Bài giảng Nguồn gốc cây trồng
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Nguồn gốc cây trồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: Ngày dạy: NGUỒN GỐC CÂY TRỒNG MỤC TIÊU Kiến thức Xác định được các dạng cây trồng ngày nay là kết quả của quá trình chọn lọc từ những cây dại do bàn tay con người tiến hành. Phân biệt được sự khác nhau giữa cây dại và cây trồng đồng thời giải thích được lí do khac1 nhau giữa chúng. Nêu được những biện pháp chính nhằm cải tạo cây trồng. Thấy được khả năng to lớn của con người trong việc cải tạo thực vật. Kỹ năng Rèn luyện khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm. Kỹ năng quan sát, so sánh, nhận biết , phân tích và tổng hợp kiến thức. Thái độ : Giáo dục HS có thái độ yêu và ý thức bảo vệ thiên nhiên. CHUẨN BỊ: Giáo viên: Tranh : Tranh cây cải dại và cây cải trồng ngày nay. Mẫu vật : hoa hồng dại và hoa hồng trồng. Chuối dại và chuối nhà. Một số quả ngon : táo, nho, xoài, … Học sinh: Nghiên cứu kĩ thông tin và nội dung bài “Nguồn gốc cây trồng” Dự đoán trả lời các câu hỏi thảo luận của bài trong sgk/ 144, 145 Ôn lại kiến thức của sự phát triển của ngành thực vật hạt kín. Tìm hiểu và so sánh 1 số loại cây dại với cây trồng về cấu tạo, chất lượng phát triển, năng suất cây trồng và khả năng sinh sản của chúng. PHƯƠNG PHÁP: Thảo luận trao đổi nhóm, quan sát, hỏi đáp tìm tòi TIẾN TRÌNH: Ổn định tổ chức: Kiểm tra sỉ số học sinh và vệ sinh lớp học. (1’) Kiểm tra bài cũ (4’) Câu hỏi Trả lời Điểm * Quá trình xuất hiện và phát triển của giới TV được tiến ra như thế nào ? * Giới TV phát triển qua mấy giai đoạn? Nêu tên của các giai đoạn đó ? * Phần 1. * Phần 2 5 5 Giảng bài mới: (35’) Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học Mở bài: SGK/144 HĐ1: Tìm hiểu về nguồn gốc của cây trồng (10’) MT: Hiểu được cây trồng bắt nguồn từ cây dại. GV: yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau: ?Cây như thế nào thì được gọi là cây trồng? (được con người trồng và chăm sóc thường xuyên) ?Hãy kể tên 1 vài cây trồng và công dụng của nó? (đu đủ, cam -> lấy trái; rau muống -> lấy thân và lá) ?Con người trồng cây nhằm mục đích gì? (phục vụ làm lương thực, thực phẩm) HS: tìm hiểu trong thực tế và trả lời câu hỏi, các HS khác nhận xét và bổ sung. GV: nhận xét câu trả lời của HS.Yêu cầu HS đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi : cây trồng bắt nguồn từ đâu ? HS: trả lời, nhận xét và hoàn thiện kiến thức đúng. HĐ2: Tìm hiểu về sự khác nhau giữa cây dại và cây trồng.(20’) MT: Nhận biết được cây dại và cây trồng.So sánh được cây dại và cây trồng. GV: treo tranh cây cải dại và cây cải trồng; yêu cầu HS quan sát hình và nhận biết 2 loại cây này bằng cách trả lời câu hỏi gợi ý của GV: ?Hãy cho biết sự khác nhau giữa các bộ phận tương ứng rễ, thân, lá, hoa của cải dại và cải trồng ? (của cây trồng thì rễ, thân, lá to và đẹp, chất lượng hơn) ?Vì sao các bộ phận của cây trồng lại khác nhiều so với cây dại ?(chúng được chăm sóc, bón phân, tưới nước thường xuyên nên nay đủ chất dinh dưỡng hơn cải dại; Đồng thời do nhu cầu khác nhau mà con người cải tạo chúng cũng khác nhau nện chúng khác nhiều so với cải dại) HS nghiên cứu và trả lời các câu hỏi. Các HS khác nhận xét và bổ sung. GV: nhận xét và hướng dẫn HS tự hoàn thiện kiến thức . GV chốt lại vấn đề : Do nhu cầu sử dụng các bộ phận khác nhau mà con người đã tác động, cải tạo các bộ phận đó làm cho cây trồng khác xa với cây dại. GV: phát phiếu HS yêu cầu HS quan sát các mẫu vật, thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập (3’) HS: thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập. Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận trên bảng, các nhóm khác nhận xét và bổ sung. GV: nhận xét và chốt lại kiến thức đúng giúp HS hoàn thiện kiến thức của bài qua các câu hỏi gợi ý: ?Hãy cho biết cây trồng khác cây dại điểm nào? (Cây trồng khác cây dại ở các bộ phận mà con người sử dụng) Câu hỏi chuyển ý: Để có những thành tựu trên, con người đã dùng những phương pháp nào? HĐ3: Tìm hiểu công việc cải tạo cây trồng. (5’) MT: Biết được một số biện pháp trong việc cải tạo cây trồng của con người. GV:yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK/145 và độc lập trả lời câu hỏi : ?Muốn cải tạo cây trồng, con người đã làm như thế nào? (cải tạo giống và các biện pháp chăm sóc) HS: nghiên cứu thông tin SGK và trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. HS tự điều chỉnh kiến thức và rút ra kết luận bài. 1. CÂY TRỒNG BẮT NGUỒN TỪ ĐÂU ? - Cây trồng bắt nguồn từ cây dại, cây trồng phục vụ cho nhu cầu cuộc sống của con người. 2. CÂY TRỒNG KHÁC CÂY DẠI NHƯ THẾ NÀO? - Cây trồng có nhiều loại phong phú. - Tuỳ theo từng mục đích sử dụng của mình mà con người đã tạo ra những cây trồng có năng suất cao, phẩm chất tốt. 3. MUỐN CẢI TẠO CÂY TRỒNG CẦN PHẢI LÀM GÌ? - Cải biến tình di truyền : lai, chiết, ghép, chọn giống, cải tạo giống, nhân giống . . . - Chăm sóc : tưới nước, bón phân, phòng trừ sâu bệnh. Củng cố và luyện tập (3’) Câu 1: Tại sao lại có cây trồng? Cây trồng có nguồn gốc từ đâu? (Con người cải tạo cây dại thành cây trồng. Cây trồng có nguồn gốc từ cây dại) Câu 2: Cây trồng khác cây dại như thế nào? Do đâu có sự khác nhau đó? Cho một vài ví dụ cụ thể? (phần 2) Câu 3: Hãy kể tên một số cây ăn quả đã được cải tạo cho phẩm chất tốt ? ( Nho, táo, ổi) Hướng dẫn HS tự học ở nhà (2’) Bài cũ : Học bài và làm bài tập 1,2,3 SGK / 145 Tìm hiểu nghiên cứu thêm về đặc điểm của các thực vật xung quanh các em. Đọc mục “Em có biết” SGK/ 145 Bài mới : Nghiên cứu kĩ thông tin và nội dung bài “Thực vật góp phần điều hoà khí hậu” Dự đoán trả lời các câu hỏi thảo luận của bài trong sgk/ 146, 147 Nghiên cứu kĩ sơ đồ trao đổi khí hình 46.1 SGK/ 146 Sưu tầm một số tranh ảnh về thiên tai, ô nhiễm môi trường. RÚT KINH NGHIỆM:
File đính kèm:
- T(57).doc