Bài giảng môn toán lớp 6a - Kiểm tra 45 phút môn: số học

doc5 trang | Chia sẻ: bobo00 | Lượt xem: 886 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn toán lớp 6a - Kiểm tra 45 phút môn: số học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Khương Thượng	Năm học 2008 – 2009
Đề 1
Kiểm tra 45 phút
Môn: Số học
I- Trắc nghiệm: (2 điểm) 
Câu 1: Điền vào chỗ trống:
1. Muốn cộng hai số nguyên khác dấu, ta .. rồi đặt dấu . trước kết quả nhận được.
2. Giá trị tuyệt đối của số nguyên âm a là 
3. Tổng của hai số nguyên bằng 0 thì hai số đó là hai số
4. Khi chuyển một số hạng từ vế này sang vế kia của một đẳng thức, ta phải  số hạng đó.
Câu 2: Điền đúng (Đ) hoặc sai (S) vào ô trống:
1. Tích của hai số nguyên âm là một số nguyên âm.
2. (- a).(- a).(- a).(- a).(- a) = - a5
3. Khi biểu diễn trên trục số, điểm a nằm bên trái điểm b thì số nguyên a nhỏ hơn số nguyên b.
4. Số 0 là ước của mọi số nguyên.
II-Tự luận: (8 điểm) 
Câu 1: Thực hiện phép tính:
31 – [26 – (209 + 35)] + | – 31| – 20
– 250 + (10 – 6).( – 5)2
37. (27 – 24) + 27. (24 – 37)
(– 59 – 59 – 59 – 59). (– 25)
Câu 2: Tìm x nguyên, biết:
21 – 19 – (x + 5) = 11 – (– 2)
6.(x - 2) – 15 = 3. (x + 1) + 12
29 – |x – 8| = – 25 + 38
(– 33 + 42).(x – 12)2 = 89 – (– 136)
Câu 3: Tìm x, y biết:
xy + 5x – y = 12
Trường THCS Khương Thượng	Năm học 2008 – 2009
Đề 2
Kiểm tra 45 phút
Môn: Số học
I- Trắc nghiệm: (2 điểm) 
Câu 1: Điền vào chỗ trống:
1. Muốn trừ hai số nguyên, ta lấy  cộng với ..
2. Giá trị tuyệt đối của số nguyên dương a là 
3. Tích của hai số nguyên là một số nguyên âm thì hai số đó là ..
4. Nếu trước dấu ngoặc là dấu “ – ” thì khi bỏ ngoặc ta phải .. các số hạng trong ngoặc.
Câu 2: Điền đúng (Đ) hoặc sai (S) vào ô trống:
1. Tổng của hai số nguyên âm là một số nguyên âm.
2. (- a).(- a).(- a).(- a) = a4
3. Trong hai số nguyên âm, số nào có giá trị tuyệt đối lớn hơn thì số đó lớn hơn.
4. Số 1 là bội của mọi số nguyên.
II-Tự luận: (8 điểm) 
Câu 1: Thực hiện phép tính:
32 – (– 7 – 28) + (– 7 + | – 28| – 32)
– 63 + (7 – 11). (– 3)2
47. (23 – 50) + 23. (50 – 47)
(– 125 – 125 – 125).(– 8)
Câu 2: Tìm x nguyên, biết:
7 – 12 + (x – 6) = 5 – (– 9)
8.(x + 3) + 22 = 6. (x - 7) – 14
14 + |x – 2| = – 23 + 48 
(– 17 + 23).(3 – x)2 = 90 – (– 6)
Câu 3: Tìm x, y biết:
xy – 3x – y = – 8
đáp án – biểu điểm
Đề 1:
Trắc nghiệm: (2 điểm)
Câu 1: Mỗi câu đúng được 0, 25 điểm
cộng hai giá trị tuyệt đối của chúng
của số có giá trị tuyệt đối lớn hơn
– a
đối nhau
đổi dấu
Câu 2: Mỗi câu đúng được 0, 25 điểm
1 – S	2 - Đ	3 - Đ	4 - S
Tự luận: (8 điểm)
Câu 1: (4 điểm)
260	(1 điểm)
– 150	(1 điểm)
– 240	(1 điểm)
5900	(1 điểm)
Câu 2: (3 điểm)
x = - 16	(0,75 điểm)
x = 14	(0,75 điểm)
x = - 8 hoặc x = 24	(0,75 điểm)
x = 17 hoặc x = -7	(0,75 điểm)
Câu 3: (1 điểm)
xy + 5x – y = 12
xy + 5x – y – 5 = 7
x. (y + 5) – (y + 5) = 7
(x - 1)(y + 5) = 7
(x - 1)Ư(7)
Ư(7) = {1; 7}
x - 1
1
- 1
7
- 7
y + 5
7
- 7
1
- 1
x
2
0
8
- 6
y
2
- 12
- 4
- 6
Kết luận
Thỏa mãn
Loại
Loại
Loại
Vậy x = 2 và y = 2 thỏa mãn đề bài.
đáp án – biểu điểm
Đề 2:
Trắc nghiệm: (2 điểm)
Câu 1:Mỗi câu đúng được 0, 25 điểm
số bị trừ
số đối của số trừ
a
hai số khác dấu
đổi dấu
Câu 2: Mỗi câu đúng được 0, 25 điểm
1 – Đ	2 - Đ	3 - S	4 - S
Tự luận: (8 điểm)
Câu 1: (4 điểm)
56	(1 điểm)
– 99	(1 điểm)
– 1200	(1 điểm)
3000	(1 điểm)
Câu 2: (3 điểm)
x = 25	(0,75 điểm)
x = - 51	(0,75 điểm)
x = - 9 hoặc x = 13	(0,75 điểm)
x = 7 hoặc x = -1	(0,75 điểm)
Câu 3: (1 điểm)
xy – 3x – y = – 8
xy - 3x – y + 3 = - 5
x. (y - 3) – (y - 3) = - 5
(x - 1)(y - 3) = - 5
(x - 1)Ư(- 5)
Ư(- 5) = {1; 5}
x - 1
1
- 1
5
- 5
y - 3
- 5
5
- 1
1
x
2
0
6
- 4
y
- 2
8
2
4
Kết luận
Loại
Thỏa mãn
Thỏa mãn
Loại
Vậy x = 0 và y = 8 thỏa mãn đề bài.
	x = 6 và y = 2

File đính kèm:

  • docKT 1tiet ki 2 so 6 bai 1DTV.doc