Bài giảng Tiết 1 - Bài 1: Tự chăm sóc rèn luyện thân thể

doc78 trang | Chia sẻ: zeze | Lượt xem: 1520 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết 1 - Bài 1: Tự chăm sóc rèn luyện thân thể, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:.8 - 8 - 09
Ngày giảng:..
Tiết1 Bài1
TỰ CHĂM SÓC 
RÈN LUYỆN THÂN THỂ
 I. Mục tiêu.
1. Kiến thức.
- Giúp HS hiểu những biểu hiện của việc tự chăm sóc rèn luyện thân thể
- Ý nghĩa của việc tự chăm sóc rèn luyện thân thể.
- Môi trường có ảnh hưởng đến cuộc sống của con người.
- Thuế tạo nguồn tài chính để nhà nước chi trả cho việc chung.
2. Thái độ.
- Có ý thức thường xuyên chăm sóc rèn uyện thân thể.
- Yêu quý môi trường.
3. Kĩ năng.
- Biết tự chăm sóc rèn luyện thân thể.
- Biết vận động mọi người tham gia vào hoạt động TDTT.
- Tham gia tốt các hoạt động bảo vệ môi trường.
II. Tài liệu - Phương tiện.
- Thầy: Soạn giáo án, tục ngữ, ca dao, giấy toki, sách giáo dục môi trường.
- Trò: Đọc trước bài.
III. Hoạt động dạy học.
1. ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ. (Giới thiệu chương trìnhG)
3. Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1
=> Cho học sinh đọc truyện trong SGK. " Mùa hè kì diệu"
? Điều gì kì diệu đã đến với Minh trong mùa hè qua?
? Vì sao Minh có được điều kì diệu đó?
? Động lực nào đã làm cho bạn Minh
tập bơit?
=> Minh muốn có được sức khoẻ và chiều cao.
? Qua câu truyện này em thấy sức khoẻ có cần cho mỗi người không? Vì sao?
? Qua câu truyện chúng ta thấy rằng bạn Minh khoẻ mạnh là nhờ vào việc tập bơi trong dịp hè. Như vậy nhà nước cần làm như thế nào để có kinh phí để xây dựng bể bơi?
? Những CD như Minh và mọi người cần làm gì khi tham gia vào việc sử dụng bể bơi?
Hoạt động 2
? Vậy thế nào là tự chăm sóc rèn luyện thân thể?
=> Cho học sinh chơi tiếp sức.
Tìm những việc làm tự chăm sóc rèn luyện thân thể và những việc làm làm ảnh hưởng 
đến sức khoẻ. 
 1
Tự chăm sóc
Không chăm sóc
=> Chia HS thành 2 nhóm, mỗi nhóm 5 em tham gia chơi.
=> Giáo viên nhận xét và tuyên dương.
=> Cho HS thảo luận theo những chủ đề sau.
- Sức khoẻ với học tập.
- Sức khoẻ với lao động
- Sức khoẻ với vui chơi giải trí.
? Muốn có sức khoẻ tốt thì chúng ta 
Cần phải thấy rõ được vai trò của môi trường. Vậy chúng ta cần làm gì để giữ gìn tốt môi trường xung quanh ta?
 Hoạt động 4.
 Cho HS thảo luận sau đó GV nhận xét
và tuyên dươngv, cho điểm.
Đáp án:
ý đúng 1-5- 6- 7.
1. Tìm hiểu nội dung truyện đọc.
- Minh đã được đi tập bơi và biết tập bơi.
- Minh được thầy Quân hướng dẫn tập 
luyện TDTT.
=> Sức khoẻ rất cần cho mỗi chúng ta, có
sức khoẻ con người con người sẽ tham gia
tốt các hoạt động lao động, vui chơi giải
trí.t
* Thuế của nhà nước
- Nhà nước sẽ thu thuế
- Thuế là nguồn tài chính để nhà nước chi cho các mục đích chung.
- Những người quản lí bể bơi phải thu vé và phải trích một phần thu nhập đó nộp vào ngân sách nhà nước (Nộp thuếN)
- Minh phải mua vé khi vào bể bơi.
2. Tìm hiểu nội dung bài học
a. Sức khoẻ là vốn quý của mỗi con người
Mỗi chúng ta phải biết giữ gìn vệ sinh
cá nhânc, ăn uống điều độ hàng ngày
tập luyện TDTT để sức khoẻ ngày một tốt hơnt
Chúng ta phải tích cực phòng bệnh, khi 
mắc bệnh phải phòng bệnh cho khỏi.
 2
Tự chăm sóc
Không chăm sóc
b. ý nghĩa của việc tự chăm sóc rèn
luyện thân thể.l
Sức khoẻ là vốn quý của mỗi con người,
sức khoẻ tốt chúng ta sẽ học tập tốt, lao 
động tốt có hiệu quả, cuộc sống lạc
quan yêu đời.q
* Với môi trường:
- Cần giữ gìn vệ sinh cá nhân, làm trong sạch môi trường sống ở gia đình, trường học, khu dân cư.
- Không vứt rác, đổ rác bừa bãi.
Luyện tập.
sBài tập1.
Đánh dấu vào ô em cho là đúng.
Rèn luyện sức khoẻ như thế nào?
- Ăn uống điều độ, đủ dinh dưỡng.
- Ăn ít để giảm cân
- Nên ăn cơm ít, ăn vặt nhiều
- Hàng ngày luyện tập TDTT
- Phòng bệnh hơn chữa bệnh
- Khi chữa bệnh cần chữa cho triệt để.
4. Củng cố:
? Thế nào là tự chăm sóc rèn luyện thân thể? 
? ý nghĩa của việc tự chăm sóc rèn luyện thân thể?
5. Dặn dò:
Học sinh thuộc bài, làm những bài tập trong SGK, tìm đọc tài liệu tham khảo có liên
quan đế bài. Đọc trước bài 2 " Siêng năng"
Tài liệu tham khảo.
- Hỏi đáp dinh dưỡng sức khoẻ (Báo sức khoẻ và đời sốngB)
- Lời dạy của Hồ Chí Minh về vấn đề sức khoẻ.
Ngày soạn:.8 - 8 - 09 
Ngày giảng:
Tiết 2 Bài 2
SIÊNG NĂNG, KIÊN TRÌ
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức. ở tiết này HS cần nắm được.
- Thế nào là siêng năng, kiên trì.
- Những biểu hiên của siêng năng kiên trì.
2. Thái độ.
- Quyết tâm rèn luyện tính siêng năng kiên trì.
3. Kĩ năng.	
- Có khả năng tự rèn luyện tính siêng năng kiên trì.
- Phác thảo được kế hoạch vượt khó, kiên trì bền bỉ trong học tập, lao động trở thành người tốt.
II. Tài liệu - Phương tiện.
- Thầy: Soạn giáo án, SGK GDCD6, ca dao, tục ngữ.
- Trò: Đọc trước bài.
III. Hoạt động dạy học.
1. ổn định tổ chức. 
2. Kiểm tra bà cũ.
? Thế nào là tự chăm sóc rèn luyên thân thể?
? ý nghĩa của việc tự chăm sóc rèn luyện thân thể?
3. Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1
=> HS đọc truyện '' Bác Hồ tự học ngoại
ngữ"sau đó thảo luận những câu hỏi sau.
? Bác Hồ của chúng ta biết bao nhiêu 
ngoại ngữ?
=> Pháp, Anh, Nga, TQ....
? Bác đã tự học ngoại ngữ như thế nào?
=> Bác nhờ giáo sư và thuỷ thủ giảng
? Bác gặp khó khăn gì?
=> Bác không được học trong trường
lớp nào.
? Cách học của Bác thể hiên đức tính gì?
=> HS thảo luân sau đó đưa ra ý kiến
Hoạt động3
? Hãy kể tên những danh nhân mà em 
biết nhờ có tính siêng năng kiên trì mà
thành công trong sự nghiệp?
- Nhà Bác học Lê Quý Đôn
- Bác sĩ Tôn Thất Tùng
- Nhà Bác học Niutơn
? Em hiểu thế nào là siêng năng kiên trì?
=> GV cho HS làm bài tập sau.
Đánh dấu vào ô em cho là đúng.
Người siêng năng là.
- Là người yêu lao động
- Miệt mài công việc
- Là người chỉ mong hoàn thành nhiêm vụ.
- Làm việc thường xuyên đều đặn.
- Làm tốt công việc không cần khen 
thưởng.
- làm theo ý thích, gian khổ không làm
- Lấy cần cù bù khả năng của mình
- Học bài quá nửa đêm.
=> HS thảo luân, sau đó nêu ý kiến
=> GVnhận xét và tuyên dương có thể cho điểm.
1. Tìm hiểu nội dung truyên đọc.
- Bác Hồ của chúng ta là người có lòng quyết tâm, kiên trì.
- Đức tính kiên trì, siêng năng đã giúp Bác thành công trong sự nghiệp
2. Tìm hiểu nội dung bài học.
a. Siêng năng, kiên trì.
- Siêng năng là phẩm chất đạo đức của con người, là sự cần cù, tự giác, miệt mài, thường xuyên, đều đặn.
- Kiên trì là sự quyết tâm làm đến cùng dù có gặp khó khăn gian khổ.
4. Củng cố: 
? Thế nào là siêng năng kiên tr ì?
5. Dặn dò:
HS thuộc bài, đọc những phần còn lại của bài, tìm đọc tài lệu tham khảo.
Tài liệu tham khảo
- Mưa lâu thấm đất
- Nhai kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa.
- Chân lấm tay bùn.
- Lười người không ưa.
Ngày soạn:.16 - 8 - 09
Ngày giảng:.. 
Tiết 3 Bài 2
SIÊNG NĂNG, KIÊN TRÌ
(tiếp)
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức. ở tiết này HS cần nắm được.
- Hệ thống lại khái niêm siêng năng, kiên trì.
- Thấy được ý nghĩa của siêng năng, kiên trì.
2. Thái độ.
- Quyết tâm rèn luyện tính siêng năng kiên trì, bền bỉ trong học tập, lao động ...
3. Kĩ năng.
- Có khả năng rèn luyện tính siêng năng
- Phác thảo được kế hoặch vượt khó, kiên trì, bền bỉ trong học tập, lao động để trở thành người tốt.
II. Tài liệu - Phương tiện.
- Thầy: Soạn giáo án, SGK GDCD 6, Giấy khổ to
- Trò: Đọc trước bài.
III. Hoạt động dạy học.
1.Ôn định tổ chức. 
2. Kiểm tra bài cũ.
? Thế nào là siêng năng kiên trì?
3. Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động1
=> GV dùng giấy khổ to cho HS thảo luận theo chủ đề sau.
- Siêng năng kiên trì trong học tập
- Siêng năng kiên trì trong lao động
- Siêng năng kiên trì trong hoạt động xã hội.
=> Đại diện HS lên bảng trả lời
=> GV nhận xét và tuyên dương
? Vậy theo em siêng năng kiên trì có ý nghĩa
như thế nào?
=> GV cho HS làm bài tập sau.
Hãy đánh dấu vào những biểu hiện trái ngược
với tính siêng năng kiên trì.
- Cần cù chịu khó
- Lười biếng ỉ lại
- Tự giác làm việc
- Uể oải chểng mảng
- Cẩu thả, hời hợt
- Đùn đây trốn tránh
- Nói ít làm nhiều
=> HS lên bảng làm bài tập
=> GV nhận xét và tuyên dương
Hoạt động2.
Cho HS làm những bài tập trong SGK
=> HS thảo luận sau đó đại diện lên bảng
làm bài tập
=> GV nhận xét và tuyên dương
=> HS đại diện lên bảng làm bài tập
=> GV nhận xét và tuyên dương.
2. Nội dung bài học (tiếpt)
b.ý nghĩa.
Siêng năng kiên trì giúp con người thành công trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.
Luyện tập
Bài tập1.
Đánh dấu vào ô trống tương ứng với những biểu hiện siêng năng và kiên trì.
- Sáng nào Lan cũng dậy sớm quét nhà
- Hà ngày nào cũng làm thêm bài tập.
- Gặp bài tạp khó Bắc không làm
- Hằng nhờ bạn làm hộ trực nhật
- Hùng tự giác nhặt giác trong lớp
- Mai giúp mẹ nấu cơm và chăm sóc em.
Bài tập2.
Trong những câu tục ngữ, thành ngữ sau câu nào nói về tính siêng năng, kiên trì.
- Khen nết hay làm ai khen nết hăy ăn.
- Năng nhặt, chặt bị
- Đổ mồ hôi sôi nước mắt
- Liệu cơm gắp mắm
- Siêng năng thì có, siêng học thì hay.
4. Củng cố: Hãy nêu ý nghĩa của phẩm chất siêng năng kiên trì?
5. Dặn dò:
 - HS làm bài tập B,C trong SGK,
 - Tìm đọc tài liệu tham khảo có liên quan đến bài,
 - Đọc trước bài3
Tài liệu tham khảo
* Ca dao, tục ngữ
- Mưa lâu thấm đát
- Ăn kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa
- Chân lấm tay bùn
- Lười người không ưa.
Ngày soạn: 16 - 8 - 09
Ngày giảng:.
Tiết 4 Bài 3
TIẾT KIỆM
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức.
- Hiểu thế nào là tiết kiệm.
- Biết được những biểu hiện của tiết kiệm trong cuộc sống.
- HS hiểu thuế là một phần thu nhập của người dân đóng vào ngân sách nhà nước. 
- Giữ gìn vệ sinh môi trường.
và ý nghĩa của tính tiết kiệm trong cuộc sống
2. Thái độ.
- Quý trọng những người sống giản dị
- Ghét thói sống xa hoa lãng phí.
- Tôn trọng pháp luật thuế của nhà nước.
- Có việc làm bảo vệ môi trường.
3. Kĩ năng
- Có thể đánh giá được mình đã có ý thức và thực hiện tiết kiệm hay chưa
- Thực hiện tiết kiệm chi tiêu cá nhân.
- Tự giác thực hiện những đóng góp của bản thân trong việc tiết kiệm ngân sách cho nhà nước.
- Thực hiện bảo vệ môi trường.
II. Tài liệu phương tiện
- Thầy: Soạn giáo án, SGK GDCD 6, giấy TOKI khổ to, sách BVMT, Sách Thuế.
- Trò: Đọc trước bài.
III. Hoạt động dạy học.
1. ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ.
? Nêu ý nghĩa của phẩm chất siêng năng, kiên trì?
3. Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Hoạt động1
=> HS đọc truyện Thảo và Hà.
? Thảo và Hà có xứng đáng để Mẹ thưởng tiền không?
? Thảo có suy nghĩ gì khi Mẹ thưởng tiền?
? Việc làm của Thảo thể hiện đức tính gì?
? Hãy phân tích diễn biến suy nghĩ của Hà 
trước và sau khi đến nhà Thảo?
Hoạt động 2
? Thế nào là tiết kiệm?
? Tài nguyên thiên nhiên có quan trọng với chúng ta không? Vậy chúng ta cần phải sử dụng như thế nào?
? Tính tiết kiệm được biểu hiện như thế nào?
? Tiết kiệm sẽ mang lại lợi ích gì cho gia đình và toàn xã hội?
? Khi sử dụng tài sản của nhà nước chúng ta cần có trách nhiệm như thế nào?
? Hãy lấy ví dụ về những việc làm thể hiện tính hoang phí?
=> Cán bộ tiêu sài tiền của nhà nước, nạn tham ô, tham nhũng, làm những công trình kém chất lượng.
Hoạt động3
=> GV chuẩn bị bài tập bằng giấy TOKI.
=> HS lên bảng làm bài tập, cả lớp cùng giáo viên nhận xét, tuyên dương.
1. Tìm hiểu truyện đọc
- Thảo có đức tính tiết kiệm
- Hà ân hận vì việc làm của mình
- Hà càng thương mẹ hơn và hứa sẽ tiết kiệm.
2. Tìm hiểu nội dung bài học.
- Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lí, đúng mức của cải, thời gian, sức lực của mình và người khác.
* Về môi trường.
- Khai thác và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lí.
- Thực hiện tiết kiệm tài nguyên chính là góp phần vào việc bảo vệ môi trường.
- Biểu hiện của tính tiết kiệm là quý trọng kết quả lao động của mình và của người khác
- ý nghĩa.
Tiết kiệm là làm giàu cho mình, gia đình và toàn xã hội.
* Về thuế nhà nước.
- Sử dụng phải tiết kiệm nếu lãng phí tài sản nhà nước là lãng phí tài sản của chính chúng ta.
Luyện tập
Bài tập a.
* Đánh dấu vào ô tương ứng với thành ngữ nói về tính tiết kiệm
- Ăn phải dành, có phải kiệm
- Tích tiểu thành đại
- Năng nhặt chặt bị
- Ăn chắc mặc bền
- Bóp ngắn, cắn dài
4. Củng cố:
? Thế nào là tiết kiệm? Rèn luyện tính tiết kiệm như thế nào? 
? Tiết kiệm có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống?
5. Dặn dò:
- HS thuộc bài, tìm đọc tài liệu tham khảo có liên quan đến bài
- Đọc trước bài 4.
Tài liệu tham khảo
* Ca dao.
Được mùa chớ phụ ngô khoai
Đến khi thất bại lấy ai bạn cùng
* Tục ngữ.
Nên ăn có chừng, dùng có mực
Ngày soạn: 26 – 8 – 09 
Ngày giảng:
Tiết 5 Bài 4
LỄ ĐỘ
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức.
- HS hiểu thế nào là lễ độ và những biểu hiện của tính lễ độ
- ý nghĩa và sự cần thiết phải rèn luyện tính lễ độ.
2. Thái độ.
Tôn trọng những quy tắc ứng xử có văn hoá, có lễ độ.
3. Kĩ năng.
- Có thể đánh giá được hành vi của mình, từ đó đề ra phương hướng rèn luyện tính lễ độ.
- Rèn luyện thói quen lễ độ khi giao tiếp với những người xung quanh.
II. Tài liệu phương tiện.
- Thầy: Soạn giáo án, SGK GDCD 6, tục ngữ, ca dao về tính lễ độ.
- Trò: Đọc trước bài
III. Hoạt động dạy học.
1. ổn định tổ chức. 
2. Kiểm tra bài cũ.
? Thế nào là tiết kiệm? Cần rèn luyện tính tiết kiệm như thế nào?
3. Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CUA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động1
=> HS đọc truyện về em Thuỷ.
? Hãy nhận xét cách cư xử của Thuỷ?
? Những chi tiết nào thể hiện tính lễ độ của Thuỷ?
- Giới thiệu khách với bà
- Mời Bà và khách uống trà
- Xin phép Bà được nói chuyện
- tiễn khách ra về
? Những việc làm của Thuỷ thể hiện đức tính gì?
Hoạt động 2
? Em hiểu thế nào là tính lễ độ?
=> Cho HS chơi tiếp sức trò chơi sau.
Hành vi và thái độ lễ độ
1
1. Tìm hiểu nội dung truyện đọc.
- Thuỷ nhanh nhẹn khéo léo
- Biết tôn trọng Bà và khách
- Làm vui lòng khách để lại một ấn tượng tốt đẹp.
=> Thể hiên là một HS ngoan, lễ độ.
2. Tìm hiểu nội dung bài học.
- Lễ độ là cách ứng xử đúng mực của mỗi con người trong khi giao tiếp với người khác.
Hành vi và thái độ vô lễ
2
...............................................................
...............................................................
.................................................................
.................................................................
=> GV dùng bảng phụ đã chuẩn bi sẵn
=> HS thực hiên theo nhóm
=> GV cùng cả lớp nhận xét và tuyên dương.
? Vậy theo em lễ độ được thể hiện như thế nào?
? Lễ độ có ý nghĩa như thế nào?
? Mỗi chúng ta cần làm gì để trở thành người có tính lễ độ?
Hoạt động 3
=> GV cho HS làm một số bài tập trong SGK.
=> Bài tập được làm bằng giấy TOKI.
=> Đại diện HS lên bảng làm bài tập
=> GV nhận xét và tuyên dương, có thể cho điểm.
- Biểu hiện của tính lễ độ.
+ Thể hiện tôn trọng, hoà nhã, quý mến người khác
+ là sự thể hiện có văn hoá, đạo đức.
- ý nghĩa.
+ Quan hệ giữa mọi người tốt đẹp hơn
+ Xã hội tiến bộ vàvăn minh
- Cần rèn luyện.
+ Thường xuyên thực hiện tính lễ độ
+ Học hỏi cách ứng xử có văn hoá
+ Tự kiểm tra thái độ và hành vi của bản thân
+ Tránh những thái độ vô lễ.
3. Luyện tập.
Bài tập1.
Đánh dấu vào ý em cho là đúng
- Lễ độ giúp con người có quan hệ tốt hơn
- lễ độ là thể hiện con người có đạo đức
- Lễ độ là việc riêng của mỗi cà nhân
- Sống có văn hoá là phải sống có lễ độ
4. Củng cố:
Thế nào là lễ độ? Vì sao trong cuộc sống chúng ta cần phải sống có lễ độ?
Cần rèn luyện như thế nào để trở thành người sống có lễ độ?
5. Dặn dò:
HS thuộc bài, làm những bài tập còn lại trong SGK tr11,
Đọc trước bài 5.
Tài liệu tham khảo
* Tục ngữ.
Đi hỏi về chào
Học ăn học nói, học gói học mở
* Ca dao
Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
-------------------------------------------------
Ngày soạn: 26 – 8 – 09 
Ngày giảng:. 
Tiết 6 Bài 5
TÔN TRỌNG KỈ LUẬT
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức.
- Học sinh hiểu thế nào là tôn trọng kỉ luật.
- Ý nghĩa và sự cần thiết phải tôn trọng kỉ luật.
- Công dân có nghĩa vụ đóng thuế cho nhà nước.
2. Thái độ
- Có ý thức tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về ý thức lỉ luật.
- Có thái độ tôn trọng kỉ luật.
3. Kĩ năng.
- Có khả năng rèn luyện tính kỉ luật và nhắc nhở mọi người khác cũng thực hiện.
- Có khả năng đấu tranh chống biểu hiện vi phạm kỉ luật.
II. Tài liệu phương tiện.
-Thầy: Giáo án, SGK GDCD 6, Ca dao, tục ngữ về tôn trọng kỉ luật. Sách thuế.
-Trò: Đọc trước bài
III. Hoạt động dạy học.
1. ổn định tổ chức	
2. Kiểm tra bài cũ
- Thế nào là lễ độ? Em đã có những hành vi nào thể hiện lễ độ trong cuộc sống hàng ngày?
3. Bài mới
HOAT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Hoạt động 1
Học sinh đọc chuyện trong SGK.
- Qua truyện em thấy Bác Hồ đã tôn trọng những quy định chung như thế nào?
Hoạt động 2
? Em cho biết thế nào là tôn trọng kỉ luật?
? Hãy nêu những việc làm thể hiện tôn trọng kỉ luật ở gia đình, nhà trường và ngoài xã hội.
? Gia đình em có tham gia đóng thuế cho nhà nước không?
- Nộp thuế kinh doanh.
- Nộp thuế nhà đất
- Vậy việc tôn trọng kỉ luật có ý nghĩa gì?
Hoạt động 3
=> GV dùng bảng phụ để làm bài tập.
- Cho đại diện H /S lên bảng làm bài tập
- GV nhận xét và tuyên dương.
1. Khai thác nội dung truyện đọc
Truyện đọc.
Giữ luật lệ chung
- Bãi bỏ dép trước khi vào chùa.
- Bác đi theo sự hướng dẫn của những vị sư
- Qua ngã tư Bác bảo chú lái xe dừng lại, khi đèn xanh bật thì mới đi
2. Khai thác nội dung bài học
a, Tôn trọng Kỉ luật là biết tự giác chấp hành những quy định chung của tập thể, của tổ chức ở mọi nơi mọi lúc.
b, Nếu mọi người tôn trọng kỉ luật thì gia đình, nhà trường, xã hội có kỉ cương nề nếp, mang lại lợi ích cho toàn xã hội và mọi người
* Về thuế nhà nước.
- Công dân phải có nghĩa vụ đóng thuế cho nhà nước.
- Khi chấp hành tốt chính sách pháp luật thuế cũng là sự tôn trọng kỉ luật.
- ý nghĩa:
+ Nếu mọi nguời tôn trọng kỉ luật thì gia đình, nhà trường, xã hội ổn định và phát triển.
+ Tính kỉ luật mang lại quyền lợi cho mọi người
+ Kỉ luật giúp chúng ta vui vẻ, thanh thản và yên tâm học tập, lao động, vui chơi giải trí.
Luyện tập
- Bài tập 1.
Đánh dấu X vào ô trống có những thành ngữ nói về kỉ luật
- Đất có lễ, quê có thói
- Nước có vua, chùa có bụt
- Ăn có chừng, chơi có độ
- Ao có bờ, sông có bến
- Cái khó ló cái khôn
Bài tập 2 (Bài tập a SGK trang 13)
Đánh dấu X vào ô trống tương ứng với những hành vi thể hiện tính Kỉ luật.
- Đi xe vượt đèn đỏ
- Đi học đúng giờ
- Đọc báo trong giờ học
- Đi xe đạp hàng ba
-Đá bóng dưới lòng đường
- Viết đơn xin nghỉ một buổi học
- Đi xe đạp đến sân trường, xuống xe rồi dắt vào sân trường.
4. Củng cố:
- Thế nào là tôn trọng kỉ luật và ý nghĩa của phẩm chất đó?
5. Dặn dò:
H/S thuộc bài, làm những bài tập trong SGK, đọc trước bài 6, tìm đọc tài liệu tham khảo.
Tài liệu tham khảo
Tục ngữ:	- Phép vua thua lệ làng
	- Nhập gia tuỳ tục
Ca dao:	Bề trên ăn ở chẳng kỉ cương
	Cho nên kẻ dưới lập đường mây mưa.
Ngày soạn:.15 – 9 – 09 
Ngày giảng:
Tiết 7 Bài 6
BIẾT ƠN
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức
- H/S hiểu thế nào là biết ơn và biểu hiện của lòng biết ơn
- H/S hiểu ý nghĩa của việc rèn luyện lòng biết ơn.
2. Thái độ
- Đúng mức trong đánh giá hành vi của bản thân và người khác
- Phê phán những hành vi vô ơn, vô lễ với mọi người
3. Kĩ năng
- Tự nguyện làm những việc thể hiện sự biết ơn đối với ông bà, cha mẹ, thầy cô và mọi người
II. Tài liệu phương tiện
-Thầy: Giáo án, tranh thể hiện lòng biết ơn
	Ca dao, tục ngữ, giấy to ki
-Trò: Đọc trước bài
III. Hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức. 
2. Kiểm tra bài cũ
? Thế nào là tôn trọng kỉ luật? ý nghĩa của việc tôn trọng kỉ luật?
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY TRÒ
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Hoạt động1
=> H/S đọc truyện trong SGK.
? Thầy giáo Phan đã giúp chị Hồng như thế nào?
- Thầy Phan giúp chị Hồng rèn viết tay phải
- Thầy khuyên nét chữ là nết người.
? Việc làm của chị Hồng là gì?
- Ân hận vì làm trái lời thầy
- Quyết tâm rèn viết tay phải
- Chị luôn nhớ lời dạy của thầy
- Sau 20 năm chị tìm được thầy và viết thư thăn hỏi
? Những ý nghĩa và việc làm của chị Hồng nói lên đức tính gì?
=> Chị Hồng rất biết ơn sự chăm sóc, dạy dỗ của thầy
Hoạt Động 2
? Thế nào là lòng biết ơn?
1. Tìm hiểu nội dung truyện đọc
Truyện: Thư của một học sinh cũ.
- Thầy giáo Phan đã dạy dỗ chị Hồng cách đây 20 năm, chị vẫn nhớ và trân trọng.
- Chị đã thể hiện lòng biết ơn thầy
- Đó là một truyền thống đạo đức của dân tộc ta.
2. Tìm hiểu nội dung bài học
a. lòng biết ơn là thái độ trân trọng những điều tốt đẹp mà mình được hưởng do có công lao của người khác, và những việc làm đền ơn, đáp nghĩa xứng đáng với công lao đó
 Biết ơn những ai
 Vì sao
- Tổ tiên, ông bà, cha mẹ
- Anh hùng liệt sĩ
- Đảng và Bác Hồ
- Những người sinh thành, nuôi dưỡng
- Có công bảo vệ tổ quốc
- Đem lại độc lập tự do
=> GV nhận xét và tuyên dương phần trả lời của học sinh
? Lòng iết ơn có ý nghĩa như thế nào?
? Cần rèn luyện như thế nào để thực hiện được lòng biết ơn?
 ( H/S thảo luận chung).
Hoạt động 4
=> Bài tập này GV đọc yêu cầu của bài
=> HS trả lời và cùng nhận xét bổ sung
=> GV nhận xét và cho điểm.
- GV dùng bảng phụ
=> HS đại diện lên bảng trả lời
=> GV nhận xét và tuyên dương.
b. ý nghĩa.
- Lòng biết ơn là truyền thống của dân tộc ta
- Lòng biết ơn làm đẹp mối quan hệ giữa người với người
c. Rèn luyện lòng biết ơn
- Tôn trọng người già, người có công tham gia hoạt động đền ơn đáp nghĩa
- Phê phán sự vô ơn, bạc bẽo, vô lễ.
Luyện tập
Bài tập.
Câu tục ngữ nào nói về lòng biết ơn.
a. Ân trả nghĩa đền
b. Ăn bát cơm dẻo nhớ nẻo đường đi
c. Đói cho sạch rách cho thơm
d. Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng
Bài tập a ( SGK trang 15)
Đánh dấu vào ý tương ứng với những việc làm thể hiện lòng biết ơn.
a. Lan cố gắng học tập tốt để không phụ lòng cha mẹ
b. Trước kia ông An được ông Bình giúp đỡ vượt qua được đói nghèo nay gặp lại ông bình ông An lảng tránh.
c. Đi trên đường sạch đẹp Hùng nhớ đến những người sửa sang đường.
4. Củng cố:
? Thế nào là lòng biết ơn? ý nghĩa của phẩm chất này 
 ? Cần rèn luyện và thực hiện lòng biết ơn như thế nào?
5. Dặn dò:
- H/S thuộc bài và làm những bài tập còn lại trong SGK trang 15, tìm đọc
tài liệu tham khảo, đọc trước bài mới (bài 7)
* Tư liệu tham khảo
- Ăn giấy bỏ bìa
- Ăn tám lạng tra nửa cân.
Ngày soạn:.15 – 9 – 09 
Ngày giảng:
Tiết 8 Bài7
 YÊU THIÊN NHIÊN SỐNG HOÀ HỢP VỚI THIÊN NHIÊN
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức.
- Biết thiên nhiên bao gồm những gì, hiểu vai trò của thiên nhiên đối với đời sống của con người và toàn xã hội.
- Hiểu được tác hại của việc phá hoại thiên nhiên.
- Thuế cũng là một nguồn kinh phí để nhà nước chi phí cho việc bảo về rừng.
2.Thái độ
Giữ gìn, bảo vệ môi trường thiên nhiên, tôn trọng yêu quý thiên nhiên.
3. Kĩ năng
biết ngăn chặn kịp thời những hành vi cố tình hay vô ý xâm phạm đến thiên nhiên.
II. Tài liệu phương tiện.
- Thầy: Soạn giáo án, Luật bảo vệ môi trường
- Trò: Đọc trước tài liệu.
III. Hoạt động dạy học.
1. ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ
? Thế nào là lòng biết ơn? ý nghĩa của lòng bíêt ơn?
3. Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Hoạt động 1
=> HS đọc truyện một ngày chủ nhật bổ ích
? Những chi tiết nào nói đến cảnh dẹp của thiên nhỉên của địa phương của đát nước?
? Em có những cảm súc gì?
=> Yêu thiên nhiên con người sống không thể thiếu được thiên nhiên.
? ở địa phương em có cảnh đẹp thiên nhiên không?
=> Hồ Thác Bà, Sông chảy.
? Nhà nước ta có chính sách bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên như thế nào?
Hoạt động 2
? Vậy thiên nhiên là gì?
? Nếu không có thiên nhiên thì con người có tồn tại được không?
=> Cung cấp những nhu cầu cần thiết cho cuộc sống của con người như thức ăn, thức uống, không khí để thở...
=> Thiên nhiên còn đáp ứng nhu cầu về tinh thần của con người.
? Chúng ta cần làm gì để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên?
=> HS chơi tiếp sức.
Chia HS thành 2 đội chơi
Tìm ra những việc làm yêu thiên nhiên và những việc làm phá hoại thiên nhiên.
 1
1. Tìm hiểu truyện đọc.
Một ngày chủ nhật bổ ích
- Vùng đất Tam Đảo có dãy núi hùng vĩ
- Nơi du khách tham quan.
* Sử dụng thuế.
Sử dụng ngân sách nhà nước chi cho việc bảo vệ và phát triển tài nguyên.
2. Tìm hiểu nội dung bài học.
* Thiên nhiên bao gồm: Không khí, bầu trời, sông suối, rừng cây, đồi núi, động thực vật.
* Ý nghĩa.
Thiên nhiên rất cần cho con người, cần phải yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên.
* Trách nhiệm của chúng ta:
- Trồng cây gây rừng, bảo vệ các khu rừng nguyên sinh, bảo vệ động thực vật.
- Khai thác rừng, tài nguyên phải có kế hoạch.
- Tham gia các hoạt động khắc phục hậu quả của thiên tai.
 2
Yêu thiên nhiên
Phá hoại thiên nhiên
...............................................................
...............................................................
.................................................................
.................................................................
=> Đại diện HS lên bảng làm bài tập
=> GV nhận xét và tuyên dương
Hoạt động3
=> GV dùng bảng phụ
=> HS lên bảng làm bài tập làm bài tập
=> GV nhận xét và tuyên dương
? Những hành vi này có

File đính kèm:

  • docGiao an GDCD6.doc