Bài giảng Sinh sản sinh dưỡng do người

doc8 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1079 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Sinh sản sinh dưỡng do người, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 35
Ngày dạy:SINH SẢN SINH DƯỠNG DO NGƯỜI
I. MỤC TIÊU
Kiến thức : 
Trình bày được thế nào là giâm cành, chiết cành và ghép cây, nhân giống vô tính trong ống nghiệm.
Tìm được 1 số ví dụ về sinh sản sinh dưỡng do người .
Giải thích tính ưu việt của hình thức nhân giống vô tính trong ống nghiệm.
Kỹ năng:
Rèn kỹ năng nhận biết, quan sát, so sánh tổng hợp kiến thức từ hình vẽ, tranh ảnh, mẫu vật.
Rèn kỹ năng hoạt động thảo luận trao đổi nhóm.
Thái độ: 
Giáo dục HS lòng yêu thích bộ môn, ham mê tìm hiểu thông tin khoa học.
II. CHUẨN BỊ
GV: Tranh vẽ hình 27.1, 27.2, 27.3, 27.4
Mẫu : cành dâu, đoạn mía, đoạn cây mì, rau muống hoặc rau lang giâm xuống đất đã ra rễ.
Tư liệu về nhân giống vô tính trong ống nghiệm.
HS:
Chuẩn bị đoạn mì, đoạn mía, cành dâu
III. PHƯƠNG PHÁP
Giảng giải, vấn đáp, so sánh, phân tích tổng hợp kiến thức từ hình vẽ; thảo luận nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH
Ổn định: Kiểm tra sỉ số học sinh (1’)
Kiểm tra bài cũ: (không)
Giảng bài mới: (40’)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
HĐ1: Tìm hiểu khả năng tạo thành cây mới từ hình thức giâm cành. ( 12’)
MT: HS biết được giâm cành là tách 1 đoạn thân, cành của cây mẹ cắm xuống đất để thành cây mới.
GV: kiểm tra sự chuẩn bị của HS, yêu cầu HS nghiên cứu độc lập thông tin sgk, so sánh đối chiếu giữa mẫu vật thật với tranh ảnh và trả lời các câu hỏi6 sgk/89 (3’). 
GV giới thiệu mắt của cành mì ở đoạn cành, lưu ý HS phải là cành bánh tẻ.
GV: hướng dẫn những HS yếu, giám sát việc trao đổi của các HS.
HS: 1 vài HS trình bày kết quả trả lời, các HS khác nhận xét bổ sung.
GV: hướng dẫn giúp HS hoàn thiện tổng hợp kiến thức và đưa ra đáp án đúng.
GV giải thích thêm : ở câu hỏi 3 cành của nhửng cây này có khả năng ra rễ phụ rất nhanh.
HS: trả lời câu hỏi :Những loại cây nào thường áp dụng biện pháp này ?
HĐ2: Tìm hiểu chiết cành. (10’)
MT: HS biết cách chiết cành và phân biệt được cây có thể chiết cành.
GV: hướng dẫn hs quan sát hình 27.2
GV: trình tự thao tác chiết cành?
HS trả lời, bổ sung
GV yêu cầu hs trả lời câu hỏi 27.2
HS: nghiên cứu quan sát hình 27.2 chú ý các bước tiến hành để chiết cành và trả lời câu hỏi mục 6 sgk/90
HS: Vận dụng kiến thức bài vận chuyển các chất trong thân để trả lời câu hỏi 2. HS trao đổi lẫn nhau về đáp án của mình để trả lời đúng.
GV: nghe và nhận xét phần trao đổi của lớp nhưng GV phải giải thích thêm về kỹ thuật chiết cành cắt 1 đoạn vỏ gồm cả mạch rây để trả lời câu hỏi 2. 
GV lưu ý nếu HS không trả lời được câu hỏi 3 thì GV phải giải thích thêm: Cây này chậm ra rễ nên phải chiết cành, nếu giâm thì cành chết.
GV hỏi :người ta chiết cành với loại cây nào ?( chủ yếu là những cây ăn quả )
HS: trả lời câu hỏi trên, các HS khác nhận xét, bổ sung và hoàn thiện kiến thức.
HĐ3: Tìm hiểu về ghép cây. (10’)
MT:HS biết các bước ghép mắt của cây.
GV: treo bảng phụ ghi câu hỏi và cho HS nghiên cứu sgk thực hiện yêu cầu của mục * sgk/90 và trả lời câu hỏi:
?Em hiểu thế nào là ghép cây? Có mấy cách ghép cây?
HS: nghiên cứu thông tin và trả lời câu hỏi theo hướng dẫn của GV.
HS: trả lời câu hỏi, các HS khác nhận xét, bổ sung.
GV: nhận xét và giúp HS hoàn thiện kiến thức.
HĐ4: Nhân giống vô tính trong ống nghiệm. (8’)
MT: Biết được những ưu việt của hình thức nhân giống vô tính trong ống nghiệm.
GV:yêu cầu HS đọc sgk trả lời câu hỏi sau:
?Nhân giống vô tính là gì ?
?Em hãy cho biết những thành tựu nhân giống vô tính mà em biết qua các phương tiện thông tin ?
GV: cung cấp thêm thông tin ngoài sgk:
Từ một mẫu lá cọ năm 1976 chỉ trong vòng 1 năm có thể tạo ra được 50 vạn phôi vô tính.
GV: giúp HS hoàn thiện kiến thức.
1.GIÂM CÀNH
-Giâm cành là cắt một đoạn thân hay cành của cây mẹ cắm xuống đất ẩm cho cành đó bén rễ và phát triển thành cây mới.
Vd: Cây mì, cây mía…
2. CHIẾT CÀNH
- Chiết cành là làm cho cành ra rễ ngay trên cây mẹ rồi mới cắt đem trồng thành cây mới.
3. GHÉP CÂY
- Ghép cây là dùng mắt hoặc chồi của một cây gắn vào cây khác cho tiếp tục phát triển. 
4.NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH TRONG ỐNG NGHIỆM
- Nhân giống vô tính là phương pháp tạo nhiều cây mới từ một mô.
4. Củng cố và luyện tập: (2’)
Câu 1 sgk/ 91 : Cành giâm phải có đủ mắt chồi vì trồng cây bằng hình thức này phải phụ thuộc vào cành đem giâm phải có đủ mắt và chồi, đặc biệt là cành bánh tẻ.
Câu 2 sgk/ 91 : Chiết cành khác giâm cành ở chỗ chiết cành thì rễ sẽ ra ngay trên cành. Người ta thường chiết cành cho hầu hết là cây ăn quả
Câu 3 sgk/ 91 : Cây chanh với cây cam hoặc với cây cam, quýt; cây mãng với cây bình bát. 
Câu 4 sgk/ 91: Nhân giống vô tính trong ống nghiệm, vì nó sinh sản chỉ bằng một mô. 
5. Hướng dẫn hs tự học ở nhà: (2’)
 * Bài cũ : Học bài và làm bài tập 1,2,3,4 sgk / 91 vào vở bài tập.
 Đọc mục : “Em có biết”
 Làm bài tập sgk/ 92 ở nhà, sau 2 – 4 tuần báo cáo kết quả.
 * Bài mới: Nghiên cứu thông tin và nội dung bài “Cấu tạo và chức năng của hoa”
 Dự đoán trả lời các câu hỏi thảo luận của bài.
 Chuẩn bị : mỗi nhóm 1 hoa bưởi, 1 hoa dâm bụt, hoa huệ, . . .
RÚT KINH NGHIỆM:
Tiết
Ngày dạy
CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA HOA
I. MỤC TIÊU
Kiến thức :
Phân biệt được các bộ phận chính của hoa, các đặc điểm cấu tạo và chức năng các bộ phận của hoa.
Kỹ năng :
Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, đối chiếu và tổng hợp kiến thức từ hình vẽ và các mẫu vật thật.
Rèn cho học sinh kỹ năng thảo luận, trao đổi nhóm, kỹ năng thực hành để rút ra kiến thức .
Thái độ :
Yêu thích thực vật, bảo vệ và chăm sóc cho hoa nói riêng và thực vật nói chung.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên:
Mẫu vật thật : một số loại hoa : dâm bụt, bưởi, hoa cúc, hoa hồng, . . .
Mô hình cấu tạo hoa.
Học sinh :
Mẫu thật như hoa bưởi, hoa dâm bụt, hoa huệ, . . .
Nghiên cứu thông tin và nội dung bài “Cấu tạo và chức năng của hoa”
Dự đoán trả lời các câu hỏi thảo luận của bài.
 PHƯƠNG PHÁP: 
Vấn đáp, giảng giải, thảo luận trao đổi nhóm, so sánh, phân tích và tổng hợp kiến thức từ hình vẽ.
IV. TIẾN TRÌNH
Ổn định tổ chức :Kiểm tra sỉ số học sinh và vệ sinh lớp học. (1’)
Kiểm tra bài cũ: (5’)
Câu hỏi 
Trả lời 
Điểm 
HS1:trình bày khái niệm về giâm cành ? e đã thấy người ta giâm cành ở những thực vật nào?
HS2:trình bày khái niệm chiết cành, nhân giống vô tính trong ống nghiệm ? 
Cách nhân giống nào nhanh nhất và tiết kiệm cây giống nhất? 
HS1: Giâm cành là cắt một đoạn thân hay cành của cây mẹ cắm xuống đất ẩm cho ra rễ cho phát triển thành cây mới.
- ở các thực vật: mì, mía...
HS2: Chiết cành là làm cho cành ra rễ ngay trên cây rồi đem trồng thành cây mới.
- Nhân giống vô tính là phương pháp tạo nhiều cây mới từ một mô.
* Nhân giống vô tính trong ống nghiệm
10
10
Giảng bài mới: (35’)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
HĐ1: Tìm hiểu các bộ phận của hoa ( 12’)
MT: HS biết được cấu tạo của hoa gồm có các bộ phận nào 
GV: kiểm tra sự chuẩn bị của HS
GV: hướng dẫn hs quan sát mẫu vật thật và so sánh với tranh và trả lời câu hỏi:
? hoa gồm những bộ phận nào
GV: hướng dẫn hs lấy một nhị và một nhuỵ ra quan sát và yêu cầu hs thảo luận với nội dung câu hỏi?
?cấu tạo của nhị
?cấu tạo của một nhuỵ
HS: nghiên cứu thông tin và tiến hành thảo luận trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên và sgk .Đại diện nhóm trả lời câu hỏi, các HS khác nhận xét bổ sung. Cả lớp trao đổi kết quả với nhau.
GV: hướng dẫn những HS yếu, giám sát việc trao đổi của các HS.
GV: hướng dẫn giúp HS hoàn thiện tổng hợp kiến thức và đưa ra đáp án đúng.
HS: tiến hành tìm đĩa mật của hoa thông qua hướng dẫn của giáo viên.
HĐ2: Tìm hiểu chức năng các bộ phận của hoa. (10’)
MT: HS xác định được chức năng của từng bộ phận của hoa.
GV: yêu cầu HS hoạt động độc lập : nghiên cứu thông tin SGK và trả lời câu hỏi.
HS: nghiên cứu thông tin sgk và trả lời câu hỏi mục 6 sgk/95
GV gợi ý: Tìm xem tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái nằm ở đâu? Chúng thuộc bộ phận nào của hoa? Có còn bộ phận nào của hoa chứa tế bào sinh dục nữa hay không? ( tbsd đực ở hạt phấn, tbsd cái ở noãn. Chúng thuộc cơ quan sinh sản, không còn bộ phận nào của hoa chứa tbsd nữa)
HS: thảo luận trao đổi nhóm (2’) , đại diện nhóm trả lời câu hỏi, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
GV: chốt lại kiến thức đúng (theo sgk/113)
1.CÁC BỘ PHẬN CỦA HOA.
- Hoa cấu tạo gồm : đế hoa, đài hoa, cánh (tràng) hoa, nhị và nhuỵ.
+ Nhị có chỉ nhị và bao phấn có chứa các hạt phấn.
+ Nhuỵ có đầu nhuỵ, vòi nhuỵ và bầu nhuỵ, trong bầu nhuỵ có chứa các noãn hoàng.
2. CHỨC NĂNG CÁC BỘ PHẬN CỦA HOA
+ đài hoa và tràng hoa tạo thành bao hoa có cn che chở cho nhị và nhuỵ
+ Nhị có hạt phấn chứa các tế bào sinh dục đực
+ Nhuỵ có noãn chứa các tế bào sinh dục cái
Nhị và nhuỵ " giúp sinh sản
Củng cố và luyện tập: (2’)
Câu hỏi :Hãy cho biết trong các bộ phận của hoa, bộ phận nào là quan trọng nhất ? Vì sao?
(Bộ phận quan trọng nhất là nhị và nhuỵ. Vì 2 bộ phận này có vai trò giúp duy trì và phát triển nòi giống cho hoa)
Hướng dẫn tự học ở nhà: (2’)
 * Bài cũ : Học bài và làm bài tập sgk / 95 vào vở bài tập.
 * Bài mới: Nghiên cứu thông tin và nội dung bài “Các loại hoa”
 Dự đoán trả lời các câu hỏi thảo luận của bài.
 Chuẩn bị : mỗi nhóm 1 hoa bưởi, 1 hoa dâm bụt, hoa huệ,hoa bí, hoa mướp và tranh ảnh của một số loại hoa khác nhau.
V. Rút kinh nghiệm:
CÁC LOẠI HOA
Tiết:
Ngày dạy:
MỤC TIÊU :
Kiến thức :
 - Phân biệt được 2 loại hoa đơn tính và hoa lưỡng tính.
 - Phân biệt được 2 cách xếp hoa trên cây và biết được ý nghĩa sinh học của cách xếp hoa thành cụm.
Kỹ năng :
 - Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, đối chiếu và tổng hợp kiến thức từ hình vẽ và các mẫu vật thật.
 - Rèn cho học sinh kỹ năng thảo luận, trao đổi nhóm, kỹ năng thực hành để rút ra kiến thức .
 - Rèn kỹ năng làm việc độc lập và tự rút ra kết luận.
Thái độ :
 - Giáo dục cho học sinh ý thức yêu thích thực vật, bảo vệ và chăm sóc cho hoa nói riêng và thực vật nói chung.
CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
 - Mẫu vật thật : một số loại hoa : đơn tính và lưỡng tính, hoa mọc đơn độc và hoa mọc thành cụm, tranh ảnh về các loài hoa.
 - Tranh vẽ hình 29.1, 29.2
Học sinh :
 Nghiên cứu thông tin và nội dung bài “Các loại hoa”
 Dự đoán trả lời các câu hỏi thảo luận của bài.
 Chuẩn bị : mỗi nhóm 1 hoa bưởi, 1 hoa dâm bụt, hoa huệ,hoa bí, hoa mướp và tranh ảnh của một số loại hoa khác nhau.
 Kẻ bảng sgk/ 97 vào vở bài tập và xem lại kiến thức về các loại hoa. 
 PHƯƠNG PHÁP: 
Vấn đáp, giảng giải, thảo luận trao đổi nhóm.
 TIẾN TRÌNH:
Ổn định tổ chức :Kiểm tra sỉ số học sinh và vệ sinh lớp học. (1’)
Kiểm tra bài cũ : (5’)
Câu hỏi 
Trả lời 
Điểm 
* Trình bày đặc điểm cấu tạo và chức năng từng bộ phận của hoa ?
* Hoa cấu tạo gồm : cuống hoa, đế hoa, đài hoa, cánh hoa, nhị và nhuỵ.
+ Cuống hoa " giúp hoa đính vào cành.
+ Đài hoa " giúp bảo vệ cho nhị và nhuỵ
+ Đế hoa " giúp làm chỗ đính cho các bộ phận của hoa.
+ Cánh hoa có nhiều màu sắc khác nhau " giúp thu hút sâu bọ đến thụ phấn cho hoa.
+ Nhị có chỉ nhị và bao phấn , trong bao phấn có chứa các hạt phấn, là những tế bào sinh dục đực. Nhuỵ có đầu nhuỵ, vòi nhuỵ và bầu nhuỵ, trong bầu nhuỵ có chứa các noãn hoàng " giúp sinh sản và duy trì nòi giống.
10
Giảng bài mới: (35’)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* Mở bài: sgk / 96 
HĐ1: Tìm hiểu việc phân chia các nhóm hoa căn cứ vào bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa. ( 15’)
MT: HS nắm được cấu tạo của hoa để từ đó phân chia hoa thành các nhóm hoa.
GV: kiểm tra sự chuẩn bị của HS, yêu cầu HS thảo luận nhóm nghiên cứu thông tin sgk, quan sát các bộ phận của hoa và so sánh đối chiếu giữa mẫu vật thật với tranh ảnh và hoàn thành cột 1,2,3 sgk/97 (5’). 
HS: nghiên cứu thông tin và tiến hành thảo luận hoàn thành bảng kẻ theo yêu cầu của giáo viên và sgk .Đại diện nhóm trả lời câu hỏi, các HS khác nhận xét bổ sung. Cả lớp trao đổi kết quả với nhau.
GV: giúp HS sửa bằng cách phân chia theo bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa.
GV: yêu cầu HS làm bài tập phần dưới của sgk/ 97.
GV: hướng dẫn HS hoàn thiện tổng hợp kiến thức và đưa ra đáp án đúng bằng cách hoàn thành nốt cột 4 của bảng kẻ.
GV: đưa câu hỏi củng cố :dựa vào bộ phận sinh sản chia làm mấy loại hoa ? Thế nào là hoa đơn tính và hoa lưỡng tính ?
HS: tiến hành thảo luận nhóm hoàn thành câu hỏi trên trong (2’) Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận nhóm, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
HĐ2: Tìm hiểu việc phân chia các nhóm hoa căn cứ vào cách sắp xếp hoa trên cây. (20’)
MT: HS xác định được có hai nhóm hoa : hoa mọc đơn độc và hoa mọc thành cụm.
GV: yêu cầu HS hoạt động độc lập tự tìm thêm ví dụ ngoài các ví dụ đã có trong sgk (2’)
HS: nghiên cứu thông tin sgk và cho thêm ví dụ
GV bổ sung thêm một số loại hoa mọc thành cụm như: hoa huệ, hoa ngâu, hoa phượng, hoa giấy, hoa cúc, . . . băng mẫu thật hoặc bằng tranh cho HS quan sát. GV tách ra thành từng bông cho HS dễ quan sát.
? Qua bài em có thể rút ra được điều gì ?
1.Phân chia các nhóm hoa căn cứ vào bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa.
- Có 2 loại hoa : Hoa đơn tính và hoa lưỡng tính.
+ Hoa đơn tính là hoa chỉ có nhị hoặc chỉ có nhuỵ. VD: hoa mướp, hoa bí, . . .
+ Hoa lưỡng tính là hoa có đủ nhị và nhuỵ trên cùng một hoa. VD : hoa dâm bụt, hoa hồng, hoa cúc, . . .
2. Phân chia các nhóm hoa căn cứ vào cách sắp xếp hoa trên cây 
- Dựa vào cách sắp xếp của hoa trên cây, người ta có thể chia hoa thành 2 nhóm là : hoa mọc đơn độc : hoa hồng, hoa dâm bụt. . . và hoa mọc thành cụm như : hoa huệ, hoa cúc, hoa cải, . . . 
 Củng cố và luyện tập: (2’)
Câu 1 sgk/98 : Hoa đơn tính là hoa chỉ có nhị hoặc chỉ có nhuỵ. VD: hoa mướp, hoa bí, . . ., Hoa lưỡng tính là hoa có đủ nhị và nhuỵ trên cùng một hoa. VD : hoa dâm bụt, hoa hồng, hoa cúc, . . .
Câu 2 sgk/98 : Có 2 cách xêp hoa trên cây : hoa mọc đơn độc : hoa hồng, hoa dâm bụt, . . . và hoa mọc thành cụm như : hoa huệ, hoa cúc, hoa cải, . . .
Câu 3 sgk/98 :Những hoa nhỏ thường mọc thành cụm có tác dụng giúp cho sâu bọ thụ phấn nhiều và dễ dàng hơn, đối với hoa thì tập trung nhiều hương thơm hơn để thu hút sâu bọ để thụ phấn cho nó đồng thời giúp thụ phấn một lúc được nhiều hoa hơn.
 Hướng dẫn tự học ở nhà: (2’)
 * Bài cũ : Học bài và làm bài tập sgk / 98 vào vở bài tập.
 * Bài mới : Nghiên cứu thông tin và nội dung bài “Thụ phấn”
 Dự đoán trả lời các câu hỏi thảo luận của bài.
 Chuẩn bị : sưu tầm hoa các tranh ảnh về hoa thụ phấn nhờ sâu bọ.
RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docT35_36_37.doc
Đề thi liên quan