Bài giảng Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 02 / 3 Ngày dạy : 06 / 3 Tuần 25 Tiết: 124 NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Giúp HS: - Hiểu rõ các yêu cầu đối với bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. - Bước đầu rèn luyện các kĩ năng viết bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. * Trọng tâm: Phân tích ngữ liệu để rút ra kết luận. * Đồ dùng: Bảng phụ, ngữ liệu. II. NỘI DUNG LÊN LỚP 1. Ổn định: Sĩ số: Vắng: Hiện diện: 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu một hình ảnh thơ gây ấn tượng với em nhất? - Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh. 3. Bài mới: Giới thiệu bài: Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Ø Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung. GV cho HS đọc bài “Khát vọng hòa nhập, dâng hiến cho đời” (SGK) và nêu các câu hỏi về vấn đề nghị luận, những luận điểm, luận cứ, lời giảng bình, cách diễn đạt, … HS làm việc độc lập. Đứng tại chỗ trả lời. Lớp góp ý, GV bổ sung. GV cho HS tổng kết rút ra yêu cầu của bài nghị luận một đoạn thơ, bài thơ cho HS đọc ghi nhớ. Ø Hoạt động 2: Tổ chức luyện tập. HS đọc yêu cầu của luyện tập. HS làm việc theo nhóm, bổ sung luận điểm cho bài thơ. Đại diện các nhóm trình bày. GV nhận xét, đánh giá, tổng kết. I. TÌM HIỂU BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ 1. Ví dụ: Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ. a. Vấn đề nghị luận: Khát vọng hòa nhập và dâng hiến cho đời. b. Các luận điểm: - Mùa xuân mang nhiều tầng nghĩa (luận cứ: mùa xuân đẹp của quê hương, đất nước …) - Khát vọng hòa nhập, được dâng hiến cho đời “một mùa xuân nho nhỏ” c. Bố cục: 3 phần. - Mở bài: Giới thiệu chung. - Thân bài: Mùa xuân và khát vọng hòa nhập, dâng hiến. - Kết bài: Đánh giá sức truyền cảm của bài thơ. d. Cách diễn đạt trong sáng, thiết tha, lôi cuốn. 2. Kết luận: (Ghi nhớ SGK) II. LUYỆN TẬP Có thể bổ sung các luận điểm cho bài thơ: - Mùa xuân của một đất nước vất vả gian lao và cũng tràn đầy niền tin, hy vọng. - Mùa xuân của giai điệu ngọt ngào, tình tứ, sâu lắng trong dân ca xứ Huế. 4. Củng cố: - Thế nào là nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. - Yêu cầu của bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. 5. Hướng dẫn học bài: - Nắm vững yêu cầu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. - Chuẩn bị bài “Cách làm bài nghị uận về một đoạn thơ, bài thơ” @&?
File đính kèm:
- Nghi luan doan tho.doc