Bài giảng Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật

doc6 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1065 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên người soạn: Nguyễn Thị Thu Huyền
Ngày soạn: 
CHƯƠNG II
SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT
Bài 25: SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT
I.Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học sinh cần phải:
 1. Kiến thức:
- Trình bày được khái niệm sự sinh trưởng ở vi sinh vật .
- Hiểu được thời gian thế hệ tế bào và ý nghĩa của thời gian thế hệ.
- Nêu được các pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục và ý nghĩa của từng pha.
 	- Nêu được nguyên tắc của phương pháp nuôi cấy liên tục.
 - Nêu được các hình thức sinh sản của vi sinh vật nhân sơ và vi sinh vật nhân thực.
 2. Kĩ năng: 
- Kĩ năng phân tích, khái quát, tổng hợp kiến thức trong sách giáo khoa.
- Kĩ năng làm việc nhóm.
- Kĩ năng quan sát, phân tích hình vẽ.
 3. Thái độ: 
Học sinh hiểu nguyên tắc và ý nghĩa của phương pháp nuôi cấy liên tục, ứng dụng được vào thực tế đời sống.
II. Chuẩn bị:
1.Chuẩn bị của giáo viên: 
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, phiếu học tập.
Phiếu học tập: Hoàn thành bảng sau trong thời gian 5 phút:
Các pha 
 Đặc điểm
Số lượng tế bào trong quần thể
Pha tiềm phát(pha lag)
Pha lũy thừa ( pha log)
Pha cân bằng
Pha suy vong
 2. Chuẩn bị của học sinh : nghiên cứu trước bài 25 ở nhà
Các pha trong nuôi cấy không liên tục
III. Tiến trình bài giảng:
Ổn định lớp (1-2 phút)
 Ngày
Lớp
Tên học sinh vắng
Kiểm tra bài cũ (không kiểm tra)
Dạy bài mới (35-40 phút)
HOẠT ĐỘNG I : KHÁI NIỆM SINH TRƯỞNG (15 PHÚT)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Gv : Xét ví dụ 1:
- Con gà con (0,2kg)----------> gà thành thục (2kg)
- Cây non (70 cm)------------> cây trưởng thành (7m)
Yêu cầu nhận xét về sự thay đổi kích thước , khối lượng của con gà và cái cây trong ví dụ trên ???
Hs : trả lời(tăng kích thước, KL cơ thể)
Gv : nhận xét, đánh giá
Gv : sự tăng lên về khối lượng và kích thước cơ thể của động vật và thực vật gọi là sự sinh trưởng của động vật hoặc thực vật.
Gv : Xét ví dụ 2 :
Nuôi một quần thể vi khuẩn E.coli, ban đầu có 5 tế bào vi khuẩn, sau một thời gian, số lượng tế bào tăng lên thành 10 tế bào vi khuẩn.
Yêu cầu : Nhận xét về sự thay đổi số lượng tế bào trong thí nghiệm ?
Hs : số lượng tế bào vi khuẩn tăng.
Gv : Sự tăng lên về số lượng tế bào trong quần thể được gọi là sự sinh trưởng của quần thể.
Hs : đại diện học sinh trả lời.
Gv : nhận xét, đánh giá.
Gv : Xét ví dụ 3 : nuôi cấy vi khuẩn E.coli, số lượng tế bào thay đổi theo thời gian như sau :
 20p 20p 20p
1--------->2-------->4(22)-------->8(23)
Yêu cầu : nhận xét về sự thay đổi số lượng tế bào ?
Hs : sau 20 phút, số lượng tế bào tăng lên gấp đôi.
Gv : 20p  là thời gian thế hệ của vi khuẩn E.coli, như vậy thời gian thế hệ là gì ?
Hs : đại diện hs trả lời.
Gv : nhận xét, đánh giá.
Gv bổ sung : mỗi loài vi sinh vật có một thời gian thế hệ riêng, vd :
Vi khuẩn lao : 1000 phút
Vi khuẩn lactic : 100 phút
Trùng đế giày: 24 giờ
- Ý nghĩa: g càng ngắn thì VSV sinh trưởng càng nhanh 
Gv : Xét ví dụ 4 :
ban đầu có 1 tế bào, sau 1 lần phân chia tạo thành 21 tế bào, sau 2 lần phân chia tạo thành 22 tế bào, sau 3 lần phân chia tạo thành 23 tế bào, sau n lần phân chia tạo thành bao nhiêu tế bào ?
Hs : 2nGv : nếu số tế bào ban đầu là No tế bào thì sau n lần phân chia tạo thành bao nhiêu tế bào ?
Hs : N0.2n tế bào
Gv : gọi Nt là số tế bào sau n lần phân chia từ N0 tế bào, ta có : 
Nt = N0.2n
Gv : gọi t là thời gian quần thể vi khuẩn phân chia, t được tính như thế nào ?
Hs : t = g.n
Gv : nhận xét, đánh giá.
Hs nghiên cứu bảng số liệu trang 99, trả lời lệnh SGK : Nếu số lượng TB ban đầu (N0) là 105 thì sau 2 giờ số lượng trong bình là bao nhiêu ? 
I. Khái niệm sinh trưởng:
1.Khái niệm: 
Sinh trưởng của động vật, thực vật là sự tang lên về khối lượng, kích thước cơ thể động vật hoặc thực vật.
Sinh trưởng của quần thể VSV là sự tăng số lượng tế bào của quần thể.
2. Thời gian thế hệ:
- Là thời gian từ khi xuất hiện một tế bào đến khi tế bào đó phân chia hoặc số lượng tế bào trong quần thể tang gấp đôi(Kí hiệu: g).
- Ý nghĩa: g càng ngắn thì VSV sinh trưởng càng nhanh 
3. Công thức tính:	
Nt = N0.2n
Nt: Số TB sau n lần phân chia trong thời gian t
N0: Số TB ban đầu
 n : Số lần phân chia
t= g.n
HOẠT ĐỘNG II : SỰ SINH TRƯỞNG CỦA QUẦN THỂ VI KHUẨN
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Gv : Thế nào là môi trường nuôi cấy không liên tục ?
Hs: nghiên cứu sách giáo khoa trả lời
Gv : Sự sinh trưởng của vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy không liên tục gồm mấy pha ? là những pha nào ?
Hs : 4 pha : pha tiềm phát, pha lũy thừa, pha cân bằng, pha suy vong.
Gv : giải thích hình 25, nhận xét, đánh giá.
Gv : yêu cầu hs nghiên cứu hình 25 sgk, nội dung mục 1 thảo luận theo bàn hoàn thành phiếu học tập
- Đại diên nhóm trình bày
- Nhóm nhận xét
- GV bổ xung và hoàn thiện kiến thức
HS trả lời lệnh : Để thu được số lượng SV tối đa thì ta nên dừng ở pha nào ? ( cuối pha lũy thừa, đầu pha cân bằng)
Gv :
- Để không xảy ra pha suy vong ở quần thể vi khuẩn thì phải làm gì ?
Hs : Bổ sung liên tục các chất dinh dưỡng, và loại bỏ không ngừng các chất thải trong quá trình nuôi cấy.
Gv : nhận xét, đánh giá, bổ sung : tăng diện tích nuôi cấy.
Gv :Thế nào là nuôi cấy liên tục ?
Gv : nuôi cấy liên tục gồm mấy pha ? giải thích ?
Hs : pha lũy thừa và pha cân bằng
Do ban đầu môi trường hoàn toàn phù hợp với vi khuẩn nên không có pha tiền phát, môi trường được đổi mới liên tục nên không có pha suy vong.
Gv : Ứng dụng của nuôi cấy liên tục trong cuộc sống ?
Hs : đại diện hs trả lời
(?) Tại sao nói dạ dày ruột ở người là một hệ thống nuôi cấy kiên tục đối với VSV ?
HS: Thường xuyên được cung cấp chất dinh dưỡng và thải các chất độc hại.
II. Sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn:
1.Nuôi cấy không liên tục: 
Là môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mới và không được lấy đi các sản phẩm trao đổi chất.
+ Các pha sinh trưởng của vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy không liên tục
a. Pha tiềm phát(Pha Lag)
- VK thích nghi với môi trường.
- Số lượng TB trong quần thể chưa tăng.
- Enzim cảm ứng được hình thành.
b. Pha luỹ thừa(Pha Log)
- Số lượng tế bào tăng rất nhanh
- Tốc độ ST đạt cực đại.
c. Pha cân bằng:
- Số lượng VSV đạt mức cực đại, không đổi theo thời gian.
-Số TB sinh ra tương đương số TB chết.
d. Pha suy vong: 
Số tế bào trong quần thể giảm dần, số tế bào chết lớn hơn số mới sinh do:
- Chất dinh dưỡng bị cạn kiệt.
- Chất độc hại tích luỹ nhiều.
2. Nuôi cấy liên tục:
Nguyên tắc nuôi cấy liên tục
- Bổ sung liên tục các chất dinh dưỡng, và loại bỏ không ngừng các chất thải trong quá trình nuôi cấy.
- Ứng dụng: sản xuất sinh khối để thu prôtein đơn bào, các hợp chất có hoạt tính sinh học như axit amin, enzim, kháng sinh, hoocmôn…
HOẠT ĐỘNG III : SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Gv : Yêu cầu học sinh chuẩn bị trước ở nhà và hoàn thành trong PHT
Gv : Vi sinh vật nhân sơ có mấy hình thức sinh sản ? đó là những hình thức nào ?
Hs: nghiên cứu sách giáo khoa trả lời
Gv : Phân biệt nội bào tử và ngoại bào tử ?
Hs : Suy nghĩ và trả lời
Gv : Nhận xét, đánh giá
( ?) Nếu không diệt hết nội bào tử, hộp thịt hộp để lâu ngày sẽ bị phồng, biến dạng , giải thích ?
Gv : Vi sinh vật nhân thực sinh sản bằng những hình thức nào ?
Hs : Suy nghĩ và trả lời
- GV bổ xung và hoàn thiện kiến thức
II. Sự sinh sản của vi sinh vật:
1.Sinh sản của vi sinh vật nhân sơ: 
+ Phân đôi : hầu hết vi khuẩn
+ Nảy chồi : vi khuẩn quang dưỡng màu tía
+ Sinh sản bằng bào tử : Ngoại bào tử và bào tử đốt
2.Sinh sản của vi sinh vật nhân thực: 
+ Phân đôi : nấm men rượu rum
+ Nảy chồi : nấm men
+ Sinh sản bằng bào tử : bào tử vô tính và bào tử hữu tính
ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP
Các pha 
Đặc điểm
Số lượng tế bào trong quần thể
Pha tiềm phát(pha lag)
- VK thích nghi với môi trường.
- Enzim cảm ứng được hình thành.
Số lượng TB chưa tăng.
Pha lũy thừa ( pha log)
- Tốc độ ST đạt cực đại.
 Số lượng tế bào tăng rất nhanh(theo lũy thừa)
Pha cân bằng
-số TB sinh ra tương đương số TB chết
Số lượng VSV đạt mức cực đại, không đổi theo thời gian.
Pha suy vong
- Chất dinh dưỡng cạn kiệt.
- Chất độc hại tích luỹ nhiều.
Số tế bào trong giảm 
dần
4. Củng cố
- Đọc ghi nhớ sách giáo khoa.
- Đọc phần Em có biết ?
5. Dặn dò
- Học bài theo nội dung câu hỏi sách giáo khoa.
- Đọc trước nội dung bài mới sách giáo khoa.
 Người soạn
 Nguyễn Thị Thu Huyền

File đính kèm:

  • docbai 22 sinh hoc 10.doc
Đề thi liên quan