Bài giảng Mùa xuân nho nhỏ
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Mùa xuân nho nhỏ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24 Tiết:116 MÙA XUÂN NHO NHỎ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS - Cảm nhận được những xúc cảm của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn làm một mùa xuân nho nhỏ dâng hiến cho cuộc đời. Từ đó mở ra những suy nghĩ về ý nghĩa, giá trị của cuộc sống của mỗi cá nhân là lối sống có ích , có cống hiến cho cuộc đời chung. - Rèn luyện kĩ năng cảm thụ, phân tích hình ảnh thơ trong mạch vận động của tứ thơ. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ : - Thầy : Nghiên cứu SGK, SGV, SBT - Học sinh : Đọc trước SGK, soạn bài TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : *Hoạt động 1: khởi động I. Ổn định tổ chức II. Kiểm tra bài cũ: Hãy đọc thuộc bài thơ “con cò” - Hình ảnh “con cò đi ăn đêm” trong bài thơ gợi cho em những liên tưởng gì ? Từ hình ảnh con cò đi ăn đêm trong bài thơ có tác dụng gì ? - Em cảm nhận như thế nào về ý nghĩa của hình ảnh những con cò xuất hiện trong lời ru và ý nghĩa của nó trong bài thơ này ? - Hãy đọc những câu thơ cuối đoạn và nêu cảm nhận của em về hình ảnh kết thúc này ? III. Bài mới: 1. Thanh Hải viết bài Mùa xuân nho nhỏ không bao lâu trước khi ông qua đời. Bài thơ như một lời tâm niệm chân thành, lời gửi gắm tha thiết của nhà thơ để lại với cho đời. Hiểu hoàn cảnh sáng tác như vậy, người đọc càng thấu hiểu và trân trọng tình cảm, tư tưởng của tác giả. Càng trân trọng hơn khi chúng ta nhớ rằng, Thanh Hải là một nhà thơ cách mạng, tham gia hai cuộc kháng chiến, bám trụ ở quê hương ông - vùng Thừa Thiên - Huế, cả trong những năm tháng khó khăn nhất của cách mạng ở miền Nam. Cũng chính trong thời gian ấy, những bài thơ của Thanh Hải, như Mồ anh hoa nở, Cháu nhớ Bác Hồ,đã cùng với những tiếng thơ khác của văn học cách mạng miền Nam vượt lên sự khủng bố tàn bạo của kẻ thù, khẳng định niềm tin vào chiến thắng của cách mạng và nhân dân. Sau ngày giải phóng, Thanh Hải vẫn gắn bó với quê hương xứ Huế, sống và sáng tác ở đó cho đến lúc qua đời. *Hoạt động 2 :Tìm hiều bài Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bảng Hướng dẫn đọc - hiểu văn bản. 1.Đọc và tìm hiểu mạch cảm xúc, bố cục của bài thơ Tìm hiểu mạch cảm xúc, bố cục của bài thơ 1.Mạch cảm xúc, bố cục của bài thơ - Cho HS đọc vài lần bài thơ. Chú ý thể thơ 5 chữ của bài thường không ngắt nhịp trong từng câu và các khổ thơ cũng không đều đặn. Nhịp điệu và giọng điệu của bài có biến đổi theo mạch cảm xúc : say sưa, trìu mến ở phần đầu khi diễn tả cảm xúc về mùa xuân đất trời ; nhịp nhanh, hối hả, phấn chấn khi nói về mùa xuân đất nước ; giọng tha thiết, trầm lắng khi bày tỏ suy nghĩ và ước nguyện được góp mùa xuân nho nhỏ của đời mình vào mùa xuân lớn của đất nước. - Theo em mạch cảm xúc trong bài thơ như thế nào ? Hs thực hiện tập đọc theo hướng dẫn - Bắt đầu bằng những xúc cảm (trực tiếp, hồn nhiên trong trẻo) trước vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân thiên nhiên. Từ đó, mở rộng ra thành hình ảnh mùa xuân của đất nước vừa cụ thể vừa khái quát ; mạch thơ chuyển sang suy nghĩ và ước nguyện ; kết thúc bằng sự trở về với những cảm xúc thiết tha, tự hào về quê hương, đất nước - Mạch cảm xúc: Từ những cảm xúc trực tiếp về mùa xuân của thiên nhiên mở rộng ra thành cảm xúc về mùa xuân của đất nước rồi chuyển sang suy nghĩ, ước nguyện rồi trở về với những cảm xúc thiết tha, tự hào về quê hương, đất nước - Từ sự tìm hiểu mạch cảm xúc trong bài thơ, có thể nhận ra bố cục cửa bài thơ như thế nào ? + Khổ đầu (gồm 6 dòng) : Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên, đất trời. + Hai khổ tiếp theo (Mùa xuân người cầm súng... Cứ đi lên phía trước) : Cảm xúc về mùa xuân đất nước. + Hai khổ tiếp (Ta làm cơn chim hót... Dù là khi tóc bạc) : Suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ trước mùa xuân đất nước. + Khổ cuối : Lời ngợi ca quê hương, đất nước qua điệu dân ca xứ Huế. - Bố cục :Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên, đất trời. - Cảm xúc về mùa xuân đất nước. - Suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ trước mùa xuân đất nước. - Lời ngợi ca quê hương, đất nước qua điệu dân ca xứ Huế 2. Tìm hiểu hình ảnh mùa xuân của thiên nhiên và đất nước qua cảm xúc của nhà thơ 2. Tìm hiểu hình ảnh mùa xuân của thiên nhiên và đất nước qua cảm xúc của nhà thơ 2.Hình ảnh mùa xuân của thiên nhiên và đất nước qua cảm xúc của nhà thơ - Mùa xuân ở khổ thơ đầu được dùng với ý nghĩa gì ? - Hình ảnh mùa xuân của thiên nhiên được phác hoạ như thế nào ? Cảm xúc của tác giả trước cảnh trời đất vào xuân ? + Mùa xuân ở khổ thơ đầu là mùa xuân của thiên nhiên, đất trời. + Vài nét phác hoạ của tác giả về mùa xuân : dòng sông xanh, bông hoa tím biếc tiếng chim chiền chiện hót vang trời. Chỉ bằng vài nét phác hoạ nhưng vẽ ra được cả không gian cao rộng,cả màu sắc tươi thắm của mùa xuân ,cả âm thanh vang vọng, tươi vui của tiếng chim chiền chiện . cảm xúc của tác giả trước cảnh mùa xuân của thiên nhiên được diễn tả tập trung ở chi tiết rất tạo hình : Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng. ( hai cách hiểu : giọt mưa xuân long lanh trong ánh sáng của trời xuân ; cũng có thể hiểu hai câu này gắn với hai câu thơ trước : giọt âm thanh tiếng chim( sự chuyển đổi cảm giác: thính giác chuyển thành giác, xúc giác ), hai câu thơ biểu hiện niềm say sưa, ngây ngất của nhà thơ trưởc vẻ đẹp của thiên nhiên, trời đất lúc vào xuân. - Từ đó chuyển sang cảm nhận về mùa xuân của đất nước: hình ảnh người cầm súng, ngưởi ra đồng biểu trưng cho hai nhiệm vụ chiến đấu và lao động . Tác giả đã tạo nên sức gợi cảm cho câu thơ bằng hình ảnh lộc non của mùa xuân gắn với người cầm súng, người ra đồng . Mùa xuân của đất trời đọng lại trong hình ảnh lộc non có sức gợi cảm cao Sức sống của mùa xuân đất nước còn được cảm nhận trong nhịp điệu hối hả, những âm thanh xôn xao. Và bằng một hình ảnh so sánh đẹp : Đất nước như vì sao - Cứ đi lên phía trước. - Mùa xuân thiên nhiên: vài nét phác hoạ , đoạn thơ vẽ ra được không gian cao rộng, màu sắc tươi thắm , âm thanh vang vọng, tươi vui của tiếng chim. - Hình ảnh người cầm súng, ngưởi ra đồng biểu trưng cho hai nhiệm vụ chiến đấu và lao động . câu thơ có sức gợi cảm với hình ảnh lộc .trong nhịp điệu hối hả 3. Tìm hiểu tâm niệm của nhà thơ 3. Tìm hiểu tâm niệm của nhà thơ 3. Tâm niệm của nhà thơ - Điều tâm niệm của nhà thơ là gì ? Tâm niệm ấy được thể hiện qua những hình ảnh nào và nét đặc sắc của những hình ảnh ấy là gì ? - Tâm niệm: Khát vọng được hoà nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến cho đất nước. Thể hiện chân thành trong những hình ảnh tự nhiên, giản dị và đẹp: làm con chim hót – làm một cành hoa, làm một nốt trầm Cách cấu tứ lặp tạo ra sự đối ứng chặt chẽ. Những hình ảnh chọn lọc mang một ý nghĩa mới : niềm mong muốn được sống có ích, cống hiến cho đời Nét riêng của Thanh Hải : đề cập đến một vấn đề lớn của nhân sinh quan - một cách tha thiết, nhỏ nhẹ như điều tâm niệm chân thành của nhà thơ, được thể hiện qua những hình tượng đơn sơ mà chứa đựng nhiều xúc cảm. Sự sáng tạo đặc sắc nhất : hình ảnh mùa xuân nho nhỏ (cùng với cành hoa, con chim, nốt nhạc trầm xao xuyến)... bình dị, khiêm nhường, thể hiện điều tâm niệm chân thành, tha thiết - Tâm niệm: Khát vọng được hoà nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến cho đất nước. - Hình ảnh thơ tự nhiên, chọn lọc , cấu tứ lặp. Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ là sự sáng tạo độc đáo Tổng kết. Tổng kết. Tổng kết. Hãy nêu những nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ. + Thể thơ 5 chữ (gần dân ca - dân ca miền Trung ) có âm hưởng nhẹ nhàng, tha thiết. gieo vần liền tạo sự liền mạch của dòng cảm xúc. + Kết hợp những hình ảnh tự nhiên giản dị từ thiên nhiên với những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu trưng, khái quát. Tạo nên sự lặp lại mà nâng cao, đổi mới của hệ thống hình ảnh (cành hoa, con chim, mùa xuân). + Cấu tứ của bài thơ chặt chẽ, dựa trên sự phát triển của hình ảnh mùa xuân. Từ mùa xuân đất trời sang mùa xuân của đất nước và mùa xuân của mỗi người góp vào mùa xuân lớn của cuộc đời chung. + Giọng điệu bài thơ thể hiện đúng tâm trạng, cảm xúc của tác giả. có sự biến đổi phù hợp với nội dung từng đoạn : vui, say sưa ở đoạn đầu ; trầm lắng, hơi trang nghiêm mà thiết tha ở đoạn bộc bạch những tâm niệm ; sôi nổi và tha thiết ở đoạn kết. - Hãy nêu cách hiểu của mình về nhan đề bài thơ, từ đó phát biểu chủ đề của tác phẩm. Mùa xuân nho nho là một sáng tạo độc đáo ( Thay cho những định ngữ thông thường: mùa xuân chín, mùa xuân xanh, xuân ý, xuân lòng) : Thiết tha nhưng rất khiêm nhường GV cho HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK rồi ghi lại. HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK Ghi nhớ (SGK) Hướng dẫn luyện tập. Luyện tập. Luyện tập. GV gợi ý về nhứng khổ thơ đặc sắc trong bài (như khổ đầu, khổ 4, khổ 5) để HS làm bài tập 2 ở nhà. Có thể kết hợp bài tập này trong giờ tập làm văn. IV. Củng cố : - Cho Hs đọc laị bài thơ. - Theo em nét đặ sắc về nội dung của bài thơ là gì ? - Nghệ thuật thơ của bài có gì đặc sắc đáng nhớ ? V. Hướng dẫn học tập - Học thuộc bài thơ - Nắm vững những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ - Tập viết những đoạn cảm nhận về cái hay cái đẹp của những hình ảnh thơ đặc sắc trong bài . Tuần 24 Tiết 117 VIẾNG LĂNG BÁC MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS - Cảm nhận được niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng tha thiết thành kính, vừa tự hào vừa đau xót của tác giả từ miền Nam mới được giải phóng ra viếng lăng Bác. - Thấy được những đặc điểm nghệ thuật của bài thơ : giọng điệu trang trọng và tha thiết phù hợp với tâm trạng và cảm xúc, nhiều hình ảnh ẩn dụ có giá tri, súc tích và gợi cảm. Lời thơ dung dị mà cô đúc, giàu cảm xúc mà lắng đọng. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ : - Thầy : Nghiên cứu SGK, SGV, SBT, ảnh minh hoạ - Học sinh : Đọc trước SGK, soạn bài TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : *Hoạt động 1: khởi động Ổn định tổ chức Kiểm tra bài cũ: - Cho Hs đọc laị bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ - Theo em nét đặ sắc về nội dung của bài thơ là gì ? - Nghệ thuật thơ của bài có gì đặc sắc đáng nhớ ? III. Bài mới: Viễn Phương là một trong những cây bút xuất hiện sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam. Thơ Viễn Phương thường nhỏ nhẹ, giàu tình cảm và chất mơ mộng ngay trong hoàn cảnh chiến đấu ác liệt ở chiến trường (ví dụ các bài Mắt sáng học trò, Đám cưới giữa mùa xuân) khá quen thuộc với bạn đọc hồi kháng chiến chống Mĩ Trong suốt thời kì đó, Viễn Phương hoạt động ở vùng ven Sài Gòn và chiến trường Nam Bộ. . Bài Viếng lăng Bác được viết trong không khí xúc động của nhân dân ta lúc công trình lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được hoàn thành sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đồng bào miền Nam có thể thực hiện mong ước được viếng Bác. Tác giả cũng ở trong số những đồng bào, chiến sĩ từ miền Nam sau giải phóng được ra viếng Bác. *Hoạt động 2: Tìm hiều bài Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bảng - Cho Hs đọc chú thích về tác giả - Cho Hs tập đọc bài thơ vài lần cả bài thơ. Chú ý thể hiện giọng điệu tình cảm vừa trang nghiêm, vừa tha thiết, có cả sự đau xót lẫn niềm tự hào. Cần đọc với nhịp chậm, lắng sâu, riêng khổ cuối đọc nhanh hơn một chút và gíọng hơi cao lên. Hs tập đọc theo hướng dẫn I.Tác giả (SGK) Hướng dẫn đọc - hiểu văn bản. Đọc - hiểu văn bản. II. Đọc - hiểu văn bản. - Theo em cảm hứng bao trùm bài thơ và mạch vận động của tâm trạng nhà thơ được thể hiện trong bài thơ như thế nào ? - Cảm hứng bao trùm trong bài thơ :niềm xúc động thíêng liêng, thành kính, lòng biết ơn và tự hào pha lẫn nỗi xót đau khi tác giả từ miền Nam ra viếng lăng Bác. Vì thế giọng điệu bài thơ là giọng thành kính, trang nghiêm (giọng suy tư, trầm lắng lẫn tự hào). - Mạch vận động của cảm xúc đi theo trình tự cuộc vào lăng viếng Bác, Mở đầu :cảm xúc về cảnh bên ngoài lăng ( hàng tre bên lăng gợi hình ảnh của quê hương đất nước) . Tiếp đó là xúc cảm trước hình ảnh dòng người vào lăng viếng Bác. Xúc cảm và suy ngẫm về Bác được gợi lên từ những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng : mặt trời, vầng trăng, trời xanh. Cuối cùng là niềm mong ước thiết tha khi sắp phải trở về quê hương miền Nam, muốn tấm lòng mình vẫn được mãi mãi ở lại bên lăng Bác. - Mạch cảm xúc tạo nên một bố cục đơn giản, tự nhiên và hợp lí 1.Tìm hiểu chung: -Cảm hứng bao trùm trong bài thơ :niềm xúc động thíêng liêng, thành kính, lòng biết ơn và tự hào pha lẫn nỗi xót đau Mạch vận động của cảm xúc đi theo trình tự cuộc vào lăng viếng Bác, 2. Phân tích tâm trạng, cảm xúc của nhà thơ khi viếng lăng Bác 2.Tâm trạng, cảm xúc của nhà thơ khi viếng lăng Bác 2.Tâm trạng, cảm xúc của nhà thơ khi viếng lăng Bác Hãy nêu và phân tích tâm trạng, cảm xúc của nhà thơ biểu hiện qua các khổ thơ: - Hãy đọc lại khổ thơ đầu và cho biết cảm nhận của em về dòng thơ thứ nhất . - Đến bên lăng Bác, hình ảnh đậm nét mà nhà thơ nhận thấy ở đây là gì ? Vì sao bên lăng Bác có vô số các loài cây trái nhưng nhà thơ vẫn nhận ra hàng tre một cách ấn tượng như vậy ? - Từ “hàng tre” biến thành “ hàng tre xanh xanh Việt Nam” , nhà thơ muốn diễn đạt điều gì ? - Ở cuối bài thơ hình ảnh cây tre được lặp lại . Sự lặp lại như thế có ý nghĩa gì ? tác dụng của nó như thế nào ? - Khổ thơ đầu : - Câu thơ đầu tiên gọn như một thông báo, nhưng lại gợi ra tâm trạng xúc động của một ngươi từ chiến trường miền Nam sau bao năm mong mỏi bây giờ mới được ra viềng Bác. - Hình ảnh đầu tiên và là ấn tượng đậm nét về cảnh quan bên lăng Bác là hàng tre : gợi cảm giác thân thuộc của làng quê, của đất nước Việt Nam- biểu tượng của dân tộc : - cây tre đã thanh cây tre Việt Nam, là biểu tượng của sức sống bền bỉ, kiên cường của dân tộc - Hình ảnh hàng tre sẽ được lặp lại ở câu thơ cuối bài, với một nét nghĩa bổ sung : cây tre trung hiếu. Sự lặp lại như thế đã tạo cho bài thơ có kết cấu đầu cuối tuơng ứng, làm đậm nét hình ảnh gây ấn tượng sâu sắc và dòng cảm xúc được trọn vẹn a. Khổ thơ đầu : - Cách xưng hô tha thiết - Hinh ảnh hàng tre đầy ấn tượng : Thân thuộc , biểu tượng cho dân tộc - Hãy đọc kổ thơ thứ hai và cho biết khổ thơ thể hiện nội dung gì ? - Hãy đọc cặp câu thơ:”Ngày ngày mặt trời …rất đỏ” và phân tích hình ảnh ẩn dụ trong hai câu thơ này - Hãy nêu và phân tích tâm trạng, cảm xúc của nhà thơ biểu hiện qua cặp câu “ Ngày ngày dòng người …mùa xuân” Khổ thơ thứ hai: - Hai cặp câu với những hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ sóng đôi : mặt trời đi qua trên lăng, mặt trời trong lăng “ Một hình ảnh thực, một hình ảnh ẩn dụ: sự vĩ đại của Bác Hồ vừa thể hiện được sự tôn kính của nhân dân, của nhà thơ đối với Bác. -“Dòng người … thương nhớ” là hình ảnh thực, còn câu sau : Kết tràng hoa .. mùa xuân” là một ẩn dụ đẹp và rất sáng tạo của nhà thơ, thể hiện tâm lòng thành kính của nhân dân ta đối với Bác. b. Khổ thơ thứ hai: - Các hình ảnh ẩn dụ đặc sắc: Mặt trời, kết tràng hoa.thể hiện tâm lòng thành kính của nhân dân ta đối với Bác. Hãy đọc lại khổ thơ thứ ba và cho biết nội dung của khổ thơ này bày tỏ điều gì ? -Hai câu thơ “Bác nằm…diệu hiền” miêu tả không khí và khung cảnh trong lăng Bác như thế nào ? Hình ảnh “vầng trăng dịu hiền” gợi ta nghĩ đến điều gì ? -Nhà thơ viết “ Vẫn biết trời xanh là mãi mãi mà sao nghe nhói ở trong tim” Trời xanh là hình ảnh tượng trưng cho những gì ?. Hình ảnh ẩn dụ ấy có tác dụng gợi cảm xúc như thế nào ? -Khổ thơ thứ ba :diễn tả cảm xúc và suy nghĩ của tác giả khi vào trong lăng - hai câu :”Bác nằm .. dịu hiền” : Khung cảnh và không khí thanh tĩnh như ngưng kết cả thời gian và không gian ở lăng Bác. Đồng thời, hình ảnh “vầng trăng dịu hiền” gợi nghĩ đến tâm hồn cao đẹp, sáng trong và những vần thơ tràn đây ánh trăng của Bác -“Vẫn biết …trong tim” :hình ảnh ẩn dụ biểu hiện tâm trạng xúc động : Bác như trời xanh còn mãi ,đã hoá thành thiên nhiên, đất nước, dân tộc : Dù vẫn tin như thế nhưng không thể không đau xót vì sự ra đi của Người. “ nghe nhói ở trong tim ! Nỗi đau xót rất cụ thể, trực tiếp : c.Khổ thơ thứ ba: Hình ảnh vầng trăng: gợi tả không khí thanh tĩnh tâm hồn cao đẹp sáng trong của Bác. -Hình ảnh ẩn dụ “ trời xanh”biểu hiện tâm trạng xúc động:” nghe nhói ở trong tim ! Nỗi đau xót rất cụ thể, trực tiếp : -Hãy đọc khổ thơ thứ tư và cho biết khổ thơ diễn tả nôịu dung gì ? Cách diễn tả tâm trạng của nhà thơ khi ra về có gì đặc sắc ? -Khổ thơ thứ tư: diễn tả tâm trạng lưu luyến -Gửi tấm lòng mình bằng cách muốn hoá thân, hoà nhập vào những cảnh vật ở bên lăng Bác : con chim cất tiếng hót, -bông hoa toả hương, và làm cây tre trung hiếu nhập vào cùng hàng tre bát ngát bên lăng Bác. -Vì thế chia tay với Lăng Bác nhưng lòng người cứ mãi gắn kết d-Khổ thơ thứ tư: ước muốn hoá thân đặc sắc -Hình ảnh hàng tre được lặp lại gợi nhiều ý nghĩa Hãy nêu tóm tắt nội dung tình cảm cảm xúc mà bài thơ muốn gởi đến với người đọc qua bài thơ -Tóm lại, nhà thơ đã thể hiện được những niềm xúc động tràn đầy và lớn lao trong lòng khi viếng lăng Bác, những tình cảm thành kính, sâu sắc với Bác Hồ. Bài thơ đã thể hiện được những niềm xúc động tràn đầy và lớn lao trong lòng khi viếng lăng Bác, những tình cảm thành kính, sâu sắc với Bác Hồ. Nhận xét về đặc điểm nghệ thuật của bài thơ Đặc điểm nghệ thuật của bài thơ 3.Đặc điểm nghệ thuật của bài thơ - Hãy tìm ra những nét nổi bật trong nghệ thuật của bài thơ, về giọng điệu, hình ảnh, thể thơ. - Nhận xét chung về giọng điệu của bài thơ - Nhận xét vai trò của thể thơ trong việc diễn đạt cảm xúc . - Nhận xét về sự sáng tạo của những hình ảnh thơ trong bài - Giọng vừa trang nghiêm, sâu lắng, vừa tha thiết, đau xót, tự hào, thể hiện đúng tâm trạng xúc động khi vào lăng viếng Bác. Giọng điệu ấy được tạo nên bởi nhiều yếu tố : thể thơ nhịp điệu của các câu thơ, từ ngữ và hình ảnh. -Thể thơ và nhip điệu : thể thơ 8 chữ (nhưng có dòng thơ 7 hoặc 9 chữ). Cách gieo vần không cố định, có khi liền, có khi cách. Nhịp chậm, diễn tả sự trang nghiêm, thành kính, lắng đọng trong tâm trạng .Riêng khổ cụối nhịp thơ nhanh hơn, với điệp từ muốn làm được lặp ba lần, thể hiện mong ước tha thiết và nỗi lưu luyến của tác giả. - Hình ảnh thơ trong bài có nhiều sáng tạo, kết hợp cả hình ảnh thực, hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng. - Giọng thơ - Thể thơ - Các hình ảnh thơ đặc sắc Tổng kết. Tổng kết. Tổng kết. GV dựa. vào phần Ghi nhớ để tổng kết bài. Hs đọc phần ghi nhớ (SGK) Ghi nhớ (SGK) Bài luyện tập Luyện tập Luyện tập Hãy viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về đoạn thơ :”Bác nằm trong…trong tim” Hs thực hiện, GV chọn mộtvài bài chấm bằng cách cho Hs đọc và nhận xét IV. Củng cố : - Hãy đọc lại cả bài thơ - Nội dung chính của bài thơ nói đến những tình cảm gì ? - Nội dung và nghệ thuật bài thơ có gì đặc sắc ? V. Hướng dẫn học tập - Học thuộc bài thơ - Phân tích những hình ảnh ẩn dụ đặc ắc trong bài thơ - Chuẩn bị bài mới :” Sang thu” Tuần 24 Tiết 118 NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH ) MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS - Hiểu rõ thế nào là nghi luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích), nhận diện chính xác một bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích). - Nắm vững các yêu cầu đối với một bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) để có cơ sở tiếp thu, rèn luyện tốt về kiểu bàỉ này ở các tiết tiếp theo. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ : - Thầy : Nghiên cứu SGK, SGV, SBT - Học sinh : Đọc trước SGK, soạn bài TỔ CHỨCCÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : *Hoạt động 1: khởi động I. Ổn định tổ chức II. Kiểm tra bài cũ: - Hãy so sánh để tìm ra nét giống nhau và khác nhau giữa kiểu bài nghị luận về đạo lý tư tường và kiểu bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống . - Hãy trình bày các nội dung của một bài nghị luận về một tư tưởng đạo lý . - Gv kiểm tra các bài tập luyện tập cho về nhà III. Bài mới: Giới thiệu bài. GV giới thiệu chương trình, yêu cầu bao quát của phần Nghị luận về tác phâm truyện họăc đoạn trích )và yêu cầu của tiết học đầu tiên. *Hoạt động 2 : Tìm hiều bài Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bảng I. Tìm hiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích ) I. Tìm hiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đ. trích ) Hướng dẫn HS đọc bài văn và trả lời các câu hỏi (trong SGK ) GV giải thích: vấn đề nghị luận chính là tư tưởng cốt lõi là chủ đề của một bài văn nghị luận, là mạch ngầm làm nên tính thống nhất, chặt chẽ của bài văn. - Vấn đề nghị luận của văn bản này là gì ? Hãy đặt một nhan đề thích hợp cho văn bản - Vậy nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích ) là gì ? HS đọc bài văn và trả lời các câu hỏi (trong SGK ) - Vấn đề nghị luận : Những phẩm chât, đức tính đẹp đẽ, đáng yêu của nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long. - Có thể đặt tên : “Hình ảnh anh thanh niên làm công tác khí tượng trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long hay “Một vẻ đẹp Sa Pa lặng Iẽ...” - Trình bày những nhận xét đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện , chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể - Vấn đề nghị luận được người viết triển khai qua những luận điểm nào ? Tìm những câu nêu lên hoặc cô đúc luận điểm của văn bản - Dù đươc miêu tả nhiều hay ít, trực tiếp hay gián tiếp, nhân vật nào của “Lặng lẽ Sa Pa" cũng hiện lên với nét cao quý đáng khâm phục. Trong đó, anh thanh mên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu - nhân vật chính của tác phẩm - đã để lại. cho chúng ta nhiều ấn tuợng khó phai mờ. (Các câu nêu vấn đề nghị luận). - Truớc tiên, nhân vật anh thanh niên này đẹp ở tấm lòng yêu đời, yêu nghề, ở tinh thần trách nhiệm cao với công việc làm gian khổ của mình. (Câu chủ đề nêu luận điểm). . -Nhưng anh thanh niên này thật đáng yêu ơ nỗi thèm người lòng hiêú khách đến nồng nhiệt, ở sự quan tâm đến ngươi khác một cách chu đáo. (Câu chủ đề nêu luận điểm) -Công việc vất vả, có những đóng góp quan trọng cho đất nước như thế nhưng người thanh niên hiêú khách và sôi nôỉ âý lại rất khiêm tốn. (Câu chủ đề nêu luận điểm) . - Cuộc sống của chúng ta thật đáng yêu. (Đoạn cuối bài - những câu cô đúc vấn đề nghị luận) - Để khẳng định các luận điểm người viết đã lập luận như thế nào ? -Hãy nhận xét về những luịân cứ được người viết đưa ra để làm sáng tỏ cho từng luận điểm Hãy nêu yêu cầu chung về luận điểm , bố cục, lời văn - Các luận điểm : rõ ràng, ngắn gọn, gợi sự chú ý.. - Từng luận điểm: được phân tích, chứng minh bằng dẫn chứng cụ thể trong tác phẩm. -Các luận cứ: đều xác đáng, sinh động bởi (chi tiết, hình ảnh đặc sắc của tác phẩm). - Dẫn dắt tự nhiên, có bố cục chặt chẽ. Từ nêu vấn đề đi vào phân tích, diễn giải rồi sau đó khẳng định nâng cao . - Luận điểm : rõ ràng, ngắn gọn, gợi sự chú ý. - Từng luận điểm: được phân tích, chứng minh bằng dẫn chứng cụ thể trong tác phẩm. - Các luận cứ: phải xác đáng, sinh động - Bố cục chặt chẽ. - Lời văn phải chuẩn xác, gợi cảm Ghi nhớ. Ghi nhớ. Ghi nhớ. Cho HS đọc kĩ và củng cố phần Ghi nhớ trong SGK HS đọc kĩ và củng cố phần Ghi nhớ trong SGK Ghi nhớ (SGK) Hướng dẫn HS luyện tập. HS luyện tập Luyện tập Cho đọc đoạn văn và các câu hỏi trong SGK -Vấn đề nghi luận : tình thế lựa chọn nghíệt ngã của nhân vật lão Hạc và vẻ đẹp của nhân vật này : cái chết -Những ý kiến chính : Lão đã chết một cách cao ngạo và thảm khốc Cái chết khiến ta đau đớn nhận ra tình phụ tử thiêng liêng và thăm thẳm Lão Hạc dùng cái chết để cấy mầm sống cho đứa con trai Đó là một sự lựa chọn tột cùng đớn đau của thân phận con người -Bằng sự phân tích cụ thể nội tâm, hành động của nhân vật lão Hạc, bài viết đã làm sáng tỏ một nhân cách đáng. kính trọng, một tấm lòng hi sinh cao quý.. IV. Củng cố : Cho Hs đọc lại phần ghi nhớ V. Hướng dẫn học tập Đọc kỹ các đề bài trang 64-65 và trả lời các câu hỏi Tuần 24 Tiết 119 CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH) MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS - Biết cách viết bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cho đúng với các yêu cầu đã học ở tiết trước. -Rèn luyện kĩ năng thực hiện các bước khi làm bài nghị luận về tác phẩm truyện(hoặc đơạn trích),cách tổ chức, triển khai các luận điểm. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ : - Thầy : Nghiên cứu SGK, SGV, SBT - Học sinh : Đọc trước SGK, soạn bài TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : *Hoạt động 1: khởi động Ổn định tổ chức Kiểm tra bài cũ: Bài mới: *Hoạt động 2: Tìm hiều bài Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bảng Đề bài nghị luận về tác phẩm văn học (hoặc đoạn trích ) I. Đề bài nghị luận về tác phẩm văn học (hoặc đoạn trích ) GV cho Hs đọc 4 đề Các đề bài đã nêu ra những vấn đề nghị luận nào về tác phẩm ? - Đề 1 : Thông qua cuộc đời, số phận một nhân vật cụ thể để suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trog xã hội cũ ( Trên cơ sở phân tích nhân Vũ Nương đểv khái quát lên thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ. Người viết nêu cảm nhận, suy nghĩ của mình). - Đề 2: Yêu cầu phân tích diễn biến cốt truyện, qua đó làm nổi bật tính cách nhân vật, tâm tình của người nông dân trong kháng chiến chống Pháp và tài kể chuyện của người viết - Đề 3: Trên cơ sở phân tích nhân vật trong một đoạn trích để cảm nhận về thân phận của nhân vật, qua đó nêu suy nghĩ của mình Đề 4:
File đính kèm:
- T24.doc