Bài giảng Thoái hóa do tự thụ phấn và giao phối gần
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Thoái hóa do tự thụ phấn và giao phối gần, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH 9- HỌC KÌ II THCS Nguyễn Viết Xuân BÀI 34: THOÁI HÓA DO TỰ THỤ PHẤN VÀ GIAO PHỐI GẦN A.Kiến thức trọng tâm: I.Hiện tượng thoái hóa: là hiện tượng con cháu có sức sống kém dần bộc lộ tính trạng xấu, năng xuất giảm… (sự giảm sút về tính chất và chất lượng ở các thế hệ sau) II. Nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa: Do tỉ lệ dị hợp tử giảm, tỉ lệ đồng hợp tử tăng làm xuất hiện tính trạng lặn gây hại "thoái hóa giống B.Câu hỏi: Câu 1: Vì sao tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở ĐV qua nhiều thế hệ có thể gây ra hiện tượng thoái hóa giống? cho vd Trả lời: Tự thụ phấn (ở cây giao phấn) và giao phối gần ở động vật gây ra hiện tượng thoái hóa vì tạo ra các cặp gen lặn đồng hợp gây hại vd: qua 7 thế hệ tự thụ phấn bắt buộc ở ngô các biểu hiện thoái hóa: bạch tạng, thân lùn, bắp dị dạng, hạt ít,… Ở ĐV: bê non có cột sống ngắn; gà co đầu dị dạng, chân ngắn Câu 2:Trong chọn giống, người ta dùng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần nhằm mục đích gì? Trả lời: + Củng cố và duy trì 1 số tính trạng mong muốn. + Tạo dòng thuần, thuận lợi cho sự kiểm tra đánh giá kiểu gen của từng dòng. + Phát hiện các gen xấu để loại ra khỏi quần thể. BÀI 35: ƯU THẾ LAI A.Kiến thức trọng tâm: I. Hiện tượng ưu thế lai: Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1 có ưu thế hơn hẳn so với bố mẹ: có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, chống chịu tốt, năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ. II. Nguyên nhân: - Sự tập trung các gen trội có lợi ở cơ thể lai F1 là một nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai - Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1,sau đó giảm dần qua các thế hệ. Phương pháp tạo ưu thế lai: -III. Các phương pháp tạo ưu thế lai: + Đối với cây trồng người ta chủ yếu dùng PP lai khác dòng (Lai khác dòng: tạo 2 dòng tự thụ phấn rồi cho giao phấn với nhau.). + Trong chăn nuôi thường dùng lai kinh tế để tạo ưu thế lai B.Câu hỏi: Câu 1: Ưu thế lai là gì? Tại sao không dùng ưu thế lai để nhân giống? Muốn duy trì ưu thế lai cần phải làm gì? Trả lời: Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1 có ưu thế hơn hẳn so với bố mẹ: có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, chống chịu tốt, năng suất cao hơn. - Không dùng ưu thế lai để nhân giống v ở đời sau, qua phân li, sẽ xuất hiện kiểu gen đồng hợp lặn gây hại, ưu thế lai giảm dần qua các thế hệ. - Muốn duy trì ưu thế lai, người ta dùng pp nhân giống vố tính: giâm, chiết, ghép… Câu2 : Lai kinh tế là gì? ở nước ta lai kinh tế được thể hiện dưới hình thức nào? Vd Trả lời: Lai kinh tế: cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc 2 dòng thuần khác nhau rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm. - Ở nước ta, dùng con cái giống trong nước cho giao phối với con đực cao sản thuộc giống thuần nhập nội . - vd: Lợn ỉ Móng Cái x Lợn Đại Bạch . Câu 3:Cơ sở di truyền của hiện tương ưu thế lai? Trả lời: Các tính trạng số lượng do nhiều gen trội quy định. Ở mỗi dạng bố mẹ thuần chủng nhiều gen lặn ở trạng thái đồng hợp biểu hiện 1 số đặc điểm xấu. Khi lai giữa chúng với nhau chỉ có các gen trội được biểu hiện ở F1 Câu 4: Trong chọn giống, người ta dùng phương pháp gì để tạo ưu thế lai? phương pháp nào được sử dụng phổ biến? vì sao? Đáp án: * Tạo ưu thế lai ở cây trồng: Dùng PP lai khác dòng và lai khác thứ. Người ta thường tạo ưu thế lai bằng phương pháp lai khác dòng là chủ yếu vì tạo ưu thế lai rõ nhất * Tạo ưu thế lai ở vật nuôi: Dùng phép lai kinh tế BÀI 38: THỰC HÀNH TẬP DƯỢT GIAO PHẤN A.Kiến thức trọng tâm: Học sinh trình bày được các thao tác giao phấn ở cây tự thụ phấn và cây giao phấn B.Câu hỏi: Trình bày các bước lai lúa bằng phương pháp cắt vỏ trấu? Bước 1: Chọn cây mẹ, chỉ giữ lại bông và hoa chưa vỡ, không bị dị hình, không quá non hay già, các hoa khác cắt bỏ. Bước 2: Khử đực ở cây hoa mẹ + Cắt chéo vỏ trấu ở phía bụng để lộ rõ nhị. + Dùng kẹp gắp 6 nhị (cả bao phấn) ra ngoài. + Bao bông lúa lại, ghi rõ ngày tháng. Bước 3: Thụ phấn + Nhẹ tay nâng bông lúa chưa cắt nhị và lắc nhẹ lên bông lúa đã khử nhị. + Bao nilông ghi ngày tháng. Bài 41: MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI A.Kiến thức trọng tậm I.Môi trường sống của sinh vật: là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng. - Có 4 loại môi trường chủ yếu: + Môi trường nước. + Môi trường trên mặt đất – không khí. + Môi trường trong đất. + Môi trường sinh vật. II. Các nhân tố sinh thái của MT: Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật. - Các nhân tố sinh thái được chia thành 2 nhóm: + Nhân tố vô sinh: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, gió, đất, nước, địa hình... + Nhân tố hữu sinh: Nhân tố sinh vật: VSV, nấm, động vật, thực vật, Nhân tố con người: tác động tích cực: cải tạo, nuôi dưỡng, lai ghép.... tác động tiêu cực: săn bắn, đốt phá làm cháy rừng... - Các nhân tố sinh thái tác động lên sinh vật thay theo từng môi trường và thời gian III.Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể SV đối với 1 nhân tố sinh thái nhất định. B.Câu hỏi: ( Các em xem ở phần kiến thức trọng tâm để trả lới câu hỏi) Môi trường là gì? Có mấy loại môi trường? Nhân tố sinh thái là gì? Có những nhân tố sinh thái nào? Giới hạn sinh thái là gì? vẽ sơ đồ giới hạn sinh thái của cá rô phi? vẽ sơ đồ giới hạn sinh thái của: + vi khuẩn suối nước nóng có giới hạn to từ 0à90oC, điểm cực thuận 55oC (1). + Loài Xương rồng sa mạc có giới hạn to từ 0à56oC, điểm cực thuận là 32oC (2) ---------------------------- Bài 42: ẢNH HƯỞNG CỦA ÁNH SÁNG LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT A.Kiến thức trọng tâm I. Ánh sáng có ảnh hưởng tới đời sống thực vật: làm thay đổi đặc điểm hình thái, sinh lí (quang hợp, hô hấp, thoát hơi nước) của thực vật. - Nhu cầu về ánh sáng của các loài không giống nhau: + Nhóm cây ưa sáng: gồm những cây sống nơi quang đãng. + Nhóm cây ưa bóng; gồm những cây sống nơi ánh sáng yếu, dưới tán cây khác II.Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống động vật: + Tạo điều kiện cho ĐV nhận biết các vật,định hướng di chuyển trong không gian. + Ảnh hưởng tới hoạt động, khả năng sinh sản và sinh trưởng của động vật. - Động vật thích nghi điều kiện chiếu sáng khác nhau, người ta chia thành 2 nhóm: + Nhóm động vật ưa sáng: gồm động vật hoạt động ban ngày. + Nhóm động vật ưa tối: gồm động vật hoạt động ban đêm, sống trong hang, đất hay đáy biển B.Câu hỏi Câu 1: Nêu ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật và sự phân chia nhóm của SV theo nhân tố ánh sáng? Trả lời: + AS ảnh hưởng tới TV: làm thay đổi đặc điểm hình thái, sinh lí (quang hợp, hô hấp, thoát hơi nước) của thực vật. + Có 2 nhóm: - Nhóm cây ưa sáng, nhóm cây ưa bóng + Ánh sáng ảnh hưởng tới hoạt động, khả năng sinh sản và sinh trưởng của nhiều loài ĐV + Có 2 nhóm: ĐV vật ưa sáng và ĐV ưa tối Câu 2: So sánh sự khác nhau giữa thực vật ưa sáng và thực vật ưa bóng về đặc điểm hình thái và sinh lí? Đáp án: Những đặc điểm của cây Câu ưa sáng Cây ưa bóng Đặc điểm hình thái - Lá - Thân + Phiến lá nhỏ, hẹp, màu xanh nhạt + Thân cây thấp, số cành cây nhiều + Phiến lá lớn, hẹp, màu xanh thẫm + Chiều cao của cây bị hạn chế bởi chiều cao của tán cây phía trên, của trần nhà. Đặc điểm sinh lí: - Quang hợp - Thoát hơi nước + Cường độ quang hợp cao trong điều kiện ánh sáng mạnh. + Cây điều tiết thoát hơi nước linh hoạt: thoát hơi nước tăng trong điều kiện có ánh sáng mạnh, thoát hơi nước giảm khi cây thiếu nước. + Cây có khả năng quang hợp trong điều kiện ánh sáng yếu, quang hợp yếu trong điều kiện ánh sáng mạnh. + Cây điều tiết thoát hơi nước kém: thoát hơi nước tăng cao trong điều kiện ánh sáng mạnh, khi thiếu nước cây dễ bị héo. Bài 43: ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ VÀ ĐỘ ẨM LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT A.Kiến thức trong tâm I. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống SV: Nhiệt độ môi trường đã ảnh hưởng tới hình thái, hoạt động sinh lí, tập tính của sinh vật. + Đa số các loài sống trong phạm vi nhiệt độ 0-50oC. Tuy nhiên cũng có 1 số sinh vật nhờ khả năng thích nghi cao nên có thể sống ở nhiệt độ rất thấp hoặc rất cao. + Sinh vật được chia 2 nhóm: Sinh vật biến nhiệt và Sinh vật hằng nhiệt. * Trong hai nhóm sinh vật trên sinh vật hằng nhiệt có khả năng thích nghi cao với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường do nhiệt độ cơ thể ổn định không phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường ( vì nhóm SV này có tổ chức cơ thể cao đã phát triển cơ chế điều hòa thân nhiệt: à Thân nhiệt ổn định ) II. Ảnh hưởng của độ ẩm lên đời sống sinh vật: Động vật và thực vật đều mang nhiều đặc điểm sinh thía thích nghi với môi trường có độ ẩm khác nhau. + Thực vật chia 2 nhóm: Nhóm ưa ẩm (SGK). Nhóm chịu hạn (SGK). + Động vật chia 2 nhóm: Nhóm ưa ẩm (SGK). Nhóm ưa khô (SGK). B.Câu hỏi Câu 1:Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng đến hình thái và hoạt động sinh lý của các SV như thế nào? Đáp án: - Nhiệt độ đã ảnh hưởng đến đặc điểm hình thái( TV rụng lá, lớp bần dày, động vật có lông dày...) - Nhiệt độ đã ảnh hưởng đặc điểm sinh lí như quang hợp, hô hấp...Nhiệt độ ảnh hưởng tới tập tính của ĐV như tập tính ngủ hè, ngủ đông... Câu 2: Hãy so sánh đặc điểm khác nhau giữa cây ưa ẩm và chịu hạn? - Cây ưa ẩm: Nơi thiếu ánh sáng à phiến lá mỏng, bản rộng, mô giậu kém phát triển Nơi nhiều ánh sáng à phiến lá hẹp, mô giậu phát triển. - Cây chịu hạn: thân mọng nước, lá và thân tiêu giảm hoặc biến thánh gai Bài 44: ẢNH HƯỞNG LẪN NHAU GIỮA CÁC SINH VẬT A.Kiến thức trọng tâm 1. Quan hệ cùng loài Các sinh vật cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong nhóm cá thể. Tuy nhiên khi ga8p7 ĐK bất lợi các cá thể cùng loài lại cạnh tranh nhau dẫn đến 1 số cá thể tách ra khỏi nhóm + Quan hệ hỗ trợ: Trong điều kiện sống thuận có nguồn thức ăn đầy đủ, diện tích ở hợp lý các sinh vật hỗ trợ nhau để cùng tồn tại và phát triển. + Quan hệ cạnh tranh: Trong điều sống bất lợi nơi ở chật trội, số lượng cá thể tăng cao, nguồn sống thiếu thốn, các con đực cạnh tranh lẫn nhau trong mùa Sinh sản 2. Quan hệ khác loài - Hỗ trợ: + Quan hệ cộng sinh: Sự hợp tác cùng có lợi giữa các loài sinh vật VD:….. + Quan hệ hội sinh: Sự hợp tác giữa hai loài sinh vật, trong đó một bên có lợi còn bên kia không có lợi và cũng không có hại.VD: - Đối địch: + Quan hệ cạnh tranh: các sinh vật khác loài tranh giành nhau thức ăn, nơi ở và các điều kiện sống khác của môi trường. Các loài kìm hãm sự phát triển của nhau.VD: + Quan hệ kí sinh, nửa kí sinh: Sinh vật sống nhờ trên cơ thể của sinh vật khác, lấy các chất dinh dưỡng, máu…từ sinh vật đó. VD: + Quan hệ sinh vật ăn sinh vật khác: gồm các trường hợp: Động vật ăn thịt con mồi, động vật ăn thực vật, thực vật bắt sâu bọ… B.Câu hỏi Câu 1: Các SV cùng loài hỗ trợ và cạnh tranh nhau trong những điều kiện nào? Trả lời: + Hỗ trợ khi SV sống với nhau thành nhóm tại nơi có diện tích hợp lí, có nguồn sống đầy đủ + Cạnh tranh khi gặp đk bất lợi như số lượng cá thể quá cao dẫn tới thiếu thức ăn, nơi ở... Câu 2: Sự khác nhau chủ yếu giữa quan hệ cộng sinh và hội sinh giữa các SV khác loài là gì? Trả lời: + Cộng sinh là mối quan hệ hai bên cùng có lợi + Hội sinh là mối quan hệ một bên có lợi, bên kia không lợi cũng không hại Câu 3: Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa ở thực vật là mối quan hệ gì?Trong điều kiện nào hiện tượng tự tỉa diễn ra mạnh mẽ? Đáp án: là kết quả của cạnh tranh cùng loài và cả khác loài, xuất hiện mạnh mẽ khi cây mọc dày thiếu ánh sáng. Câu 4: Trong sản xuất, cần phải làm gì để tránh sự cạnh tranh giữa các cá thể SV, làm giảm năng suất? Trả lời: Cần trồng cây và nuôi động vật với mật độ hợp lí, áp dụng các kĩ thuật tỉa thưc đối với thực vật hoặc tách đàn đối với ĐV khi cần thiết, cung cấp thức ăn đầy đủ và vệ sinh môi trường sạch sẽ. BÀI 47: QUẦN THỂ SINH VẬT A.Kiến thức trọng tâm I. Thế nào là một quần thể SV? Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong khoảng không gian nhất định, ở 1 thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới. II. Những đặc trưng cơ bản của quần thể 1. Tỉ lệ giới tính: là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực với cá thể cái. - Tỉ lệ giới tính thay đổi theo lứa tuổi, phụ thuộc vào sự tử vong không đồng đều giữa cá thể đực và cái. - Tỉ lệ giới tính cho thấy tiềm năng sinh sản của quần thể. 2. Thành phần nhóm tuổi: biểu đồ tháp để biểu diễn thành phần nhóm tuổi. * Nhóm trước sinh sản ( ở dưới): Có vai trò chủ yếu làm tăng trưởng khối lượng và kích thước quần thể. * Nhóm sinh sản(Ở giữa):Cho thấy khả năng ss của các cá thể quyết định mức sinh sản của quần thể. * Nhóm sau sinh sản (phía trên): Biểu hiện những cá thể không còn khả năng sinh sản nên không ảnh hưởng đến sự phát triển của quần thể. 3. Mật độ quần thể: là số lượng hay khối lượng SV có trong 1 đơn vị diện tích hay thể tích. - Mật độ quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, theo năm và phụ thuộc vào chu kì sống của sinh vật. ( là đặc trưng quan trong nhất) III. Ảnh hưởng của môi trường tới quần thể sinh vật: - Khi mật độ cá thể tăng quá cao dẫn tới thiếu thức ăn, chỗ ở, phát sinh nhiều bện tật, nhiều cá thể sẽ bị chết. Khi đó mật độ quần thể lại được điều chỉnh ở mức cân bằng B.Câu hỏi Câu 1: Quần thể SV là gì? Cho vd.( xem ở kiến thức trọng tâm) Câu 2: Mật độ cá thể trong quần thể được điều chỉnh quanh mức cân bằng nào? Trả lời: Mật độ QT không cố định thay đổi theo mùa, năm, và chu kì sống của SV.Khi mật độ cá thể tăngcao, đk sống suy giảm, trong quần thể xuất hiện làm giảm số lượng cá thể. Khi mật độ cá thể giảm tới mức thấp nhất định, quần thể có cơ chế điều chỉnh số lượng theo hướng ngược lại, khả năng sinh sản và sống sót của các cá thể trong quần thể tăng cao hơn Câu 3: Vẽ tháp tuổi (bt 2/142) .VD: Chuột đồng à Tháp tuổi dạng ổn định, Chim trĩ à Phát triển, nai à Giảm sút Câu 4: Các cá thể trong quần thể có những mối quan hệ nào? Nêu đặc điểm và ý nghĩa của các mối quan hệ đó? Đáp án: các cá thể trong quần thể có mối quan hệ cùng loài: + Quan hệ hỗ trợ: Là mỗi quan hệ giữa các thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống + Ý nghĩa: Đảm bảo cho quần thể tồn tại một cách ổn định và khai tahc1 tối ưu được nguồn sống của MT, làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể. + Quan hệ cạnh tranh: Khi mật độ cá thể tăng cao, nguồn sống không đủ làm cho các cá thể trong quần thể cạnh tranh nhau. + Ý nghĩa: Giúp cho sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sự tồn tại và Pt BÀI 48 QUẦN THỂ NGƯỜI Kiến hức trọng tâm: I.Sự khác nhau giữa quần thể người với các quần thể sinh vật khác: - Ngoài những đặc điểm chung của 1 quần thể sinh vật quần thể ngu7oi2 còn có những đặc trưng mà các quần thể sinh vật khác không có. Đó là những đặc trưng về kinh tế- xã hội như pháp luật, hôn nhân, giáo dục văn hóa.. Sư khác nhau đó là do con người có lao động và tư duy. II. Đặc trưng về thành phần nhóm tuổi của mỗi quần thể: Những đặc trưng về tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi, sự tăng giảm dân số có ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của con người và các chính sách kinh tế xã hội của mỗi quốc gia III.Tăng dân số và phát triển xã hội: + Đế có sự phát triển bền vững, mỗi quốc gia cần pt dân số hợp lí, không để dân số tăng quá nhanh dẫn tới thiếu nơi ở, nguồn thức ăn, nước uống, ô nhiễm môi trường , tàn phá rừng và các tài nguyên khác. + Hiện nay, Việt Nam đang thực hiện pháp lệnh dân số nhằm mục đích đảm bảo cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội. Số con sinh ra phải phù hợp với khả năng nuôi dưỡng, chăm sóc của mỗi gia đình và hài hòa với sự phát triển kinh tế - xã hội, tài nguyên, môi trường của đất nước. B.Câu hỏi: Câu 1: Vì sao quần thể người lại có một số đặc trưng mà quần thể sinh vật khác không có? Trả lời: Sư khác nhau đó là do con người có lao động và tư duy. Câu 2: Sự phát triển dân số hợp lí của mỗi quốc gia có ý nghĩa gì? Trả lời: + Phát triển dân số hợp lí là diều kiện bền vững của mỗi quốc gia, tạo sự hài hòa giữa pt kinh tế - xã hội với sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên môi trường. + Phát triển dân số hợp lí, không để dân số tăng quá nhanh dẫn tới thiếu nơi ở, nguồn thức ăn, nước uống, ô nhiễm môi trường , tàn phá rừng và các tài nguyên khác + Phát triển dân số hợp lí nhằm mục đích đảm bảo cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội. Câu 3: Tháp dân số trẻ và tháp dân số già khác nhau như thế nào? Trả lời: Tháp dân số trẻ Tháp dân số già Đáy rộng, trẻ em sinh ra hàng năm nhiều Canh tháp xiên, đỉnh tháp nhọn, tỉ lệ người tử vong cao Tuổi thọ trung bình thấp Đáy hẹp Đỉnh không nhọn, cạnh tháp gần như thẳng đứng, tỉ lệ sinh và tử vong thấp Tuổi thọ trung bình cao BÀI 49 QUẦN XÃ SINH VẬT A.Trọng tâm kiến thức: I. Thế nào là một quần xã sinh vật? Quần xã sinh vật là tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác địnhvà chúng có mỗi quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau. Ví dụ: Quần xã rừng mưa nhiệt đới II. Những dấu hiệu điển hình của một quần xã: Quần xã có các đặc điểm cơ bản về số lượng và thành phần các loài SV. Số lượng loài được đánh giá qua chỉ số: Độ đa dạng, độ nhiều, độ thường gặp Thành phần loài được thể hiện qua: Loài ưu thê và loài đặc trưng III.Quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã: Số lượng cá thể của mỗi quần thể trong quần xã luôn luôn được khống chế ở mức độ phù hợp với khả năng của môi trường, tạo nên sự cân bằng sinh học trong quần xã. B.Câu hỏi: Câu 1:Thế nào là một quần xã SV? Quần xã sinh vật khác với quần thể sinh vật như thế nào? Trả lời: Quần xã sinh vật là tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác địnhvà chúng có mỗi quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau. Ví dụ: Quần xã rừng mưa nhiệt đới Quần xã SV khác với quần thể SV: + Quần xã SV: - là tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác địnhvà chúng có mỗi quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau. Các SV trong quần xã có mỗi quan hệ gắn bó như một thể thống nhất và do vậy quần xã có cấu trúc ổn định CÁc Svtrong quần xã thích nghi với MT sống của chúng + Quần thể SV là tập hợp những cá thể cùng một loài sống trong mọt khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định Câu 2: Thế nào là cân bằng sinh học? Trả lời: Cân bằng sinh học trong quần xã biểu hiện ở số lượng cá thể của mỗi quần thể trong quần xã luôn luôn được khống chế ở mức độ phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường. BÀI 50: HỆ SINH THÁI Kiến thức trọng tâm: I Thế nào là một hệ sinh thái? - Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã( sinh cảnh). Hệ sinh thái là một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định Ví dụ: hệ sinh thái rừng nhiệt đới - Một hệ sinh thái hoàn chỉnh gồm các thành phần chủ yếu: + Các thành phần vô sinh như đất đá, nước, thảm mục + Sinh vật tiêu thụ: ĐV ăn TV, ĐV ăn thịt + Sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm… II. Chuỗi thức ăn và lưới thức ăn 1. Thế nào là một chuỗi thức ăn ? Chuỗi thức ăn là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước, vừa là sinh vật tiêu bị mắt xích phía sau tiêu thụ - Có 2 loại chuỗi thức ăn: + Chuỗi thức ăn mở đầu bằng sinh vật sản xuất Ví dụ: Cỏ ThỏCáo… + Chuỗi thức ăn mở đầu bằng sinh vật đã bị phân hủy Ví dụ: Mảnh vụn hữu cơ Mối Nhện… 2. Thế nào là một lưới thức ăn? - Các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung tạo thành lưới thức ăn - Một lưới thức ăn hoàn chỉnh gồm 3 thành phần chủ yếu: + SV sản xuất + Sinh vật tiêu thụ + Sinh vật phân giải B.Câu hỏi: Câu 1: Thế nào là chuỗi thức ăn? Các loại chuỗi thức ăn? Trả lời: Chuỗi thức ăn là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước, vừa là sinh vật tiêu bị mắt xích phía sau tiêu thụ - Có 2 loại chuỗi thức ăn: + Chuỗi thức ăn mở đầu bằng sinh vật sản xuất Ví dụ: Cỏ ThỏCáo… + Chuỗi thức ăn mở đầu bằng sinh vật đã bị phân hủy Ví dụ: Mảnh vụn hữu cơ Mối Nhện… Câu 2: Hệ sinh thái là gì? Hãy nêu các thành phần của một hệ sinh thái? Trả lời: - Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã( sinh cảnh). Hệ sinh thái là một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định Ví dụ: hệ sinh thái rừng nhiệt đới - Một hệ sinh thái hoàn chỉnh gồm các thành phần chủ yếu: + Các thành phần vô sinh như đất đá, nước, thảm mục + Sinh vật tiêu thụ: ĐV ăn TV, ĐV ăn thịt + Sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm Câu 3: Cho các chuỗi thức ăn sau: Thực vậtThỏ CáoVi sinh vật Thực vậtThỏ CúVi sinh vật Thực vậtChuộtCúVi sinh vật Thực vậtSâu hại thực vậtẾch nháiRắn Cú Vi sinh vật Xây dựng lưới thức ăn từ các chuỗi thức ăn đã cho Chỉ ra các xích chung của lưới thức ăn Trả lời: Xây dựng lưới thức ăn: ( vẽ sơ đồ) Các mắt xích chung: Cú, thỏ Câu 4: Cho một quần xã SV gồm các loài: Vi sinh vật, dê, cáo, hổ, mèo rừng, cỏ, thỏ. Vẽ sơ đồ lưới thức ăn và chỉ ra mắt xích chung? Trả lời: Vẽ sơ đồ Mắt xích chung: cáo, mèo rừng, hổ, thỏ, gà. BÀI TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG A.Trọng tâm kiến thức: I.Tác động của con người đối với môi trường qua các thời kì PT xã hội: + Thời kì nguyên thủy: Con người săn bắt, hái lượm biết dùng lửa đã làm cháy nhiều cánh rừng rộng lớn. + Xã hội nông nghiệp: Chặt phá rừng lấy đất canh tác, chăn thả gia súc, làm nhiều vùng đất bị khô cằn, giảm độ màu mỡ + Xã hội công nghiệp: Việc chế tạo máy móc, thiết bị và quá trình đô thị hóa đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, làm diện tích rừng bị thu hẹp, ô nhiễm môi trường, khí hậu thay đổi… II. Tác động của con người làm suy thoái môi trường tự nhiên: - Chặt phá rừng - Săn bắt ĐV hoang dã - Khai thác tài nguyên thiên nhiên - Chăn thả gia súc - Phát triển khu dân cư - Tác động lớn nhất của con người tới môi trường tự nhiên là phá hủy thảm thực vật gây ra xói mòn và thoái hóa đất, ô nhiễm môi trường, hạn hán, lũ lụt. III. Vai trò của con người trong việc bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên: - Hạn chế phát triển dân số quá nhanh. - Sự dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên. - Bảo vệ các loài SV - Phục hồi và trồng rừng mới - Kiểm soát và giảm thiểu các nguồn chất thải gây ô nhiễm - Hoạt động khoa học của con người góp phần cải tại nhiều giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao. B. Câu hỏi: Câu 1: Trình bày nguyên nhân dẫn tới suy thoái môi trường do hoạt động của con người? Trả lời: + Đốt phá rừng để trồng trọt, săn bắt thú bừa bãi + Khai thác khoáng sản bừa bãi thiếu quy hoạch + Hoạt động công nghiệp, phát triển khu dân cư + Chiến tranh Câu 2: Nêu những biện pháp chính của con người trong việc bảo vệ và cải tạo MT tự nhiên? ( Hay nói cáh khác là vai trò của con người trong việc cải tạo và bảo vệ MT tự nhiên) Trả lời: - Hạn chế phát triển dân số quá nhanh. - Sự dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên. - Bảo vệ các loài SV - Phục hồi và trồng rừng mới - Kiểm soát và giảm thiểu các nguồn chất thải gây ô nhiễm - Hoạt động khoa học của con người góp phần cải tại nhiều giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao. BÀI 54, 55 Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG A.Kiến thức trọng tâm: I. Ô nhiễm MT là gì? - Là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lý, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại tới đời sống của con người và các SV khác. II. Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm: + Ô nhiễm do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt + Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học + Ô nhiễm do các chất phóng xạ +Ô nhiễm do các chất thải rắn, + Ô nhiễm do SV gây bệnh III. Hạn chế ô nhiễm môi trường: 1.Hạn chế ô nhiễm không khí: + Xây dựng vành đai xanh, công viên, vườn quốc gia,khu du lịch sinh thái + Lắp đặt các thiết bị lọc bụi, xử lí khí độc + Tăng cường sử dụng nguồn năng lượng sạch: năng lượng gió, mặt trời + Chôn lấp rác khoa học 2.Hạn chế ô nhiễm nguồn nước: + Xây dựng hệ thống cấp, thải nước + Xây dựng hệ thống xử lí nước thải + Hạn chế thải các chất độc hại ra Mt nước 3.Hạn chế ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật + Hạn chế phun thuốc bảo vệ thực vật + Sản xuất lương thực, thực phẩm an toàn( trồng rau sạch…) 4.Hạn chế ô nhiễm do chất thải rắn: + Xây dựng nhà máy và phân loại và xử lí chất thải + Phát triển biện pháp tái sử dụng chất thải B.Câu hỏi: Câu 1: Nêu các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường? Trả lời: + Các biện pháp xử lí chất thỉa công nghiệp và sinh hoạt + Cải tiến công nghệ để có thể sản xuất ít gây ô nhiễm + Tăng cường sử dụng nguồn năng lượng sạch: năng lượng gió, mặt trời + Xây dựng công viên xanh, trồng cây xanh để hạn chế bụi và điều hòa khí hậu + Tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục nâng cao ý thức con người trong việc bảo vệ môi trường. BÀI 58 SỬ DỤNG HỢP LÍ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN A. Kiến thức trọng tâm: I. Các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu: + Tài nguyên không tái sinh là dạng tài nguyên sau một thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt(than dá, dầu lửa…) + Tài nguyên tái sinh là dạng tài nguyên khi sử dụng hợp lí sẽ có điêù kiện PT phục hồi( ( tài nguyên sinh vật, đất, nước…) + Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu( năng lượng gió, mặt trời…) không gây ô nhiễm MT. II.Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên: * Sử dụng hợp lí tài nguyên
File đính kèm:
- de cuong SINH HOC 9 HK 2 20132014.doc