Bài giảng Thuốc Lỗ Tấn
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Thuốc Lỗ Tấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 65,66 ĐỌC VĂN: THUỐC Lỗ Tấn A- MỤC TIÊU BÀI HỌC - Hiểu được Thuốc là hồi chuông cảnh báo về sự mê muội, đớn hèn của người Trung Hoa vào cuối thế kỉ XIX và sự cấp thiết phải có phương thuốc chữa bệnh cho quốc dân : làm cho người dân giác ngộ cách mạng và cách mạng gắn bó với nhân dân. - Nắm được cách viết cô đọng, súc tích, giàu hình ảnh mang tính biểu tượng của Lỗ Tấn trong tác phẩm này. B- PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Phương pháp thuyết trình kết hợp với phát vấn theo tiến trình quy nạp. - Phương tiện chính: SGK, SGV, Giáo án, có thể sưu tầm một số tranh ảnh về Lỗ Tấn và xã hội Trung Quốc cuối thế kỉ XIX. C- NỘI DUNG, TIẾN TRÌNH LÊN LỚP Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Ghi chú Hoạt động 1: Tổ chức tìm hiểu chung I. Tìm hiểu chung 1. HS đọc mục Tiểu dẫn, kết hợp với những hiểu biết cá nhân để giới thiệu những nét chính về Lỗ Tấn. GV gợi ý: - Tiểu sử, con người? - Vị trí của Lỗ Tấn trong văn học Trung Quốc? - Con đường gian nan để chọn ngành nghề của Lỗ Tấn? - Quan điểm sáng tác văn nghệ của Lỗ Tấn? 1. Tác giả + Lỗ Tấn (1881-1936) tên thật là Chu Thụ Nhân, quê ở phủ Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang, miền Đông Nam Trung Quốc. Ông là nhà văn cách mạng lỗi lạc của Trung Quốc thế kỉ XX. “Trước Lỗ tấn chưa hề có Lỗ Tấn; sau Lỗ Tấn có vô vàn Lỗ Tấn” (Quách Mạt Nhược) + Tuổi trẻ của Lỗ Tấn đã nhiều lần đổi nghề để tìm một con đường cống hiến cho dân tộc: từ nghề khia mỏ đến hàng hải rồi nghề y, cuối cùng làm văn nghệ để thức tỉnh quốc dân đồng bào. Con đường gian nan để chọn ngành nghề của Lỗ Tấn vừa mang đậm dấu ấn lịch sử Trung Hoa thời cận hiện đại, vừa nói lên tâm huyết của một người con ưu tú của dân tộc. + Quan điểm sáng tác văn nghệ của Lỗ Tấn được thể hiện nhất quán trong toàn bộ sáng tác của ông: phê phán những căn bệnh tinh thần khiến cho quốc dân mê muội, tự thoả mãn “ngủ say trong một cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ”. + Tác phẩm chính: AQ chính truyện (Kiệt tác của văn học hiện đại Trung Quốc và thế giới), các tập Gào thét, Bàng hoàng, Truyện cũ viết theo lối mới, hơn chục tập tạp văn có giá trị phê phán, tính chiến đấu cao 2. GV nêu câu hỏi: Tác phẩm Thuốc được sáng tác trong hoàn cảnh nào? - HS đọc Tiểu dẫn, kết hợp những hiểu biết cá nhân để trình bày. 2. Hoàn cảnh sáng tác truyện Thuốc Thuốc được viết năm 1919, đúng vào lúc cuộc vận động Ngũ tứ bùng nổ. Đây là thời kì đất nước Trung Hoa bị các đế quốc Anh, Nga, Pháp, Đức, Nhật xâu xé. Xã hội Trung Hoa biến thành nửa phong kiến, nửa thuộc địa, nhưng nhân dân lại an phận chịu nhục. “Người Trung Quốc ngủ mê trong một cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ” (Lỗ Tấn). Đó là căn bệnh đớn hèn, tự thoả mãn, cản trở nghiêm trọng con đường giải phóng dân tộc. Chính nhà cách mạng lỗi lạc thời này là Tôn Trung Sơn cũng nói: “Trung Quốc ấy với một thông điệp: Người Trung Quốc là một con bệnh trầm trọng”. Thuốc đã ra đời trong bối cảnh ấy với một thông điệp: cần suy nghĩ nghiêm khắc về một phương thuốc để cứu dân tộc. Hoạt động 2: Tổ chức đọc- hiểu văn bản II. Đọc- hiểu 1. GV gợi ý cho học sinh tìm hiểu bố cục tác phẩm (hãy đặt tiêu đề cho 4 phần của truyện ngắn). HS đọc và tóm tắt tác phẩm, thảo luận và trình bày trước lớp. 1. Bố cục + Phần I: Thuyên mắc bệnh lao. Mẹ Thuyên đưa tiền cho chồng ra chỗ hành hình người cộng sản mua bánh bao tẩm máu về chữa bệnh cho con (Mua thuốc) + Phần II: Thuyên ăn cái bánh bao đẫm máu nhưng vẫn ho. Thuyên nghe tim mình đập mạnh không sao cầm nổi, đưa tay vuốt ngực, lại một cơn ho (Uống thuốc) + Phần III: Cuộc bàn luận trong quán trà về thuốc chữa bệnh lao, về tên “giặc” Hạ Du (Bàn về thuốc) + Phần IV: Nghĩa địa vào dịp tiết Thanh minh. Hai người mẹ trước hai nấm mồ: một của người chết bệnh, một chết vì nghĩa ở hai khu vực, ngăn cách bởi một con đường mòn (Hậu quả của thuốc) 2. HS thảo luận về ý nghĩa nhan đề truyện và hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người? GV gợi dẫn: Nghĩa đen, nghĩa hàm ẩn của nhan đề? Liên tưởng giữa nhan đề (Thuốc) với chiếc bánh bao tẩm máu? 2. ý nghĩa nhan đề truyện và hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu Nhan đề "Thuốc" + Thuốc, nguyên văn là "Dược" (trong từ ghép Dược phẩm), phản ánh một quá trình suy tư nặng nề của Lỗ Tấn (động cơ và mục đích đổi nghề của Lỗ Tấn). Nhận thức rõ thực trạng nhận thức của người dân Trung Quốc thời bấy giờ “ngu muội và hèn nhát”, nhà văn không có ý định và cũng không đặt ra vấn đề bốc thuốc cho xã hội mà chỉ muốn “lôi hết bệnh tật của quốc dân, làm cho mọi người chú ý và tìm cách chạy chữa”. Tên truyện chỉ có thể dịch là Thuốc (Trương Chính). Vị thuốc (Nguyễn Tuân) chứ không thể dịch là Đơn thuốc (Phan Khải). Nhan đề truyện có nhiều nghĩa. + Tầng nghĩa ngoài cùng là phương thuốc truyền thống chữa bệnh lao. Một phương thuốc u mê ngu muội giống hệt phương thuốc mà ông thầy lang bốc cho bố Lỗ Tấn bị bệnh phù thũng với hai vị “không thể thiếu” là rễ cây nứa kinh sương ba năm và một đôi dế đủ con đực, con cái dẫn đến cái chết oan uổng của ông cụ. + Hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu “Bánh bao tẩm máu người”, nghe như chuyện thời trung cổ nhưng vẫn xảy ra ở nước Trung Hoa trì trệ. Tầng nghĩa thứ nhất - nghĩa đen của tên truyện là: thuốc chữa bệnh lao. Thứ mà ông bà Hoa Thuyên xem là “tiên dược” để cứu mạng thằng con “mười đời độc đinh” đã không cứu được nó mà ngược lại đã giết chết nó - đó là thứ thuốc mê tín. Câu hỏi gợi ý: Tại sao không phải là chiếc bánh bao tẩm máu người khác mà lại phải tẩm máu người cách mạng Hạ Du? + Trong truyện, bố mẹ thằng Thuyên đã áp đặt cho nó một phương thuốc quái gở. Và cả đám người trong quán trà cũng cho rằng đó là thứ thuốc tiên. Như vậy, tên truyện còn hàm nghĩa sâu xa hơn, mang tính khai sáng: đây là thứ thuốc độc, mọi người cần phải giác ngộ ra rằng cái gọi là thuốc chữa bệnh lao được sùng bái là một thứ thuốc độc. Người Trung Quốc cần phải tỉnh giấc, không được ngủ mê trong cái nhà hộp bằng sắt không có sửa sổ. + Chiếc bánh bao - liều thuốc độc lại được pha chế bằng máu của người cách mạng - một người xả thân vì nghĩa, đổ máu cho sự nghiệp giải phóng nông dân... Những người dân ấy (bố mẹ thằng Thuyên, ông Ba, cả Khang...) lại dửng dưng, mua máu người cách mạng để chữa bệnh.... Với hiện tượng chiếc bánh bao tẩm máu Hạ Du, Lỗ Tấn đã đặt ra một vấn đề hết sức hệ trọng là ý nghĩa của hi sinh. Tên truyện vì thế mang tầng nghĩa thứ ba: Phải tìm một phương thuốc làm cho quần chúng giác ngộ cách mạng và làm cho cách mạng gắn bó với quần chúng. 3. Gv dẫn dắt vào câu chuyện bàn luận trong quán trà về Hạ Du và yêu cầu HS phân tích ý nghĩa cuộc bàn luận đó. HS thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày 3. ý nghĩa cuộc bàn luận trong quán trà về Hạ Du + Chủ đề bàn luận của những người trong quán trà của lão Hoa trước hết là công hiệu của “thứ thuốc đặc biệt” - chiếc bánh bao tẩm máu người. + Từ việc bàn về công hiệu của chiếc bánh bao tẩm máu Hạ Du chuyển sang bàn về bản thân nhân vật Hạ Du là diễn biến tự nhiên, hợp lí. + Người tham gia bàn luận tán thưởng rất đông song phát ngôn chủ yếu vẫn là tên đao phủ Cả Khang, ngoài ra còn một người có tên kèm theo đặc điểm (cậu Năm gù) và hai người chỉ có đặc điểm (“Người trâu hoa râm”, “anh chàng hai mươi tuổi”). + Những lời bàn luận ấy, Lỗ Tấn đã cho ta thấy: - Bộ mặt tàn bạo, thô lỗ của Cả Khang - Bộ mặt lạc hậu cảu dân chúng Trung Quốc đương thời - Lòng yêu nước của người chiến sĩ cách mạng Hạ Du 4. GV dẫn dắt: Không gian nghệ thuật của truyện là tù hãm, ẩm mốc, bế tắc, nhưng thời gian thì có tiến triển. Từ mùa thu “trảm quyết” đến mùa xuân thanh minh đã thể hiện mạch suy tư lạc quan của tác giả. HS tìm hiểu ý nghĩa của hình ảnh vòng hoa trên mộ Hạ Du? HS làm việc cá nhân, phát biểu ý kiến 4. Không gian, thời gian nghệ thuật và ý nghĩa của chi tiết vòng hoa trên mộ Hạ Du + Câu chuyện xảy ra trong 2 buổi sớm vào hai mùa thu, mua xuân có ý nghĩa không tượng trưng. Buổi sáng đầu tiên có 3 cảnh: cảnh sáng tinh mơ đi mua bánh bao chấm máu người, cảnh pháp trường và cảnh cho con ăn bánh, cảnh quán trà.... Ba cảnh gần như liên tục, diễn ra trong mùa thu lạnh lẽo. Bối cảnh quán trà và đường phố là nơi tụ tập của nhiều loại người do đó hình dung được dư luận và ý thức xã hội. Buổi sáng cuối cùng là vào dịp tết Thanh minh- mùa xuân tảo mộ. Mùa thu lá rụng, mùa xuân đâm chồi nảy lộc, gieo mầm. + Vòng hoa trên mộ Hạ Du: Có thể xem vòng hoa là cực đối lập của “chiếc bánh bao tẩm máu”. Phủ định vị thuốc là bằng chiếc bánh bao tẩm máu, tác giả mơ ước tìm kiếm một vị thuốc mới- chữa được cả những bệnh tật về tinh thần cho toàn xã hội với điều kiện tiên quyết là mọi người phải giác ngộ cách mạng, phải hiểu rõ “ý nghĩa của sự hi sinh” của những người cách mạng. + 3hờ chi tiết vòng hoa trên mộ Hạ Du chủ đề tư tưởng tác phẩm mới được thể hiện trọn vẹn, nhờ đó mà không khí của truyện vốn rất u buồn tăm tối song điều mà tác giả đưa đến cho người đọc không phải là tư tưởng bi quan. Hoạt động 3: Tổ chức tổng kết HS nhận xét, đánh giá chung về giá trị của tác phẩm III. Tổng kết Với cốt truyện đơn giản, cách viết cô đọng, giàu hình ảnh mang tính biểu tượng, Thuốc của Lỗ Tấn thể hiện một nội dung sâu sắc: một dân tộc chưa ý thức được “bệnh tật” của chính mình và chưa có được ánh sáng tư tưởng cách mạng, dân tộc đó vẫn chìm đắm trong mê muội. TUẦN 22-TIẾT: 64 TIẾNG VIỆT: THỰC HÀNH VỀ HÀM Ý I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT - Củng cố và nâng cao những kiến thức về hàm ý, về cách thức tạo lập và lĩnh hội hàm ý. - Biết lĩnh hội và phân tích được hàm ý (trong văn bản nghệ thuật và trong giao tiếp hàng ngày). Biết dùng câu có hàm ý khi cần thiết, II- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP - Kiểm tra: - Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Ghi chú Hoạt động 1: Tổ chức ôn lại khái niệm về hàm ý I. Ôn lại khái niệm về hàm ý GV nêu câu hỏi: Thế nào là hàm ý? HS nhớ lại kiến thức đã học, trả lời câu hỏi của GV. Hàm ý: Là những nội dung, ý nghĩ mà người nói không nói ra trực tiếp bằng từ ngữ, tuy vẫn có ý định truyền báo đến người nghe. Còn người nghe phải dựa vào nghĩa tường minh của câu và tình huống giao tiếp để suy ra thì mới hiểu đúng, hiểu hết ý của người nói. Hoạt động 2: Tổ chức thực hành về hàm ý II. Thực hành về hàm ý Bài tập 1: Đọc đoạn trích (SGK) và phân tích theo các câu hỏi (SGK). A Phủ đã cố ý vi phạm phương châm về lượng khi giao tiếp như thế nào? HS thảo luận và phát biểu tự do Bài tập 1: - Lời đáp của A Phủ thiếu thông tin cần thiết nhất của câu hỏi: Số lượng bò bị mất (mất mấy con bò?). A Phủ đã lờ yêu cầu này của Pá Tra. - Lời đáp có chủ ý thừa thông tin so với yêu cầu của câu hỏi: A Phủ không nói về số bò mất mà lại nói đến công việc dự định và niềm tin của mình (Tôi về lấy súng thế nào cũng bắn được con hổ này to lắm) - Cách trả lời của A Phủ có độ khôn khéo: Không trả lời thẳng, gián tiếp công nhận việc để mất bò. Nói ra dư định “lấy công chuộc tội” (bắn hổ chuộc tội mất bò); chủ ý thể hiện sự tin tưởng bắn được hổ và nói rõ “con hổ này to lắm”. Cách nói hòng chuộc tội, làm giảm cơn giận dữ của Pá Tra . Câu trả lời của A Phủ chứa nhiều hàm ý Bài tập 2: Đọc đoạn trích (SGK) và trả lời các câu hỏi: a) ở phần sau của cuộc hội thoại anh thanh niên đã cố ý đi chệch ra ngoài đề tài “hỏi đường- chỉ đường” như thế nào? Những thông tin về cuộc trường kì kháng chiến có quan hệ và có cần thiết đối với đề tài đó không? HS thảo luận và trả lời Bài tập 2: a) Anh thanh niên đi chệch ra ngoài đề tài “hỏi đường- chỉ đường” bằng cách đọc thụôc lòng cả một bài dài đến dăm trang giấy về “cuộc trường kì kháng chiến”. Nghĩa là anh ta vi phạm phương châm quan hệ trong hội thoại đồng thời vi phạm cả phương châm về lượng (nói thừa lượng thông tin). - Các thông tin về cuộc kháng chiến không hề liên quan đến đề tài “hỏi đường - chỉ đường”. b) Hàm ý của anh thanh niên có ý nói dài dòng về những điều không liên quan gì đến cuộc hội thoại là gì? (HS thảo luận chọn phương án đúng và lí giải) b) Hàm ý của anh thanh niên - Chủ ý tuyên truyền một cách hồn nhiên cho đường lối kháng chiến. - Muốn bộc lộ sự kiêu hãnh, tự hào khi được tham gia vào một công cuộc lớn lao mà ở nông thôn vào thời điểm bấy giờ ít có dịp và ít có người làm được. Đó là cách thể hiện bầu nhiệt huyết, hiềm say mê đối với cuộc kháng chiến. Đó là điểm đáng trân trọng, đáng ca ngợi tuy sự bộc lộ không được đúng chỗ (không phù hợp với cuộc thoại) và hơi quá mức độ (nói dài dòng) thừa lượng thông tin mà cuộc thoại cần đến. c) Kết luận về hàm ý khi người nói chủ ý vi phạm phương châm quan hệ trong giao tiếp. HS làm việc cá nhân và phát biểu c) Kết luận: Khi người nói chủ ý vi phạm phương châm quan hệ trong giao tiếp, để hàm ý có tác dụng cần: nói đúng chỗ, phù hợp với cuộc hội thoại và diễn đạt ngắn gọn, đúng lượng thông tin mà cuộc thoại cần đến. Bài tập 3: Đọc và phân tích đoạn trích (SGK) a) Bá Kiến nói: “Tôi không phải là cái kho”. Nói thế là có hàm ý gì?. Cách nói như thế có đảm bảo phương châm cách thức không? HS suy nghĩ và trả lời Bài tập 3: a) Câu nói của Bá Kiến với Chí Phèo: “Tôi không phải là cái kho” có hàm ý: Từ chối trước lời đề nghị xin tiền như mọi khi của Chí Phèo (cái kho - biểu tượng của của cải, tiền nong, sự giàu có. Tôi không có nhiều tiền) Cách nói vi phạm phương châm cách thức (không nói rõ ràng, rành mạch. Nếu nói thẳng thì nói: Tôi không có tiền để cho anh luôn như mọi khi. b) ở lượt lời thứ nhất và thứ hai của Bá Kiến có những câu dạng câu hỏi. Những câu đó nhằm mục đích gì, thực hiện hành động nói gì? Chúng có hàm ý gì? HS thảo luận nhóm và cử đại diện trình bày b) Trong lượt lời thứ nhất của Bá kiến có câu với hình thức hỏi: “Chí Phèo đấy hử?” Câu này không nhằm mục đích hỏi không yêu cầu trả lời, vì Chí Phèo đã đứng ngay trước mặt Bá Kiến. Thực chất, Bá Kiến dùng câu hỏi để thực hiện hành vi hô gọi, hướng lời nói của mình về đối tượng báo hiệu cho đối tượng biết lời nói đang hướng về đối tượng (Chí Phèo) hay là một hành động chào kiều trịch thượng của kẻ trên đối với người dưới. Thực hiện hành vi ngôn ngữ theo kiểu giao tiếp như vậ cũng là hàm ý. - Trong lượt lời thứ nhất của Bá Kiến, câu mang hình thức câu hỏi là: “Rồi làm mà ăn chứ cứ báo người ta mãi à?" . Thực chất câu này không nhằm mục đích hỏi mà nhằm mục đích thúc giục, ra lệnh: hãy làm lấy mà ăn. Đó cũng là câu nói thực hiện hành vi ngôn ngữ theo lối gián tiếp, có hàm ý. c) ở lượt lời thứ và thứ hai của Chí Phèo đều không nói hết ý. phần hàm ý còn lại được tường minh hoá ở lượt lời nào? Cách nói ở hai lượt lời đầu của Chí Phèo không đảm bảo phương châm hội thoại nào? (HS thảo luận, phát biểu ) c) ở lượt lời thứ nhất và thứ hai của mình, Chí Phèo không nói hết ý, chỉ bác hỏ hàm ý trong câu nói của Bá Kiến: “Tao không đến đây xin năm hào”, “Tao đã bảo tao không đòi tiền”. Vậy đến đây để làm gì? Điều đó là hàm ý. Hàm ý này được tường minh hoá, nói rõ ý ở lượt lời cuối cùng: “Tao muốn làm người lương thiện”. Cách nói vừa để thăm dò thái độ của Bá Kiến vừa tạo ra kịch tính cho cuộc thoại. Bài tập 4: Đọc và phân tích truyện cười (SGK) a) Lượt lời thứ nhất của bà đồ nhằm mục đích gì, thực hiện hành động nói gì, có hàm ý gì? b) Vì sao bà đồ không nói thẳng ý mình mà chọn cách nói như trong truyện? (HS thảo luận, phát biểu) Bài tập 4: a) Lượt lời thứ nhất bà đồ nói: “Ông lấy giấy khổ to mà viết có hơn không?. Câu nói có hình thức hỏi nhưng không nhằm mục đích để hỏi mà nhằm gợi ý một cách lựa chọn cho ông đồ. Qua lượt lời thứ hai của bà đồ chứng tỏ trong lượt lời thứ nhất của bà có hàm ý: Khuyên ông nên sử dụng giấy cho có ích lợi; cho rằng ông đồ viết văn kém, ông dùng giấy để viết văn chỉ thêm lãng phí, hay bỏ phí giấy, vứt giấy đi một cách lãng phí. b) Bà đồ chọn cách nói có hàm ý vì lí do tế nhị, lịch sự đối với hcồng, bà không muốn trực itếp chê văn của chồng mà thông qua lời khuyên để gợi ý cho ông đồ lựa chọn. Hoạt động 5: Tổ chức rút ra kết luận về cách thức tạo câu có hàm ý GV nêu vấn đề: Qua những phần trên, anh (chị) hãy xác định: để nói một câu có hàm ý, người ta thường dùng những cách thức nói như thế nào? Chọn phương án trả lời thích hợp (SGK) HS suy nghĩ, tổng hợp và trả lời. III. Cách thức tạo câu có hàm ý Để có một câu có hàm ý, người ta thường dùng cách nói chủ ý vi phạm một (hoặc một số) phương châm hội thoại nào đó, sử dụng các hành động nói gián tiếp (Chủ ý vi phạm phương châm về lượng (nói thừa hoặc thiếu thông tin mà đề tài yêu cầu; chủ ý vi phạm phương châm quan hệ, đi chệch đề tài cuộc giao tiếp; chủ ý vi phạm phản cách thức, nói mập mờ, vòng vo, không rõ ràng rành mạch. TIẾT: 67 TIẾNG VIỆT: THỰC HÀNH VỀ HÀM Ý (Tiếp theo) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp HS: - Qua luyện tập thực hành, HS củng cố và nâng cao những kiến thức cơ bản về hàm ý, cách tạo hàm ý, tác dụng của hàm ý trong giao tiếp ngôn ngữ. - Có kĩ năng lĩnh hội được hàm ý, kĩ năng nói và viết theo cách có hàm ý trong những ngữ cảnh cần thiết. II- CHUẨN BỊ - HS nghiên cứu trước những bài tập thực hành. - GV chuẩn bị các ngữ liệu để trình chiếu trên máy cho HS quan sát (nếu có) hoặc bảng phụ. III- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP A. ỔN ĐỊNH LỚP- KIỂM TRA BÀI CŨ - Ổn định nề nếp. - Kiểm tra: + Lí thuyết về Hàm ý. + Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà. - Giới thiệu bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Ghi chú Hoạt động 1: Tổ chức thực hành I. Tổ chức thực hành Bài tập 1: Đọc đoạn trích và phân tích theo các câu hỏi (SGK) a) Lời bác Phô gái thực hiện hành động van xin, cầu khẩn ông lí và đáp lại bằng hành động nói như thế nào? HS làm việc cá nhân, phát biểu ý kiến. Bài tập 1: a) Trong lượt lời mở đầu cuộc thoại, bác Phô gái van xin: “Thầy tha cho nhà con, đừng bắt nhà con đi xem đá bóng nữa”. Lời đáp của ông lí mang sắc thái mỉa mai, giễu cợt (ồ, việc quan không phải thứ chuyện đàn bà của các chị). Nếu là cách đáp tường minh phù hợp thì phải là lời chấp nhận sự van xin hoặc từ chối, phủ định sự van xin. b) Lời đáp của ông Lí có hàm ý gì? HS thảo luận, phát biểu b) Lời của ông Lí không đáp ứng trực tiếp hành động van xin của bác Phô mà từ chối một cách gián tiếp. Đồng thời mang sắc thái biểu cảm: bộc lộ quyền uy, thể hiện sự từ chối lời van xin, biểu lộ thái độ mỉa mai, giễu cợt cách suy nghĩ kiểu đàn bà. ® Tính hàm súc của câu có hàm ý Bài tập 2: Đọc và phân tích đoạn trích (SGK): Bài tập 2: a) Câu hỏi đầu tiên của Từ là hỏi về thời gian hay còn có hàm ý gì khác? b) Câu nhắc khéo ở lượt lời thứ hai của Từ thực chất có hàm ý nói với Hộ điều gì? HS thảo luận nhóm, đại diện phát biểu. a) Câu hỏi đầu tiên của Từ: “Có lẽ hôm nay đã là mồng hai, mồng ba đây rồi mình nhỉ?”. Không phải chỉ hỏi về thời gian mà thực chất, thông qua đó Từ muốn nhắc khéo chồng nhớ đến ngày đi nhận tiền. (Hàng tháng cứ vào kì đầu tháng thì chồng Từ đều đi nhận tiền nhuận bút ). b) Câu “nhắc khéo” thứ hai: “Hèn nào mà em thấy người thu tiền nhà sáng nay đã đến...”. Từ không nói trực tiếp đến việc trả tiền nhà. Từ muốn nhắc Hộ đi nhận tiền về để trả các khoản nợ (Chủ ý vi phạm phương châm cách thức) c) Tác dụng cách nói của Từ - Từ thể hiện ý muốn của mình thông qua câu hỏi bóng gió về ngày tháng, nhắc khéo đến một sự việc khác có liên quan (người thu tiền nhà)... Cách nói nhẹ nhàng, xa xôi những vẫn đạt được mục đích. Nó tránh được ấn tượng nặng nề, làm dịu đi không khí căng thẳng trong quan hệ vợ chồng khi lâm vào hoàn cảnh khó khăn. Bài tập 3: Phân tích hàm ý trong truyện cười Mua kính GV tổ chức hướng dẫn thảo luận. HS thảo luận và phát biểu Bài tập 3: a) Câu trả lời thứ nhất của anh chàng mua kính: “Kính tốt thì đọc được chữ rồi” - chứng tỏ anh ta qua niệm kính tốt thì phải giúp cho con người đọc được chữ. Từ đó suy ra, kính không giúp con người đọc được chữ là kính xấu. Anh ta chê mọi cặp kính của nhà hàng là kính xấu. Anh ta chê mọi cặp kính của nhà hàng vì không có cặp kính nào giúp anh ta đọc được chữ. b) Câu trả lời thứ hai: “Biết chữ thì đã không cần mua kính”. Câu trả lời giúp người đọc xác định được anh ta là người không biết chữ (vì không biết chữ nên mới cần mua kính). Cách trả lời vừa đáp ứng được câu hỏi, vừa giúp anh ta giữ được thể hiện. Bài tập 4: Chỉ ra lớp nghĩa tường minh và hàm ý của bài thơ Sóng - Tác phẩm văn học dùng cách thể hiện có hàm ý thì có tác dụng và hiệu quả nghệ thuật như thế nào? HS đọc lại bài thơ, suy nghĩ, phát biểu Bài tập 4: Lớp nghĩa tường minh và hàm ý của bài thơ Sóng - Lớp nghĩa tường minh: Cảm nhận và miêu tả hiện tượng sóng biển với những đặc điểm, trạng thái của nó. - Lớp nghĩa hàm ý: Vẻ đẹp tâm hồn của người thiếu nữ đang yêu: đắm say, nồng nàn, tin yêu - Tác phẩm văn học dùng cách thể hiện có hàm ý sẽ tạo nên tính hàm súc, đa nghĩa, biểu đạt cảm xúc, tư tưởng của tác giả một cách tinh tế, sâu sắc. Bài tập 5: Chọn cách trả lời có hàm ý trong câu hỏi: “Cậu có thích truyện Chí Phèo của Nam Cao không?” HS thảo luận và đưa ra phương án đúng. Bài tập 5: Cách trả lời có hàm ý cho câu hỏi: "Cậu có thích truyện Chí Phèo của Nam Cao không?” + Ai mà chẳng thích? + Hàng chất lượng cao đấy! + Xưa cũ như trái đất rồi! Ví đem vào tập đoạn trường Thì treo giải nhất chi nhường cho ai? Hoạt động 2: Tổ chức tổng kết Bài tập: Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ dùng cách nói có hàm ý trong ngữ cảnh cần thiết mang lại những tác dụng và hiệu quả như thế nào? HS thảo luận, chọn phương án trả lời đúng II. Tổng kết Tác dụng và hiệu quả của cách nói có hàm ý: Tuỳ thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp, hàm ý có thể mang lại: + Tính hàm súc cho lời nói: lời nói ngắn gọn mà chất chứa nhiều nội dung, ý nghĩa + Hiệu quả mạnh mẽ, sâu sắc với người nghe + Sự vô can, không phải chịu trách nhiệm của người nói về hàm ý (vì hàm ý là do người nghe suy ra) + Tính lịch sự và thể diện tốt đẹp trong giao tiếp bằng ngôn ngữ
File đính kèm:
- Van 12(3).doc