Bài giảng Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918

doc13 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1775 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 30: Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918.
Tiết 48: 

I. Mục tiêu cần đạt:
- KT: 
Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX.
Nội dung của các phong trào: Đông du (1905 - 1909), Đông Kinh nghĩa thục (1907), 
cuộc vận động Duy tân và chống thuế ở Trung Kì (1908).
Những cái mới, sự tiến bộ của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX so với cuối thế kỉ XIX.
- TT: 
Nêu gương tinh thần yêu nước của các chiến sĩ cách mạng đầu thế kỉ XX.
Nâng cao nhận thức của Hs về bản chất của chế độ thuộc địa.
Hiểu thêm giá trị của độc lập, tự do.
- KN: 
Rèn kĩ năng đối chiếu, so sánh các sự kiện lịch sử, kĩ năng quan sát, nhận định, đánh giá tư tưởng, hành động của các nhân vật lịch sử, kĩ năng tổng kết, rút ra bài học.
II. Các thiết bị, tài liệu cần thiết: 
Máy chiếu hắt.
Chân dung các nhà yêu nước đầu thế kỉ XX: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Lương Văn Can,…
Các tài liệu có liên quan.
III. Tiến trình lên lớp: 
Tổ chức lớp: 
Kiểm tra bài cũ: 
Nêu điểm mới của xu hướng cứu nước đầu thế kỉ XX ? 
Bài mới: 
* Giới thiệu: Sau khi phong trào Cần Vương thất bại, con đường cứu nước dưới ngọn cờ của nền PK quân chủ chuyên chế cũng khép lại. Cùng với làn sóng tư tưởng mới từ châu Âu tràn vào, phong trào đấu tranh yêu nước chống Pháp ở nước ta đầu thế kỉ XX, đã phát triển theo xu hướng mới: Dân chủ tư sản. Cụ thể ra sao, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay.

Hoạt động khảo sát theo nhóm. GV chia lớp làm 3 nhóm và lần lượt tìm hiểu về các phong trào tiêu biểu.
- Giới thiệu: Khi tiếp nhận con đường cứu nước mới: Dân chủ tư sản (đoạn tuyệt chế độ PK, đi theo chính thể quân chủ lập hiến hay dân chủ cộng hoà), các sĩ phu yêu nước VN chủ trương theo 2 hướng: cải cách và bạo động. Phái bạo động, đại diện tiêu biểu là Phan Bội Châu. Phái cải cách, đại diện tiêu biểu là Phan Châu Trinh, Lương Văn Can,… Đây đều là những nhân vật chủ chốt của các phong trào: Đông du, Đông Kinh nghĩa thục, vận động Duy tân.
- GV treo bảng phụ, nêu yêu cầu hđ nhóm: 
+ N1: Hoàn cảnh, lãnh đạo.
+ N2: Phạm vi, hình thức hđ.
+ N3: Mục đích, kết quả.
Chia nhóm.



Nghe, chuẩn bị.









I. Phong trào yêu nước trước Chiến tranh Thế giới thứ nhất: 
*Hđ 1: Tìm hiểu về phong trào Đông du.

Nhóm/ Cá nhân.
1. Phong trào Đông du (1905 - 1909).
(1)Tìm hiểu khái quát.
- Yc Hs hđ nhóm, theo câu hỏi.
-> GV nhận xét, chốt lại.

(2)Tìm hiểu chi tiết.
 - GV giới thiệu ảnh chân dung của Phan Bội Châu + Yc Hs trình bày một vài nét về tiểu sử của ông.
- GV bổ sung thông tin về Hội Duy tân (máy chiếu). 
- Động cơ nào khiến Phan Bội Châu và Hội Duy tân quyết sang Nhật Bản cầu viện mà không sang Trung Quốc ? 
Nhật Bản từ sau khi tiến hành thành công cải cách Minh Trị đã trở nên hùng cường, thoát khỏi sự nhòm ngó của các nước phương Tây. Thậm chí, còn trở thành một đế quốc, chiến thắng nước Nga trong cuộc chiến tranh Nga- Nhật (1904-1905). Còn Trung Quốc thì đã suy yếu trầm trọng, trở thành miếng bánh ngọt cho các nước TB đế quốc chia phần.
- GV: Khi ra đi, Phan Bội Châu đầy hùng tâm tráng khí / bài “Xuất dương lưu biệt”/ máy chiếu.
- Yc giải thích tên gọi: Đông du (Nhật Bản ở phía đông nước ta nên cuộc xuất dương sang NB học gọi là Đông du).
- GV bổ sung (máy chiếu): Các học sinh du học trong phong trào Đông du khi sang Nhật, được đưa vào hai nơi để học tập: trường Chấn Võ và Đồng Văn thư viện…
(3) Hd HS nhận xét, đánh giá: 
- Hội Duy tân muốn dựa vào Nhật Bản để bạo động vũ trang giành độc lập. Em có suy nghĩ gì về việc này ? 
Điều này còn ấu trĩ, do: CM muốn thành công không thể dựa hoàn toàn vào sự giúp đỡ từ bên ngoài mà phải dựa vào bản thân mình là chính. Chủ trương bạo động giành độc lập là đúng nhưng tư tưởng cầu viện là sai. 
 (máy chiếu)
- GV chốt: Do vậy, khi thực dân Pháp cấu kết với Nhật Bản, chúng đã trục xuất những người VN yêu nước ra khỏi NB.
- Từ chuyện này, em thấy có thể rút ra bài học gì ? (Việc PT Đông du thất bại, bài học kinh nghiệm là gì ?)
-> Cần xây dựng thực lực, dựa trên cơ sở thực lực và tranh thủ sự hỗ trợ của quốc tế chân chính.
Cuối cùng, GV nhận xét, liên hệ: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp do Đảng ta lãnh đạo sau này, thắng lợi một phần quan trọng chính là nhờ vào đường lối KC đúng đắn: toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh, tranh thủ sự hỗ trợ của quốc tế.

GV dẫn sang mục mới: Khi phong trào Đông du đang diễn ra sôi nổi thì trong nước cũng xuất hiện một cuộc vận động cải cách rất được các sĩ phu chú trọng. Cụ thể, (2) -> Ghi đề mục.
Hđ nhóm.
Đại diện lên dán, trình bày.

Quan sát, trình bày.

Đọc, hiểu.

Thảo luận, trả lời.











Đọc.


Trả lời cá nhân.



Đọc.


Thảo luận.










Nghe.


Thảo luận.




Nghe, tự ghi.







Nghe, chuẩn bị.


- Hoàn cảnh:1905, Phan Bội Châu sang Nhật Bản cầu viện 
-> phát động phong trào Đông du.
- Lãnh đạo: Phan Bội Châu.
- Phạm vi: khắp Bắc, Trung, Nam.
- Hình thức: đưa Hs du học.
- Mục đích: đào tạo cán bộ cho bạo động vũ trang giành độc lập.
- Kết quả: tan rã (3/1909)
- Nhận xét, đánh giá: 
+ Hđ đầu tiên chống CN thực dân trên nền tảng vấn đề duy tân, đổi mới.
+ Chủ trương bạo động giành độc lập là đúng nhưng tư tưởng cầu viện là sai. 

















* Hđ 2: Tìm hiểu về Đông Kinh nghĩa thục.

2. Đông Kinh nghĩa thục (1907).
(1)Tìm hiểu khái quát.
- Yc Hs hđ nhóm, theo câu hỏi.
-> GV nhận xét, chốt lại.

(2)Tìm hiểu chi tiết.
- GV giới thiệu chân dung Lương Văn Can + Yc Hs cho biết một vài nét tiểu sử.

- Em hiểu thế nào về tên gọi Đông Kinh nghĩa thục ? 



- GV bổ sung thông tin: (máy chiếu): 
Hs của trường có lúc lên tới 2000 người, chia làm 8 lớp, …diễn thuyết…, bình văn.
- GV giảng: Hai câu thơ:… -> Sức thu hút của ĐKNT rất lớn, phạm vi hđ rộng -> ĐKNT không chỉ là một trường mà là một phong trào.Trong phiên họp Hội đồng quân sự Đông Dương, thực dân Pháp đã nhận định: “Không còn là một câu chuyện hoang đường khi khẳng định rằng: Đông Kinh nghĩa thục là một cái lò phiến loạn ở Bắc Kì”. Do vậy, chúng đã buộc trường phải đóng cửa và bắt một số nhân vật chủ chốt.
(3) Hd: Nhận xét, đánh giá: 
- ý nghĩa của ĐKNT đối với đất nước, dân tộc ta? 
- Điểm tiến bộ của ĐKNT được thể hiện ở đâu ? 
- GV nhận xét, chốt KT: (máy chiếu)
Là 1 tổ chức CM có mục đích rõ ràng, có cơ sở ở nhiều địa phương.
Chống nền giáo dục cũ mà TD Pháp lợi dụng để ngu dân. (thực tế là khai dân trí: giải phóng về tư tưởng cho người dân VN)
Cổ vũ cái mới.
- GV dẫn chuyển mục: Trong khoảng thời gian này, tại Trung Kì cũng diễn ra một cuộc vận động sôi nổi. Cụ thể (3).
Hđ nhóm.
Đại diện lên dán, trình bày.

Quan sát. Trình bày.

Cá nhân trình bày theo chú thích (2)/144.


Đọc.



Nghe.









Thảo luận nhóm.




Đọc.




Nghe, chuẩn bị.

- Hoàn cảnh: 
+ T 3/ 1907, trong cuộc vận động cải cách văn hoá - xã hội.
- Lãnh đạo: Lương Văn Can (hiệu trưởng)
- Phạm vi: Hà Nội->Bắc Kì.
- Hình thức hoạt động:mở trường, tổ chức bình văn, diễn thuyết, xuất bản sách báo.
- Mục đích: Nâng cao lòng yêu nước, truyền bá nội dung học tập và nếp sống mới.
- Kết quả: 11/ 1907, chấm dứt hđ.
- Nhận xét, đánh giá: 
+ Cổ động CM.
+ Phát triển văn hoá, ngôn ngữ dân tộc.
-> tổ chức CM.
Hđ 3: Tìm hiểu về cuộc vận động Duy tân và phong trào chống thuế ở Trung Kì.

3. Cuộc vận động Duy tân và phong trào chống thuế ở Trung Kì (1908).
 (1)Tìm hiểu khái quát.
- Yc Hs hđ nhóm, theo câu hỏi.
-> GV nhận xét, chốt lại.

(2)Tìm hiểu chi tiết.
- GV giới thiệu chân dung Phan Châu Trinh + Yc Hs giới thiệu tiểu sử.
 GV giảng: Khác với Phan Bội Châu chủ trương dùng bạo động vũ trang để giành độc lập dân tộc, Phan Châu Trinh chủ trương tiến hành vận động cải cách. Cải cách được tiến hành từ hai phía: nhà nước thực dân và tự thân vận động. Đối với nhà nước thực dân: ông viết thư gửi Toàn quyền (1906). Đối với quần chúng: ông hô hào mở trường học, khai dân trí, bài trừ hủ tục, cổ động chấn hưng thực nghiệp. Có thể nói, vào lúc đó, ông là người có tư tưởng dân chủ sớm nhất, sâu nhất và nhất quán nhất.
- Giải thích về tên gọi: Vận động Duy tân.
- ảnh hưởng của phong trào?
- GV giảng giải: Cuộc vận động DT lan toả rộng trong quần chúng, cổ động cái mới, đả kích những cái lạc hậu, xấu, tuyên truyền tư tưởng dân chủ, tiến bộ , làm người dân hiểu rõ quyền lợi của mình, bản chất cuả quan lại, thực dân, làm bùng nổ phong trào chống thuế. Là một cuộc CM dân trí.
- Phong trào chống thuế ở Trung Kì này có ý nghĩa gì (thể hiện điều gì) ? 
+ Giúp ta hiểu thêm gì về người nông dân ? 
+ Về giai cấp lãnh đạo cách mạng VN ?
- GV chốt lại kiến thức: bảng tổng kết.
Hđ nhóm.
Đại diện lên dán, trình bày.

Quan sát. Trình bày.





Đọc.








Cá nhân.





Nghe, hiểu.





Thảo luận.




Đọc.
a. Vđ Duy tân: 
- Hoàn cảnh: Những năm đầu TK XX -> cuộc vận động Duy tân.
- Lãnh đạo: Phan Châu Trinh.
- Phạm vi: Trung Kì.
- Hình thức hđ: mở trường, diễn thuyết, tuyên truyền, vận động mở mang công thương nghiệp.
- Mục đích: vận động theo cái mới.
- Kết quả: bị thực dân đàn áp.
- Nhận xét, đánh giá: 
+ Là cuộc cách mạng dân trí.
+ Có ảnh hưởng lớn -> bùng nổ phong trào chống thuế.















b. PT chống thúê:
- Thể hiện: 
+ Năng lực, tinh thần CM của giai cấp nông dân. 
+ Sự thiếu vắng một giai cấp lãnh đạo đầy đủ năng lực.
	4. Củng cố: 
	Làm bài tập : PHT.
 GV Chốt bảng -> Dù các phong trào đều thất bại nhưng thể hiện rõ tinh thần yêu nước của nhân dân ta, cụ thể: các sĩ phu yêu nước tiến bộ, nông dân. Đồng thời cũng cho thấy sự bế tắc trong đường lối cứu nước và sự thiếu vắng một giai cấp lãnh đạo CM có đầy đủ năng lực. Phong trào yêu nứơc chống Pháp không dừng lại ở đây, nó vẫn tiếp tục phát triển,đặc biệt, có sự xuất hiện của một người rất quan trọng: Nguyễn Tất Thành- Nguyễn ái Quốc: người sẽ tìm ra con đường cứu nước đúng đắn. Cụ thể, tiết học sau.
	5. Dặn dò, bài về nhà: 
Chuẩn bị cho tiết sau.




Phan Bội Châu 
	

Phan Bội Châu sinh ngày 16 /12/ 1867, tại thôn Sa Nam, xã Đông Liệt, sau dời về xã Đan Nhiệm (hay Đan Nhiễm), tổng Xuân Liễu (nay là xã Xuân Hoà), cả hai nơi đều thuộc huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, hiệu là Sào Nam, tự là Hải Thụ.
	Sinh trưởng trong một gia đình Nho giáo có truyền thống yêu nước, lại là nơi có phong trào chống Pháp mạnh mẽ, ngay từ hồi còn trẻ, Phan đã sục sôi nhiệt tình cứu nước.
	Năm 17 tuổi, khi thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần thứ hai (1882), nửa đêm, ông viết bài hịch: “Bình Tây thu Bắc” đem dán ở cây to bên đường để cổ động nhân dân… Năm 19 tuổi, hưởng ứng chiếu Cần Vương (7/1885), ông tổ chức đội quân học sinh (Thí sinh quân) hơn 60.000 người nhưng chưa kịp hành động thì quân Pháp kéo tới - đội quân thí sinh phải giải tán. Tiếp đó là 10 năm dạy học, tuyên truyền yêu nước, giáo dục lớp thanh niên ưu tú, sẵn sàng xả thân vì Tổ quốc. Năm 1897, Phan vào Huế giao du với những người cùng chí hướng.
	Năm 1900, ông đỗ đầu kì thi Hương (Giải nguyên). Cùng năm đó, cụ thân sinh của ông qua đời. Phan Bội Châu rảnh việc nhà mới chuyên tâm lo việc cứu nước.
	








Xuất dương lưu biệt
(Lưu biệt trước khi ra nước ngoài)
Phan Bội Châu

Làm trai phải lạ ở trên đời,
Há để càn khôn tự chuyển dời.
Trong khoảng trăm năm cần có tớ,
Sau này muôn thủa há không ai ?
Non sông đã chết sống thêm nhục,
Hiền thánh còn đâu học cũng hoài.
Muốn vượt biển Đông theo cánh gió,
Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi.

(Bản dịch thơ của Tôn Quang Phiệt, Văn thơ Phan Bội Châu, NXB Văn học, Hà Nội, 1965)










Điểm tiến bộ của Đông Kinh nghĩa thục
Đông Kinh nghĩa thục là một tổ chức cách mạng có mục đích rõ ràng, có cơ sở ở nhiều địa phương.
Đông Kinh nghĩa thục chống nền gịáo dục cũ mà thực dân Pháp lợi dụng để ngu dân.
Cổ vũ cái mới.












Một số thông tin về Đông Kinh nghĩa thục

	Học sinh của trường có lúc lên tới 2000 người, chia làm 8 lớp, phân chia thành 2 cấp: trung học và tiểu học, học sinh được cấp giấy bút, sách vở, có những học sinh nghèo được ở tại “kí túc xá” của trường.
	Những buổi bình văn của nhà trường, quần chúng tham gia rất đông: 
	“Buổi diễn thuyết người đông như hội,
 Kì bình văn khách đến như mưa.”
	Họ diễn thuyết về các đề tài lịch sử, quá khứ oanh liệt của dân tộc, những cuộc cách mạng điển hình của thế giới, xây dựng nếp sống văn minh, bài trừ hủ tục, dùng hàng nội hoá… Bình những bài văn, thơ yêu nước của Đông Kinh nghĩa thục hoặc của Phan Bội Châu từ Nhật gửi về.






Vài nét về Phan Châu Trinh

Phan Châu Trinh, hiệu Tây Hồ, biệt hiệu Hy Mã, sinh năm 1872 ở làng Tây Lộc, huyện Tiên Phước, phủ Tam Kì, tỉnh Quảng Nam.
	Cha là Phan Văn Bình, giữ một chức võ quan nhỏ, sau năm 1885 theo phong trào Cần Vương trong tỉnh, làm chuyển vận sứ phụ trách việc quân lương. Mẹ là Lê Thị Chung, cũng thông hiểu chữ nghĩa. Sau khi kinh thành Huế thất thủ (1885), Phan theo cha, tập luyện võ nghệ, bắn cung, cưỡi ngựa.
	Năm 1900, Phan Châu Trinh đỗ cử nhân, năm sau, đỗ phó bảng. Năm 1902, ông vào học trường Hậu bổ, rồi ra làm quan với chức quan Thừa biện bộ Lễ. Tại triều đình, ông được chứng kiến cảnh mục nát hủ bại của quan trường, nên sinh ra chán nản, có khi vài tháng không đến cơ quan. Nhưng chính vào thời gian đó, ông giao du với nhiều người có tư tưởng canh tân như Thân Trọng Huề, Đào Nguyên Phổ, Vũ Phạm Hàm,… được đọc Thiên hạ đại thế luận của Nguyễn Lộ Trạch, Tân thư giới thiệu tư tưởng duy tân của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu, tư tưởng dân quyền của Ruxô, Môngtexkiơ,… phong trào Duy tân ở Nhật Bản, cách mạng ở Pháp, Mĩ.
	Tháng 7 năm 1904, Phan Châu Trinh gặp Phan Bội Châu, hai người trở thành đôi bạn tâm phúc. Cuối năm đó, lấy cớ phải chăm lo việc thờ phụng tổ tiên thay anh cả đã mất, ông xin cáo quan về quê. Từ đó, ông dốc lòng vào công cuộc cứu nước. 
Khác với Phan Bội Châu chủ trương dùng bạo động kết hợp với cải cách xã hội để giành độc lập dân tộc, Phan Châu Trinh chủ trương tiến hành vận động cải cách. Cải cách được tiến hành từ hai phía: nhà nước thực dân và tự thân vận động. Đối với nhà nước thực dân: ông viết thư gửi Toàn quyền Pôn Bô (1906). Đối với quần chúng: ông hô hào mở trường học, khai dân trí, bài trừ hủ tục, cổ động chấn hưng thực nghiệp.


Một vài nét về phong trào Đông du

Các học sinh du học trong phong trào Đông du khi sang Nhật, được đưa vào hai nơi để học tập: trường Chấn Võ và Đồng Văn thư viện. Du học sinh VN đã vươn lên vượt khó (xa gia đình, khí hậu không hợp, ăn đói, mặc rét, ngôn ngữ bất đồng…), học tập vì tương lai Tổ quốc. 
Các du học sinh vừa học vừa làm, nghiêm chỉnh thực hiện quy chế của trường và Hội Duy tân. Ngoài việc học văn hoá, quân sự, thể thao, họ còn tham gia sinh hoạt chính trị để nâng cao trình độ hiểu biết chung và củng cố thêm lòng yêu nước. Nhiều văn thơ yêu nước và cách mạng trong phong trào Đông du đã được chuyển về nước, có tác dụng lớn trong việc động viên tinh thần CM của nhân dân ta (Hải ngoại huyết thư, Tân Việt Nam, VN quốc sử khảo…).






Phiếu học tập
Môn: Lịch sử 8.
Tiết 48: 
A. Một số câu hỏi trong tiết học: 
1. Động cơ nào khiến Phan Bội Châu và Hội Duy tân sang Nhật Bản cầu viện mà không sang Trung Quốc ? 
2. “Đông du” nghĩa là gì ? 
3. Hội Duy tân muốn dựa vào Nhật Bản để bạo động vũ trang, em có suy nghĩ gì về điều này ? 
4. Từ việc phong trào Đông du thất bại, em rút ra bài học gì ? 
5. Tiểu sử của Lương Văn Can ? “Đông Kinh nghĩa thục” nghĩa là gì ? 
6. ý nghĩa của Đông Kinh nghĩa thục ?
7. Điểm tiến bộ của Đông Kinh nghĩa thục ? 
8. Tiểu sử Phan Châu Trinh ? “Vận động Duy tân” có nghĩa là gì ? 
9. ảnh hưởng của Vận động Duy tân ? 
10. Phong trào chống thuế ở Trung Kì có ý nghĩa gì ? 
B. Bài tập: 
Câu1: Khoanh tròn vào chữ cái thể hiện câu trả lời đúng.
a.Những thông tin nào sau đây về Hội Duy tân là đúng ? 
Mục đích của Hội là lập ra một nước Việt Nam độc lập.
Chủ trương nhờ Nhật giúp đỡ vũ khí, tài chính để đánh đuổi thực dân Pháp.
Pháp, Nhật câu kết với nhau làm tan rã phong trào Đông du.
Cả ba câu A, B, C.
b. Đông Kinh nghĩa thục có những hoạt động nào sau đây ? 
Cải cách văn hoá theo lối tư sản.
Mở trường dạy học ở Hà Nội và nhiều trường học khác ở các tỉnh lân cận.
Tổ chức xuất bản sách, tuyên truyền, bình văn, diễn thuyết.
Câu 3: Điểm giống nhau giữa phong trào Đông du, Đông Kinh nghĩa thục và cuộc vận độngDuytân:……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….



File đính kèm:

  • docBai 38 su 8.doc
Đề thi liên quan