Bài giảng Ôn tập về thơ

doc109 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1435 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Ôn tập về thơ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 127

ôn tập về thơ

A- Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: Giúp HS hệ thống hoá kiến thức cơ bản về các tác phẩm thơ Việt Nam hiện đại đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 9 (2 tập). Củng cố kiến thức cơ bản về thể loại thơ trữ tình đã hình thành qua quá trình đọc các tác phẩm thơ trong chương trình lớp 9 và các lớp 6, 7, 8. Bước đầu hình thành hiểu biết sơ lược về thành tựu và đặc điểm của thơ hiện đại Việt Nam từ sau Cách mạng Tháng Tám 1945.
2. Tích hợp với phần tiếng Việt ở bài Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ý, với phần Tập làm văn ở bài Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
3. Rèn kỹ năng so sánh, hệ thống hoá, cảm thụ và phân tích thơ trữ tình.
B. Chuẩn bị: GV hướng dẫn HS chuẩn bị theo 6 câu hỏi trong SGK; ôn học thuộc lòng tất cả các bài thơ đã học trong chương trình lớp 9; chọn ở các lớp 6, 7, 8 mỗi lớp 1 bài để học thuộc lòng
	B. Nội dung – tiến trình lên lớp
ổn định tổ chức:
 Kiểm tra bài cũ
+GV nhắc nhở và kiểm tra sự chuẩn bị của HS từ trước đó 1 tuần
+GV kiểm tra kết quả bài chuẩn bị của một vài HS.
 3. Bài mới	
I- Nội dung và tiến trình ôn tập
1. Bảng hệ thống
TT
Tên bài thơ
Tác giả
Năm sáng tác
Thể loại
Đặc sắc nội dung tư tưởng
Đặc sắc nghệ thuật
1
Đồng chí
Chính Hữu
1948
Tự do
Ca ngợi tình đồng chí – cùng chung lý tưởng – của những người lính cách mạng trong những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Tình đồng chí trở thành sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của anh bộ đội cụ Hồ.
-Chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm.
-Hình ảnh sáng tạo vừa hiện thực vừa lãng mạn: đầu súng trăng treo.
2
Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Phạm Tiến Duật
1969
Tự do
Tư thế hiên ngang, tinh thần chiến đấu bình tĩnh, dũng cảm, niềm vui lạc quan của những người lính lái xe trên những nẻo đường Trường Sơn trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.
Tứ thơ độc đáo: Những chiếc xe không kính; giọng điệu tự nhiên, khoẻ khoắn, vui tếu có chút ngang tàng; lời thơ gần với lời văn xuôi, lời nói thường ngày.
3
Đoàn thuyền đánh cá
Huy Cận
1958
Bảy chữ
Cảm xúc tươi khoẻ về thiên nhiên và lao động tập thể qua cảnhmột chuyến ra khơi đánh cá của những ngư dân Quảng Ninh
Cảm hứng vũ trụ – lãng mạn. Nhiều hình ảnh đẹp, nên thơ, giàu tưởng tượng, âm tưởng rộn ràng, phấn chấn. Một bài ca lao động hào hùng.







4
Bếp lửa
Bằng Việt
1963
Bảy chữ và tám chữ
Nhớ lại những kỉ niệm xúc động về bà và tình bà cháu. Lòng kính yêu và biết ơn của cháy đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước.
Kết hợp biểu cảm, miêu tả, kể chuyện và bình luận. Hình ảnh bếp lửa gắn với hình ảnh người bà, tạo ra những ý nghĩa sâu sắc. Giọng thơ bồi hồi, cảm động
5
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
Nguyễn Khoa Điềm
1971
Chủ yếu là tám chữ; 
Hát ru
Tình thương yêu con gắn liền với lòng yêu nước, tinh thần chiến đấu và khát vọng tương lai của người mẹ dân tộc Tà-ôi trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.
Điệp khúc, xen kẽ lời ru của mẹ và lời ru của tác giả; nhịp điệu ngọt ngào đều đều khai thác từ điệu ru con truyền thống. Hình ảnh mới mẻ sang tạo: hát ru em bé trên lưng mẹ
6
ánh trăng
Nguyễn Duy
1978
Năm chữ
Từ hình ảnh ánh trăng trong Thành phố, nhớ lại những năm tháng đã qua của cuộc đời người lính chiến đấu gắn bó với thiên nhiên, với ánh trăng, với đất nước thân yêu và bình dị, nhắc nhở thái độ sống tình nghĩa, thuỷ chung.
Hình ảnh bình dị, tứ thơ bất ngờ mà hợp lí (thình lình mất điện, mở cửa dổ, chọt gặp vầng trăng); giọng điệu chân tình, nhỏ nhẹ mà thấm sâu, kết bài gợi mở (cái giật mình không phải ngẫu nhiên).
7
Con sò
Chế 
Lan Viên
1962
Tự do
Từ hình tượng con cò trong ca dao, trong những lời hát ru, ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với đời sống con người.
Vận dụng sáng tạo hình ảnh và giọng điệu lời ru ca dao. Những ý nghĩa phong phú của hình tượng con cò: là con, là mẹ, là tuổi thơ, là quê hương đất nước
8
Mùa xuân nho nhỏ
Thanh Hải
1980
Năm chữ
Cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước, ước nguyện chân thành góp mùa xuân nho nhỏ của bản thân vào cuộc đời chung.
Nhạc điệu trong sáng, thiết tha; tứ thơ sáng tạo, tự nhiên, hình ảnh đẹp, nhiều sức gợi, so sánh, ẩn dụ, điệp từ, điệo ngữ sử dụng thành công, đậm đà chất Huế.
9
Viếng lăng Bác
Viễn 
Phương
1976
(1975?)
Tám chữ
Lòng thành kính, xúc động và biết ơn của nhà thơ - cũng là của nhân dân miền Nam, đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh trong một lần từ miền Nam ra viếng lăng Bác Hồ.
Giọng điệu trang trọng và thiết tha; tứ thơ theo hành trình của người vào lăng viếng Bác; nhiều hình ảnh so sánh, ẩn dụ đẹp và gợi liên tưởng, tưởng tượng (hàng tre, mặt trời, tràng hoa, vầng trăng), điệp từ điệp ngữ.
10
Sang Thu
Hữu Thỉnh
Sáu 1975
(?)
Năm chữ
Biến chuyển của thiên nhiên lúc giao mùa từ hạ sang thu
Cảm nhận tinh tế, nên thơ, nhẹ nhàng mà lắng đọng, gợi mở (hình ảnh đám mây vắt nửa mình sang thu, sông dềnh dàng, hương ổi phả, sương chùng chình...)
11
Nói với con
Y Phương
Sáu 1975
(?)
Tựdo (bản dịch từ tiếng Tày)
Lời trò chuyện với con thể hiện sự gắn bó, niềm tự hào về quê hương và đạo lí sống của dân tộc
Cách nói giàu hình ảnh, vừa cụ thể, gợi cảm, vừa gợi ý nghĩa sâu sắc.
12
Mây và sóng
Ta-go 
(ấn Độ)
Trong tập Trăng non (1909)
Tự do (bản dịch từ tiếng Anh)
Qua lời trò chuyện của bé với mẹ, thể hiện tình yêu mẹ vô ngần của em; ca ngợi tình mẹ con bất diệt và thiêng liêng
Kết cấu 2 phần đối xứng và nối tiếp, độc thoạilồng đối thoại; giọng điệu hồn nhiên, nhiều hình ảnh đẹp bay bổng tưởng tượng.
	+GV yêu cầu HS trả lời lần lượt theo từng cột. GV bổ sung. HS bổ sung vào bảng của bản thân.
2.a. Ghi tên các bài thơ Việt Nam theo từng giai đoạn lịch sử (căn cứ vào năm sáng tác):
+1945 - 1954 - giai đoạn cuộc kháng chiến chống Pháp: Đồng chí (1948)
+1945-1964 - Giai đoạn hoà bình (miền Bắc): đoàn thuyền đánh cá (1958), Con cò (1962), Bếp lửa (1963).
+1964-1975-giai đoạn kháng chiến chống Mĩ: Bài thơ về tiểu đội xe không kính (1969), Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (1971)
+Sau 1975-đấtnước thống nhất: Viếng lăng Bác (1976 (5)?Mùa xuân nho nhỏ (1980), Sang thu, Nói với con.
Thể hiện cuộc sống đất nước và tư tưởng, tình cảm của con người:
b1. Đất nước và con người Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay qua các giai đoạn lịch sử: trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mĩ gian khổ, trường kì và thắng lợi vẻ vang. Nhân dân đấtnước anh hùng. Dẫn chứng: Đồng chí, Tiểu đội xe không kính, Khúc hát ru...
b2. Công cuộc lao động xây dựng đất nước và những quan hệ tốt đẹp của con người. Dẫn chứng: đoàn thuyền đánh cá, Mùa xuân nho nhỏ, Nói với con, Con cò...
b3. Tình cảm, tư tưởng, tâm hồn của con người trong một thời kì lịch sử có nhiều biến động, thay đổi sâu sắc:
-Tình yêu quê hương, đất nước
-Tình đồng chí, đồng đội, lòng kính yêu, thương nhớ và biết ơn Bác Hồ.
-Tình cảm mẹ con, cha con, bà cháu gần gũi, thiêng liêng chặt bền, gắn liền với những tình cảm chung – với nhân dân và đất nước. Dẫn chứng:
Lưu ý: Khi dẫn chứng, không chỉ yêu cầu HS đọc tên bài thơ, tên tác giả mà có thể và nên cho HS đọc thuộc lòng những câu thơ tiêu biểu nhất.
3. Chủ đề tình mẹ con: những nét chung và riêng trong 3 bài thơ: Con cò, Khúc hát ru, Mây và sóng.
a. Những điểm chung:
-Ca ngợi tình mẹ con thiêng liêng, thắm thiết.
-Sử dụng lời hát ru, lời nói của con với mẹ.
b. Những điểm riêng:

Khúc hát ru...
Con cò
Mây và sóng
Sự thống nhất, gắn bó giữa tình yêu con với lòng yêu nước, gắn bó và trung thành với cách mạng của người mẹ Vân Kiều (Tà-ôi) trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Hình tượng sáng tạo: hát ru lớn trên lưng mẹ.
Từ hình tượng con cò trong ca dao, trong lời ru con, phát triển và ca ngợi lòng mẹ, tình mẹ thương con, ý nghĩa lời ru đối với cuộc sống con người 
Hoá thân vào lời trò chuyện hồn nhiên, ngây thơ và say sưa của bé với mẹ thắm thiết của trẻ thơ. Tình yêu mẹ của bé là sâu nặng, hấp dẫn hơn tất cả những vẻ đẹp và sự hấp dẫn khác trong thiên nhiên, vũ trụ

4. Hình ảnh người lính và tình đồng chí, đồng đội trong 3 bài thơ: Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Anh trăng:
+Vẻ đẹp tính cách và tâm hồn của anh bộ đội Cụ Hồ, người lính cách mạng trong những hoàn cảnh khác nhau.
+Tình đồng chí, đồng đội gần gũi, giản dị, thiêng liêng của những người lính nông dân nghèo khổ trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp cùng chung cảnh ngộ, chia sẻ vui buồn.
+Tình cảm lạc quan, bình tĩnh, tư thế ngang tàng, ý chí kiên cường, dũng cảm vượt qua khó khăn, nguy hiểm vì sự nghiệp giải phóng miền Nam của những người chiến sĩ lái xe Trường Sơn trong những năm đánh Mĩ.
+Tâm sự của người lính sau chiến tranh , sống giữa Thành phố, trong hoà bình: gợi lại những kỉ niệm gắn bó của người lính với thiên nhiên, đát nước, với đồng đội trong những năm tháng gian lao của chiến tranh. Từ đó, nhắc nhở về đạo lí, nghĩa tình thuỷ chung.
5. Nhận xét bút pháp của Huy Cận, Nguyễn Duy, Chế Lan Viên và Thanh Hải qua các bài thơ đã học.
-Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận: Bút pháp lãng mạn, nhiều so sánh, liên tưởng, tưởng tượng bay bổng. Giọng thơ tươi vui, khoẻ khoắn. Đó là bài ca lao động sôi nổi, phấn chấn, hào hùng. Hình ảnh đặc sắc: Đoàn thuyền đánh cá ra đi, đánh cá, trở về.
-Đồng chí - Chính Hữu: Bút pháp hiện thực, hình ảnh chân thực, cụ thể chọn lọc, cô đúc. Hình ảnh đặc sắc: Đầu súng trăng treo.
-ánh trăng - Nguyễn Duy: Bút pháp gợi nghĩ, gợi tả, ý nghĩa khái quát. Lời tự tình, độc thoại, ăn năn, ân hận với chính mình. Hình ảnh đặc sắc: ánh trăng im phăng phắc.
-Con cò của Chế Lan Viên: Bút pháp dân tộc-hiện đại: phát triển hình ảnh con cò trong ca dao và lời hát ru. Hình ảnh đặc sắc: con cò - cánh cò.
-Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải: Bút pháp hiện thực và lãng mạn, chất Huế đậm đà. Lời tâm nguyện trước lúc đi xa. Hình ảnh đặc sắc: mùa xuân nho nhỏ.
-HS đọc đoạn viết của bản thân. HS khác và GV nhận xét.
III- Tổng kết và luyện tập
	+GV tổng kết, nhận xét kết quả giờ học; hướng dẫn HS làm tiếp những câu hỏi chưa được hoàn thiện trên lớp.
+HS chuẩn bị cho bài Kiểm tra viết về thơ
 -------------------------------------------------------------
Tiết 128

Nghĩa tường minh và hàm ý (Tiếp theo)

A- Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: Củng cố khái niệm về nghĩa tường minh và hàm ý.
2. Tích hợp với Văn qua văn bản Mây và sóng, với Tập làm văn ở kiểu bài nghị luận.
3. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng sử dụng và giải mã hàm ý trong giao tiếp.
B. Chuẩn bị: Bảng phụ.
C. Nội dung – tiến trình lên lớp
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới

+GV yêu cầu HS đọc.
 Tìm hiểu đoạn trích trong SGK và trả lời các câu hỏi:
1. Nêu hàm ý của những câu in đậm. Vì sao chị Dậu không dám nói thẳng với con mà phải dùng hàm ý ?


2. Hàm ý trong câu nói nào của chị Dậu rõ hơn ? Vì sao chị Dậu phải nói rõ hơn như vậy? Chi tiết nào trong đoạn trích cho thấy cái Tí đã hiểu hàm ý trong câu nói của mẹ?
+HS trao đổi, thảo luận và trả lời:

I- Điều kiện sử dụng hàm ý :
1-Đọc VD-SGK
2-Nhận xét:
 1.- Câu “Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi” có hàm ý là: “Sau bữa ăn này, con phải sang ở nhà ông bà Nghị vì mẹ đã buộc lòng phải bán con”.
-Đây là một sự thật đau lòng nên chị Dậu không dám nói thẳng ra.
2.- Khi chị Dậu nói “Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi”, cái Tí chỉ mới lờ mờ cảm nhận được một điều gì đó không bình thường trong câu nói ấy; nhưng đến câu “Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài” thì cái Tí đã hiểu rõ tai hoạ ập xuống đầu nó; vì vậy ta có thể kết luận hàm ý của câu sau rõ hơn hàm ý của câu trước.
-Chị Dậu phải nói rõ hơn như vậy vì chính chị cũng không thể chịu đựng nôi sự đau đớn khi phải kéo dài những giây phút “lừa dối” cái Tí (giống như nỗi đau “lừa dối” con Vàng của lão Hạc).
-Các chi tiết chứng tỏ cái Tí đã hiểu hàm ý trong câu nói của mẹ là: giãy nảy, liệng củ khoai, oà lên khóc và hỏi: “U bán con thật đấy ư?”.
ãBài tập nhanh:
Mẩu chuyện:
Anh chồng đi chăn một đàn bò 10 con. Chiều tối, anh ta cưỡi 1 con bò và lùa những con còn lại về nhà. Đến cổng. Anh chồng dừng lại để đếm xem có đủ 10 con bò hay không. Anh ta đếm đi đếm lại mãi vẫn chỉ thấy có 9 con. Hoảng quá, anh ta thất thanh gọi vợ. Chị vợ lật đật chạy ra,hỏi: “Ai chọc tiết mình mà kêu khiếp thế?”. Anh chồng mếu máo: “Mình ơi...Thiếu 1 con bò...”. Chị vợ cười: “Tưởng gì? Thừa 1 con thì có”.
*Yêu cầu: Xác định câu nói có hàm ý ? Nêu hàm ý của câu nói ấy.


+GV chỉ định 1 HS đọc chậm, rõ Ghi nhớ trong SGK.
-Câu nói có hàm ý: “Tưởng gì? Thừa 1 con thì có !”
-Hàm ý: “Đồ ngu như bò, còn 1 con đang cưỡi nữa sao không đếm ?”
Ghi nhớ SGK.-91

	III- Tổng kết và luyện tập
Bài tập 1:GV cho HS đọc và nêu y/cầu BTập 1
a. Gợi ý
+Người nói là anh thanh niên, người nghe là ông hoạ sĩ và cô gái.
+Hàm ý của câu in đậm là: “Mời bác và cô vào trong nhà uống nước”.
+Hai người nghe đều hiểu hàm ý đó, chi tiết chứng tỏ sự hiểu đó là “Ông theo liền anh thanh niên vào trong nhà”,”ngồi xuống ghế”.
b.-Người nói là anh Tấn, người nghe là chị hàng đậu (ngày trước).
-Hàm ý của câu in đậm là: “Chúng tôi không thể cho được”
-Người nghe hiểu được hàm ý đó, điều đó thể hiện ở câu nói cuối cùng: “Thật là càng giàu có càng không dám rời một đồng xu ! Càng không dám rời đồng xu lại càng giàu có !”.
c-Người nói là Thuý Kiều, người nghe là Hoạn Thư.
-Hàm ý của câu in đậm thứ nhất là: “Quyền quý cao sang như tiểu thư mà cũng có lúc phải cúi đầulàm tội nhân như thế này ư ?”
-Hàm ý của câu in đậm thứ hai là: “Tiểu thư không nên ngạc nhiên về sự trừng phạt này”.
-Hoạn Thư hiểu các hàm ý đó nên đã “hồn lạc phách xiêu” và “Khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca”
Bài tập 2: Đọc và nêu Y/cầu BTập 2
Gợi ý: 
-Cơm sôi rồi, nhão bây giờ !
Anh Sáu vẫn ngồi im ...
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
-Hàm ý của câu in đậm là: “chắt giùm nước để cơm khỏi nhão”.
-Người nói dùng hàm ý vì trước đó đã nói thẳng “chắt nước giùm cái” nhưng không được đáp ứng.
-Phải dùng hàm ý vì chưa thể đổi cách xưng hô mà thời gian thì gấp quá rồi, nếu để chậm cơm sẽ bị nhão.
-Việc sử dụng hàm ý không thành công vì người nghe là anh Sáu “vẫn ngồi im”, nghĩa là anh Sáu không cộng tác đối thoại (vờ như không nghe thấy gì, không hiểu gì).
Bài tập 3: Lên bảng làm
Gợi ý: Điền vào lượt lời của B một câu có hàm ý “từ chối”:
a. A: -Mai về quê với mình đi !
 B: -Rất tiếc, mình đã nhận lời Hoa rồi !
 A: -Đành vậy
b. B: -Mình phải đến bệnh viện chăm sóc bà nội !
c. B: -Mình còn phải giải hết các bài tập để ngày kia nộp vở cho thầy giáo
Bài tập 4: Về nhà. 
Bài tập 5:
a. Các câu có hàm ýmời mọc: “Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc”.
b. Các câu có hàm ý từ chối là: “Mẹ mình đang đợi ở nhà”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được ?”.
c. Viết thêm câu có hàm ý mời mọc:
-Đoạn 1: “Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc. Nếu không chơi như bọn tớ thì liệu cuộc sống còn có ý nghĩa gì ?”
-Đoạn 2: “Hãy đến nơi tận cùng trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây. Rồi cậu sẽ được tận hưởng một cuộc phiêu lưu kì thú nhất trên đời”.
4. Về nhà: - Học bài và làm BT4.
	 - Chẩn bị bài sau: KT VH




Tiết 129
Kiểm tra về thơ
A- Mục tiêu cần đạt
1. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập các văn bản tác phẩm thơ trong chương trình Ngữ Văn lớp 9, học kì II.
2. Tích hợp: tiếp tục công việc của tiết 127.
3. Rèn luyện và đánh giá kĩ năng viết văn: cảm nhận, phân tích một đoạn, một câu, một hình ảnh, hoặc một vấn đề trong thơ trữ tình.
B. Chuẩn bị:
-GV: các đề bài và đáp án
-HS: ôn tập kĩ càng theo nội dung bài ôn tập tiết 127.
C. Tiến trình tổ chức hoạt động
Đề :
đáp án và biểu điểm:
Trắc nghiệm (3 điểm)
 ------------------------------------------------------
17-3-2006 Tiết 130

Trả bài viết số 6

A- Mục tiêu cần đạt
-Ôn lại lí thuyết và kỹ năng của kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
-Nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm về những ưu điểm, nhược điểm thông qua một bài viết cụ thể
B. Tiến trình tổ chức hoạt động
Ôn lại kỹ năng tìm hiểu đề, tìm ý
GV chép lại Đề bài:Suy nghĩ của em về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.	
 --GV yêu cầu HS nhắc lại:
1. Tìm hiểu đề:
a. Kiểu đề: Nghị luận về tác phẩm truyện
b. Vấn đề cần nghị luận:Diễn biến cốt truyện ngắn 
c. Cơ sở nghị luận: phân tích
d. Yêu cầu nghị luận: xác mlập các luận điểm, luận cứ để làm rõ vấn đề
 2. Tìm ý:
 (xem lại phần gợi ý viết bài tập làm văn số 6).
3. GV nhận xét, đánh giá chung về kết quả của bài làm
	*Ưu điểm :
_ Bố cục: ba phần hợp lí và cân đối.
_ Liên kết giữa ba phần, giữa các đoạn chặt chẽ.
_ Diễn đạt lưu loát, không sai lỗi ngữ pháp, chính tả...
_Trình bày sạch đẹp.
*Nhược điểm:
_ Bài viết còn sơ sài.
_ Diễn đạt còn lủng củng.
_ Trình bày còn cẩu thả.
4. GV cho HS đọc để rút kinh nghiệm chung
_ Đọc 2 bài thuộc loại khá, giỏi: V.Phương 9B, Đ.Phương 9D.
_ Đọc 2 bài thuộc loại yếu, kém: Khánh 9B, Long 9D.
4-GV trả bài và yêu cầu HS đổi bài cho nhau để cùng rút kinh nghiệm.
5-GV nhấn mạnh: ở học kỳ II, lớp 9, yêu cầu HS phải sử dụng thành thạo các phép lập luận giải thích, chứng minh, phân tích... khi làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
6-GV nhắc nhở HS chuẩn bị viết bài tập làm văn số 7.
 ------------------------------------------------------------
Bài 26
Tiết 131 - 132

Tổng kết phần văn bản nhật dụng

A- Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: Giúp HS trên cơ sở nhận thức rõ bản chất khái niệm văn bản nhật dụng là tính cập nhật về nội dung, hệ thống hoá được các chủ đề của các văn bản nhật dụng đã học trong toàn bộ chương trình Ngữ văn THCS. Nắm được một số đặc điểm cần lưu ý trong cách tiếp cận, đọc-hiểu văn bản nhật dụng.
2. Tích hợp với tiếng Việt ở bài Chương trình địa phương, với phần tập làm văn ở bài viết số 7, với thực tế cuộc sống ở những vấn đề nổi bật trong các chương trình thời sự trên ti vi tuần vừa qua, hoặc những vấn đề thời sự ở nơi HS ở.
B. Nội dung – tiến trình lên lớp
*1 ổn định tổ chức
*2 Kiểm tra bài cũ
GV có kế hoạch kiểm tra sự chuẩn bị của HS làm 2 lần: trước khi học từ 1 tuần đến 3 ngày; HS tiếp tục chuẩn bị bổ sung và hoàn thiện. Kiểm tra xác suất trước khi tiến hành ôn tập.
*3 Bài mới
+GV nói về yêu cầu và hình thức ôn tập (đây là 2 tiết ôn tập cuối cùng , ôn tập toàn bộ các văn bản nhật dụng đã học trong chương trình Ngữ văn THCS các lớp 6, 7, 8, 9).
I- Hướng dẫn ôn tập các vấn đề cụ thể
1. Khái niệm văn vản nhật dụng
	+HS đọc lại mục I trong SGK
	+GV hỏi:
-Văn bản nhật dụng có phải là khái niệm thể loại không ?
-Những đặc điểm chú yếu cần lưu ý của khái niệm này là gì ?
-Từng văn bản đã học có phải không có thể loại hay không? Vì sao? Ví dụ
-Em hiểu thế nào là tính cập nhật? Tính cập nhật với tính thời sự có liên quan gì với nhau ?
-Những văn bản đã học có phải chỉ có tính thời sự nhất thời hay không? Vì sao ?
-Học văn bản nhật dụng để làm gì ?
+HS lần lượt trả lời từng câu
+GV tóm tắt, tổng kết theo bảng sau:
1. Khái niệm văn bản nhật dụng:
	-Không phải là khái niệm thể loại
	-Không chỉ kiểu văn bản
	-Chỉ đề cập đến chức năng, đề tài, tính cập nhật.
2. Đề tài rất phong phú: Thiên nhiên, môi trường, văn hoá, giáo dục, chính trị, xã hội , thể thao, đạo đức, nếp sống...
3. Chức năng: bàn luận, thuyết minh, tường thuật, liêu tả, đánh giá.. những vấn đề, những hiện tượng của đời sống con người và xã hội
4. Tính cập nhật: là tính thời sự kịp thời, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của cuộc sống hằng ngày, cuộc sống hiện tại gắn với những vấn đề cơ bản của cộng đồng xã hội. Tuy nhiên, các văn bản nhật dụng trong chương trình vừa có tính cập nhật vừa có tính lâu dài của sự phát triển lịch sử, xã hội. Chẳng hạn vấn đề môi trường, dân số, bảo vệ di sản văn hoá, chống chiến tranh hạt nhân, giáo dục trẻ em, chống hút thuốc lá... đều là những vấn đề nóng bỏng của hôm nay nhưng đâu phải giải quyết triệt để trong ngày một ngày hai
5. Giá trị văn chương không phải là yêu cầu cao nhất nhưng đó vẫn là một yêu cầu quan trọng. Các văn bản nhật dụng đều vẫn thuộc về một kiểu văn bản nhất định: miêu tả, kể chuyện thuyết minh, nghị luận, điều hành... nghĩa là văn bản nhật dụng có thể sử dụng mọi thể loại, mọi kiểu văn bản.
6. HS học văn bản nhật dụng không chỉ để mở rộng hiểu biết toàn diện mà còn tạo điều kiện tích cực để thực hiện nguyên tắc giúp HS hoà nhập với cuộc sống xã hội, rút ngắn khoảng cách giữa nhà trường và xã hội .

2. Hệ thống hoá nội dung văn bản nhật dụngđã học:

Lớp
Tên văn bản
Nội dung
6
Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử 
Động Phong Nha
Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
-Giới thiệu và bảo vệ di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh
-Giới thiệu danh lam thắng cảnh
-Quan hệ giữa thiên nhiên và con người
7
Cổng trường mở ra
Mẹ tôi
Cuộc chia tay của những con búp bê
Ca Huế trên sông Hươg
-Giáo dục, nhà trường, gia đình và trẻ em
............................nt...................................
............................nt...................................
-Văn hoá dân gian (ca nhạc cổ truyền)
8
Thông tin về Ngày Trái đất năm 2000
Ôn dịch, thuốc lá
 Bài toán dân số
-Môi trường
-Chống tệ nạn ma tuý, thuốc lá
-Dân số và tương lai nhân loại
9
Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.
Đấu tranh cho một thế giới hoà bình
Phong cách Hồ Chí Minh 
-Quyền sống con người 


-Chống chiến tranh, bảo vệ hoà bình thế giới
-Hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
	+GV yêu cầu HS trìh bày bảng hệ thống hoá của cá nhân, sau đó bổ sung và hiện hình trên màn hình bảng trên.
	: Những vấn đề trên có đạt các yêu cầu của một văn bản nhật dụng không? Có mang tính cập nhật không? Có ý nghĩa lâu dài không ? Có giá trị văn hoá không?
	+HS trả lời.
	+GV bổ sung và nhấn mạnh:
	-Tất cả các văn bản trên đầu đạt yêu cầu của văn bản nhật dụng: vừa có tính cập nhật vừa có tính lâu dài. Những văn bản không hoặc ít có giá trị văn học: các bản Tuyên bố...
	-Trong chương trình và SGK, ngoài những văn bản chính thức học còn một số văn bản đọc thêm. Chẳng hạn: Trường học (lớp 7), Thống kê về động cơ hút thuốc lá của thanh niên Hà Nội, Bản tin về cái chết do nghiện ma tuý của con một nhà tỉ phú Mĩ (lớp 8)...
(Hết tiết 131, chuyển tiết 132)
	3. Hình thức của văn bản nhật dụng
Bảng hệ thống
Kiểu văn bản - Thể loại
Tên văn bản
Lớp
Hành chính (điều hành)
Nghị luận

Tự sự
Miêu tả
Biểu cảm
Thuyết minh
Truyện ngắn
Bút kí
Thư từ
Hồi kí
Thôgn bái
Xã luận
Kết hợp các phương thức biểu đạt (miêu tả-tự sự, hành chính-nghị luận, miêu tả-thuyết minh...)
Các bảng thống kê...Thông tin, tuyên bố...Ôn dịch thuốc lá, Bức thư của thủ lĩnh da đỏ, Đấu tranh cho một thế giới...
Cuộc chia tay của những con búp bê
Cầu Long Biên, Động Phong Nha
Cổng trường mở ra
Động Phong Nha, Ca Huế...
Cuộc chia tay của những con búp bê, mẹ tôi
Cầu Long Biên...
Bức thư của thủ lĩnh...
Thông tin về Cổng trường mở ra
Thông tin về Ngày Trái đất năm 2000
Đấu tranh cho một thế giới hoà bình
Phong cách Hồ Chí Minh 
Ôn dịch thuốc lá
Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
Cầu Long Biên, Động Phong Nha...
7,8

9

6
7
6
7
6
6
7
8
9
9
8
6
6
	?Ta có thể rút ra kết luận gì về hình thức biểu đạt của văn bản nhật dụng?
+HS trả lời
ã Định hướng:
-Văn bản nhật dụng có thể sử dụng tất cả mọi thể loại, kiểu loại văn bản.
-Văn bản nhật dụng không phải là khái niệm thể loại.
?: Chứng minh sự kết hợp giữa các thể loại một cách cụ thể trong các văn bản nhật dụng đã học. Chẳng hạn, trong Động Phong Như (lớp 6), hoặc Ôn dịch thuốc lá (lớp 8).
+HS chứng minh bằng những dẫn liệu cụ thể.
+GV bổ sung, định hướng.
4. Phương pháp học văn bản nhật dụng
? Em đã chuẩn bị bài và học các bài văn bản nhật dụng như thế nào ở các lớp 6, 7, 8, 9 ? Kết quả? Qua mỗi lớp, cách chuẩn bị bài và học bài có gì thay đổi? Lí do và kết quả của sự thay đổi đó?
+HS lần lượt trả lời các câu hỏi trên
+GV GV bổ sung và định hướng
Chuẩn bị và học tương tự như chuẩn bị và học các văn bản tác phẩm văn chương. Tuy nhiên căn cứ vào mục I, II, III đã ôn tập trên, cần đặc biệt chú ý đến 6 điểm sau:
1. Đọc thật kĩ các chú thích về sự kiện, hiện tượng hay vấn đề. Ví dụ chú thích 1, 3, bài Tuyến bố thế giới về sự sống còn...(lớp 9); 1,2,3,4,5, bài Đấu tranh cho một thế giới ...(lớp 9)...
2. Thói quen liên hệ:
+Thực tế bản thân
+Thực tế cộng đồng (từ nhỏ đến lớn, nơi học, nơi ở,...)
3. Có ý kiến, quan niệm riêng, có thể đề xuất giải pháp. Ví dụ: chống hút thuốc lá, đổ rác bậy, không dùng bao bì ni lông...
4. Vận dụng các kiến thức của các môn học khác để học-hiểu văn bản nhật dụng và ngược lại (Lịch sử, Địa lí, GDCD, Văn học, Sinh vật...). Cho một vài ví dụ vận dụng nguyên tắc tích hợp.
5. Căn cứ vào đặc điểm thể loại, phân tích các chi tiết cụ thể về hình thức biểu đạt để khái quát chủ đề.
6. Kết hợp xem tranh, ảnh, nghe và xem các chương trình thời sự, khoa học, truyền thông trên TV, đài và các sách báo hằng ngày.
II- Tổng kết và luyện tập
	1. Tìm hiểu một trong các vấn đề cập nhật sau (ở đâu, bằng cách nào, trình bày cụ thể)
	+Tăng giá xăng dầu từ đầu năm 2005 đến tháng 7-2005. Nguyên nhân, ảnh hưởng, giá tăng tỉ lệ?...(7000-750-8000

File đính kèm:

  • docv9 tiet 127175.doc
Đề thi liên quan