 
0,5
= 10. (–100). (–19) = 19000. 
0,5
10
Số điểm mà chị An có được là: 500 + 5. 500 + (–200).3 = 2 400 
0,75
Số điểm mà chị Hoà có được là: 500 + 3. 500 + (–200).5 = 1 000 
0,75
Số điểm mà anh Bình có được là: 500 + 6. 500 + (–200).2 = 3 100 
0,5
11
Ta có: 4n – 5 = 4(n – 3) + 7. 
Vì 4(n – 3) chia hết cho (n – 3) nên để 4n – 5 chia hết cho (n – 3) thì 7 phải chia hết cho (n – 3). 
0,5
7 có các ước là 1; –1; 7; –7. 
Với n – 3 = 1 thì n = 4. Với n – 3 = –1 thì n = 2.
0,5
Với n – 3 = 7 thì n = 10. Với n – 3 = –7 thì n = –4.
Vậy các giá trị n cần tìm là 2; 4; –4; 10.
0,5

File đính kèm:

  • docBo de kiem tra toan 6 day du.doc