Bài giảng Nghĩa tường minh và hàm ý

doc2 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2370 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Nghĩa tường minh và hàm ý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 01 / 3
Ngày dạy : 03 / 3
Tuần 25
Tiết:123






NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
	Giúp HS:
Giúp HS bước đầu phân biệt được nghĩa tường minh và hàm ý trong cách diễn đạt, có ý thức sử dụng cách diễn đạt để vận dụng trong cuộc sống.
	* Trọng tâm: Phân biệt nhận biết hàm ý.
	* Đồ dùng: Bảng phụ, các ví dụ hội thoại có hàm ý.

II. NỘI DUNG LÊN LỚP
1. Ổn định: 	Sĩ số:	Vắng:	Hiện diện:	
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV đưa ví dụ đoạn hội thoại 2 người ngồi trong phòng.
“A: Rét quá!	B: Đóng cửa lại thì tối.” Em nhận ra được nội dung gì trong 2 câu văn của 2 đối tượng ngoài sự việc phản ánh trong câu?
- Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.
3. Bài mới:
Giới thiệu bài: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Ø Hoạt động 1: Hướng dẫn phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý.
Gọi HS đọc ví dụ trong SGK và các câu hỏi. GV treo bảng phụ ghi ví dụ SGK.
HS đọc bài tập 2 (phần Luyện tập để bổ sung). GV ghi lại câu in nghiêng lên bảng?
Hỏi: Trong câu in nghiêng ngoài nội dung cho biết về sự xuất phát ở Lào Cai quá sớm hay còn có ý gì khác? Nếu có thì hãy diễn đạt cụ thể?
Hỏi: Câu in nghiêng có trực tiếp nói ra ý đó không? Nếu không có câu in nghiêng ý đó có được truyền đến người nghe không? (không).
Hỏi: Vậy phần thông báo vừa tìm được có phải là phần thông báo nhiều hơn những gì được nói ra không?
=> Diễn đạt như ví dụ a là diễn đạt nghĩa tường minh. Hiểu thế nào là nghĩa tường minh?
GV cho HS phát biểu, GV khái quát ý.
Hỏi: Cách đưa thêm nội dung như câu in ngiêng ở ví dụ b gọi là hàm ý của câu đó -> hiểu thế nào là hàm ý.
HS trả lời, GV nhận xét bổ sung rút ra kết luận.
Gọi HS đọc ghi nhớ SGK. Cho HS lấy ví dụ có hàm ý.
Ø Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập. 
Bài 1: HS đọc và xác định.
Yêu cầu: Tìm câu chứa hàm ý và diễn đạt hàm ý.
Hỏi: Muốn tìm hàm ý trong 1 câu nói cần xác định điều gì? (Mục đích nói của câu đó).
Hỏi: Những câu nào mà có nội dung nhiều hơn phần thông báo trực tiếp?
(HS xác định các câu nói của nhân vật, dựa vào văn cảnh để tìm hàm ý.)
Bài 2: HS xác định yêu cầu bài tập: Tìm hàm ý.
Bài 4: 
GV cho 2 HS đọc 2 đoạn văn, GV ghi câu in nghiêng lên bảng.
Hỏi: Câu nào chứa hàm ý?
Hỏi: 2 câu trên là lời của ai? Đang nói về điều gì? mục đích của mỗi người?
Mục đích nói đó của ông Hai có để mọi người biết không?
Bà Hai có định nói ra điều đó không?
=> Rút ra điều gì về cách nhận biết hàm ý trong câu?
I. PHÂN BIỆT NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý
1. Ví dụ: 
a. Về đoạn văn trong Lặng lẽ Sa Pa
- Câu nói của anh thanh niên hàm ý về thời gian đi nhanh quá trong cuộc chia tay với cô gái.
- Câu nói thứ 2 ẩn ý níu giữ cô gái.
b. “Tuổi già cần nước chè: ở Lào Cai đi sớm quá”…
=> Thông báo thêm: Nhà họa sĩ lão thành chưa kịp uống nước chè.
Là phần thông báo nhiều hơn những gì được nói ra.




2. Kết luận: (Ghi nhớ)
- Nghĩa tường minh: là nghĩa được thể hiện trên mặt câu chữ.
- Hàm ý: là phần thông báo nhiều hơn những gì được nói ra.





II. LUYỆN TẬP
Bài 1. 
a. Nhà họa sĩ tặc lưỡi đứng dậy.
b. Cô gái mặt đỏ ửng, quay vội đi.








Bài 2. 
Cơm chín rồi -> mời vô ăn cơm.
Bài 4. 
- Hà nắng gớm, về nào …
- Tôi thấy người ta đồn …
=> Không phải là câu chứa hàm ý.
Lưu ý: 
- Hàm ý phải được người nghe nhận thấy.
- Nói bị ngắnt lời, nội dung chưa nói hết không gọi là hàm ý.
4. Củng cố:
- Thế nào là nghĩa tường minh? Cho ví dụ?
- Thế nào là hàm ý trong câu? Cho ví dụ?
5. Hướng dẫn học bài:
	- Hoàn thành tiếp các bài tập.
	- Sưu tầm 3 ví dụ có hàm ý.
	- Chuẩn bị bài “Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ”
@&?

File đính kèm:

  • docNghia tuong minh - ham y.doc