Bài giảng Một số vấn đề giới thiệu về tác giả về mindmap, về hoạt động của bộ não

doc14 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1354 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Một số vấn đề giới thiệu về tác giả về mindmap, về hoạt động của bộ não, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ GIỚI THIỆU VỀ TÁC GIẢ 
VỀ MINDMAP, VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ NÃO
1.1. Sơ lược về tác giả Tony Buzan.
Tony Buzan sinh năm 1942, tại London, Tony Buzan là cha đẻ của phương pháp tư duy Mind Map (bản đồ ý) và khái niệm xoá mù tư duy. Tony Buzan từng nhận bằng Danh dự về tâm lý học, văn chương Anh, toán học và nhiều môn khoa học tự nhiên của trường ĐH British Columbia năm 1964. Tony Buzan là tác giả hàng đầu thế giới về não bộ.
 Ông đã viết 92 đầu sách và được dịch ra trên 30 thứ tiếng, với hơn 3 triệu bản, tại 125 quốc gia trên thế giới. Tony Buzan được biết đến nhiều nhất qua cuốn “Sử dụng trí tuệ của bạn” và cuốn “Mind maps at work” . Trong đó, ông trình bày cách thức ghi nhớ tự nhiên của não bộ cùng với các phương pháp Mind Map.
Phương pháp Mind Map được Tony Buzan sáng tạo như một “công cụ đa năng của não bộ” - ứng dụng trong mọi lĩnh vực, từ thay đổi cách quản lý, ghi chú, tư duy đến cách giải quyết mọi vấn đề. Ý tưởng chủ đạo trong Mind Map cho thấy trí nhớ của con người được hình thành bằng trí tưởng tượng và khả năng liên tưởng.
 Tony Buzan đã đi khắp thế giới để thực hiện sứ mệnh của mình. Sứ mệnh đó là giải phóng sức mạnh của não bộ, nhằm khám phá và sử dụng năng lực sáng tạo mạnh mẽ của mỗi con người một cách dễ dàng nhất.
Trong hơn 30 năm, Buzan vẫn không mệt mỏi đem đến cho thế giới công cụ hữu hiệu này. Ông đã vượt hơn 2 triệu dặm (quãng đường gấp 4 lần từ trái đất đến mặt trăng) và 6 tháng sống trên máy bay để đến giảng dạy trên 67 quốc gia. Đối tượng giảng dạy của ông thật đa dạng: từ thiếu nhi 5 tuổi, học sinh thiểu năng, sinh viên, nghiên cứu sinh hàng đầu của ĐH Oxford và Cambridge đến những tổng giám đốc đang làm việc tại các tập đoàn, Cty hàng đầu thế giới.
Tony Buzan cho rằng: quan điểm chỉ có những ông bố bà mẹ thông minh mới sinh ra được những thiên tài là một sai lầm. Chính việc ông thành công trong rèn luyện khả năng tư duy của bộ não đã cho thấy, những ông bố bà mẹ không phải là thiên tài, nhưng nếu họ tạo ra cho con cái họ một môi trường tốt để phát huy tư duy sáng tạo của trẻ thì họ cũng sẽ có được những thiên tài. 
Tony Buzan là một trông số ít những người dành nhiều thời gian nghiên cứu, tìm ra quy luật hoạt động của bộ não và làm việc theo quy luật đó để đạt được những sự thành công đáng kinh ngạc. Ông là tác giả đầu trong lĩnh vực về não và phương pháp học tập với hơn 80 tác phẩm tổng cộng 3 triệu bản đã được bán ra. Nhiều cuốn sách và những sản phẩm giành được những thành công lớn ở hơn 100 nước với 30 ngôn ngữ, doanh thu lên đến hơn 100 triệu bảng Anh là giảng viên hàng đầu trên thế giới trong lĩnh vực này Tony Buzan được coi là “thầy phù thuỷ về tư duy”, với nhiều bài thuyết giảng cho đông đảo khán giả - từ những trẻ em 5 tuổi, những sinh viên thiệt thòi hay những sinh viên đã tốt nghiệp hàng đầu của Oxbridge (Oxford & Cambridge), cho đến những giám đốc kinh doanh hàng đầu thế giới. Tony Buzan cũng là cố vấn chiến lược cho rất nhiều tổ chức đa quốc gia như General Motors, Walt Disney, Microsoft, IBM…và nhiều chính phủ trên thế giới như Anh Quốc, Singapore, Mexico, Úc… không chỉ là người sáng lập ra giải vô địch thế giới về nghi nhớ và đọc nhanh, Tony Buzan còn được biết tới qua các giải về thơ ca, thành tích cao trong thể thao, và là huấn luyện viên Olympic. Tony Buzan là con người của công chúng với hơn 100 giờ xuất hiện trên các kênh truyền hình và hơn 1000 giờ trên sóng radio quốc gia và quốc tế với khoảng 3 tỷ khán thính giả.Tony Buzan đã xây dựng tên tuổi của mình từ một ý tưởng về cơ bản rất đơn giản mà ông gọi là bản đồ tư duy (Mind Maps)-công cụ hỗ trợ tư duy dược mô tả là “công cụ của bộ não” đang được hơn 250 triệu người sử dụng trên thế giới.Bạn đang tự hỏi bản đồ tư duy là gì? Nó hoạt đông ra sao? thực tế Bản đồ Tư duy là một công cụ cho mọi hoạt động tư duy. Có thể miêu tả nó là một kỹ thuật hình hoạ, với sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét, mầu sắc phù hợp, tương thích với cấu trúc, hoạt động và chức năng của bộ não giúp bạn khai phá tiềm năng vô tận của bộ não. Bản đồ Tư duy công cụ giúp bạn làm chủ với cuộc sống: ghi nhớ, quản lý, sáng tạo, lập kế hoạch… và thành công. Tony Buzan tin rằng chúng ta đang sống trong một vũ trụ bao la rộng lớn, trong mỗi chúng ta cũng có một vũ trụ khác chưa được khai phá bộ não. Đi sâu khám phá “tiểu vũ trụ” này, chúng ta cũng sẽ thu được những điều vô cùng kỳ diệu về tiềm năng không giới hạn của chúng ta như sự kỳ diệu của vũ trụ vậy.
 1.2. Tổ chức hoạt động của bộ não.
 Não chúng ta gồm hai nửa võ não đó là nửa võ não trái và nửa võ não phải. Hai bên não, tức hai vỏ não chúng ta, được kết nối bằng một mảng lưới cực kỳ phức tạp gồm những dây thần kinh Corpus Callosum, có chức năng chính là xử lý các loại hoạt động tư duy khác nhau. [1]
Vỏ não trái xử lý suy luận, ngôn ngữ, liệt kê, số, quan hệ tuần tự, phân tích,v.v.., nói chung là tất cả những hoạt động mang tính “ học thuật“. Còn vỏ não phải thiên về trạng thái”sóng alpha “ hoặc nghỉ ngơi, sẵn sàng hỗ trợ và xử lý nhịp điệu, trí tưởng tượng, màu sắc, mơ mộng, nhận thức về không gian, kích thước. [1]
Vỏ não trái còn gọi là”não bản thân” chi phối ngôn ngữ và khả năng tính toán, những điều học tập, thể nghiệm được hay các thông tin đều lưu giữ trong não trái. Hành động ý thức cũng thuộc não trái. [2]
Vỏ não phải còn gọi là”não thiên tính” có tính sáng tạo, khả năng trực giác và nhận biết hình ảnh, trí tuệ tích lũy lâu dài của nhân loại, thông tin gen di truyền đều được lưu giữ trong não phải. Bản năng thuộc về vỏ não phải. Ví dụ: trẻ em sinh ra là biết bú. Trạng thái trong lòng rất rõ mà không nói ra được như vậy cũng thuộc não phải. [2]
Vỏ não với độ dày chỉ vài mm nhưng chứa tới 75% các tế bào não (khoảng từ 10 cho tới 100 tỉ tế bào). Vỏ não chính là nơi lưu giữ “ký ức”, suy nghĩ, tính cách, đặc điểm, cảm xúc và ý thức của con người. 
Bộ não người có kích thước chỉ bằng 2 nắm tay. Nhưng khi trải phẳng ra kích thước của não người có thể to bằng kích thước của một quả bóng rổ. 
Vậy bộ não hình thành cảm giác như thế nào? Trong não có trên 30 nơi xử lý thông tin do mắt đưa lên. Ở phần vỏ não phụ trách cơ quan thị giác (visual cortex) và một khu vực liền kề đó, thông tin được phân loại, gắn kết và đánh dấu địa chỉ. Một vùng thứ 3 có trách nhiệm xác định hình dạng và chuyển động của vật. Vùng thứ tư phụ trách cả màu sắc và hình dạng, trong khi vùng thứ 5 theo dõi và vẽ ra bản đồ giúp chúng ta hiểu và đi theo chuyển động của vật. 
Một điểm khác biệt lớn giữa não người và bộ nhớ máy tính: các chức năng của não người là các tín hiệu thuộc về hóa học chứ không phải tín hiệu điện. Não người không cần lập trình và hoạt động một cách tự phát.
Một vài nơ-ron có thể phản ứng tới 1.000 tín hiệu nhận được từ các cơ quan cảm thụ hoặc từ các nơ-ron khác (được gọi là hiện tượng tiếp hợp). 
Ví dụ ở cơ quan khứu giác (bị suy giảm nhiều ở cơ thể người) có tới 6 triệu nơ-ron hoạt động, mỗi nơ-ron nhận khoảng 10.000 tín hiệu từ các nơ-ron lân cận.
Mỗi nơ-ron trong não người đều có các tế bào phụ (khoa học gọi là glial) Những tế bào này giữ cho não luôn kết dính, hoạt động như một bộ phận cách ly điện giữa các nơ-ron, chống tiêm nhiễm và hình thành một hàng rào bảo vệ.
Một lý thuyết khác cho rằng các nhịp điệu điện trong não có liên quan mật thiết đến nhau. Những dao động lặp đi lặp lại (giống nhịp trống) giúp liên kết giữa các thông tin giữ lại được và chuyển động trong khi rất nhiều tế bào não được huy động. 
Các nhà khoa học tin rằng có nhiều loại bộ nhớ được lưu lại tại các phần của bộ não, mỗi khái niệm trong bộ nhớ ở phần đó đều có liên quan đến nhau. 
Hạch hạnh nhân, một nhân ở đáy não, xử lý các ký ức liên quan đến sự sợ hãi. Các tuyến basal gắn với thói quen và các kỹ năng vật lý, trong khi tiểu não lại liên kết với quá trình tiếp thu và những phản xạ có điều kiện. 
Hoạt động ngôn từ phức tạp của con người có quan hệ với 2 nơi trên bộ não. Những gì chúng ta muốn nói được bắt đầu ở một phần của vỏ não trái gọi là “vùng Wernickle”. Vùng này trao đổi thông tin với “vùng Broca”, đảm bảo các quy tắc ngữ pháp. Xung điện đi từ những vùng này tới các cơ tham gia vào hoạt động phát ngôn. Những vùng này được gắn với các cơ quan thị giác (giúp chúng ta có thể đọc được), các cơ quan thính giác (giúp nghe thấy những gì người khác nói, hiểu và trả lời) và cũng có một nơi (gọi là ngân hàng bộ nhớ) giúp nhớ lại những ý kiến có giá trị. 
Liên kết giữa các nơ-ron thay đổi liên tục, và khi không dùng đến chúng có thể tự động ẩn đi. Đó là lý do tại sao bộ não luôn cần những kích thích liên tục trong trí óc và các trò chơi tư duy. 
Bán cầu não phải có quan hệ mật thiết với xúc cảm và những ảnh hưởng của âm nhạc, trong khi bán cầu não trái thiên về phân tích hơn, có quan hệ với tư duy và khả năng lôgic. 
1.3. Khái niệm về Mindmap.
Bản đồ tư duy (Mindmap) là phương pháp được đưa ra như là một phương tiện mạnh để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não. Đây là cách để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề ra thành một dạng của lược đồ phân nhánh.
Bản đồ tư duy là phương pháp dễ nhất để chuyển tải thông tin vào bộ não của bạn rồi đưa thông tin ra ngoài bộ não. Nó là một phương tiện ghi chép đầy sáng tạo và rất hiệu quả theo đúng nghĩa của nó.
Bản đồ tư duy là một công cụ tổ chức tư duy. Đây là phương pháp dễ nhất để chuyển tải thông tin vào bộ não của bạn rồi đưa thông tin ra ngoài bộ não. Nó là một phương tiện ghi chép đầy sáng tạo và rất hiệu quả theo đúng nghĩa của nó, “Sắp xếp” ý nghĩ của bạn.
Bản đồ tư duy (Mindmap) là phương pháp được đưa ra như là một phương tiện mạnh để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não. Đây là cách để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề ra thành một dạng của lược đồ phân nhánh. Khác với máy tính, ngoài khả năng ghi nhớ kiểu tuyến tính (ghi nhớ theo 1 trình tự nhất định chẳng hạn như trình tự biến cố xuất hiện của 1 câu truyện) thì não bộ còn có khả năng liên lạc, liên hệ các dữ kiện với nhau. Phương pháp này khai thác cả hai khả năng này của bộ não.Phương pháp này có lẽ đã được nhiều người Việt biết đến nhưng nó chưa bao giờ được hệ thống hóa và được nghiên cứu kĩ lưỡng và phổ biến chính thức trong nước mà chỉ được dùng tản mạn trong giới sinh viên học sinh trước các mùa thi.
Đây là một kĩ thuật để nâng cao cách ghi chép. Bằng cách dùng bản đồ ý, tổng thể của vấn đề được chỉ ra dưới dạng một hình trong đó các đối tượng thì liên hệ với nhau bằng các đường nối. Với cách thức đó, các dữ liệu được ghi nhớ và nhìn nhận dễ dàng và nhanh chóng hơn. Thay vì dùng chữ viết để miêu tả một chiều biểu thị toàn bộ cấu trúc chi tiết của một đối tượng bằng hình ảnh hai chiều. Nó chỉ ra dạng thức của đối tượng, sự quan hệ hỗ tương giữa các khái niệm (hay ý) có liên quan và cách liên hệ giữa chúng với nhau bên trong của một vấn đề lớn.
1.4. Cách vẽ bản đồ.
- Viết hay vẽ đề tài cuả đối tượng xuống giữa trang giấy và vẽ 1 vòng bao bọc nó.
- Sử dụng màu. Nêú viết chữ thì hãy cô dọng nó thành 1 từ khoá chính (danh từ kép chẳng hạn).
- Cho mỗi ý quan trọng vẽ 1 "đường" phân nhánh xuất phát từ hình trung tâm.
- Từ mỗi ý quan trọng trên lại vẽ các phân nhánh mới các ý phụ bổ sung cho nó.
- Từ các ý phụ này lại mở ra các phân nhánh chi tiết cho mỗi ý
- Tiêp tục phân nhánh như thế cho đến khi đạt được bản đồ chi tiết nhất 
Khi tiến hành một bản đồ ý nên:
- Sử dụng hình ảnh minh hoạ nếu có thể thay cho chữ viết cho mỗi ý
- Mỗi ý, nếu không thể dùng hình phải rút xuống tối đa thành một từ khoá ngắn gọn
- Tâm ý nên được để tự do tối đa. Bạn có thể nảy sinh ý tuởng nhanh hơn là khi viết ra. 
- Các kí hiệu hay biểu tượng qua hình vẽ sẽ làm bản đồ sống động hơn
- Các hình mũi tên thường chỉ ra chiều hướng và kiểu liên hệ giữa các đối tượng.  - Các hình vẽ để hình tượng hoá các ý và giúp biểu thị các kiểu lời giải.
- Biểu thị các đặc tính kĩ thuật (thí dụ khi muốn dùng phưong pháp hoá học thì ta vẽ 1 cái ống nghiệm, phương pháp cơ khí thì dùng hình buá kềm, sinh hoc thì vẽ cây ,...)
- Sử dụng màu sắc ở mọi nơi trong bản đồ tư duy vì màu sắc giúp tăng cường trí nhớ, khiến mắt thích nhìn, đồng thời kích thích quy trình thích hợp của võ não. [1]
- Nên dùng chữ in. Chữ in tạo cảm giác như ảnh chụp, rõ ràng, dễ đọc và toàn diện hơn. Tuy mất thêm chút thời gian nhưng khi đọc lại, bạn sẽ tiết kiệm được nhiều thì giờ hơn. [1]
- Chữ in phải nằm trên đường phân nhánh, và các đường phân nhánh phải liên kết với nhau. [1]
- Việc dùng kí hiệu hay biểu tượng và màu sắc qua hình vẽ
- Dùng các loại hình mũi tên khác nhau để chỉ ra chiều hướng và kiểu liên hệ giữa các ý.
- Các kí tự đặc biệt như ! ? {} & * | © ® " $ ' @ sẽ tăng "chất lượng cô đọng của ý và làm rõ nghĩa cho bản đồ.
- Dùng nhiều hình vẽ kiểu "logo" để hình tượng hóa các ý và giúp biểu thị các kiểu lời giải.
- Viết hay vẽ đề tài của đối tượng xuống giữa trang giấy và vẽ một vòng bao bọc nó. Việc sử dụng màu sẽ nâng cao chất lượng và vận tốc ghi nhớ. Nếu viết chữ thì hãy cô đọng nó thành một từ khóa chính.
- Đối với mỗi ý quan trọng, vẽ một đường (hay một đường có mũi tên ở đầu tùy theo quan hệ từ đối tượng trung tâm đối với ý phụ bên ngoài) đường phân nhánh xuất phát từ hình trung tâm.
- Kết nối giữa các khái niệm trọng tâm được nhận ra ngay nhờ vị trí kế cận và tính tương quan của chúng. [1]
- Biểu thị các đặc tính kĩ thuật bằng các hình biểu tượng (Thí dụ khi muốn dùng phương pháp hóa học thì ta vẽ 1 cái ống nghiệm, phương pháp cơ khí thì dùng hình búa kềm, sinh học thì vẽ cây, ...). Sử dụng nhiều màu sắc sẽ giúp nhớ dễ hơn.
Một số hướng dẫn khi tạo bản đồ tư duy
1. Bắt đầu từ trung tâm với hình ảnh của chủ đề. Tại sao lại phải dùng hình ảnh? Vì một hình ảnh có thể diễn đạt được cả ngàn từ và giúp bạn sử dụng trí tưởng tượng của mình. Một hình ảnh ở trung tâm sẽ giúp chúng ta tập trung được vào chủ đề và làm cho chúng ta hưng phấn hơn.
2. Luôn sử dụng màu sắc. Bởi vì màu sắc cũng có tác dụng kích thích não như hình ảnh
3. Nối các nhánh chính (cấp một) đến hình ảnh trung tâm, nối các nhánh nhánh cấp hai đến các nhánh cấp một, nối các nhánh cấp ba đến nhánh cấp hai,…. bằng các đường kẻ. Các đường kẻ càng ở gần hình ảnh trung tâm thì càng được tô đậm hơn, dày hơn. Khi chúng ta nối các đường với nhau, bạn sẽ hiểu và nhớ nhiều thứ hơn rất nhiều do bộ não của chúng ta làm việc bằng sự liên tưởng
4. Mỗi từ/ảnh/ý nên đứng độc lập và được nằm trên một đường kẻ
5. Tạo ra một kiểu bản đồ riêng cho mình (Kiểu đường kẻ, màu sắc,…)
6. Nên dùng các đường kẻ cong thay vì các đường thẳng vì các đường cong được tổ chức rõ ràng sẽ thu hút được sự chú ý của mắt hơn rất nhiều
7. Bố trí thông tin đều quanh hình ảnh trung tâm.
1.5. Vai trò, ý nghĩa và tác dụng của Mindmap
- Ý chính ở trung tâm và được xác định rõ hơn. [1] 
- Quan hệ hỗ tương giữa mỗi ý được chỉ ra tường tận. Ý càng quan trọng thì sẽ nằm vị trí càng gần với ý chính. 
- Liên hệ giữa các khái niệm then chốt sẽ được tiếp nhận lập tức bằng thị giác. 
- Ôn tập và ghi nhớ sẽ hiệu quả và nhanh hơn. [1] 
- Thêm thông tin (ý) dễ dàng hơn bằng cách vẽ chèn thêm vào bản đồ.
- Mỗi bản đồ sẽ phân biệt nhau tạo sự dễ dàng cho việc gợi nhớ. 
- Các ý mới có thể được đặt vào đúng vị trí trên hình một cách dễ dàng, bất chấp thứ tự của sự trình bày, tạo điều kiện cho việc thay đổi một cách nhanh chóng và linh hoạt cho việc ghi nhớ. 
- Có thể tận dụng hỗ trợ của các phần mềm trên máy tính. 
- Cách thiết lập bản đồ tư duy cho bản thân 
- Bản đồ tư duy giúp chúng ta mở rộng tầm nhìn, xây dựng kế hoạch, giao tiếp với người khác, tiết kiệm thời gian, tập trung sự chú ý, chau chuốt tư tưởng và làm cho rõ ràng hơn,vượt qua kỳ thi với thành tích tốt. [2]
- Ghi nhớ chi tiết cấu trúc đối tượng hay sự kiện mà chúng chứa các mối liên hệ phức tạp hay chằng chéo. 
- Tổng kết dữ liệu. 
- Hợp nhất thông tin từ các nguồn nghiên cứu khác nhau. 
- Động não về một vấn đề phức tạp. 
- Trình bày thông tin để chỉ ra cấu trúc của toàn bộ đối tượng. 
- Ghi chép (bài giảng, phóng sự, sự kiện...). 
- Khuyến khích làm giảm sự miêu tả của mỗi ý mỗi khái niệm xuống thành một từ (hay từ kép).
- Toàn bộ ý của bản đồ có thể "nhìn thấy" và nhớ bởi trí nhớ hình ảnh loại trí nhớ gần như tuyệt hảo
- Sáng tạo các bài viết và các bài tường thuật. 
- Là phương tiện cho học tập hay tìm hiểu sự kiện. 
Với cách thể hiện gần như cơ chế hoạt động của bộ não, Bản đồ tư duy sẽ giúp bạn:
- Sáng tạo hơn.
- Tiết kiệm thời gian.
- Ghi nhớ tốt hơn.
- Nhìn thấy bức tranh tổng thể.
- Tổ chức và phân loại suy nghĩ của bạn.
- Với bản đồ ý, người ta có thể tìm ra gần như vô hạn số lượng các ý tưởng và cùng một lúc sắp xếp lại các ý đó bên cạnh những ý có liên hệ. Điều này biến phương pháp này trở thành công cụ mạnh để soạn các bài viết và tường thuật, khi mà những ý kiến cần phải được ghi nhanh xuống. Sau đó tùy theo các từ khóa (ý chính) thì các câu hay đoạn văn sẽ được triển khai rộng ra.
1.6. Giới thiệu một số phần mềm vẽ bản đồ tư duy
1.6.1. Mindmanager
Việc ghi chép thông thường theo từng hàng chữ khiến bạn khó hình dung tổng thể vấn đề, dẫn đến hiện tượng đọc sót ý, nhầm ý. Còn sơ đồ tư duy tập trung rèn luyện cách xác định chủ đề rõ ràng, sau đó phát triển ý chính, ý phụ một cách logic. Mindjet thích hợp với học sinh, sinh viên cần sơ đồ hóa bài giảng hoặc đề tài nghiên cứu. Lãnh đạo một tổ chức có thể tận dụng phần mềm này để phác thảo kế hoạch. Thậm chí, người nội trợ cũng có thể dùng nó để sắp xếp công việc gia đình theo ngày, tuần, tháng...
Khi mở chương trình, nhấn vào New để tạo sơ đồ mới. Bạn có thể chọn mẫu cố định hoặc tự do > OK. Nhập tên chủ đề vào ô Central Topic > ấn Enter để hoàn thành > ấn Enter lần nữa để lập ý nhánh trong ô Main Topic. Trong ô này, bạn có thể nêu các ý nhỏ hơn bằng cách bấm chuột phải > Insert Subtopic. Các nhánh có thể xóa và thêm dễ dàng. Ngoài ra, người dùng còn chèn được ghi chú, văn bản, hình ảnh, âm thanh, đường link trang web và tô màu sắc.
1.6.2. Bubbl.us - Brainstorming made simple
Trang bubbl là một chương trình chạy trên nền web và có tính năng tương tự như chương trình MindManager đã giới thiệu ở trên. Nó giúp bạn phác thảo nhanh chóng ý tưởng của mình theo cấu trúc từ điểm chung cho đến điểm chi tiết, lập ra các Bản đồ tư duy đầy màu sắc. tuy nhiên chức năng hơi hạn chế so với Mind Manager nhưng bù lại rất tiện lợi, bạn có thể truy cập vào và chỉnh sửa Mind Map của mình mọi nơi, mọi lúc.Sau khi tạo ra các Mind Map, bạn có thể chia sẻ, in ấn, xuất thành tập tin dạng ảnh hay nhúng vào Blog. Để sử dụng, Bạn có thể truy cập vào trang web  đăng ký tài khoản miễn phí hoặc bắt đầu triển khai các ý tưởng ngay bằng cách nhấn vào nút “Start BrainStorming” (không cần đăng kí).
1.6.3. Mindomo.com - Online Mind Mapping Tool
Để sử dụng, trình duyệt của bạn phải có Adobe Flash Player (tải tại  Bạn nhấn vào nút Basic Account - Free để đăng kí một tài khoản miễn phí. Sau khi kích hoạt tài khoản qua email, bạn có thể đăng nhập vào trang điều khiển. Nhấn Lauch Mindomo để bắt đầu tạo sơ đồ tư duy. Giao diện của Mindomo rất đơn giản, trực quan. Bạn nhấn vào Topic và Subtopic để chèn vào các nhánh ý tưởng. Ngoài ra, bạn còn có thể thực hiện các tác vụ như chèn siêu liên kết, chèn hình ảnh, định dạng,… giống như soạn thảo văn bản thông thường. Sau khi đã ưng ý với “tác phẩm” của mình, bạn nhấn vào nút hình chữ X trên góc trái, chọn Export (định dạng ảnh, RTF, plain text hoặc PDF) để chia sẻ với bạn bè. Ngoài ra, bạn còn có thể lưu vào “kho ý tưởng” của mình trên Mindomo để truy cập bất kì lúc nào.Trang chủ: 
1.6.4. MindMeister.com - Collaborative online Mind Mapping
Cách đăng kí và sử dụng giống như Mindomo, nhưng MindMeister “nhỉnh” hơn về mặt giao diện và tốc độ. Bạn còn được cung cấp thêm Geistesblitz dùng để “tốc ký” ý tưởng của bạn vào một sơ đồ mặc định trong tài khoản MindMeister. Từ nay bạn không còn sợ ý tưởng của mình vừa mới nghĩ ra đã … “quên mất tiêu” nữa, nó sẽ được lưu lại ngay lập tức. Geistesblitz có hai dạng:
- Sidebar Gadget: Đây là một gadget (ứng dụng nhỏ) dùng với Mac OS X Dashboard hoặc Windows Vista Sidebar.Tải về tại 
 - Quicksearch Extensions: Hoạt động như một công cụ tìm kiếm gắn thêm cho Firefox 2 và Internet Explorer 7. Bạn truy cập vào trang 
 nhấn vào dấu mũi tên ở hộp tìm kiếm và chọn Add MindMeister Geistesblitz, lập tức Geistesblitz sẽ xuất hiện trong danh sách search engine của bạn. Mỗi khi có ý tưởng “bộc phát”, bạn hãy gõ vào hộp tìm kiếm (thay vì tìm kiếm, ý tưởng của bạn sẽ được chèn vào sơ đồ mặc định trên tài khoản MindMeister). Đến đây chắc bạn đã thấy sử dụng sơ đồ tư duy chẳng có gì rắc rối. Bằng cách kết hợp với ứng dụng công nghệ thông tin, nó hỗ trợ rất tốt cho học tập và công việc.
1.6.5. FreeMind
FreeMind cung cấp đầy đủ các tính năng bạn cần cho việc vẽ bản đồ tư duy. Bạn có thể chọn màu, đặt các biểu tượng mang ý nghĩa nào đó cho từng node con, đặt các liên kết giữa các node … Ngoài ra FreeMind còn hỗ trợ phím tắt rất tốt, bạn hoàn toàn có thể vẽ mà không cần dùng chuột (tất nhiên sau khi vẽ xong bạn sẽ dùng chuột để sắp xếp lại các node cho đẹp hơn). Theo như trên trang chủ của FreeMind thì phần mềm này chạy nhanh hơn MindManager, và theo đánh giá của cá nhân tôi thì mặc dù chỉ gồm các chức năng cơ bản nhưng bản đồ được vẽ bằng FreeMind đẹp hơn nhiều so với MindManager. FreeMind rất gọn nhẹ, file install cho Windows chỉ có 9MB (bạn phải có Java Runtime). Phiên bản hiện tại là 0.9 (Beta) và 0.8.1 và nhóm phát triển đang tiếp tục phát triển thêm nhiều chức năng hơn nữa.
Chúc cho những ý tưởng của bạn bay cao bay xa với FreeMind !Homepage:Download:
1.7. Sử dụng chương trình FreeMind vẽ bản đồ tư duy
1.7.1. Sử dụng chương trình FreeMind
Tạo nội dung bản đồ tư duy
Khởi dộng chương trình FreeMind bằng cách vào mục Start/ All Programs/ FreeMind/
FreeMind (hình) hoặc nhấn trực tiếp lên icon của FreeMind trên desktop (hình 
CHƯƠNG 2:
ỨNG DỤNG MINDMAP TRONG HỌC TẬP
2.1. Ứng dụng trong đọc sách.
Đọc là tiếp thu ý của tác giả từ cuốn sách hoặc đọc là hấp thụ được từ ngữ trong trang sách. Từ “đọc” xứng đáng có một định nghĩa hoàn chỉnh hơn, như sau: đọc là toàn bộ tương quan của cá nhân với thông tin mang ký hiệu và thường là khía cạnh trực quan của việc học. Đọc gồm có bảy bước.[1] :
Nhận biết : Kiến thức của người đọc về hệ thống ký tự. Thật ra, bước này diễn ra trước khi khía cạnh vật lý của việc đọc bắt đầu.
Hấp thu: Quy trình vật lý mà qua đó ánh sáng phản chiếu từ từ ngữ được mắt tiếp nhận, rồi truyền qua thần kinh thị giác đến não.
Hợp nhất bên trong: Tương đương với đọc hiểu cơ bản và đề cập đến việc liên kết mọi phần thông tin đang đọc với tất cả những phần tương ứng khác.
Hợp nhất bên ngoài: Bao gồm phân tích, phê bình, cảm thụ, chọn lọc, loại bỏ. Đây là quy trình mà người đọc kết hợp toàn bộ hệ thống kiến thức sẵn có của mình với những kiến thức mới mà mình đang đọc.
Ghi nhớ: Ghi nhớ cơ bản thông tin nhưng chính ghi nhớ cũng có thể trở thành vấn đề. Đa số người đọc đã từng vào phòng thi và ghi nhớ phần lớn thông tin của mình trong hai giờ làm bài thi. Thế nên chỉ ghi nhớ không thôi chưa đủ, nó phải đi kèm với nhớ lại.
Nhớ lại: Khả năng truy xuất những thông tin cần thiết từ trí nhớ, tốt nhất là vào lúc cần thiết.
Truyền đạt: Cách sử dụng thông tin, tức thời hoặc sau cùng, bao gồm cả một phân nhánh rất quan trọng: tư duy
Từ đó ta nhận thấy rằng việc đọc sách quan trọng đến thế nào trong cuộc sống chúng ta. Qua việc đọc sách chúng ta cần phải thu nhận được thông tin gì, cần chắt lọc thông tin gì từ quyển sách đó là điều mỗi một người đọc cần phải nhận ra. Nếu chúng ta không nhận ra là đọc để làm gì? Thì việc đọc sách không có ý nghĩa. Việc nhớ lại nhưng thông tin mà chúng ta chắt lọc được khi đọc sách lại là rất cần thiết. Thông thường chúng ta dùng bút màu gạch chân những từ ngữ, câu mang ý nghĩa quan trọng. Nhưng điều đó sẽ làm chúng ta nhớ không đầy đủ nếu quyển sách đó nhiều trang.
Bản đồ tư duy sẽ giúp bạn thực hiện những điều trên một cách mạch lạc và khoa học, hợp lý nhất đảm bảo rằng những thông tin mà đọc được từ sách là đầy đủ. Chỉ cần nhìn vàơ bản đồ tư duy bạn có thể nhớ được và nắm được nội dung toàn bộ quyển sách. Bởi vì trong bản đồ tư duy dùng nhiều hình ảnh bên cạnh những nội dung trọng tâm sẽ giúp bạn gợi nhớ tốt hơn.
Từ một vấn đề trung tâm, bạn có thể phân nhiều nhánh phụ liên quan đến nội dung của vấn đề bạn quan tâm. Trong quá trình xây dựng bản đồ tư duy cần phải sử dụng nhiều hình ảnh liên quan đến nội dung bạn quan tâm. Vì những hình ảnh đó sẽ giúp bạn nhớ lâu hơn.
Ví dụ : Bản đồ tư duy trong đọc sách.
2.2. Ứng dụng trong ghi chép.
Chúng ta phần lớn là ghi chép bằng mực xanh hoặc mực đen hay bằng bút chì. Cho nên điều bất lợi của việc ghi chép này gần như chỉ bằng một màu. Đối với bộ não, một màu duy nhất là một âm đơn sắc cho nên bộ não sẽ bỏ qua mọi thứ, để mặc tất cả trôi đi mà không làm gì hết, mơ màng và buồn ngủ nếu bộ não cảm thấy buồn tẻ.
Cách ghi chép truyền thống theo dòng kể như những song sắt của xà lim nhà tù, kĩm hãm khả năng tư duy sáng tạo vô hạn của bộ não- trừ khi chúng ta giải phóng chúng bằng cách sử dụng bản đồ tư duy. 
Cách ghi chép theo dòng kẻ chỉ khiế

File đính kèm:

  • docBan do tu duy.doc