Bài giảng Sống chết mặc bay

doc12 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 7105 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Sống chết mặc bay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 105
Ngày dạy :……………………………………… 
SỐNG CHẾT MẶC BAY
 (Phạm Duy Tốn)
I. Mục tiêu:
	Học sinh nắm được sơ lược về thể loại truyện ngắn hiện đại, vị trí của tác phẩm trong nền văn học hiện đại.
	Bước đầu tìm hiểu nguy cơ đê vỡ và sự chống cự tuyệt vọng của dân phu để thấy được đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu của truyện: dùng phép tương phản, đối lập rất thành công.
	 Rèn kĩ năng đọc, tìm hiểu bố cục, tóm tắt truyện và phân tích chi tiết nghệ thuật của văn tự sự.
	Giáo dục cho HS ý thức căm ghét cách làm việc của những người vô trách nhiệm.
II. Chuẩn bị :
	Giáo viên : 	chân dung Phạm Duy Tốn, một số tác phẩm tiêu biểu.
	Học sinh : 	trả lời câu hỏi SGK.
III. Phương pháp :
	Đọc diễn cảm ,vấn đáp, trực quan.
IV. Tiến trình :
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: (Chuẩn bị bài)
3. Bài mới :
* Giới thiệu bài.

Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1 : Đọc- hiểu văn bản
- HS đọc sgk (79)
? Giới thiệu vài nét về tác giả Phạm Duy Tốn ?
GV bổ sung thêm thông tin ngoài SGK về tác giả.

- GV khắc sâu kiến thức về tác giả, vị trí của tác phẩm.
- GV hướng dẫn cách đọc.
 Lưu ý phân biệt các giọng.
- HS đọc văn bản. Giải nghĩa 1 số từ khó.



? Em hiểu thế nào về truyện ngắn hiện đại ?
- HS trả lời. 
- GV thông báo đặc điểm của truyện ngắn hiện đại.

? Theo em, truyện kể về sự kiện gì ? Nhân vật chính là ai ?
? Văn bản có thể chia làm mấy đoạn? Nội dung của mỗi đoạn? 
- HS thảo luận nhóm nhỏ trong 3’ trình bày.
? Trọng tâm của tác phẩm nằm ở đoạn nào? Vì sao em xác định như vậy ?
( Dài nhất, tập trung làm nổi bật nhân vật chính.) 
? Tóm tắt nội dung truyện ?
- Kể theo trình tự, lược đối thoại, kể theo ngôi thứ 3.
* Hoạt động 2 : Phân tích văn bản
? Theo em, 2 bức tranh trong sgk vẽ với dụng ý gì?
( -Minh hoạ nội dung chính; tạo cảnh trái ngược, làm nổi bật tư tưởng phê phán...) 
? Phần 1 gồm mấy đoạn nhỏ, ý mỗi đoạn nói gì?
- Giới thiệu hoàn cảnh, thời gian, địa điểm, thế nước, nguy cơ vỡ đê.
- Cảnh dân phu cứu đê.
- So sánh sức người sức nước để thấy nguy cơ đê vỡ càng cao.
? Cảnh đê sắp vỡ được gợi tả bằng các chi tiết (t), ko gian, địa điểm ntn? Các chi tiết đó gợi cảnh tượng ntn?
? Cách nêu tên sông, tên phủ, huyện có dụng ý gì?
- HS phát hiện, suy luận.
? Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì trong đoạn văn này? Qua đó nhằm mục đích gì ? Tìm những câu văn thể hiện thái độ của tác giả trước sự việc?
- GV : Thiên tai từng lúc giáng xuống, đe doạ cuộc sống của người dân; tình thế ngày càng nguy hiểm, khẩn cấp; con người thì cạn kiệt sức lực, tình thế thê thảm, đáng thương.
 Nhấn điểm hạn chế của tác phẩm, còn mang đặc điểm truyện trung đại.
I. Đọc - hiểu văn bản.
1. Tác giả: (1883 - 1924)
 - Là 1 trong ít người đi tiên phong và có thành tựu về thể loại truyện ngắn hiện đại.


2. Tác phẩm.
a, Đọc, chú thích. (sgk)




b, Hoàn cảnh, vị trí: Năm 1918 - Được coi là bông hoa đầu mùa của truyện ngắn Việt Nam.
c, Thể loại: Truyện ngắn.





d, Bố cục: (3 đoạn)
- Từ đầu ... “hỏng mất”: Nguy cơ vỡ đê và sự chống đỡ của người dân.
- Tiếp ... “Điếu, mày!”: Cảnh quan phủ và nha lại “hộ đê” ở trong đình.
- Phần còn lại: Cảnh đê vỡ, nhân dân rơi vào cảnh thảm sầu.


e, Tóm tắt.


II. Phân tích văn bản
1. Cảnh nhân dân hộ đê.
- Thiên nhiên: Mưa tầm tã. Mưa vẫn tầm tã trút xuống, nước sông cuồn cuộn bốc lên, nhiều khúc đê bị thẩm lậu.
 -> Tình thế khẩn cấp, nguy hiểm.



- Cảnh dân phu: Hộ đê từ chiều, đói khát, mệt mỏi, ướt lướt thướt. Trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi...
 -> Ko khí căng thẳng, nhốn nháo, lộn xộn, nhếch nhác.




* Nghệ thuật:
- Tương phản: thiên nhiên - con người.
- Tăng cấp: Nước ngày một to.
 Sức người mỗi lúc 1 cạn.

	4. Củng cố và luyện tập :
	Phân tích cảnh nhân dân hộ đê ? 
	
5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà :
	* Bài cũ : 	- Tìm hiểu nghệ thuật đối lập, tăng cấp trong đoạn tiếp theo.
 	* Bài mới : - Hình ảnh quan phụ mẫu được khắc hoạ ntn ? Ý nghĩa của văn bản.
V. Rút kinh nghiệm :
	
	
	
	
	
	
	
	
	

Tiết 106
Ngày dạy :…………………………………… 
SỐNG CHẾT MẶC BAY (tt)
(Phạm Duy Tốn)
I. Mục tiêu:
	Hs hiểu được giá trị hiện thực, nhân đạo và những thành công về nghệ thuật của truyện ngắn “Sống chết mặc bay”.
	Giáo dục tình cảm, thái độ cảm thương và căm ghét, bất bình trước tình cảnh của người dân khốn khổ và sự vô trách nhiệm của bọn quan lại trong xã hội phong kiến.
	 Rèn kĩ năng đọc, phân tích chi tiết nghệ thuật của truyện ngắn.
	Giáo dục cho HS ý thức căm ghét cách làm việc của những người vô trách nhiệm.
II. Chuẩn bị :
	Giáo viên : 	chân dung Phạm Duy Tốn, một số tác phẩm tiêu biểu.
	Học sinh : 	chuẩn bị bài ở nhà.
III. Phương pháp :
	Vấn đáp, diễn giảng.
IV. Tiến trình :
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: 
Trong phần 1, nghệ thuật tương phản và tăng cấp được sử dụng ntn? Ý nghĩa của biện pháp tu từ đó? ( 10 điểm )
3. Bài mới :
* Giới thiệu bài
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 2 : Phân tích cảnh quan lại «  hộ đê » ở trong gia đình
- HS đọc “Thưa rằng ... hầu bài”.
? Cảnh trong đình được miêu tả ntn?
? Tác giả đã dùng những chi tiết nào về chân dung, đồ vật để dựng hình ảnh quan phủ?



? Các chi tiết đó tạo hình ảnh viên quan phụ mẫu ntn?
- HS phát hiện, thảo luận nhóm trong 5’.
Đại diện nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung.
? Chỉ rõ nghệ thuật tương phản giữa phần (1) và đoạn đầu phần (2)? Tác dụng?
- GV : Sự đối lập trong đình và trên đê càng làm nổi rõ tính cách của quan phủ và thảm cảnh của người dân - góp phần thể hiện ý nghĩa phê phán của truyện.
? Đoạn tiếp theo kể về chuyện gì ?

? Những hình ảnh tương phản nào xuất hiện trong đoạn truyện này ?

- GV : Bình về thái độ của quan phủ, nha lại, đặc biệt là khi đê vỡ.




? Trong khi miêu tả và kể chuyện, tác giả đã xen những lời bình luận, biểu cảm nào ?
- HS phát hiện, trả lời.
? Sự kết hợp các yếu tố nghệ thuật trên có tác dụng gì ?
- GV : nhấn mạnh : hình thức ngôn ngữ nổi bật trong đoạn văn là ngôn ngữ đối thoại, đặc biệt là lời của quan :  Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ ... 


* Hoạt động 3 : Phân tích cảnh đê vỡ
- H. Tìm hiểu về nghệ thuật của tác phẩm, ngôn ngữ miêu tả và biểu cảm trong phần 3. Tác dụng ? 
? Qua văn bản, em hiểu gì về tác giả Phạm Duy Tốn ?
 (Hiểu đời sống hiện thực, có tình cảm yêu ghét phân minh, dám bênh vực người nghèo, bóc trần bộ mặt xấu xa của quan lại).
* Hoạt động 3 : Tổng kết
? Nêu cảm nhận của em về giá trị của truyện trên các phương diện :
Phản ánh hiện thực.
Nội dung nhân đạo.
Đặc sắc nghệ thuật.
- HS nhận xét.


- GV tổng kết kiến thức.
 Tác giả đưa ra 1 lời lí giải : Cuộc sống lầm than của người dân ko phải chỉ do thiên tai gây ra mà trước hết và trực tiếp hơn cả là do bọn quan lại đương thời. -> Văn bản được xếp vào dòng hiện thực phê phán.

II. Phân tích văn bản
1. Cảnh nhân dân hộ đê.
2. Cảnh quan lại “hộ đê” ở trong đình.
* Cảnh trong đình: được miêu tả khá tỉ mỉ bằng nhiều chi tiết:
 - Địa điểm: cao ráo, vững chãi, đê vỡ cũng không sao. 
 - Đèn thắp sáng trưng, kể hầu người hạ tấp nập, không khí trang nghiêm, nhàn nhã, đường bệ.
* Quan phụ mẫu: 
 - Chân dung: ngồi uy nghi chễm chệ; cử chỉ, lời nói hách dịch.
 - Đồ dùng quý hiếm, sang trọng.
-> Một viên quan béo tốt, nhàn nhã, thích hưởng lạc, hách dịch.





* Cảnh đánh bài: ung dung, khi cười, khi nói vui vẻ.
Nha lại
Quan phụ mẫu
-xúm xít, nịnh bợ, khẽ khàng.
-lo sợ, giật mình.


- run cầm cập.

- điềm nhiên, say sưa, mải trông đĩa nọc.
- quát tháo, nạt nộ, đuổi người báo tin, đổ vấy trách nhiệm, tiếp tục ván bài.
- vỗ đùi, cười nói vui vẻ, gọi điếu.
* Nghệ thuật: Tương phản, tăng cấp.
- Tiếng kêu dậy trời đất ngoài đê >< thái độ điềm nhiên của quan.
- Lời nói khẽ khàng, thái độ lo sợ của người hầu>< lời quát, sự gắt gỏng của quan.
-> Tác dụng :
 - Vạch trần bản chất vô trách nhiệm, vô lương tâm của viên quan phụ mẫu.
 - Gián tiếp phản ánh tình cảnh thê thảm của người dân.
 - Bộc lộ thái độ mỉa mai, phê phán của t/g.
3. Cảnh đê vỡ.
 - Tương phản: 
Quan vui sướng tột độ>< dân thê thảm tột cùng.
 - Miêu tả + biểu cảm : vừa gợi cảnh tượng lũ lụt vừa tỏ lòng ai oán cảm thương của tác giả. 



III. Tổng kết
1. Giá trị hiện thực: 
 - Cuộc sống lầm than, thê thảm của người dân.
 - Bộ mặt thối nát, vô trách nhiệm của quan lại phong kiến.
2. Giá trị nhân đạo: 
 - Xót thương cho người dân lành bị rẻ rúng. 
 - Phê phán tố cáo bọn quan lại cầm quyền.

3. Giá trị nghệ thuật: 
 - Kết hợp thành công nghệ thuật tương phản và tăng cấp.
 - Xây dựng tình huống truyện độc đáo.
 - Câu văn ngắn gọn, ngôn ngữ sinh động thể hiện được cá tính nhân vật.
* Ghi nhớ: sgk (83)

4. Củng cố và luyện tập
	- Bài tập 1, 2 (83). Đọc ghi nhớ.
	- Thế nào là phép tương phản, tăng cấp? 
- Nêu những chi tiết tương phản, tăng cấp trong văn bản?
( Học sinh trả lời theo hướng dẫn phân tích bài học).
5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà
	* Bài cũ:	- Hoàn thiện bài tập, học thuộc ghi nhớ, thuộc câu văn quan trọng.
	* Bài mới: 	- Chuẩn bị: Cách làm bài văn lập luận giải thích.
V. Rút kinh nghiệm :
	
	
	
	
	
	
	
	
	




Tiết 107
Ngày dạy…………………………………… 
 CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN GIẢI THÍCH 
I. Mục tiêu:
	Giúp học sinh nắm được cách thức cụ thể trong việc làm một bài văn lập luận giải thích. Biết được những điều cần lưu ý và những lỗi cần tránh trong lúc làm bài.
	Rèn 1 số kĩ năng tìm hiểu đề bài, tìm ý, lập dàn ý, phát triển dàn ý thành đoạn và bài văn.
	Giáo dục HS ý thức bảo vệ ý kiến diễn giảng của mình.
II. Chuẩn bị:
	Giáo viên: 	Đề bài cụ thể các bước.
	Học sinh: 	Bài tập SGK / 84.
III. Phương pháp:
	Diễn giảng, vấn đáp, thực hành.
IV. Tiến trình:
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: 
Thế nào là văn giải thích? Có thể giải thích vấn đề trong văn nghị luận bằng cách nào? ( 10 điểm)
( Trong văn nghị luận: Giải thích là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lý, phẩm chất, các chuẩn mực hành vi của con người.
Phương pháp giải thích: lí lẽ + dẫn chứng)
3. Bài mới
* Giới thiệu bài

Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1 : Các bước làm bài văn lập luận giải thích.
- GV : Các bước làm bài giống kiểu bài chứng minh nhưng vẫn có nét đặc thù riêng.

? Hãy gạch chân những từ ngữ quan trọng trong đề bài (tr 84)? 
Tìm hiểu đề cho bài giải thích là làm những gì?
? Để người đọc hiểu rõ về câu tục ngữ em cần giải thích những từ ngữ nào? Ý nghĩa của câu tục ngữ? 
( - Nghĩa đen: đi xa, học được những điều mới lạ.
 Nghĩa bóng: mở rộng tầm nhìn, hiểu biết - kinh nghiệm nhận thức.
 Nghĩa sâu: khát vọng được ra ngoài, khát vọng hiểu biết.)
- HS rút ra yêu cầu của việc tìm ý.
- GV thống nhất.

-HS đọc tham khảo. Rút ra nội dung từng phần của bố cục.

- GV chốt dàn ý. Hướng dẫn vận dụng đặt câu hỏi tìm lí lẽ.


- HS đọc tham khảo.
- GV nhấn một số điều cần lưu ý: Liên kết, chuyển đoạn.







* Hoạt động 2: Luyện tập.

- HS thực hành phân tích đề, nhận xét hệ thống ý trong dàn bài theo nhóm trong 5’.











- HS thực hành tập viết phần kết .
- GV thông báo trình tự giải thích: 
 Cần đi từ nội dung - ý nghĩa - cách vận dụng vào thực tế.

I. Các bước làm bài văn lập luận giải thích.
Đề bài: (sgk 84)
1. Tìm hiểu đề và tìm ý:
+ Tìm hiểu đề: Xác định đúng vấn đề cần giải thích, hướng giải thích.
 - Thể loại: Giải thích. 
 - Nội dung cần giải thích: “...”
+ Tìm ý:
 - Nghĩa đen, nghĩa bóng của đề, ý nghĩa sâu xa của đề.
 - Có thể liên hệ với các câu ca dao, tục ngữ tương tự.






2. Lập dàn ý.
a. Mở bài: 
 - Nêu mục đích, xuất xứ của vấn đề.
 - Nêu vấn đề cần giải thích + giới hạn.
b. Thân bài: 
 - Giải thích các từ khó, khái niệm.
 - Giải thích từng nội dung của vđ. 
* Câu hỏi :
 - Nghĩa là gì? Thế nào là? Là gì?
 - Tại sao? Vì sao?
 - Vận dụng ntn? Làm thế nào?
c. Kết bài: 
 - Khẳng định ý nghĩa của vấn đề.
 - Nêu suy nghĩ, liên hệ thực tế, rút ra bài học.
3. Viết bài.
 - Cần tạo sự hô ứng giữa mở bài, kết bài.
 - Chú ý liên kết, chuyển đoạn.
4. Đọc, sửa chữa.	
* Ghi nhớ: sgk (86)
II. Luyện tập.
Bài 1. 
Đề bài
 Em hiểu thế nào về câu tục ngữ “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.
- Kiểu bài: Giải thích: “ hiểu thế nào”.
- Nhận xét hệ thống ý, lí lẽ trong dàn ý:
 (1) Tốt gỗ là gì?
 (2) Tốt nước sơn là gì?
 (3) Vì sao tốt gỗ hơn tốt nước sơn?
 (4) Làm thế nào để tốt gỗ và tốt cả nước sơn?
(5) Vì sao có gỗ tốt rồi thì ko cần nước sơn tốt?
 -> Lí lẽ (5) trùng (3).
Bài 2. Viết kết bài cho đề bài “ Đi một ngày đàng...”.

4. Củng cố và luyện tập 
? Trình bày các bước làm bài văn lập luận giải thích ?
( Ghi nhớ SGK)
5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà :
	* Bài cũ :	- Đọc tham khảo bài viết, học tập cách lập luận.
	- Lập dàn ý đề 1, đề 5 (tr 88). 
* Bài mới : 	- Giải thích lời dạy của Bác: “Học tập tốt, ...”.
	 	- Chuẩn bị: Luyện tập lập luận giải thích.
V. Rút kinh nghiệm :
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	

Tiết 108
Ngày dạy :…………………………………… 
 LUYỆN TẬP LẬP LUẬN GIẢI THÍCH 
I. Mục tiêu:
	Củng cố những hiểu biết về kiểu bài lập luận giải thích. Vận dụng những hiểu biết để giải quyết đề văn giải thích một nhận định, một ý kiến về vấn đề xã hội gần gũi.
	Rèn các kĩ năng tìm hiểu đề bài, tìm ý, lập dàn ý, nhận xét, phát triển đoạn. 
	Giáo dục HS ý thức bảo vệ ý kiến diễn giảng của mình.
II. Chuẩn bị :
	Giáo viên : 	bảng phụ.
	Học sinh : 	bài tập trong SGK.
III. Phương pháp :
	Diễn giảng, vấn đáp, thực hành.
IV. Tiến trình:
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: 
Nêu các bước làm bài giả thích? Cách tìm lí lẽ cho bài văn giải thích? ( 6 điểm)
( 1. Tìm hiểu đề và tìm ý ; 2. Lập dàn ý ; 3. Viết bài ; 4. Đọc, sửa chữa.)
Bố cục và yêu cầu từng phần của bài giải thích? ( 4 điểm)
(a. Mở bài ; b. Thân bài ; c. Kết bài) 
3.Bài mới
* Giới thiệu bài
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu đề và lập dàn ý
- GV dẫn dắt HS thực hiện tìm hiểu đề, tìm ý theo câu hỏi SGK ( 87).
HS thảo luận nhóm trong 5’.
Đại diện nhóm trình bày.
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 






- HS trình bày phần dàn bài đã chuẩn bị. Nhận xét, bổ sung.






- GV dẫn dắt, gợi mở để HS hoàn thiện chi tiết dàn ý. 
































* Hoạt động 3 : Viết đoạn văn, sửa lỗi
- GV chia nhóm.
- HS thực hành viết, trình bày đoạn viết.
- HS nhận xét, hoàn thiện.
- GV đánh giá rút kinh nghiệm cho HS.

Đề bài.
 Một nhà văn có nói: “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”. 
 Hãy giải thích nội dung câu nói đó.
Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý.
+ Tìm hiểu đề:
 Vấn đề cần giải thích là câu nói “Sách là ngọn đèn sáng ...”
-> Vai trò của sách đối với trí tuệ con người.
+ Tìm ý: Bằng cách đặt ra những câu hỏi - trả lời xung quanh vai trò của sách đối với trí tuệ con người.
Bước 2: Lập dàn ý.
a. Mở bài:
- Giới thiệu tầm quan trọng của sách đối với sự phát triển trí tuệ con người.
- Dẫn câu nói “Sách là ...”
- Cần hiểu câu nói đó ntn?

b. Thân bài:
1. Câu nói có ý nghĩa ntn?
+ Giải thích khái niệm.
- “Ngọn đèn sáng”- Nguồn sáng, chiếu rọi, soi đường, đưa con người ra khỏi chốn tối tăm để nhìn rõ mọi vật.
- “bất diệt”: không bao giờ tắt.
- “Trí tuệ” : là tinh hoa của sự hiểu biết.
+ Hình ảnh so sánh “Sách là ...” nghĩa là:
- Sách là nguồn sáng bất diệt soi tỏ cho trí tuệ con người, giúp con người hiểu biết.
- Sách là kho trí tuệ vô tận.
- Sách có giá trị vĩnh cửu.
2. Tại sao có thể nói như vậy?
- Không phải mọi cuốn sách đều là ngọn đèn sáng.
- Chỉ đúng với những quyển sách có giá trị vì:
 + Sách ghi lại những hiểu biết quý giá nhất mà con người thu được trong lao động, sản xuất, xây dựng ..., quan hệ xã hội.
( dẫn chứng : Sách lịch sử, khoa học)
 + Những hiểu biết đó không chỉ có ích cho một thời mà còn có ích cho mọi thời.
 3. Làm thế nào để sách mãi là ngọn đèn sáng?
 - Đối với người viết sách: cần lao động nghiêm túc có trách nhiệm cho ra đời những cuốn sách có ích.
 - Đối với người đọc sách cần:
 Biết chọn sách tốt, hay để đọc.
 Biết cách đọc sách đúng đắn, khoa học.
c. Kết bài.
 - Khẳng định, chốt lại vấn đề.
 - Liên hệ bản thân.
Bước 3: Viết đoạn văn.
- Viết đoạn mở bài, kết bài.
- Viết các đoạn thân bài.
Bước 4: Sửa lỗi.

4. Củng cố và luyện tập
	? Trình bày trình tự các ý trong phần thân bài bài lập luận giải thích? 
	? Cách tìm lí lẽ, liên kết đoạn? 

5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà
	* Bài cũ: 	- Viết bài TLV (ở nhà). Chọn 1 trong các đề bài trong sgk.
	* Bài mới:	- Chuẩn bị: Những trò lố hay là Va - ren và Phan Bội Châu.
V. Rút kinh nghiệm :
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	



File đính kèm:

  • docNgu van 7(1).doc
Đề thi liên quan