Bài giảng Phong cách Hồ Chí Minh (Lê Anh Trà)

doc213 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2193 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Phong cách Hồ Chí Minh (Lê Anh Trà), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
















 
 

Tuần 1
Tiết 1, 2 
Giảng 
NS:lê thị nụ 
Bài 1: Phong cách Hồ Chí Minh
 (Lê Anh Trà)
 
A. Mục tiêu cần đạt:
- Thấy được vể đẹp trong PCHCM. Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, h/s có ý thức tu dưỡng, rèn luyện, học tập theo gương Bác.
- Tích hợp với Tiếng Việt, Với TLV8, với VB đã học ở lớp 7 "Đức tính giản dị của Bác"
- Luyện kỹ năng đọc, tìm hiểu, phân tích VB nhật dụng.
B. Chuẩn bị:
- Hướng dẫn h/s sưu tầm tranh ảnh, bài viết về nơi ở và làm việc của Bác.
- Sách, báo nói về Bác Hồ: con người - phong cách
C. Tiến trình bài dạy:
 1. Tổ chức lớp.
 2. Kiểm tra:
 3. Bài mới.
I. Giới thiệu bài:
II. Đọc hiểu văn bản:
1. Đọc:
-Giọng chậm rãi, bình tĩnh, khúc triết.
- GV đọc đoạn 1, 2
2. Chú thích: 
- Phong cách: Lối sống, cách sinh hoạt, làm việc…
- Đạm bạc: sơ sài, giản dị, không cầu kỳ bày vẽ.
- Bất giác: Một cách tự nhiên, ngẫu nhiên
3. Kiểu loại:
? Tìm xem bài văn thuộc - VB nhật dụng
kiểu loại nào đã học?
 4. Bố cục: chia 3 đoạn.
- Đoạn 1: Quá trình hình thành và điều kỳ lạ của PCVHHCM
- Đoạn 2: Những vẻ đẹp cụ thể của PCHCM.
- Đoạn 3: Bình luận và khẳng định ý nghĩa PCHCM.
5. Phân tích:
 1. Con đường hình thành PCVH Hồ Chí Minh:
- H/S đọc đoạn 1:
- Đ/văn đã khái quát vốn tri thức VH của Bác Hồ sâu rộng NTN?

- Cách viết so sánh bao quát như vậy để khẳng định gì?
- Vì sao Bác lại có được vốn tri thức sâu rộng như vậy?


- Tìm những chi tiết trong đoạn văn chứng tỏ trong cuộc đời h/đ cách mạng của Bác, Bác đã dày công học tập, đầy gian truân vất vả.




- Điều kỳ lạ nhất trong phong cách VH HCM là gì?





- Bác tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại để làm gì?
Để tạo nên 1 nhân cách, 1 lối sống rất Việt Nam, rất phương Đông nhưng cũng rất mới, rất hiện đại.

- Vốn tri thức VH của CT HCM hết sức sâu rộng: ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các DT và NDTG… như Bác
à Khẳng định giá trị nhận định.

- Dày công học tập, rèn kuyện trong suốt bao nhiêu năm, suốt cuộc đời h/động cách mạng đầy gian truân.
+ Đi nhiều nước, tiếp xúc trực tiếp với văn hoá nhiều nước, nhiều vùng dân tộc trên TG…
+ Nói, viết thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài như Anh, Pháp, Nga, Hoa…
+ Tích cực học hỏi tìm hiểu đến mức khá uyên thâm.
+ Làm nhiều nghề, học trong CĐ.
- Người đã tiếp thu 1 cách có chọn lọc tinh hoa Vhoá nước ngoài.
+ Không chịu ảnh hưởng 1 cách thụ động 
+ Tiếp thu mọi cái hay cái đẹp nhưng cũng phê phán những hạn chế tiêu cực của CNTB.
- Nói cáh khác: Điều kỳ diệu trong PC HCM chính là sự kết hợp hài hoà những phẩm chất rất khác nhau thống nhất trong 1 con người HCM. Đó là truyền thống và hiện đại phương Đông và phương Tây, xưa và nay, dân tộc và quốc tế.
Tiết 2:

- H/S đọc đoạn 2


- Phong cách sống của Bác được tác giả kể và bình luận trên những mặt nào?
(GV cho h/s xem ảnh ngôi nhà sàn của Bác). Quan sát tranh và trả lời nơi ở, nơi làm việc của Bác ntn? 
- Chủ nhân ngôi nhà là ai? trang phục NTN? ăn uống ra sao?



- H/S thảo luận: Đây có phải là lối sống khắc khổ, khác đời không?
- Thông qua cách thuyết minh trên em thấy Bác có lối sống ntn? Tìm lời bình để khẳng định lối sống đẹp đặc biệt đó.
- Hãy đọc những câu thơ nói về cuộc sống của Bác.
- Cách sống của Bác gợi ta nhớ đến cách sống của ai trong lịch sử?
- Cách sống của bác gợi cho em tình cảm gì về Bác
- H/s đọc đoạn cuối
- ý nghĩa cao đẹp của p/c Hồ Chí Minh là gì?
- ở lớp 7 em đã học văn bản nào viết về Bác cũng đã thể hiện p/c của Bác?
"Đức tính giản dị của Bác Hồ"



- Để làm rõ và nổi bật những vẻ đẹp và phẩm chất cao quí của p/c HCM, tác giả đã dùng BPNT nào?
2. Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh thể hiện trong lối sống và làm việc của Người.
- Nơi ở và làm việc là chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ với những đồ đạc mộc mạc đơn sơ.



- Trang phục giản dị: áo bà ba nâu, đôi dép lốp thô sơ.
- Ăn uống đạm bạc với những món ăn dân tộc: cá kho, rau luộc, cà muối, cháo hoa v.v.
- Sống một mình với tư trang ít ỏi.

- Lối sống vô cùng giản dị, đạm bạc nhưng rất thanh cao, sang trọng rất VN.
Chưa có vị nguyên thủ quốc gia xưa nay nào có cách sống như vậyà P2TM 
- Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm.
 
- Cảm phục, thương mến.
3.ýnghĩaphong cách Hồ Chí Minh:

- Là nối sống thanh cao, lối sống của người cộng sản lão thành, một vị chủ tịch nước, linh hồn của dân tộc. Một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác.
4. Tổng kết: 
a. NT:
- Kết hợp giữa k/c và phân tích, bình luận có chọn lọc chi tiết tiêu biểu, nghệ thuật đối lập
b. Nội dung:
- Những vẻ đẹp trong p/c HCM là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, DT và nhân loại, vĩ đại và bình dị. 
III. Luyện tập củng cố
- Hãy kể một vài câu trong một mẩu chuyện nào đó nói về phong cách Hồ Chí Minh. (Có thể hát 1 bài hát để TM thêm cho BH "Đôi dép BH"
- Thông qua việc tìm hiểu VB, em cảm nhận được điều gì? Kính yêu, tự hào về Bác, biết ơn Bác. Học tập tu dưỡng rèn luyện theo gương Bác.
IV. Về nhà:
1, Sưu tầm những câu chuyện, bài thơ nói về p/c Bác Hồ.
2, Soạn bài: "Đấu tranh cho một thế giới hoà bình"
 ----------------------------------------------------------------------
Tiết 3: 
Giảng 
NS:lê thị nụ 
Các phương châm hội thoại
 A. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp h/s nắm được nội dung p/c về lời giảng và p/c về chất. Biết vận dụng những p/c này trong giao tiếp xã hội.
 B. Đồ dùng học tập:
- Bảng phụ.
 C. Tiến trình bài dạy:
1, Tổ chức lớp:
2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra kiến thức bài "hội thoại ls"
3, Bài giảng- GT bài: Lớp 8 các em đã học k/n, các vai thoại - bài học thêm

- Bài mới:
- Theo dõi VD 1, 2 trang 8, 9 SGK
- Gọi h/s đọc VD 1, 2 trên bảng phụ.

- Đoạn văn 1 viết về nội dung gì?

- Câu trả lời của Ba có đáp ứng điều mà An muốn biết không?
- Tại sao?


- Theo em phải trả lời ntn?
- Vậy muốn giúp cho người nghe hiểu thì người nói cần làm gì?

- H/s đọc VD 2, "Lợn cưới áo mới"
- Vì sao truyện này lại gây cười?


- Như vậy cần phải tuân thủ yêu cầu gì khi giao tiếp?



- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc chậm, rõ ghi nhớ SGK.

- H/s đọc truyện cười "Quả bí khổng lồ"
- Truyện cười phê phán điều gì?

- Từ sự phê phán trên, em rút ra được bài học gì trong giao tiếp?
- Nếu không biết chắc vì sao bạn nghỉ học thì em có trả lời với cô giáo là bạn ấy nghỉ học vì ốm không?
- Gọi h/s đọc ghi nhớ
H/S đọc BT1
(suy nghĩ rồi trả lời)


I. Phương châm về lượng:
1, Ví dụ.
2, NX:
- Cuộc trò chuyện của An và Ba.

- Không.

- Điều mà An muốn biết là 1 địa điểm cụ thể nào đó chứ không hỏi "Bơi là gì"
- ở bể bơi…
- Chú ý xem người nghe hỏi về cái gì? ở đâu? Nội dung của lời nói phải đáp ứng với yêu cầu của giao tiếp:

- Vì các nhân vật nói thừa từ ngữ, câu hỏi thừa từ "cưới". Câu đáp thừa: "Từ lúc tôi mặc cái áo mới này"
- Trong giao tiếp chú ý không hỏi thừa và trả lời thừa.
* Chú ý: Khi giao tiếp cần nhớ nói cho đúng đủ, không thừa, không thiếu.
3. Ghi nhớ: SGK.

II. Phương châm về chất:
1, VD:
2, NX:
- Tính nói khoác, nói những điều mà chính mình cũng không tin là có thật.
- Không nên nói những điều mà mình tin là không đúng
- Không. Vì không có bằng chứng xác thực.

3. Ghi nhớ: - Đọc SGK.
III. Luyện tập
1, BT1:
a, Thừa cụm từ "nuôi ở nhà"
b, Thừa cụm từ "có 2 cánh"
2, BT2:
3, BT3:
- Truyện thừa câu "Rồi có nuôi được không"
- Vi phạm p/c về lời giảng?
IV. Về nhà:
- Làm bài tập 4, 5 trang 11.
 _________________________________________
Tiết 4 
Sử dụng một số biện pháp NT trong căn bản thuyết minh
A. Mục tiêu cần đạt:
- Củng cố kiến thức về VBTM. Hiểu việc sử dụng 1 số BPNT trong VBTM làm cho VBTM sinh động, hấp dẫn.
Luyện kỹ năng sử dụng 1 số BPNT trong VBTM.
B. Tiến trình bài dạy:
- Tổ chức lớp:
- Bài giảng:
I. Tìm hiểu việc sử dụng một số BPNT trong văn bản thuyết minh.

- VBTM là gì?






- Mục đích của VBTM là gì?



- Hãy cho biết phương pháp TM thường dùng đã học.



H/s đọc VB "Hạ Long - Đá và nước"
- VB thuyết minh vấn đề gì?
- Vấn đề TM có khó không?




- Nếu chỉ dùng phương pháp liệt kê: "Hạ Long có nhiều nước, nhiều hang động lạ lùng thì đã nêu được "sự kì lạ" của Hạ Long chưa?
- Tác giả hiểu sự "kì lạ" này là gì?
- Hãy gạch dưới câu văn nêu kết quả sự kì lạ của Hạ Long?
- Ngoài các phương pháp TM đã học, tác giả còn sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì? để tả "sự kì lạ" của Hạ Long?






- Tác giả đã trình bày được sự kì lạ của Hạ Long chưa? Trình bày được như thế là nhờ đâu?




- H/s đọc ghi nhớ SGK.


- H/s đọc VB "Ngọc Hoàng xử tội Ruồi xanh"
- VB có t/c TM không?


- T/chất ấy thể hiện ở những điểm nào?

- Những phương pháp thuyết minh nào đã được sử dụng?
- Bài TM này có gì đặc biệt?





- Tác giả sử dụng BPNT nào?
- Các BPNT có gì có tác dụng gì?
-HS đọc bài tập 

1. Ôn tập VB thuyết minh.
- Là kiểu VB thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức khách quan về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân… của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.
- Cung cấp tri thức (hiểu biết) khách quan về những sự vật, hiện tượng, vấn đề… được chọn làm đối tượng để TM.
- Các phương pháp định nghĩa, phân loại, nêu VD, liệt kê, số liệu, so sánh, phân loại…
2. Viết văn bản thuyết minh có sử dụng 1 số biện pháp NT.

- Về sự kỳ lạ của Hạ Long.
- Rất trừu tượng (giống như trí tuệ, tâm hồn, tình cảm, đạo đức). Ngoài việc TM về đối tượng, còn phải truyền được cảm xúc và sự thích thú với người đọc.




- Là "nước" 
- "Chính nước… có tâm hồn".
- Câu văn miêu tả sinh động

- Bp ……. giải thích vai trò của "nước". "Nước tạo nên sự di chuyển. và di chuyển theo mọi cách.

- Tiếp theo là phân tích những nghịch lí trong TN: Sự sống của đá và nước, sự thông minh của TN. 
- Triết lí: "Trên TG này… cả đá".
- Trí tưởng tượng phong phú.

- Đã trình bày được sự kỳ lạ của H.Long nhờ các BPNT: miêu tả, so sánh…
* Các BPNT là phương tiện hỗ trợ đóng vai trò phụ làm nổi bật đến tác giả TM
* Ghi nhớ: SGK 
III. Luyện tập:
1. BT1:


- Có vì đã cung cấp cho người đọc những tri thức khách quan về loài ruồi.
- "Con là Ruồi xanh… Ruồi giấm"…


- Giải thích, nêu số liệu, so sánh, phân loại.
- Về hình thức: giống như việc tường thuật một phiên toà.
- Về cấu trúc: giống như biên bản 1 cuộc tranh luận về mặt pháp lí
- Về nội dung: giống như 1 câu chuyện kể về loài Ruồi.
- K/c, miêu tả, nhân hoá…
- Làm VB trở nên sinh động, hấp dẫn. Nhờ các BPNT mà VB đã gây hứng thú cho bạn đọc nhỏ tuổi.
2, BT2: 
- Đoạn văn nhằm nói về tập tính của chim cú dưới dạng một ngộ nhận (định biến) thời thơ ấu, sau lớn lên đi học có dịp nhận thức lại sự nhầm lẫn cũ.
BPNT: lấy ngộ nhận hồi nhỏ làm đầu mối câu chuyện.
IV. Về nhà:
- Học thuộc phần ghi nhớ.
- Chuẩn bị thuyết minh cái quạt, chiếc nón.
Tiết 5: 
 Luyện tập sử dụng một số biện pháp NT trong VB thuyết minh.
A. Mục tiêu cần đạt.
- Giúp h/s biết vận dụng một số BPNT vào VBTM. Luyện kĩ năng tổng hợp về VBTM.
B. Tiến trình bài dạy
- Tổ chức:
- Kiểm tra:
+ Khi làm bài văn TM cần vận dụng những biện pháp gì?
+ Kiểm tra phần chuẩn bị bài ở nhà tiết trước.
- Bài giảng:

- Giáo viên kiểm tra việc chuẩn bị ở nhà của học sinh.
- Giáo viên nhấn mạnh yêu cầu của VBTM.



II. Luyện tập trên lớp:
- Sau khi xác định đề bài về nội dung, hình thức giáo viên cho học sinh lập dàn ý và viết MB.
- Giáo viên gọi học sinh lên bảng trình bày dàn ý.




- Trình bày dàn ý xong yêu cầu học sinh trình bày phần mở bài.
(gọi 2, 3 học sinh thay mặt cho 3 nhóm trình bày). Yêu cầu các em theo dõi và nhận xét.
III. Hướng dẫn về nhà:
- H/s đọc bài đọc thêm: "Họ nhà Kim"
- Viết tiếp phần TB của đề
I. Chuẩn bị ở nhà:
Đề. Thuyết minh chiếc nón.

- Về nội dung: Phải nêu được công dụng, cấu tạo, chủng loại, lịch sử, của đồ dùng trên.
- Về hình thức: Biết vận dụng 1 số biện pháp nghệ thuật để cho VBTM sinh động hấp dẫn.
1. Dàn ý:
a. MB:
- Giới thiệu chung về chiếc nón
b. TB:
- LS chiếc nón
- Cấu tạo chiếc nón
- Qui trình làm ra chiếc nón.
- Giá trị KT, VH, NT của chiếc nón
c. KTVĐ: Cảm nghĩ chung về chiếc nón trong đời sống hiện tại.


Tuần 2 Đấu tranh cho một thế giới hoà bình.
Tiết 6,7 (G. G. Mác - két)
A. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh hiểu được nội dung vấn đề đặt ra trong văn bản: nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ toàn bộ sự sống trên trái đất, nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại là ngăn chặn nguy cơ đó là đấu tranh cho một TG hoà bình.
- Thấy được nghệ thuật nghị luận của tác giả giàu sức thuyết phục lập luận chặt chẽ.
B. Tiến trình bài dạy:
1. Tổ chức lớp.
2. kiểm tra bài cũ.
a, Vốn tri thức văn hoá của Bác có được từ đâu? (Đi nhiều nơi, làm nhiều nghề, học tập tiếp thu có chọn lọc, phê phán, biết nhiều tiếng nước ngoài…
b, Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là gì? Biết kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại.
c, Tác giả quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống của CT HCM là gì? Sự giản dị, tự nhiên, thanh cao.
3. Bài giảng:
Tiết 1. 
I. Giới thiệu bài:
II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Đọc: Giọng dứt khoát, đanh thép, chú ý các từ phiên âm, các từ viết tắt (UNICFF, FAO, M), các con số.
Đây là VB nhật dụng: nghị luận c/tr XH được viết bằng phương thức lập luận kết hợp với biểu cảm, chứng cứ xác thực nên khi đọc cần đọc chính xác làm rõ từng luận cứ của tác giả. Sau gọi học sinh đọc.
2. Từ khó:
- Nguyên tử: Phần tử nhỏ nhất của nguyên tố hoá học gồm 1 hạt ở giữa.
- Hạt nhân: Phần trung tâm của nguyên tử, nơi tập trung hầu hết khối lượng mang điện tích dương.
- Hành tinh: Thiên thể không tự phát ra ánh sáng quay chung quanh mặt trời
3. Bố cục: 3 đoạn
- Đoạn 1: Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đè nặng lên toàn trái đất.
- Đoạn 2: Chứng lí cho sự nguy hiểm và phi lí của chiến tranh hạt nhân.
- Đoạn 3: Nhiệm vụ của chúng ta và đề nghị khiêm tốn của tác giả.
4. Phân tích:
Đây là kiểu VBND được viết bằng phương thức lập luận + biểu cảm.
- Luận điểm chủ chốt mà tác giả nêu trong VB là gì?




- Luận điểm cơ bản trên được triển khai trong hệ thống luận cứ nào?
- Các luận cứ trong VB như thế nào?
- Phương thức biểu đạt chính của VB này là gì?
- Tương ứng với phương thức ấy là kiểu VB nào?
- Có yếu tố biểu đạt nào khác trong VB này không?








1. Luận điểm chủ chốt và các luận cứ của VB. (2 luận điểm)
- Chiến tranh hạt nhân là 1 hiểm họa khủng khiếp đang đe doạ toàn thể loài người và mọi sự sống trên trái đất. Vì vậy đấu tranh để loại bỏ nguy cơ ấy cho 1 TG hoà bình là nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại.
+ Kho vũ khí hạt nhân đang được tàng trữ có khả năng… hệ mặt trời.
+ Cuộc chạy đua chiến tranh hạt nhân là cực kì tốn kém (Từ niềm an ủi - toàn TG)
+ Chiến tranh hạt nhân là hoạt động cực kì phi lí (Từ một nhà tiểu thuyết - xuất phát của nó)
+ Tất cả chúng ta phải có nhiệm vụ ngăn chặn cuộc chiến tranh hạt nhân, đấu tranh cho 1 TG hoà bình ( phần còn lại)
- Các luận cứ rất mạch lạc, chặt chẽ, sâu sắc. Đó chính là bộ xương vững chắc tạo nên tính thuyết phục cơ bản của VB.
- Lập luận
- Nghị luận.
- Có yếu tố biểu cảm " đoạn cuối " 
Tiết 2:


- H/s đọc lại đoạn 1:
- Theo dõi đoạn đầu của VB, em cho biết bằng những lí lẽ và chứng cớ nào, tác giả đã làm rõ nguy cơ của chiến tranh hạt nhân.









- Các chứng cớ trên, chứng cớ nào làm cho em ngạc nhiên nhất? H/s tự bộc lộ.
- Theo em cách đưa lí lẽ và chứng cớ trong đoạn văn bản này có gì đặc biệt?


- Những điều đó khiến đoạn văn mở đầu có sức tác động ntn đến người đọc, người nghe?

- Để gây ấn tượng mạnh cho người đọc, tác giả còn dùng BPNT nào khi trình bày?


- Qua phương tiện thông tin đại chúng (đài báo) em trình bày thêm chứng cớ nào về nguy cơ chiến tranh hạt nhân vẫn đe doạ cuộc sống trên trái đất?
- H/s đọc các con số thống kê so sánh trong các lĩnh vực đời sống xã hội trên bảng phụ.
- Qua bảng so sánh trên, em có nhận xét gì về cách đưa dẫn chứng và so sánh của tác giả?
- Cách đưa dẫn chứng cụ thể xác thực toàn diện kết hợp với so sánh đối lập có tác dụng gì?
(Làm nổi bật sự tốn kém ghê gớm của cuộc chạy đua chiến tranh hạt nhân)
- Nêu bật sự vô nhân đạo đó.

- Đoạn văn gợi cho em cảm nghĩ sâu sắc nào về chiến tranh hạt nhân?




- Qua đài, báo chí, em biết nhân loại đã tìm cách nào để hạn chế chạy đua chiến tranh hạt nhân?

- H/s theo dõi "Một nhà tiểu thuyết …xuất phát của nó"
- Phần VB tiếp theo được tạo bằng 3 đoạn, mỗi đoạn đều nói đến hai chữ "trái đất".
Em đọc được cảm nghĩ gì của tác giả khi liên tục nhắc từ "trái đất" trong phần này.
- H/s thảo luận nhóm.
+ Tại sao tác giả nói trái đất chỉ là 1 cái làng nhỏ trong vũ trụ nhưng lại là nơi độc nhất có phép màu của sự sống trong hệ mặt trời?



- Quá trình sống trên trái đất được tác giả hình dung ntn?

- Theo em, có gì độc đáo trong cách lập luận của tác giả?






- Từ chứng cứ khoa học ấy, em hiểu gì về sự sống trên trái đất?



- Qua đó em hiểu gì về lời bình luận của tác giả ở phần cuối VB này? "trong thời đại… nó"

- H/s theo dõi "chúng ta - vũ trụ này".
- Sau khi chỉ ra hiểm hoạ chiến tranh hạt nhân đe doạ loài người và sự sống trên trái đất, tác giả có thái độ gì?

- Tiếp đó tác giả có sáng kiến gì?

- Đề nghị của Mác - két muốn nhấn mạnh điều gì?


- Thông qua suy nghĩ trên, em hiểu Mác - két là người ntn?

- Bài học đã giúp em nhận thức thêm được điều gì sâu sắc về thảm hoạ chiến tranh hạt nhân?
- Em học tập được những gì về cách viết nghị luận cuat tác giả.
- H/s đọc phần ghi nhớ: SGK
a. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe doạ sự sống trên trái đất:
* Lí lẽ.
- Chiến tranh hạt nhân là sự tàn phá huỷ diệt (về lí thuyết có thể tiêu diệt … hệ mặt trời)
- Phát minh hạt nhân quyết định sự sống còn của TG (không có 1 đứa con nào của tài năng… TG)
* Chứng cớ:
- Ngày 8.8.1986 hơn 50.000 đầu đạn hạt nhân được bố trí khắp hành tinh
- Mỗi người không trừ trẻ con đang ngồi trên 1 thùng 4 tấn thuốc nổ.
- Tất cả chỗ đó nổ tung lên… trên trái đất.


* Lí lẽ kết hợp với chứng cớ:
- Lí lẽ và chứng cớ đều dựa trên sự tính toán khoa học.
- Lí lẽ và chứng cớ kết hợp với sự bộc lộ trực tiếp thái độ của tác giả.
- Tác động vào nhận thức người đọc và gây ấn tượng mạnh về sức mạnh ghê gớm của vũ khí hạt nhân, hiểm hoạ kinh khủng của việc tàng trữ kho vũ khí hạt nhân trên TG ở thời điểm năm 1986.
- So sánh với điển tích cổ phương Tây - thần thoại Hi Lạp: Thanh gươm Đasnô-clét.
- VD: Về các cuộc thử bom nguyên tử, các lò phản ứng hạt nhân, tên lửa đạn đạo trên TG.
b. Chạy đua chiến tranh hạt nhân là cực kì tốn kém.



- Cách đưa dẫn chứng và so sánh toàn diện, cụ thể đáng tin cậy. Nhiều lĩnh vực thiết yếu và bình thường của cuộc sống xã hội được đối chiếu với sự của chi phí cho việc chạy đua vũ khí, chuẩn bị chiến tranh hạt nhân.
Đó là sự thật hiển nhiên mà vô cùng phi lí.

- Gợi cảm xúc mỉa mai, châm biếm ở người đọc.
- Cuộc chạy đua chiến tranh hạt nhân là cực kì vô lí vì tốn kém nhất, đắt đỏ nhất, vô nhân đạo nhất.
Cần loại bỏ chiến tranh hạt nhân vì cuộc sống hoà bình hạnh phúc trên TG này.
- Các hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân, hạn chế số lượng đầu đạn hạt nhân trên TG…
c. Chiến tranh hạt nhân là hành động cực kì phi lí.

- Trái đất là thứ thiêng liêng cao cả đáng được chúng ta yêu quí, trân trọng vì thế không được xâm phạm, huỷ hoại trái đất…



- Trong vũ trụ, trái đất chỉ là 1 hành tinh nhỏ nhưng là hành tinh duy nhất có sự sống.
Khoa học vũ trụ chưa khám phá đựợc sự sống ở nơi nào khác ngoài trái đất.
Đó là sự thiêng liêng, kì diệu của trái đất nhỏ bé của chúng ta.
- Chứng cứ cụ thể cộng 380 triệu năm, 180 triệu năm triệu năm nữa, bốn kỉ địa chất.
- Con bướm bay được.
- Bông hồng mới nở.
- Con người mới hát hay hơn chim… yêu 
- Chứng cớ số liệu từ khoa học địa chất và cổ sinh học về nguồn gốc và sự tiến hoá của sự sống trên trên trái đất.
- Sự sống ngày nay trên trái đất là kết quả của một quá trình tiến hoá lâu dài của tự nhiên. Mọi vẻ đẹp trên trái đất không phải một sớm một chiều mà có được.
- Chiến tranh hạt nhân là hành động cực kì phi lí, ngu ngốc, man rợ, đáng xấu hổ, là ngược lại lí trí.
d. đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân cho 1 TG hoà bình là nhiệm vụ của mọi người.
- Yêu cầu mọi người phải đoàn kết đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân cho 1 TG hoà bình. " Chúng ta đến đây… vô ích"
- Đề nghị lập ra nhà băng lưu giữ trí nhớ tồn tại được cả sau thảm hoạ hạt nhân.
- Nhân loại cần giữ gìn kí ức của mình, lịch sử sẽ lên án những thế lực hiếu chiến đẩy nhân loại vào thảm hoạ hạt nhân.
- Là người quan tâm sâu sắc đến vấn đề vũ khí hạt nhân với niềm lo lắng và công phẫn cao độ. Vô cùng yêu chuộng cuộc sống trên trái đất hoà bình.
Tổng kết:
a, ND: Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ toàn thể loài người và sự sống trên trái đất. Cuộc chạy đua vũ trang là vô cùng tốn kém
b. NT: Đây là VB thuộc cụm VB nhật dụng được viết bằng phương thức lập luận. Luận điểm đúng đắn, hệ thống luận chữ rành mạch, phong phú, xác thực đầy sức thuyết phục. Cách so sánh bằng nhiều dẫn chứng toàn diện và tập trung. Lời văn đầy nhiệt tình…
6. Luyện tập:

a. Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học bài "đấu tranh… hoà bình"
b. Em sẽ làm gì để tham gia vào việc đấu tranh cho TG hoà bình?
(Theo dõi thông tin về vũ khí hạt nhân, đồng tình ủng hộ các phương thức đấu tranh chống chiến tranh…). Hãy đọc bài thơ "Bài ca về trái đất" Bài thơ nói lên ước nguyện gì của thiếu nhi.
7. Về nhà:
- Soạn bài: Tuyên bố TG về sự sống còn… trẻ em.
 

Tiết 8 Các phương châm hội thoại (tiếp)
A. Mục tiêu cần đạt:
- Cho h/s nắm được nội dung p/c quan hệ, cách thức và lịch sự. Luyện kĩ năng biết vận dụng những p/c này trong giao tiếp.
B. Đồ dùng:
- Bảng phụ
C. Tiến trình dạy học:
* ổn định t/c
* Kiểm tra:
- Thế nào là p/c về lượng, về chất cho VD.
- Làm BT 5 (trang 11 SGK)
* Bài mới:
- gt bài
- H/s đọc tên bảng phụ thành ngữ: "ông nói gà, bà nói vịt"

- Thành ngữ dùng để chỉ tình huống hội thoại ntn?
- Hậu quả của tình huống trên là gì?

- Qua tình huống trên em có thể rút ra bài học gì trong giao tiếp?
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ

- H/s đọc tiếp VD2 trên bảng phụ.


- Thành ngữ a "Dây cà… dây muống" dùng để chỉ cách nói ntn?
- Thành ngữ b chỉ cách nói ntn?


- Những cách nói đó có ảnh hưởng ntn đến giao tiếp?


- Từ VD trên em có thể rút ra được bài học gì trong giao tiếp?
BT: Có thể hiểu câu sau theo mấy cách?
"Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn của ông ấy".


- Qua BT cần chú ý điều gì?
Vậy khi giao tiếp nếu không vì một lí do nào đặc biệt thì không nên nói những câu mà người nghe có thể hiểu theo nhiều cách.
- Tìm p/c quan hệ và cách thức trong VB "đấu tranh cho 1 TG hoà bình"
- H/s đọc ghi nhớ

- H/s đọc truyện "người ăn xin" trang 22 SGK.
- Tại sao cả ông lão ăn xin và cậu bé đề cảmthấy như mình đã nhận được từ người kia một cái gì đó?
- Từ câu chuyện trên, em rút ra được bài học gì?
- H/s đọc ghi nhớ.
* Luyện tập:
1, BT1 (trang 23)


I. Phương châm quan hệ
1. VD:
2. NX:
- Mỗi người nói về 1 đề tài khác nhau không khớp với nhau.
- Người nói và người nghe không hiểu nhau.
- Khi giao tiếp, phải nói đúng vào đề tài giao tiếp tránh nói lạc đề.
3. Ghi nhớ:SGK.

II. Phương châm cách thức:
1. VD1:
a, Dây cà ra dây muống.
b, Lúng búng như ngậm hột thị.
2. NX:
- Thành ngữ a: chỉ cách nói dài dòng rườm rà.
- Cách nói ấp úng, không thành lời, không rành mạch.
- Người nghe không hiểu hoặc hiểu sai lạc ý của người nói. Điều đó làm cho giao tiếp không đạt kết quả mong muốn
- Khi giao tiếp cần chú ý đến cách nói ngắn gọn, rành mạch.
- Có nhiều cách hiểu khác nhau:

+ C1 Tôi đồng ý với những nhận định của ông ấy về truyện ngắn.
+ C2……….. định về truyện ngắn mà ông ấy sáng tác
+ C3 Tôi đồng ý với những truyện ngắn của ông ấy.

Bởi vì những câu nói như thế khiến nói và nghe không hiểu nhau, gây trở ngại rất lớn cho quá trình giao tiếp.
3. Ghi nhớ: SGK.
III. Phương châm lịch sự:
1. VD:
2. NX:
- Vì cả 2 đều cảm nhận được sự chân thành và tôn trọng của nhau

- Khi giao tiếp cần tôn trọng nhiều đối thủ không phân biệt sang - hèn, giàu - nghèo
3. Ghi nhớ: SGK.

a. Những câu tục ngữ, ca dao trên khuyên dạy chúng ta trong giao tiếp nên suy nghĩ lựa chọn ngôn ngữ lịch sự nhã nhặn, có thái độ tôn tropngj người đối thoại.

b. Tìm 1 số câu tục ngữ, ca dao có nội dung tương tự.
 - Một câu nhịn là chín câu lành.
 - Chẳng được lời nói cho nguôi tấm lòng…
BT 2,3 (trang 23) (Đại diện các nhóm trình bày)
* Về nhà:
- Học kĩ phần ghi nhớ.
- Làm BT: 4, 5 (SGK)
 -----------------------------------------------------------------------
Tiết 9 Sử dụng yếu tố mêu tả trong văn bản thuyết minh
A. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh hiểu được VBTM có khi phải kết hợp với yếu tố miêu tả thì mới hay.
- Luyện kĩ năng sử dụng các yếu tố miêu tả trong VBTM.
B. Trình bày bài dạy:
* Tổ chức:
* Bài giảng:


- H/s đọc VB "Cây chuối… "

- Nhan đề của VB có ý nghĩa gì?





- Tìm những câu trong bài, thuyết minh về đặc điểm tiêu biểu của cây chuối?






- Chỉ ra những câu văn có yếu tố miêu tả về cây chuối.


- Những yếu tố miêu tả đó có tác dụng 

File đính kèm:

  • docv9 tiet 1126.doc