Bài giảng Ôn tập môn sinh
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ôn tập môn sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP Tiết: Ngày dạy : I. MỤC TIÊU Kiến thức: Học sinh ôn lại những kiến thức đã học về thế giới của thực vật. So sánh được sự giống và khác nhau về cấu tạo, chức năng giữa rễ và thân. phân biệt các loại rễ, các loại thân biến dạng cùng những chức năng của chúng. Kỹ năng: Rèn cho học sinh các kỹ năng hệ thống hóa kiến thức. Thái độ: ý thức trong việc tự học bài và làm bài. II. CHUẨN BỊ: Giáo viên Một số mẫu vật thật : các loại rễ, một số loại thân biến dạng. Các câu hỏi ôn tập. Bảng phụ ghi các câu hỏi thảo luận, câu hỏi ôn tập. Mô hình rễ, mô hình thân non. Học sinh Nghiên cứu kỹ nội dung các bài từ đầu năm đến nay. Dự đoán các câu hỏi thảo luận trong các bài đã học. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Thảo luận nhóm, hỏi đáp, giảng giải. IV. Tiến trình Ổn định lớp: Kiểm tra vệ sinh và sỉ số học sinh Kiểm tra bài cũ: (Kết hợp với ôn tập) Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học Gv: treo lên bảng phụ mang các câu hỏi và yêu cầu hs thảo luận cùng nhau Câu 1: trình bày cấu tạo tế bào thực vật? Mô là gì, mô nào có khả năng phân chia? Câu 2: nhờ đâu mà tế bào có thể lớn lên, quá trình phân chia tế bào diễn ra như thế nào? Câu 3: có mấy loại rễ chính, đặc điểm và cho ví dụ. Câu 4: Các loại biến dạng của rễ? Câu 5: cấu tạo trong miền hút của rễ, có phải tất cả các rễ của cây đều có miền hút không? Hs hoạt động nhóm trả lời và kiểm tra bài chéo cho nhau Gv yêu cầu các em trả lời, kết hợp cho điểm. Hoạt động 2: Gv treo lên các câu hỏi và yêu cầu hs cùng nhau trả lời Câu 6: cấu tạo trong của thân non? thân to ra do đâu? câu 7: biến dạng của thân? Câu 8: sự giống nhau và khác nhau về cấu tạo miền hút của rễ và thân non? Câu 1: cấu tạo tế bào thực vật Vách tế bào Màng sinh chất Chất tế bào Nhân Không bào Mô là tập hợp các tế bào có hình dạng và cấu tạo giống nhau cùng thực hiện một chức năng riêng. Mô phân sinh có khả năng phân chia. Câu 2: Nhờ quá trình trao đổi chất mà tế bào có thể lớn lên Quá trình phân chia diễn ra: nhân phân chia, chất tế bào phân chia, màng tế bào xuất hiện tách tế bào mẹ thành hai tế bào con. Câu 3: có hai loại rễ chính - Rễ cọc có rễ cái to, khoẻ và các rễ con mọc xiên.( Bưởi, cam…) - Rễ chùm mọc toả ra từ gốc thân, dài bằng nhau ( hành, lúa, huệ…) Câu 4: - Rễ củ: phình to chứa chất dinh dưỡng(cà rốt, củ cải trắng) -Rễ móc: giúp cây bám vào trụ leo lên cao ( trầu, tiêu ) -Rễ thở:mọc ngược lên khỏi mặt đất giúp cây hô hấp (mắm, bần, sú, vẹt) -Giác mút: đâm vào thân cây khác để lấy thức ăn ( tơ hồng, tầm gửi ) Câu 5: gồm hai phần Vỏ: biểu bì gồm các tế bào hình đa giác xếp xác nhau, có một số tế bào kéo dài thành lông hút Thịt vỏ: chuyển các chất vào bên trong Trụ giữa: mạch rây vận chuyển các chất hữu cơ, mạch gỗ vận chuyển nước và muối khoáng. Ruột: Chứa các chất dự trữ. Các cây sống trông nước hoặc trên mặt nước rễ không có miền hút. Câu 6: Cấu tạo trong Vỏ: biểu bì gồm các tế bào trong suốt chức năng bảo vệ. Thịt vỏ: có một số tế bào chứa diệp lục, quang hợp Trụ giữa: mạch rây vách mỏng dẫn truyền chất hữu cơ. Mạch gỗ vận chuyển nước và muối khoáng. Ruột: gồm các tế bào vách mỏng, dự trữ. Thân to ra do sự phân chia của tầng phát sinh vỏ và tầng phát sinh trụ. Câu 7: các loại biến dạng của thân là: thân củ, thân rễ, thân mọng nước. Câu 8: giống nhau gồm hai thành phần chính. Vỏ và trụ giữa. Miền hút của rễ Thân non Vỏ :biểu bì có lông hút và thịt vỏ Trụ giữa gồm: + Các bó mạch với MR và MG xếp xen kẽ nhau. + Ruột Vỏ : biểu bì và thịt vỏ. Trụ giữa gồm: +Một vòng bó mạch với MR ở ngoài, MG ở trong xếp chồng lên nhau. + Ruột 4. Củng cố và luyện tập Giáo viên khắc sâu kiến thức cho học sinh các phần quan trọng cần ghi nhớ. 5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà - Nghiên cứu kĩ cấu tạo, chức năng của từng loại rễ, loại thân, rễ biến dạng, thân biến dạng … - Trả lời tất cả các câu hỏi và bài tập sgk trong tất cả các bài. V. RÚT KINH NGHIỆM
File đính kèm:
- T31_on.doc