Bài giảng môn toán lớp 7 - Đề cương ôn tập học kỳ II
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn toán lớp 7 - Đề cương ôn tập học kỳ II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề cương ôn tập học kỳ ii Phần I: trắc nghiệm Bài 1: Một giáo viên văn thống kê các từ dùng sai trong các bài văn của HS lớp 7 theo số liệu sau đây: Số từ sai của một bài 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Số bài có từ sai 10 4 1 5 4 3 2 0 4 7 Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau đây: 1. Tổng các tần số của dấu hiệu thống kê là: a. 38 b. 40 c. 42 d. Một kết quả khác. 2. Số các giá trị khác nhau là: a. 9 b. 40 c. 10 d. Cả a, b, c đều sai. 3. Tỉ lệ số bài có 3 từ viết sai là: a. 15% b. 12,5% c. 10% d. 20% 4. Tỉ lệ số bài có nhiều nhất 3 từ viết sai là: a. 40% b. 50% c. 55% d. 60% 5. Tỉ lệ số bài có ít hơn 5 từ viết sai là: a. 50% b. 55% c. 60% d. Cả a, b, c đều đúng. 6. Tần suất của số bài có 4 từ viết sai là: a. 5% b. 10% c. 15% d. 20%. Bài 2: 1. Giá trị của biểu thức A = 2x – 3y tại x = 5 và y = 3 là: a. 0 b. 1 c. 2 d. Một số khác. 2. Giá trị của biểu thức M = x – 3y tại x = 5 và y = 3 là: a. 0 b. 2 c. -8 d. Một số khác. 3. Giá trị của biểu thức B = 2x2 – 3x + 1 tại x = 5 và y = 3 là: a. 3 b. 2 c. 0 d. Một số khác. 4. Giá trị của biểu thức C = 5x – 5y + 1 tại x = -2 và y = 3 là: a. 20 b. -20 c. -24 d. Cả a, b, c đều sai. 5. Cho biểu thức t2zx.5tz2.z ( t, x, z là biến). Thu gọn biểu thức trên, được đơn thức nào sau đây? a. 10t4z3x b. -10t3z4x2 c. 10t3z4x d. -10t3z4x2. 6. Xác định đơn thức X để 2x4y3 + X = -3x4y3? a. X = x4y3 b. X = -5x4y3 c. –x4y3 d. Một kết quả khác. 7. Thu gọn biểu thức A = 5x3y2 + 3x3y2 – 4x3y2 ta được kết quả là: a. x3y2 b. 4 x3y2. c. 5 x3y2. d. Một kết quả khác. 8. Thu gọn biểu thức M = -5x4y3 + 3x4y3 – 4x4y3 ta được kết quả là: a. 6x4y3. b.-6 x4y3. c. 7 x4y3. d. Cả a, b, c đều sai. 9. Tích của 2 đơn thức xy3 và -3x2y là: a. x3y3 b. -x3y4 c. 6x3y4 d. Một số khác. 10. Cho đa thức M = x6 + x2y3 – x5 + xy – xy4. Bậc của đa thức M là: a. 6 b. 5. c. 2 d. Một kết quả khác. 11. Cho đa thức P = x7 + 3x5y5 – y6 – 3x6y2 + 5x6. Bậc của P là: a. 10 b. 14 c. 8 d. Một kết quả khác. 12. Cho đa thức A = 5x2y – 2xy2 + x3y3 + 3xy2 – 4x2y – 4x3y3. Đa thức rút gọn của A là: a. x2y + xy2 + x3y3. b. x2y + xy2 – x3y3 c. x2y – xy2 + x3y3. d. Một kết quả khác. 13. Cho đa thức f(x) = 3x5 – 3x4 + 5x3 – x2 + 5x + 2. Giá trị của f(x) tại x = 1 là: a. 0 b. 10 c. 11 d. Một kết quả khác. 14. Tìm đa thức N thoả mãn: 3xy2 – 2xy + x2y – 2y4 – N = -2y4 + x2y + xy a. N = 3xy2 – 3x2y b. N = 3xy – 3x2y c. N = -3xy2 – 3x2y d. N = 3xy2 – 3xy 15. Cho : f(x) = x5 – 5x4 + 5x3 + 5x2 – 6x g(x) = 3x3 – 12x2 + 3x +8. Đa thức tổng f(x) + g(x) là: a. x5 – 5x4 + 8x3 – 7x2 – 3x + 18. b. x5 + 5x4 – 8x3 – 7x2 – 3x + 18 c. x5 + 5x4 – 8x3 – 7x2 + 3x – 18 d. Một kết quả khác. 16. Cho g)x) = 3x3 – 12x2 + 3x + 18. Giá trị nào sau đây không là nghiệm của đa thức g(x)? a. x = 0 b. x = 2 c. x = 3 d. x = -1. 17. Giá trị nào của x sau đây là nghiệm của đa thức g(x) = x3 – x2 + 2? a. x = 0 b. x = 1 c. x = -1 d. Một kết quả khác. Phần Ii: tự luận Bài 1: Điểm kiểm tra một tiết môn Toán của lớp 7A được ghi lại trong bảng sau: 6 5 4 1 7 6 8 5 8 3 8 2 4 6 3 2 6 3 3 7 7 7 4 10 8 7 3 5 5 5 9 3 9 7 9 9 5 5 8 8 5 9 7 5 5 Lập bảng “tần số” có cột “tần suất” của dấu hiệu. Tính số trung bình cộng điểm kiểm tra của lớp? Tìm mốt của dấu hiệu. Bài 3: Giá thành của một sản phẩm tính theo ngàn đồng của 20 cơ sở sản xuất ra sản phẩm đó như sau: 15 25 30 25 20 25 30 25 25 20 25 30 25 15 25 35 30 25 20 25 a. Dấu hiệu là gì? Lập bảng tần số? b. Nêu một số nhận xét từ bảng “tần số ” trên về giá thành của sản phẩm của các cơ sở trên? c. Vẽ biểu đồ đoạn thẳng? d. Tính tần suất của giá trị 25; 30? Bài 4: Số bàn thắng qua các trận đấu của một đội bóng trong một mùa giải được ghi lại dưới đây: Số bàn thắng(x) 1 2 3 4 5 Tần số (n) 6 5 3 1 1 N = 16 Hãy biểu diễn bằng biểu đồ đoạn thẳng. Bài 5: Biểu đồ sau biểu diễn lỗi chính tả trong một bài tập làm văn của các HS lớp 7B. Từ biểu đồ hãy: Nhận xét. 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 x n 7 6 5 4 3 2 1 Lập lại bảng “tần số”. Bài 6: Tính tích : (-x2z). (xy2z2). (x3y) Tính giá trị của mỗi đơn thức và tính giá trị của đơn thức tích vừa tìm được tại x = -1, y = -2, z = 3? Bài 7: Thu gọn rồi tìm bậc của các đa thức sau: Q = x2 + y2 + z2 + x2 – y2 + z2 + z2 + y2 – z2. P = x2y + xy2 – xy + xy2 – 5xy - x2y R = 23x2yz + 10xyz2 – 15x2yz – xyz2 + 2x2yz + xyz2. Bài 8: Cho các đa thức: A = x2y + x3 – xy2 + 3 B = x3 + xy2 – xy – 6. P = 3xyz – 3x2 + 5xy – 1. Q = 5x2 + xyz – 5xy + 3 – y. a. Tính A + B; A – B; B – A? b. Tính P + Q; P – Q; Q – P? Bài 9: Cho 2 đa thức: N = 15y3 + 5y2 – y5 – 5y2 – 4y3 – 2y. M = y2 + y3 – 3y + 1 – y2 + y5 – y3 + 7y5. a. Thu gọn các đa thức trên? b. Tính N + M và N – M ? Bài 10: Cho 2 đa thức: f(x) = x2 – 7x2 + 6x – 3x4 – 2x2 – 6x3 + 2x4 – 1. g(x) = 2x – 5 + 3x2 – 6x – 10x2 + x3. Thu gọn mỗi đa thức? Sắp xếp mỗi đa thức theo luỹ thừa giảm dần và xác định bậc của mỗi đa thức? tính f(x) – g(x)? Bài 11: Cho 2 đa thức: N = x5 – 3x2 + 7x4 – 9x3 + x2 - x và M = 5x4 – x5 + x2 – 2x3 + 3x2 - a. Sắp xếp các hạng tử của mỗi đa thức trên theo luỹ thừa giảm dần của biến? b. Tính N + M và N – M ? c. Chứng tỏ rằng x = 0 là một nghiệm của đa thức N nhưng không là nghiệm của đa thức M. Bài 12a: Cho đa thức f(x) = x2 + x – 6 Tính giá trị của đa thức tại x= 0; 1; 2; -3. Những giá trị nào của x là nghiệm của đa thức? Bài 12b: Tìm nghiệm của đa thức: f(x) = -3x + 6. b. f(x) = x2 – 2x c. f(x) = 9 – 3x. Bài 13: Chứng minh rằng các đa thức sau không có nghiệm. f(x) = x2 + 1. f(x) = y4 + 2. Bài 14: Tìm giá trị nhỏ nhất của các biểu thức sau: a. (x – 2)2. b. (2x – 1)2 + 1. c. (x – 1)2 + (y + 3)2 + 1. d. (2x + 1)4 – 3. Bài 15: Tìm giá trị lớn nhất của các biểu thức sau: a. A = -x2 + 1. b. B = -2x2 – 1 c. C = -(x + 1)2 + 2 d. D = -(2x – 1)2 + 3
File đính kèm:
- On tap HK II Dai 7.doc