Bài giảng Rèn kĩ năng làm văn nghị luận

docx40 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1257 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Rèn kĩ năng làm văn nghị luận, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1:	RÈN KĨ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN
Ngày soạn: 25/8/2012
Ngày dạy:


A.Mục tiêu bài học: Giúp HS:
-Rèn kĩ năng phân tích đề và lập dàn ý.
-Rèn kĩ năng trình bày, lập luận, diễn đạt cho một bài văn.
B.Phương tiện thực hiện: SGK; Giáo án; Tài liệu tham khảo.
C.Cách thức tiến hành: Nêu vấn đề gợi
D.Tiến trình thực hiện:
(1).Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra yêu cầu, cách thức phân tích đề
(2).Bài mới:


I. Kĩ năng phân tích đề:
1. Chú ý phân biệt dạng đề: Phân biệt đề chìm, đề nổi, quan tâm từ nhãn.
*Đề 1: Hãy bình luận câu nói của Hồ Chí Minh: “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”.
->Phân biệt: Đây là đề nổi: Căn cứ vào từ nhãn của đề “câu nói” và nội dung câu nói, đó cũng là trọng tâm của đề.
Đề 2: Hãy phân tích bài thơ “Chiều tối” của Hồ Chí Minh:
 “Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
 Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không
 Cô em xóm núi xay ngô tối
 Xay hết lò than đã rực hồng”.
->Phân biệt: Đây là dạng đề chìm, vì nội dung cần phân tích không hiện rõ trên đề mà cần phải căn cứ vào bài thơ mà xác định nội dung.
Đề 3: Bút pháp cổ điển, hiện đại được kết hợp nhuần nhuyễn qua bài thơ “Chiều tối” của Hồ Chí Minh.
->Phân biệt: Đây là đề nổi- dạng mở. (Trọng tâm nghị luận đã xác định qua gợi ý: “bút pháp cổ điển, hiện đại được kết hợp nhuần nhuyễn” song cần vận dụng thao tác lập luận nào để làm rõ bút pháp cổ điển, hiện đại kết hợp nhuần nhuyễn trong bài thơ thì người viết cần phải xác định. 
*Đề 4: Hãy phân tích giá trị nhân đạo qua tác phẩm: “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài.
->Phân biệt: Đây là đề nổi vì nội dung và phương pháp nghị luận đã hiện rõ trên đề.

2.Phân tích đề: Đây là khâu quan trọng, quyết định sự thành bại của bài văn. Cần xác định các yêu cầu của đề: 
->Yêu cầu về nội dung: Nội dung nghị luận
->Yêu cầu về thể loại: Phương pháp nghị luận
->Yêu cầu về tư liệu: Phạm vi dẫn chứng
*Đề 1:
-Yêu cầu nội dung: “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy” (đề ra nhiệm vụ của người cầm bút)
-Yêu cầu thể loại: Bình luận (giải thích, chứng minh, bình luận)
-Yêu cầu dẫn chứng: Bản chất, nhiệm vụ của văn học (một số tác phẩm văn học dân gian, thơ văn Hồ Chí Minh và các tấc giả khác).
*Đề 2: 
-Yêu cầu nội dung: Cảnh chiều nơi sơn cước trên đường giải lao và tấm lòng nâng niu cuộc sống, con người của thi sĩ.
-Yêu cầu thể loại: Phân tích.
-Yêu cầu dẫn chứng: Bài thơ “Chiều tối”
*Đề 3:
-Yêu cầu nội dung: Sự kết hợp giữa bút pháp cổ điển và hiện đại: sự vận động của cảnh và tình trong bài thơ.
-Yêu cầu về thể loại: Phân tích, chứng minh
-Yêu cầu dẫn chứng: Bài thơ “Chiều tối”.

II. Lập dàn ý:
1.Nhận biết:
- Dàn ý là khung ý chính của bài văn gồm ba phần: Mở bài; Thân bài; Kết bài.
- Có hai loại dàn ý : Dàn ý sơ lược và dàn ý chi tiết
2.Cách lập dàn ý: Xác định nội dung cơ bản của từng phần:
a).Mở bài: Đề bài yêu cầu giải quyết vấn đề gì (nội dung cần nghị luận là gì) thì mở bài giới thiệu vấn đề đó.
b).Thân bài: Tiến hành triển khai vấn đề nghị luận đã giới thiệu ở phần mở bài như thế nào, chia làm mấy luận điểm (mấy ý)? Để làm rõ các luận điểm thì mỗi luận điểm cần thể hiện qua các luận cứ ra sao? Cần vận dụng những thao tác lập luận nào?
c).Kết bài: Thân bài đã giải quyết vấn đề như thế nào thì kết bài có hai hướng, tùy thuộc vào vấn đề nghị luận mà thực hiện:
-Hoặc khái quát, tổng hợp, đánh giá lại vấn đề đã bàn.
-Hoặc từ vấn đề đã bàn có thể liên hệ, mở rộng vấn đề, tạo suy nghĩ, độ dư ba cho bài văn.
III. Luyện tập: Lập dàn ý cho đề 1:
1.Mở bài:
-Sự nghiệp văn học không phải là sự nghiệp chính của Hồ Chí Minh, nhưng trong quá trình hoạt động cách mạng, người nhận thấy văn học là thứ vũ khí sắc bén phục vụ cho cách mạng. Vì vậy trong quan điểm sáng tác văn chương của mình, người đề cao nhiệm vụ của người cầm bút.
-Trong thư gửi anh chị em họa sĩ nhân dịp triển lãm hội họa năm 1951, Người có viết: “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”.
2.Thân bài:
a).Giải thích câu nói:
-Hồ Chí Minh đã khái niệm “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận”. Khái niệm “Mặt trận” mà Người dùng ở đây là để nhấn mạnh tính chất chiến đấu, cổ vũ đấu tranh cách mạng của văn hóa. Và đây là một mặt trận rất phức tạp, vừa ở ngay trong văn hóa, vừa bao hàm cả cuộc đấu tranh, kẻ thù không chỉ là giặc ngoại xâm mà còn có ngay cả trong tư tưởng của chúng ta (Đôi mắt).
-Anh chị em văn nghệ sĩ phải là chiến sĩ, cũng dũng cảm xung phong không kém gì chiến sĩ trên mặt trận, chiến trường.
b).Chứng minh:
-Ông cha ta từ xưa đã biết dùng văn học dân gian làm vũ khí chiến đấu chống chế độ khong kiến, đòi tự do dân chủ:
	VD: “Con vua thì laij làm vua
	Con sãi ở chùa thì quét lá đa
	Bao giờ Tây nổi quan qua
	Con vua thất thế lại ra quét chùa »
Hoặc: “Con ơi mẹ dặn câu này
	Cướp đêm là giặc cướp ngày là quan »
-Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, nhiều văn nghệ sĩ cũng đã đấu tranh với chính mình để nhận đường (như Nam Cao với « Đôi mắt » ; Nguyễn Đình Thi với « Nhận đường »).
-Trên mặt trận văn hóa nghệ thuật, nhiều nhà văn cũng là chiến sĩ thực thụ, vừa cầm súng xông pha chiến trường, vừa cầm bút cổ vũ tinh thần đấu tranh chống lại kẻ thù của quân và dân ta, vừa vạch trần bản chất thâm độc, nguy hại của kẻ địch như Nguyễn Ái Quốc ; Tố Hữu ; Trần Đăng ; Nam Cao ; Nguyễn Thi…
 c).Mở rộng vấn đề :
-Với kẻ thù, văn hóa nghệ thuật cũng là thứ vũ khí lợi hại của chúng, nhằm lôi kéo, rủ rê, mê hoặc thanh niên vào con đường ăn chơi hưởng lạc mà quên đi nhiệm vụ cứu nước (văn hóa đồi trụy).
-Nên văn hóa cũng phải có tính chiến đấu rõ rệt như : 
	« Nay ở trong thơ nên có thép
	Nhà thơ cũng phải biết xung phong”
	( Hồ Chí Minh).
Hoặc:	“Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
	Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà” 
(Nguyễn Đình Chiểu)
-Văn hóa là mặt trận thì văn nghệ sĩ phải ý thức về vai trò chiến sĩ của mình, phải ra sức cống hiến cho sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật và phải biết đấu tranh loại bỏ tư tưởng thấp hèn, đứng về phía lập trường nhân dân, hi sinh vì nhân dân.
3.Kết bài: 
-Ý thức được nhiệm vụ cao cả như lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hơn bao giờ hết, văn học nghệ thuật chân chính là văn hóa phục vụ dân tộc, cho Tổ quốc và giá trị tác phẩm cũng được đánh giá từ góc độ đó.


(3).Củng cố: Những kĩ năng cơ bản trong văn nghị luận
(4).Dặn dò: Chuẩn bị “Luyện tập về văn nghị luận xã hội- nghị luận về một tư tưởng đạo lí”





Bài 2:	LUYỆN TẬP VỀ VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI- NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ
Ngày soạn: 27/8/2012
Ngày dạy:


A.Mục tiêu bài học: Giúp HS:
-Trên cơ sở các dạng đề bài, xác định yêu cầu đề, cả về nội dung kiến thức, phương pháp và dung lượng thời gian.
-Rèn kĩ năng làm văn nghị luận
B.Phương tiện thực hiện: SGK; tài liệu tham khảo; giáo án.
C.Cách thức tiến hành: Nêu vấn đề và câu hỏi gợi.
D.Tiến trình thực hiện:
(1).Kiểm tra bài cũ: Trình bày những kĩ năng làm văn nghị luận cơ bản và cách thức thực hiện?
(2).Bài mới:


I.Ôn lại kĩ năng: Để tiến hành nghị luận về tư tưởng, đạo lí cần tiến hành theo các bước sau:
-Mở bài: Giới thiệu khái quát tư tưởng, đạo lí cần nghị luận.
-Thân bài:
->Giải thích tư tưởng, đạo lí đã nêu; 
->Phân tích các biểu hiện của tư tưởng đạo lí, chứng minh làm sáng tỏ tư tưởng, đạo lí.
->Bình luận về vai trò, ý nghĩa của tư tưởng, đạo lí; bác bỏ những quan niệm hoặc biểu hiện sai lệch, tiêu cực .
->Rút ra bài học nhận thức và hành động: Ý nghĩa vấn đề và cách thức thực hiện tư tưởng, đạo lí (từ thực tế bản thân).
-Kết bài: Khẳng định lại ý nghĩa của vấn đề.
II.Luyện tập:
*Đề 1: Nhà văn Nga L.tôn- xtôi nói “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”. Anh/ chị hãy nêu suy nghĩ về vai trò của lí tưởng trong cuộc sống con người.
1.Nhận thức đề: 
-Bàn về lí tưởng và vai trò của lí tưởng trong cuộc sống.
-Phương pháp: Giải thích; phân tích; bình luận
2.Dàn ý:
a). Mở bài:
-Trong cuộc sống, mỗi con người cần phải xác định cho mình một lí tưởng nhất định. Như nhà văn Nga L.tôn- xtôi từng nói: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”.

b).Thân bài:
-Giải thích ý kiến:
+Lí tưởng: là những điều tốt đẹp nhất hình thành từ trí tưởng tượng của mỗi con người và mọi người ra sức phấn đấu để đạt tới.
+Ngọn đèn chỉ đường: Mang đến ánh sáng, định hường đường đi.
+Phương hướng kiên định: Định hướng đường đi, cách làm, cách sống…một cách rõ ràng, nhất định.
+Cuộc sống: Tổng thể nói chung những hoạt động trong đời sống của mỗi con người hay một xã hội.
->Ý của câu nói: Nhấn mạnh vai trò của lí tưởng trong cuộc sống, không có lí tưởng thì cuộc sống không có ý nghĩa, con người muốn thành công thì phải có lí tưởng.
-Phân tích, chứng minh, bình luận:
+Lí tưởng là mục đích cao nhất trong cuộc đời mỗi con người, là cái ta vạch ra và nhằm đạt cho được. Nó mở ra phương hướng, nỗ lực, dẫn hoạt động của con người đi đến đích.
+Lí tưởng có vai trò rất quan trọng, như “ngọn đèn chỉ đường”, lí tưởng có tính định hướng, đóng vai trò là người mở đường sáng suốt, tiên phong. Cuộc sống con người có lí tưởng là luôn mơ ước, khát vọng và vươn tới những điều tốt đẹp trong cuộc đời. Đó là cuộc sống có mục đích, có phương hướng.
+Nhờ có lí tưởng mà bao nhà khoa học đã làm nên những thành tựu rực rỡ, có lí tưởng đúng đắn và phấn đấu hết mình để đạt được lí tưởng cao đẹp mà Giáo sư Ngô Bảo Châu đã đạt được thành công rực rỡ trên con đường phát triển Toán học và là niềm tự hào của cả dân tộc. Nhờ có lí tưởng, ước mơ cao đẹp và ra sức phấn đấu để đạt được ước mơ của mình mà những bạn học sinh dù hoàn cảnh vô cùng khó khăn, thiếu thốn vẫn thi đỗ Đại học với kết quả cao nhất, khiến mọi người ngưỡng mộ.
+Bác bỏ: Tuy nhiên, cũng có những lí tưởng tầm thường, chỉ quanh quẩn với lợi ích cá nhân. Có một số bạn trẻ hiện nay sống không có lí tưởng, hoặc chỉ lo chơi bời, lêu lổng, không chăm chú học hành làm phiền lòng bố mẹ, gia đình; hoặc chỉ biết cắp sách đến trường học một cách thụ động, mỗi năm lên một lớp mà không có ước mơ hay ước mơ chỉ là một vài quyền lợi bé nhỏ, thiếu động lực, thiếu sức thúc đẩy, nên khi gặp khó khăn rất dễ chùn bước.
-Bài học nhận thức và hành động:
+Mỗi người cần xác định cho mình một lí tưởng đúng đắn, lí tưởng càng cao đẹp thì sức vẫy gọi của nó càng lớn mạnh, sẽ là động lực thúc đẩy con người vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.
+Tuy nhiên lí tưởng cần phải có tính khả thi, không viển vông, phi thực tế.
c).Kết bài:
-Tuổi trẻ cần ra sức học tập, phấn đấu, hoàn thiện mình, trở thành người đủ đức đủ tài để tự khẳng định mình trong thời đại và góp phần xây dựng quê hương đất nước./.

*Đề 2: Anh/ chị hãy phát biểu ý kiến của mình về mục đích học tập do UNESCO đề xướng: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”.
1.Nhận thức đề:
-Nội dung nghị luận: Mục đích của việc học: tiếp nhận kiến thức và vận dụng kiến thức vào đời sống, từng bước hoàn thiện mình.
-Phương pháp nghị luận: Giải thích; bình luận.
2.Dàn ý:
a).Mở bài:
- Xã hội ngày càng phát triển, đòi hỏi con người phải nhanh chóng hoàn thiện tri thức, nhân cách để đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển đất nước. Một trong những yêu cầu quan trọng là mỗi người cần xác định cho mình một mục đích học tập đúng đắn, cùng về vấn đề này, UNESCO đã định hướng rất rõ ràng: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”.
b).Thân bài:
-Giải thích vấn đề: 
+Học để biết: Tức học để thu nhận những điều mình chưa biết hoặc để làm giàu thêm vốn hiểu biết của mình, nhằm góp phần hoàn thiện bản thân.
+Học để làm: Có nghĩa kiến thức tiếp thu được trong quá trình học phải gắn với thực tiễn, phải biết vận dụng kiến thức đó vào thực hành: “Học đi đôi với hành”.
+Học để chung sống: Tức học để có kĩ năng sống, hài hòa với mọi người chung quanh, hòa nhập với cộng đồng. Đây là mục đích cao nhất của việc học: Học để trau dồi nhân cách, vươn đến một cuộc sống tốt đẹp, có ý nghĩa cho bản thân và cộng đồng.
+Học để tự khẳng định mình: Tức học để khẳng định được sự tồn tại có ý nghĩa của bản thân trong cộng đồng. Một cá nhân muốn khẳng định được mình trong lòng mọi người, được xã hội thừa nhận, đó phải thực sự là một nhân cách: có hiểu biết, có hành động đẹp, sống có văn hóa, phù hợp với những tiêu chuẩn đạo đức của xã hội.
->Câu nói trên nhằm nêu lên mục đích toàn diện của việc học.
- Bình luận:
+Mục đích học tập mà UNESCO đề xướng là rất phù hợp với thời đại và đất nước ta trong giai đoạn hiện nay. Thời kỳ hội nhập, mở rộng quan hệ hợp tác nhiều mặt với các nước trên thế giới, đặt ra trách nhiệm vinh quang những cũng hết sức nặng nề cho sự nghiệp giáo dục là phải đào tạo ra những con người thông minh, năng động, sáng tạo, tự tin, tự chủ và thực tiễn.
+Mục đích đó đã định hướng cho ý thức, thái độ, động cơ học tập, cho ước mơ, hoài bão, phương châm hành động của thế hệ trẻ.
+Đó là yêu cầu thiết thực không chỉ với thế hệ trẻ Việt Nam mà cả trên toàn thê giới.
+Bác bỏ: Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều bạn trẻ chưa nhận thức đầy đủ về việc học, có chăng chỉ dừng lại đơn giản ở việc nhận thức “học để biết”, còn khả năng vận dụng hiểu biết vào cuộc sống còn nhiều hạn chế. Cũng có nhiều bạn trẻ chỉ lo ăn chơi lêu lổng mà không xác định được mục đích sống, mục đích học tập của mình, trở thành nạn nhân của xã hội và là ghánh nặng cho gia đình.
-Bài học nhận thức và hành động:
+Mỗi người cần phải xác định rõ mục đích, động cơ và thái độ học tập.
+Gắn liền việc học tập với việc rèn luyện phẩm chất đạo đức để trở thành người có ích cho xã hội.
c).Kết bài:
-Tuổi trẻ cần ra sức học tập và rèn luyện, trang bị kiến thức về mọi mặt để có trình độ chuyên môn vững vàng, có khả năng giao lưu hội nhập. Và học phải gắn với thực tiễn hành động, hướng tới một xã hội văn minh./.



(3).Củng cố: Cách thức làm bài văn nghị luận xã hội
(4)Dặn dò: Chuẩn bị bài: “Khái quát VHVN- Tác gia Hồ Chí Minh”.



BÀI 3:	-BÀI KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CM THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỶ XX
-TÁC GIA HỒ CHÍ MINH
Ngày soạn: 29/8/2012
Ngày dạy:

A.Mục tiêu bài học: Giúp HS:
-HS biết tái hiện kiến thức về bài Khái quát VHVN và kiến thức về tác gia Hồ Chí Minh.
- Rèn kĩ năng tổng hợp, khái quát và đánh giá kiến thức.
B.Phương tiện thực hiện: SGK; Giáo án; Tài liệu tham khảo.
C.Cách thức tiến hành: Kết hợp nêu câu hỏi thảo luận và phương pháp gợi tìm.
D.Tiến trình thực hiện:
1.Kiểm tra bài cũ: 
2.Bài mới:


*Bài “KHÁI QUÁT VHVN TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỶ XX”:
Câu 1: Hãy trình bày hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa của VHVN từ 1945- 1975?
-Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, mở ra kỷ nguyên độc lập cho dân tộc. Nhưng suốt 30 năm, dân tộc ta phải đương đầu với hai cuộc chiến tranh giữ nước gian khổ, khốc liệt. Do vậy đời sống kinh tế và công cuộc xây dựng cuộc sống mới ở miến Bắc gặp nhiều khó khăn, điều kiện giao lưu văn hóa bị giới hạn.
-Bối cảnh lich sử, xã hội ấy đã tác động lớn đến sự vận động của văn học. Căn cứ vào yêu cầu khách quan của lịch sử (văn học phải nhập cuộc), Đảng cộng sản đề ra đường lối lãnh đạo văn nghệ, định hướng cho văn học phục vụ chính trị, phục vụ sự nghiệp cách mạng của dân tộc.

Câu 2: Hãy trình bày những đặc điểm cơ bản của VHVN từ 1945- 1975? Có ba đặc điểm cơ bản:
-Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của dân tộc:
->Vận động theo hướng cách mạng hóa: Tức văn hóa nghệ thuật trở thành một mặt trận, văn học trở thành vũ khí phục vụ kháng chiến, nhà văn lấy tư tưởng cách mạng và mẫu hình chiến sĩ làm tiêu chuẩn cầm bút.
->Gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của dân tộc: Tinh thần tự giác, tự nguyện gắn bó với dân tộc, với nhân dân của nhà văn được đề cao, đặt lợi ích Tổ quốc, toàn dân lên trên hết. Văn học phải tập trung vào đề tài Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội; thể hiện cảm động tình đồng chí, đồng đội, quân dân…
-Nền văn học hướng về đại chúng: 
->Văn học lấy đại chúng- nhân dân làm đối tượng phản ánh và phục vụ, là trung tâm cảm hứng mới mẻ, lớn lao của văn học. Đại chúng vừa cung cấp, bổ sung cho văn học lực lượng sáng tác.
->Văn học hướng tới mọi tầng lớp trong nhân dân, phản ánh nỗi bất hạnh cũng như niềm vui đổi đời của họ.
->Cách viết giản dị, ngắn gọn, dễ hiểu, chủ đề rõ ràng.
-Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn:
->Khuynh hướng sử thi: Đề cập đến vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính chất toàn dân tộc. Nhân vật chính thường là những con người đại diện cho tinh hoa và khí phách, tiêu biểu cho lí tưởng cộng đồng. Lời văn mang giọng điệu ngượi ca trang trọng, hào hùng. (Ví dụ: “Người lái đò sông Đà”; “Rừng xà nu”).
->Cảm hứng lãng mạn: Khẳng định phương diện lí tưởng của cuộc sống mới và vẻ đẹp của con người mới; ca ngợi chủ nghĩa anh hùng CM và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc ->Nâng đỡ con người vượt lên mọi thử thách. (Ví dụ: Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước- Mà lòng phơi phới dậy tương lai”).
Câu 3: Những thành tựu và hạn chế của văn học VN giai đoạn 1945- 1975?
-Thành tựu: Văn học VN từ 1945- 1975 đã thực hiện xuất sắc nhiệm vụ của lịch sử và của Đảng: Tuyên truyền, cổ vũ tinh thần chiến đấu, hi sinh của nhân dân; đã tiếp nối và phát huy những truyền thống tư tưởng lớn của văn học dân tộc bao gồm truyền thống yêu nước, chủ nghĩa nhân đạo và chủ nghĩa anh hùng; văn học giai đoạn này đã phát triển cân đối và toàn diện về mặt thể loại, trong đó thơ trữ tình và truyện ngắn đã đạt nhiều thành tựu rực rỡ, nhiều tác phẩm kí có chất lượng.
-Hạn chế: Tuy nhiên văn học giai đoạn này có một số hạn chế, nhiều tác phẩm miêu tả con người và cuộc sống còn đơn giản, phiến diện; cá tính, phong cách của nhà văn chưa được phát huy mạnh mẽ; phê bình văn học ít chú ý đến những khám phá về nghệ thuật…
Câu 4: Những chuyển biến và nét mới của văn học sau 1975?
-Văn học sau 1975 văn xuôi có nhiều khởi sắc, đổi mới cách viết, chuyển từ đề tài chiến tranh sang đề tài về hiện thực đời sống (Chiếc thuyền ngoài xa; Một người Hà Nội; Mùa lá rụng trong vườn…). Thơ không phát triển mạnh mẽ như trước nhưng cũng tạo được nhiều thành tựu nổi bật.
-Đổi mới: Văn học thời kỳ này mang tính chất hướng nội, tìm kiếm cái bên trong tâm hồn, quan tâm nhiều đến số phận cá nhân. (Chiếc thuyền ngoài xa; Hồn Trương Ba, da Hàng thịt…).

*Bài: 	TÁC GIA HỒ CHÍ MINH
Câu 1: Hãy trình bày những nét chính về tiểu sử và sự nghiệp văn học của HCM?
a).Tiểu sử: Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890 tại xã Kim Liên- huyện Nam Đàn- tỉnh Nghệ An, trong một gia đình nhà nho yêu nước. Thưở nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, sau đi học lấy tên là Nguyễn Tất Thành, trong thời ký đầu hoạt động CM lấy tên là Nguyễn Ái Quốc và nhiều tên khác.
Năm 1911 Người ra đi tìm đường cứu nước; năm 1919 Người gửi tới Hội nghị Vecxây Bản yêu sách của nhân dân An Nam kí tên Nguyễn Ái Quốc; năm 1920 Người dự Đại hội Tua và trở thành một trong những thành viên sáng lập Đảng cộng sản Pháp; năm 1930 Người thành lập Đảng cộng sản Việt Nam ở Hương Cảng; đầu năm 1941 Người về nước tổ chức Mặt trận Việt Minh đánh đuổi Pháp- Nhật; năm 1942 trên đường sang TQ tranh thủ sự viện trợ Quốc tế thì bị Chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam 13 tháng; năm 1945 lãnh đạo cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám thành công, khai sinh nước VNDCCH; từ 1946 được bầu làm Chủ tịch nước cho đến khi qua đời (02/9/1969).
b).Sự nghiệp văn học: Sự nghiệp chính của Người là sự nghiệp CM nhưng Người đã để lại một sự nghiệp văn học lớn lao về tầm vóc, tư tưởng; phong phú về thể loại và đa dạng về phong cách nghệ thuật:
-Văn chính luận: Là những sáng tác mẫu mực, sắc sảo, súc tích, viết với mục đích là để tiến công kẻ thù qua các chặng đường lịch sử.
 Tác phẩm chính: Những bài viết đăng trên các báo: Người cùng khổ; Nhân đạo; Đời sống thợ thuyền. Các tác phẩm: Bản án chế độ thực dân Pháp; Tuyên ngôn Độc lập; Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến; Không có gì quý hơn độc lập tự do…
-Truyện và kí: Nhằm mục đích vạch trần bộ mặt tàn bạo, xảo trá của thực dân, tay sai đồng thời đề cao những tấm gương yêu nước và tự hào về dân tộc. Thể hiện một cây bút tài năng với một vốn văn hóa sâu rộng, một trí tuệ sắc sảo và một trái tim tràn đầy tình yêu nước, yêu CM.
 Tác phẩm chính: Lời than vãn của bà Trưng Trắc; Con người biết mùi hun khói; Vi hành; Những trò lố hay là Va ren và Phan Bội Châu…
-Thơ ca: Là mảng sáng tác nổi bật được viết cả trong hai thời kỳ trước và sau CM:
+Nhật kí trong tù: 134 bài thơ vừa phản ánh bộ mặt tàn bạo của chế độ nhà tù Tưởng Giới Thạch vừa là bức chân dung tinh thần tự họa của một con người có nghị lực phi thường, tâm hồn khát khao tự do, tha thiết với thiên nhiên và con người.
+Những sáng tác ở Việt Bắc trước và sau CM.
Câu 2: Hãy trình bày những nét chính về quan điểm sáng tác của Hồ CHí Minh?
-Đề ra vai trò, sứ mệnh, nhiệm vụ của nhà văn trong mối quan hệ với CM, quần chúng. Theo Người:
+Văn học là thứ vũ khí chiến đấu lợi hại phục vụ cho sự nghiệp CM.
+Nhà văn là chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, tư tưởng, biểu hiện trực tiếp trong thư Người gửi các họa sĩ VN nhân dịp triển lãm tranh toàn quốc (1951) “Văn hóa cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”.
+Khái niệm chất thép trong thơ văn: Tính chiến đấu, đấu tranh CM của văn học, của nhà văn- chiến sĩ, thể hiện trong bài “Cảm tưởng đọc Thiên gia thi” (Nhật kí trong tù):
	“Nay ở trong thơ nên có thép
	Nhà thơ cũng phải biết xung phong”
-Đề cao hai tính chất quan trọng của văn học và tính sáng tạo của nhà văn
+Hai tính chất quan trọng của văn học:
->Tính chân thật: Yêu cầu viết đúng, tôn trọng sự thật cuộc sống và con người (viết cho hay cho thật cho hùng hồn)
->Tính dân tộc: Phải giữ được sự trong sáng của tiếng Việt và bản sắc của dân tộc, phù hợp với tính cách và tâm hồn người Việt.
+Đề cao sự sáng tạo của người nghệ sĩ.
-Đề ra phương pháp sáng tác sao cho có hiệu quả: Xuất phát từ mục đích sáng tác, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức tác phẩm. Thể hiện qua bốn câu hỏi: “Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết cái gì? Viết như thế nào?”.
Câu 3: Hãy trình bày những nét chính về phong cách nghệ thuạt của Hồ Chí Minh?
-Phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh độc đáo,đa dạng, nhìn chung ở mỗi thể loại văn học, Người đều tạo ra những nét phong cách riêng độc đáo và hấp dẫn:
+Về văn chính luận: Ngắn gọn, tư duy sắc sảo, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng đầy sức thuyết phục, giàu tính luận chiến, đa dạng về bút pháp.
+Về truyện và kí: Mang tính hiện đại, tính trí tuệ, tính chiến đấu mạnh mẽ; nghệ thuật trào phúng, châm biếm thâm thúy và hài hước hóm hỉnh.
+Về thơ ca: Thanh đạm, nói ít gợi nhiều, mang màu sắc dân gian hiện đại, hàm súc, cô đọng, vừa cổ điển vừa hiện đại, hòa hợp giữa thép và tình.

(3). Củng cố: P/c độc đáo của HCM băt nguồn: Truyền thống quê hương, gđ; môi trường văn hóa; hoàn cảnh sống; cuộc đời hoạt động CM; quan điểm sáng tác.
(4).Dặn dò: Chuẩn bị bài: “Tuyên ngôn Độc lập”.


Bài 4:	TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
	HỒ CHÍ MINH
Ngày soạn: 06/9/2012
Ngày dạy:

A.Mục tiêu bài học: Giúp HS:
-Củng cố kiến thức bài học, nắm vững hoàn cảnh sáng tác, chủ đề văn bản và giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản.
-Rèn kĩ năng tái hiện kiến thức và vận dụng kiến thức dưới dạng bài làm văn nghị luận.
B.Phương tiện thực hiện: SGK; Giáo án; Tài liệu liên quan.
C.Cách thức tiến hành: Nêu câu hỏi gợi, hướng dẫn HS thảo luận.
D.Tiến trình thực hiện:
1.Kiểm tra bài cũ: Bài khái quát và bài về tác gia Hồ Chí Minh.
2.Bài mới:
 

I.Kiến thức tái hiện:
Câu 1: Hãy trình bày hoàn cảnh sáng tác và mục đích, ý nghĩa của bản Tuyên ngôn?
-Hoàn cảnh sáng tác: Chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc, Phát xít Nhật- kẻ đang chiếm đóng nước ta bấy giờ đã đầu hàng Đồng minh. Trên toàn quốc nhân dân nổi dậy; 19/8/1945: CM tháng Tám thành công, chính quyền về tay nhân dân. Ngày 26/8/1945, Bác Hồ từ Chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội, tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang, Bác viết bản Tuyên ngôn Độc lập. Ngày 02/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình- Hà Nội Người thay mặt Chính phủ lâm thời nước VNDCCH đọc bản Tuyên ngôn trước hàng vạn đồng bào, tuyên bố khai sinh nước VNDCCH, khẳng định quyết tâm săt đá của nhân dân VN kiên quyết một lòng bảo vệ độc lập, tự do của dân tộc.
->Hoàn cảnh chính trị: HCM viết và đọc bản Tuyên ngôn khi đế quốc, thực dân đang chuẩn bị chiếm lại nước ta. Dưới danh nghĩa quân Đồng minh vào giải giáp vũ khí, quân đội Nhật- Quân đội quốc dân đảng TQ tiến vào từ phía Bắc; quân đội Anh tiến vào từ phía Nam; thực dân Pháp theo chân quân Đồng minh tuyên bố: Đông Dương do Pháp đã có công “bảo hộ”, “khai hóa” đã bị Nhật chiếm, nay Nhật thất bại thì Đông Dương phải thuộc quyền của người Pháp.
->Mục đích: Trước bối cảnh như vậy, bản Tuyên ngôn không chỉ nhằm tuyên bố độc lập tự do, chủ quyền của một đất nước trước đồng bào trong nước mà còn hướng tới nhân dân toàn Thế giới, đặc biệt là những đối tượng thù địch và đang mang dã tâm nô dịch nước ta. Nhà cầm quyền Pháp đã tuyên bố “Đông Dương thuộc quyền bảo hộ củ

File đính kèm:

  • docxGiao an on tap TN van 12.docx