Bài giảng Thực vật góp phần điều hoà khí hậu
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Thực vật góp phần điều hoà khí hậu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy Tiết dạy THỰC VẬT GÓP PHẦN ĐIỀU HOÀ KHÍ HẬU MỤC TIÊU Kiến thức Giải thích được vì sao thực vật, nhất là thực vật rừng có vai trò quan trọng trong việc giữ cân bằng lượng khí cacbonic và khí oxi trong không khí. Và do đó góp phần điều hoà khí hậu, giảm ô nhiễm môi trường. Kỹ năng Rèn luyện khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm. Kỹ năng quan sát, so sánh, nhận biết , phân tích và tổng hợp kiến thức. Thái độ : Giáo dục HS có thái độ yêu và xác định ý thức bảo vệ thực vật thể hiện bằng các hành động cụ thể. CHUẨN BỊ: Giáo viên: Tranh : Sơ đồ trao đổi khí (hình 46.1 SGK/146) Sưu tầm một số tin và ảnh chụp về nạn ô nhiễm môi trường. Học sinh: Nghiên cứu kĩ thông tin và nội dung bài “Thực vật góp phần điều hoà khí hậu” Dự đoán trả lời các câu hỏi thảo luận của bài trong sgk/ 146, 147 Nghiên cứu kĩ sơ đồ trao đổi khí hình 46.1 SGK/ 146 Sưu tầm một số tranh ảnh về thiên tai, ô nhiễm môi trường. PHƯƠNG PHÁP: Quan sát, thảo luận nhóm, vấn đáp tìm tòi. TIẾN TRÌNH: Ổn định tổ chức :Kiểm tra sỉ số học sinh và vệ sinh lớp học. (1’) Kiểm tra bài cũ (4’) Câu hỏi Trả lời Điểm * Tại sao lại có cây trồng? Cây trồng có nguồn gốc từ đâu? * Cây trồng khác cây dại như thế nào? Do đâu có sự khác nhau đó? Cho một vài ví dụ cụ thể? *Hãy kể tên một số cây ăn quả đã được cải tạo cho phẩm chất tốt ? * (Con người cải tạo cây dại thành cây trồng. Cây trồng có nguồn gốc từ cây dại * Phần 2 * ( Nho, táo, ổi) 3 5 2 Giảng bài mới: (35’) Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học * Mở bài: SGK/146 HĐ1: Tìm hiểu vai trò của thực vật trong việc ổn định lượng khí CO2 và O2 trong không khí (10’) MT: học sinh hiểu được nhờ thực vật mà hàm lượng khí CO2 và O2 trong không khí được ổn định. GV: treo tranh và hướng dẫn HS quan sát tranh (chú ý mũi tên chỉ khí CO2 và O2, yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau: ?Việc điều hoà lượng khí CO2 và O2 đã được thực hiện như thế nào ? (hoạt động của người thải vào không khí rất nhiều khí CO2 và cây xanh đã thải ra O2 đồng thời nhận lại khí CO2 giúp can bằng không khí) ?Nếu không có thực vật thì điều gì sẽ xảy ra? (không có O2 cung cấp cho người và động vật thực hiện việc hô hấp) HS: nghiên cứu thông tin SGK và tìm hiểu trong thực tế để trả lời câu hỏi, đại diện 2 em trả lời, HS khác nhận xét và bổ sung.(Chú ý đến những HS trung bình trở xuống) GV: nhận xét câu trả lời của HS. Và giúp HS hoàn thiện đáp án đúng. HĐ2: Tìm hiểu về sự góp phần giúp điều hoà khí hậu của thực vật.(15’) MT: Hiểu được vai trò của thực vật với việc điều hoà khí hậu. GV: yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, đọc bảng so sánh khí hậu ở 2 khu vực và thảo luận nhóm trả lời câu hỏi (3’) ?Tại sao trong rừng râm mát còn ở bãi trống thì nóng và nắng gắt ? (Trong rừng tán lá rậm -> ánh sáng khó lọt xuống dưới-> tâm, mát còn ở bãi trống không có đặc điểm này) ?Tại sao bãi trống khô, gió mạnh còn trong rừng thì ẩm và gió yếu ?(Trong rừng cây thoát hơi nước và cản gió -> rừng ẩm và gió yếu. Còn bãi trống thì ngược lại) HS nghiên cứu và thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi. Đại diện nhóm trả lời câu hỏi, các HS khác nhận xét và bổ sung. GV: nhận xét và hướng dẫn HS tự hoàn thiện kiến thức . GV: yêu cầu HS tiếp tục nghiên cứu bảng SGK thảo luận nhóm hoàn thành nội dung yêu cầu trong bảng kẻ (3’) HS: thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập. Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận dựa vào bảng, các nhóm khác nhận xét và bổ sung. ?Nguyên nhân nào khiến khí hậu giữa 2 nơi A và B khác nhau?(nơi B có nhiều TV, giúp giữ ẩm, ánh sáng lại không chiếu xuống dưới được nên khí hậu ở đó ôn hoà và mát mẻ hơn nơi A) ?Từ đó rút ra kết luận gì?(sự có mặt của thực vật làm ảnh hưởng đến khí hậu) GV: nhận xét và chốt lại kiến thức đúng giúp HS hoàn thiện kiến thức của bài. HĐ3: Tìm hiểu vai trò của thực vật trong việc giúp làm giảm ô nhiễm môi trường. (10’) MT: Hiểu được vai trò của thực vật với việc giúp làm giảm ô nhiễm môi trường. GV: yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK/147 và trả lời câu hỏi: ? Hãy lấy ví dụ về hiện tượng ô nhiễm môi trường? (giao thông, các nhà máy, các công trường, . . .) ?Hiện tượng ô nhiễm môi trường là do đâu? (chủ yếu do các hoạt động sống của con người) HS: đưa ra các hình ảnh đã sưu tầm được và nghiên cứu thông tin SGK trả lời 2 câu hỏi, gọi 2 HS trả lời câu hỏi, các HS khác nhận xét, bổ sung. HS tự điều chỉnh kiến thức và rút ra kết luận bài. ?Cần có biện pháp gì trong việc làm giảm ô nhiễm môi trường hiện nay? (trồng nhiều cây xanh nhất là những nơi có nhiều khói bụi : công trường, xí nghiệp, đường phố ; xử lý rác thải; có hệ thống thoát và xử lý nước theo công nghệ khép kín; . . .) GV liên hệ thực tế và giáo dục cho HS về việc giữ gìn môi trường và tuyên truyền cho người thân, bạn bè trong việc trồng và chăm sóc, bảo vệ cây xanh cũng như nói lên được ý nghĩa của cây xanh đối với sự sống của mọi sinh vật, trong đó có con người. 1. Nhờ đâu hàm lượng khí cacbonic và oxi trong không khí được ổn định? - Thực vật sinh ra O2 cung cấp cho hô hấp của người, động vật và mọi hoạt động của con người. - Đồng thời, thực vật nhận lại CO2 để thực hiện quá trình quang hợp. - Nếu không có thực vật thì lượng khí CO2 tăng và lượng CO2 sẽ giảm -> mọi sinh vật sẽ không thể tồn tại. 2. Thực vật giúp điều hoà khí hậu - Nhờ tác dụng cản bớt ánh sáng và tốc độ gió, thực vật có vai trò quan trọng trong việc điều hoà khí hậu, tăng lượng mưa của khu vực. 3. Thực vật giúp làm giảm ô nhiễm môi trường. - Lá cây ngăn bụi, cản gió, một số cây tiết chất diệt vi khuẩn như bạch đàn, thông. Củng cố và luyện tập (3’) Câu 1: Nhờ đâu thực vật có khả năng điều hoà được lượng khí CO2 và O2 trong không khí? Điều này có ý nghĩa gì? (phần 1) Câu 2: tại sao người ta lại nói “rừng cây như một lá phổi xanh” của con người? (chỉ có cây xanh mới có khả năng cung cấp được oxi cung cấp cho con người cũng như mọi hoạt động của con người. Không có cây xanh thì không có sự sống trên trái đất) Câu 3: Vì sao phải tích cực trồng cây, gây rừng ? (Vì TV không những cung cấp cho người khí oxi mà còn giúp điều hoà khí hậu, làm giảm ô nhiễm môi trường mà còn chống xói mòn, hạn hán, lũ lụt, . . .) Hướng dẫn HS tự học ở nhà (2’) Bài cũ : Học bài và làm bài tập 1,2,3,4 SGK / 148 Tìm hiểu, nghiên cứu thêm về vai trò của các thực vật xung quanh các em đối với con người. Đọc mục “Em có biết” SGK/ 148. Bài mới : Nghiên cứu kĩ thông tin và nội dung bài “Thực vật bảo vệ đất và nguồn nước” Dự đoán trả lời các câu hỏi thảo luận của bài trong sgk/ 150, 151 Nghiên cứu kĩ các hình 47.1, 47.2, 47.3 SGK/ 149, 150 Sưu tầm một số tranh ảnh về thiên tai, lũ lụt, hạn hán, . . . RÚT KINH NGHIỆM:
File đính kèm:
- T(58).doc