Bài giảng Tiết 1: Bài mở đầu môn công nghệ

doc35 trang | Chia sẻ: zeze | Lượt xem: 1188 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết 1: Bài mở đầu môn công nghệ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BàI Mở đầu
Tiết 1 - 3
Ngày soạn: 28 / 08 /2008	Ngày giảng: 01 / 09/2008
I/ Mục tiêu
1) Kiến thức
Học sinh nắm được khái niệm, vai trò, vị trí của nghề Gò trong đời sống và trong sản xuất
Nắm được an toàn lao động trong nghề Gò
Làm quen các thuật ngữ kỹ thuật dùng trong nghề
2) Kỹ năng
Hình thành một số kỹ năng an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp trong nghề Gò
3) Thái độ 
Có hứng thú tìm hiểu và học tập nghề Gò, có thái độ đúng trong việc học tập, tìm hiểu lĩnh vực hoạt động của ngành nghề.
II/ Chuẩn bị
1) Giáo viên
Một số tư liệu về sản xuất, thị trường lao động của nghề.
Các tranh an toàn lao động, các mẩu tin an toàn lao động
2) Học sinh
Tài liệu học tập liên quan đến nghề
III/ Tiến trình lên lớp
1) ổn định lớp	
Điểm diện sĩ số, làm quen mặt học sinh
2) Kiểm tra bài cũ
3) Bài mới
Hoạt động Thầy và Trò
Nội dung
Hoạt động 1: Khái quát về phương pháp và công nghệ gia công sản phẩm
- Giáo viên nêu một vài ví dụ thực tế về một sản phẩm sử dụng đều là thành quả của các ngành khoa học
? Công nghệ gia công sản phẩm là gì 
GV: Nhận xét, đánh giá để học sinh ghi nhớ
- Nhấn mạnh cho học sinh có khái niệm về gia công thủ công, khái niệm về cơ khí hóa, tự động hóa
? Gia công sản phẩm có các biện pháp gì? Cho biết đặc điểm của từng loại gia công
- Tổng hợp sơ đồ các phương pháp gia công cơ khí
GV: Giải thích sơ đồ, các thuật ngữ dùng trong nghề
Hoạt động 2: Vai trò và vị trí của nghề gò trong nền sản xuất công nghiệp
? Nêu vai trò và vị trí của nghề? 
GV: Nhận xét, làm nổi bật tầm quan trọng của nghề trong đời sống và trong công nghiệp
? Nghề gò có vị trí như thế nào trong đời sống và trong sản xuất
GV: Tổng quát, cho HS ghi nhớ
Hoạt động 3: Nội dung chương trình nghề gò
GV: Cần nêu cách bố trí thời lượng học tập, 
- Cho HS đọc sách, nghiên cứu mục tiêu của chương trình học
GV: Chia nhóm cho HS thảo luận về mục tiêu của chương trình với các tiêu chí thảo luận về:
 - Kiến thức
 - Kỹ năng
 - Thái độ
GV: Yêu cầu HS thảo luận theo các tiêu chí của bài học, tìm hiểu chương trình
GV: Nhận xét kết quả, khái quát lại mục tiêu cần đạt được khi học nghề 
 - Đánh giá quá trình thảo luận của học sinh, đề ra một số thiếu sót khi thảo luận 
Hoạt động 4: An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp trong nghề gò
? Mục đích của công tác ATLĐ?
GV: Nhận xét, khái quát
Tầm quan trọng của ATLĐ
? Nêu những qui định chung về ATLĐ trong phòng thực hành?
GV: Tổng hợp yêu cầu HS ghi nhớ 
- Nêu một số nội qui, qui định trong phòng thực hành của trường
? Hãy nêu một số tai nạn thường gặp khi làm nghề gò?
? về nguyên nhân gây ra tai nạn?
GV: Tổng hợp yêu cầu hS ghi nhớ
? Nêu các biện pháp an toàn trong khi thực hành? 
I/Vai trò và vị trí của nghề Gò trong sản xuất công nghiệp
1)Khái quát về phương pháp và công nghệ gia công sản phẩm
+ Khái niệm: Mỗi một sản phẩm được mọi người sử dụng đều là thành quả của các ngành khoa học
+ Công nghệ gia công: Công nghệ gia công sản phẩm là cách sử dụng biện pháp kĩ thuật nào đó tác động vào vật cho trước(phôi liệu) để tạo ra sản phẩm theo chỉ tiêu kinh tế và kĩ thuật đã định
+ Gia công sản phẩm:
- Gia công thủ công: Là gia công được thực hiện trực tiếp bằng sức người như: Đục, dũa, cưa tay, rèn tay, gò tay...
- Cơ khí hoá: Có thể là một phần hay toàn bộ các thao tác, các khâu để tạo ra sản phẩm được thực hiện bằng các máy móc...thay cho sức người như: Dùng máy cày, bừa thay sức kéo của trâu bò... 
- Tự động hoá: Quá trình gia công hay sản xuất không có sự tham gia trực tiếp của con người. Tự động hoá có thể là một phần hay cả dây chuyền sản xuất.
Các phương pháp gia công
( Sơ đồ gia công kim loại SGK/4)
2)Vai trò và vị trí của nghề gò trong nền sản xuất công nghiệp
+ Vị trí của nghề
+ Có vai trò khá quan trọng trong đời sống sinh hoạt và trong công nghiệp
+ Sản phẩm gò được dùng nhiều và rộng rãi phục vụ cho đời sống và trong công nghiệp
+ Ngày nay nghề gò kết hợp được với nhiều nghề khác để tạo ra nhiều dạng sản phẩm phong phú và tiện lợi
II/ Nội dung chương trình nghề Gò
* Gồm 5 chương:
- Vật liệu cơ khí
- Đo và vạch dấu
- Công nghệ gò hàn
- Thực hành tổng hợp
- Tìm hiểu nghề gò
* Mục tiêu của chương trình:
- Kiến thức: 
+ Biết tính chất quan trọng các vật liệu thông dụng
+ Khái quát về gia công vật liệu, gia công sản phẩm
+ Biết sử dụng một số dụng cụ cầm tay
+ Gia công sản phẩm gò đơn giản
- Kỹ năng:
+ Đọc bản vẽ sản phẩm đơn giản, vẽ ghi kích thước, yêu cầu kĩ thuật để chế tạo sản phẩm
+Thực hiện được thao tác kĩ thuật cơ bản nghề gò
- Thái độ: 
+ Ham thích thận trọng kiên trì, làm việc khoa học, chủ động sáng tạo
+ Quý trọng thành quả lao động, tôn trọng nghề
III/An Toàn lao động và vệ sinh công nghiệp trong nghề gò
1)Tầm quan trọng của an toàn lao động 
- Mục đích của ATLĐ: đảm bảo an toàn cho người và thiết bị
- Tầm quan trọng: ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động và quá trình sản xuất
2)Những qui định chung về an toàn lao động trong phòng thực hành
- Nêu 5 qui định chung (SGK)
3)Những tai nạn thường gạp trong nghề gò 
- Nêu 8 tai nạn thường gặp trong nghề gò (SGK)
4)Các biện pháp đề phòng tai nạn
Trình bày 9 biện pháp cơ bản đè phòng tai nạn trong nghề gò (SGK)
4) Củng cố
Tóm tắt lại các ý chính của bài
Gợi ý để học sinh trả lời các câu hỏi trong SGK
5) Dặn dò 
Đọc trước bài đại cương về vật liệu cơ khí
Chương 1 	 VậT LIệU CƠ KHí
Bài 1 	 ĐạI CƯƠNG Về VậT LIệU CƠ KHí
Tiết 4 - 6
Ngày soạn: 03 / 09 /2008	Ngày giảng: 08 / 09 /2008
I/ Mục tiêu
1) Kiến thức
Học sinh nắm được một số loại vật liệu cơ khí cơ bản, tính chất, cách nhận biết một số kim loại cơ bản điển hình
2) Kỹ năng
Biết cách phân loại các loại vật liệu cơ khí 
Hình thành một số kỹ nhận biết vật liệu dùng trong nghề Gò
3) Thái độ 
Có hứng thú tìm hiểu , nghiên cứu về các loại vật liệu cơ khí.
II/ Chuẩn bị
1) Giáo viên
Chuẩn bị tài liệu, một số mẫu kim loại cơ bản, điển hình.
Một số tư liệu về kim loại học.
2) Học sinh
Một số mẫu kim loại cơ bản, tài liệu liên quan đến bài học
III/ Tiến trình lên lớp
1) ổn định lớp	
Điểm diện sĩ số
2) Kiểm tra bài cũ
Nêu các nguyên nhân gây ra tai nạn và biện pháp đảm bảo an toàn trong nghề Gò
3) Bài mới
Hoạt động Thầy và Trò
Nội dung 
Hoạt động 1: Đặt vấn đề giới thiệu bài học
Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí
?Tính chất vật lí của kim loại được thể hiện bằng các tính gì ?
GV: Khái quát, nhận xét
?Tính dẫn điện thể hiện ở khả năng gì? 
Gv: Tổng hợp, nhận xét để HS ghi nhớ
? Tính dẫn nhiệt của kim loại là gì?
GV: Nhận xét
? Cho biết nhiệt độ nóng chảy của: Fe; Cu: Al
GV: Giới thiệu về tính quan trọng của hoá tính trong
vật liệu
? Tính chất cơ học của KL thể hiện ở khả năng gì? Nêu khái niệm?
GV: Nhận xét, tổng hợp
?Thế nào là tính bền?Cho ví dụ về tính bền
GV: Tổng hợp, nhận xét
? Thế nào là tính cứng? cho Ví dụ minh hoạ 
GV: Nhận xét làm nổi bật tầm quan trọng của tính cúng trong việc chọn vật liệu trong nghề gò
? Tính dẻo là gì? Cho ví dụ
GV: Tổng hợp, nhận xét
? Tính chịu mòn là gì? Cho ví dụ
GV: Tổng hợp, nhận xét
Hoạt động 3: Tìm hiểu tính công nghệ của kim loại
GV:Giới thiệu về tính công nghệ, yêu cầu học sinh tìm hiểu SGK
? Tính cắt gọt là gì? 
GV: Nhận xét nêu ví dụ 
? Thế nào là tính hàn
GV: Nhận xét nêu VD thể hiện tính hàn của kim loại, nhấn mạnh đây cũng là yếu tố quan trọng trong việc gia công kim loại
? Thế nào là tính đúc
GV: Nhận xét nêu VD thể hiện tính đúc của kim loại, nhấn mạnh đây cũng là yếu tố quan trọng trong việc chế tạo máy
? Thế nào là tính rèn GV: Nhận xét 
Hoạt động 4: Tìm hiểu các loại vật liệu trong cơ khí
Gv: Yêu cầu tìm hiểu sơ đồ phân loại 
? Nêu đặc điểm của gang?
G: Nêu khái quát về gang
? Trình bày về gang xám?
Gv: Nhận xét, tổng hợp để hs ghi nhớ
? Trình bày về gang trắng?
Gv: Nhận xét, tổng hợp để hs ghi nhớ
? Trình bày về gang dẻo?
Gv: Nhận xét, tổng hợp để hs ghi nhớ
GV: Yêu cầu hs tìm hiểu sgk
? Trình bày về kí hiệu của các loại thép ?
GV: Giải thích thêm về qui định thép các bon, lấy ví dụ minh hoạ
GV: Yêu cầu hs tìm hiểu sgk
? Trình bày về đồng ?
GV: Nhận xét
GV: Giải thích thêm về công dụng của từng loại đồng
? Trình bày về nhôm ?
GV: Giải thích thêm về công dụng của từng loại nhôm
GV: Giới thiệu về vật liệu phi kim
Yêu cầu Học sinh tìm hiểu sgk
? Trình bày cách phân loại gỗ? cho VD về các nhóm gỗ
GV: Nhận xét, khái quát cho hs ghi nhớ
? Nêu các xử lí và chế biến gỗ?
GV: Khái quát tổng hợp lại 
? Trình bày về chất dẻo
GV: Tổng hợp nhận xét chốt lại vấn đề
? Các sản phẩm làm bằng cao su
- Giới thiệu các loại vật liệu dùng trong nền sản xuất cơ khí
I/Tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí
1)Tính chất vật lí
a.Tính dẫn điện 
- Khả năng dẫn điện của vật liệu
- Trở dẫn điện càn nhỏ, khả năng dẫn điện càng lớn
b.Tính dẫn nhiệt
- Khả năng truyền nhiệt khi đốt nóng hay làm lạnh kim loại
- Thể hiện tính nóng chảy...
2)Tính chất hoá học
Tính quan trọng nhất là ổn định hoá học và tính chống chịu axít và ăn mòn
3.Tính chất cơ học 
* K/n
a.Tính bền
Khả năng chịu tác dụng của ngoại lực mà kim loại không bị phá huỷ
b.Tính cứng
- Khả năng chống dẻo cục bộ của vật khi chịu tác dụng lực từ vật cứng hơn
- Là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá cơ tính của vật liệu. quyết định nhiều tới việc chọn vật liệu trong nghề gò
c.Tính dẻo
 Khả năng chịu biến dạng của vât liệu khi chịu lực tác dụng
d.Tính chịu mòn
Khả năng chịu mòn do ma sát hoặc do hoá học
4)Tính chất công nghệ
a.Tính cắt gọt
Là khả năng gia công vật liệu bằng phương pháp cắt gọt
b.Tính hàn
Là khả năng cho phép gia công vật liệu bằng phương pháp hàn
c.Tính đúc
Thể hiện khả năng chảy loãng và tính điền đầy cả KL
d.Tính rèn
- Thể hiện khă năng biến dạng của vật liệu khi chịu lực tác dụng
- Kim loại có tính dẻo cao thì dễ rèn
II/Các nhóm vật liệu cơ khí
1)Vật liệu kim loại 
Sơ đồ phân loại (Sgk/ 11)
a. Kim loại đen
* Gang: %C> 2,14%
Dễ đúc, khá bền, giá rẻ
- Gang xám: GX
+ Chịu được rung động, chịu nén tốt, dễ đúc.
+ Dùng làm thân, vỏ máy
- Gang trắng: 
+ Có màu trắng bạc, rất cứng và dòn, khó gia công, không thể hàn được
+ Thường được dùng làm vỏ máy bơm
- Gang dẻo: ( gang cầu) GZ
+ Chịu va đập tốt, dễ gia công bằng phương pháp đúc
+ Dùng làm các chi tiết có hình dạng phức tạp
* Thép: %C < 2,14%
Theo TCVN 1765- 75 
- Thép thông dụng có kí hiệu CT
- Thép các bon chất lượng tốt kí hiệu :C
- Thép các bon dụng cụ: CD
- Thép hợp kim
b. Kim loại màu
* Đồng và hợp kim đồng
- Đồng đỏ ( Nguyên chất)
- Hợp kim đồng
+ Đồng thau (La tông) 
+ Đồng thanh (Brông)
* Nhôm và hợp kim nhôm
- Nhôm nguyên chất
- Hợp kim nhôm
2)Vât liệu không kim loại (Phi kim)
a. Gỗ
* Phân loại gỗ 
- Nhóm gỗ quý
- Nhóm gỗ thường
* Xử lí chế biến gỗ
- Xử lí
- Chế biến
b. Chất dẻo
* K/n 
- Chất dẻo nhiệt
- Chất dẻo nhiệt rắn
c. Cao su
- Là vật liệu dẻo, đàn hồi
4) Củng cố
Gọi học sinh nhắc lại cấu trúc bài học
Giáo viên dựa vào sơ đồ khái quát lại các loại vật liệu
5) Dặn dò
Về nhà chuẩn bị một số mẫu vật liệu đã học
Bài 2	Thực hành
vật liệu cơ khí
Tiết 7 - 9
Ngày soạn: 10 / 09 /2008	Ngày giảng: 15 / 09 /2008
I/ Mục tiêu
1) Kiến thức
Nhận biết và phân loại được một số vật liệu cơ khí phổ biến
Làm quen một số dụng cụ thực hành
2) Kỹ năng
Biết một số phương pháp đơn giản đẻ phân loại vật liệu
Biết thử cơ tính của vật liệu
3) Thái độ 
Biết cách đảm bảo an toàn khi thực hành, rèn thói quen làm việc chính xác, an toàn, vệ sinh
II/ Chuẩn bị
1) Giáo viên
Một số mẫu thử kim loại cơ bản, điển hình theo mẫu .
Bảng 2.1 ; 2.2
Dụng cụ: Dũa rẹt, giấy ráp, búa, cân, êtô, nam châm vĩnh cửu.
2) Học sinh
Một số mẫu kim loại cơ bản, tài liệu liên quan đến bài học
III/ Tiến trình lên lớp
1) ổn định lớp	
Điểm diện sĩ số
2) Kiểm tra bài cũ
Vẽ sơ đồ phân loại vật liệu kim loại
3) Bài mới
Hoạt động Thầy và Trò 
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu nội dung của bài học
GV: Nêu mục tiêu cần đạt trong buổi thực hành
- Tập cho học sinh xây dựng mục tiêu của bài học
Hoạt động 2: Nêu tiến trình thực hiện
GV: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
- Bổ sung phôi liệu còn thiếu 
- Phát dụng cụ thực hành
- Chia nhóm thực hành 
GV: Nêu quy trình thực hiện và bố trí công việc thực hiện 
- Trong qua trình giới thiệu quy trình kết hợp làm mẫu từng bước một lần để HS hình thành kĩ năng thực hành
- Kết thúc việc xây dựng qui trình, giáo viên làm mẫu tổng quát lại 
 Mẫu số
Thông số
1
2
3
4
5
6
7
8
Màu sắc
Âm thanh
KLR(kg/m3)
Từ tính
GV: Nêu quy trình thực hiện và bố trí công việc thực hiện 
- Trong qua trình giới thiệu quy trình kết hợp làm mẫu từng bước một lần để HS hình thành kĩ năng thực hành
- Kết thúc việc xây dựng qui trình, giáo viên làm mẫu tổng quát lại 
GV: Yêu cầu HS thực hiện bài tập.
Cho HS thực hành theo nhóm 
- Theo dõi từng nhóm hoạt động
- Kịp thời uốn nắn nhóm còn yếu
- Nếu nhiều nhốm mắc lỗi tương tự thì dừng thực hành để hướng dẫn lại
Cho học sinh tiếp tục thực hành
 Mẫu số
Cơ tính
1
2
3
4
Độ cứng
Tính dẻo
Khả năng chịu uốn
Hoạt động 3:
GV: Đánh giá quá trình thực hiện của từng nhóm:
- ý thức
- Kỹ năng
- Nhận xét, củng cố nội
I/ Mục tiêu
- Nhận biết được một số vật liệu cơ khí cơ bản
- Biết một số phương pháp đơn giản để kiểm tra cơ tính của vật liệu
- Đảm bảo an toàn và vệ sinh trong quá trình thực hành
II/ Tiến trình thực hiện
1) Chuẩn bị
-Bố trí khu vực thực hành
- Chia nhóm thực hành 3HS/ nhóm
- Kiểm tra chuẩn bị của HS
2) Quy trình thực hiện
a. Nhận biết vật liệu cơ khí
- Về màu sắc:
Lấy giấy nhám đánh bóng mặt cắt quan sát ghi kết quả
- Về âm thanh:
Một tay cầm mẫu, tay kia dùng búa gõ nhẹ ghe âm phát ra
Cân định lượng- Tính khối lượng riêng
r = G/ V (kg/m3)
(G: Khối lượng; V: Thể tích)
- Về từ tính
Dùng nam châm kiểm tra lực hút kiểm tra : có, không, mạnh , yếu
- Ghi kết quả vào bảng thống kê mẫu 2.1
b. Thử cơ tính của vật liệu 
- Thử độ cứng:
Kẹp mẫu vào Êtô 
Dùng rũa để kiểm tra
- Thử độ dẻo
Đặt mẫu lên đe
Lấy búa đập nhẹ, xem biến dạng
- Thử khả năng chịu uốn
Kẹp một đầu mẫu vào Êtô
Lấy tay bẻ phôi ngược xuôi,đếm số lần bẻ gãy
- Ghi kết quả vào bảng thống kê 2.2
3) Tiến hành
*Làm bài tập theo SGK Theo các mẫu 1;2;3;4 tương ứng vật liệu Thép; Gang; Đồng; Nhôm
* Các nhóm thực hiện yêu cầu, lần lượt từng cá nhân thực hiện luân chuyển mẫu để kiểm tra, mỗi người làm 1 lần
: Trầm, bổng, đanh, sắc, ngắn, dài
- Khối lượng riêng
* Cuối buổi báo cáo kết quả
III/ Tổng kết - đánh giá
- Nhận xét về tinh thần học tập , ý thức thực hành
- Nhấn mạnh tính quan trọng của việc kiểm tra cơ tính của vật liệu 
4) Củng cố
Gọi học sinh cho biết cơ tính của các loại vật liệu khác nhau như thế nào
5) Dặn dò
Về nhà đọc trước bài dung sai, lắp ghép và đo lường
Chương 2	 Đo và vạch dấu
Bài 3	 Khái niệm
 về dung sai - lắp ghép và đo lường
Tiết 10 - 12
Ngày soạn: 17 / 09 /2008	Ngày giảng: 22 / 09 /2008
I/ Mục tiêu
1) Kiến thức
Hiểu được các khái niệm về dung sai lắp ghép và đo lường
Nắm được công dụng, cấu tạo của một số dụng cụ vạch dấu
Biết một số phương pháp vạch dấu trên mặt phẳng
2) Kỹ năng
Xác định được các yếu tố của dung sai các kích thước trên bản vẽ 
Biết được phương pháp đo trực tiếp, phương pháp đo gián tiếp
3) Thái độ 
Có ý thức học tập bộ môn, có hứng thú ứng dụng kiến thức đã học vào t hực tế
II/ Chuẩn bị
1) Giáo viên
Một số mẫu vật thật để đo kích thước theo mẫu .
Dụng cụ: Thước các loại, com pa, thứoc góc.
2) Học sinh
Tài liệu liên quan đến bài học, vở ghi, dụng cụ
III/ Tiến trình lên lớp
1) ổn định lớp	
Điểm diện sĩ số
2) Kiểm tra bài cũ
Hãy phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa kim loại đen và kim loại màu
3) Bài mới
Hoạt động Thầy và Trò 
Nội dung
Hoạt động 1: Khái niệm về dung sai 
GV: Nêu khái niệm về kích thước danh nghĩa
? Trình bày các khái niệm và kí hiệu của kích thước danh nghĩa
GV: Khái quát, tổng hợp để học sinh lưu ý
? Trình bày về kích thước thực, cho VD minh hoạ ?
GV: Tổng hợp, chốt vấn đề
? Trình bày về kích thước giới hạn, nêu kí hiệu và mối quan hệ của các đại lượng ?
GV: Tổng hợp, chốt vấn đề, lấy VD và tính toán để học sinh lĩnh hội kiến thức
? Nêu và giải thích công thức tính giới hạn trên, lấy VD áp dụng
GV: Tổng hợp, chốt vấn đề, lấy VD và tính toán để học sinh lĩnh hội kiến 
? Nêu và giải thích công thức tính giới hạn dưới, lấy VD áp dụng
GV: Tổng hợp, chốt vấn đề, lấy VD và tính toán để học sinh lĩnh hội kiến thức
GV: Yêu cầu học sinh đọc bản vẽ, giải thích các thông số ghi trên bản vẽ hình 3.1 (SGK)
Hoạt động 2
Thế nào là dung sai? 
GV: Khái quát , nhận xét
? Cho VD minh hoạ và nhận xét ?
GV: Nhận xét, nêu công thức tính dung sai.
Lấy ví dụ , yêu cầu HS tính toán
? Sai số về hình dạng hình học là gì ?
GV: Nhận xét, khái quát, nêu cách tính, lấy ví dụ tính thử
Giải thích công thức
Lấy VD áp dụng cho từng công thức
Hoạt động 3
? Đo lường là gì?
GV: Giới thiệu sơ lược về đo lường
? Có mấy phương pháp đo ?
G: Nhận xét, chốt vấn đề
? Trình bày các đơn vị của đo kích thước và đo góc
GV: Nhận xét, nhắc lại kiến thức để học sinh nắm vững
? Hãy trình bày về sai số, Có các loại sai số nào hay gặp
GV: Tổng hợp, chốt lại vấn đề
I/ Khái niệm về dung sai 
* K/n: Trong việc sửa chữa máy móc đòi hỏi các chi tiết cùng loại có khả năng thay thế cho nhau mà không cần phải lựa chọn. Tính chất đó gọi tính lắp lẫn. Để đảm bảo tính lắp lẫn, người ta quy định phạm vi sai số cho phép nhất định gọi là dung sai
1) Kích thước danh nghĩa: (Trục d - Lỗ D)
* Là kích thước của chi tiết được xác định theo tính toán và dùng để xác định các kích thước giới hạn và là tiêu chuẩn để tính sai lệch
- Kích thước danh nghĩa ngoài hay đường kính trục:d
Kích thứơc danh nghĩa trong hayđường kính lỗ D
2) Kích thước thực: (dth - Dth)
- Kích thước đo được trên sản phẩm vơí cấp chính xác cho phép
- Kích thước thực có thể trùng hoặc không trùng với kích thước danh nghĩa: dth hoặc Dth 
3) Kích thước giới hạn: (dmax Dmax - dmin Dmin)
- Kích thướch giới hạn lớn nhất: dmax Dmax
- Kích thướch giới hạn nhỏ nhất: dmin Dmin
- Mối quan hệ:
dmin Ê dth Ê dmax
Dmin < Dth Ê Dmax
4) Sai lệch trên: (es - ES)
Là hiệu đại số của kích thước giới hạn lớn nhất và kích thước danh nghĩa
 ES = Dmax - D es = dmin - d
5) Sai lệch dưới
Là hiệu đại số của kích thước giới hạn nhỏ nhất và kích thước danh nghĩa
 EI = Dmin - D ei = dmin - d
6) Đường không
đường tương ứng với kích thước danh nghĩa, từ đó đặt các sai lệch kích thước
Hình biểu diễn 3.1 (SGK)
7) Dung sai: T
+K/n: Là hiệu giữa kích thước giới hạn lớn nhất với kích thước giới hạn nhỏ nhất
+ Công thức tính dung sai
Td = dmax - dmin
TD = Dmax- Dmin
Với cùng một kích thước danh nghĩa, nếu trị số dung sai càng bé thì độ chính xác càng cao.
8) Sai số về hình dạng hình học
a. Độ không tròn( Ô van)
dmax - dmin hay Dmax - Dmin
b. Độ côn và độ góc
 D - d a D - d
1: k = Tính theo tg = 
 L 2 2L
 Độ dốc hình
 a - b a - b
1 : J = hay tga = 	
 L L
II/ Khái niệm về đo lường
1) Các phương pháp đo
a. Đo trực tiếp
Dùng các dụng cụ đo khắc vạch: thước lá, cặp, đo độ
b. Đo gián tiếp
Dùng các dụng cụ đo không khắc vạch: căn mẫu, ca líp, dưỡn đo
2) Đơn vị đo và sai số đo
- Đơn vị đo kích thước: (mm)
- Đơn vị đo góc: Độ, phút, giây
- Sai số
 + Do dụng cụ đo
 + Do nhiệt độ môi trường
 + Do phương pháp đo
4) Củng cố
Gọi học sinh cho biết cơ tính của các loại vật liệu khác nhau như thế nào?
Giáo viên hệ thống lại về dung sai và đo lường
5) Dặn dò
Về nhà đọc trước bài dung sai, lắp ghép và đo lường
Bài 4	 DụNG Cụ ĐO Và CáCH Sử DụNG
Tiết 13 - 15
Ngày soạn: 24 / 09 /2008	Ngày giảng: 29 / 09 /2008
I/ Mục tiêu
1) Kiến thức
Học sinh nắm vững cấu tạo và cách sử dụng một số dụng cụ đo
2) Kỹ năng
Biết cách sử dụng một số dụng cụ đo
3) Thái độ 
Có ý thức học tập bộ môn, có hứng thú ứng dụng kiến thức đã học vào t hực tế
II/ Chuẩn bị
1) Giáo viên
Chuẩn bị các dụng cụ: Thước lá, thước cặp, êke, thước đo độ
Chuẩn bị các mẫu đo
2) Học sinh
Đọc kĩ bài 5 (SGK)
Tìm hiểu cấu tạo và cách sử dụng các dụng cụ đo
III/ Tiến trình lên lớp
1) ổn định lớp	
Điểm diện sĩ số
2) Kiểm tra bài cũ
Hãy trình bày các phương pháp đo?
3) Bài mới
Hoạt động Thầy và Trò 
Nội dung
Hoạt động 1:
? Để đo kích thước chiều dài, rộng, cao của vật thể ta cần có cái gì
Học sinh trả lời 
GV nhận xét đưa ra một số loại thước
GV đo mẫu học sinh quan sát và kết hợp xem hình 4.2 
Học sinh nhận xét cách đo 
GV kết luận nhận xét về độ chính xác
Hoạt động 2:
? Để đo kích thước có độ chính xác cao hơn ta sử dụng loại dụng cụ đo nào?
0,05
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 
0 1 2 3 
? Thước cặp có công dụng như thế nào?
GV cho học sinh xem cấu tạo thước cặp
? Thước cặp có các bộ phận nào
GV cũng cố lại
? Trước khi sử dụng thước cặp để đo ta cần phải làm gì?
HS Kiểm tra xem thước có chính xác không (sử dụng ánh sáng kiểm tra khe hở 2 mỏ đo và xem vạch số 0 của của du xích và thước có trùng nhau không)
? Khi đọc kết quả cần chú ý những gì?
GV cho HS đo thử rồi trả lời
GV hướng dẫn giải thích cách đọc
Hoạt động 3:
? Pan me là gì? HS tư duy trả lời
GV giới thiệu tổng quát cấu tạo công dụng của Pan me
HS quan sát tư duy trả lời
Sử dụng hình ảnh bằng tranh phóng to để giới thiệu đồng thời cho học sinh quan sát thực tế Panme
HS quan sát hình 4.5 SGK
GV giới thiệu phương pháp đo
HS quan sát so sánh sự giống khác nhau cách đo thước cặp
GV giới thiệu cách đọc trị số trên Panme
- Đọc giá trị nguyên
- Đọc giá trị sau dấu phẩy
Hoạt động 4:
Giới thiệu các loại thước đo góc
? Thước đo góc dùng để làm gì?
GV giới thiệu
? Tác dụng của ke 900 dùng để làm gì?
GV giới thiệu cách đo ke 900
I/Dụng cụ đo chiều dài
1) Thước lá: (thước dẹt)
a. Cấu tạo: 
- Được chế tạo bằng thép hợp kim, không gỉ, ít co dãn
- Chiều dài: 100 - 1000mm
b. Công dụng:
- Dùng để đo và kiểm tra kích thước thẳng với độ sai lệch tới 0,5mm
c. Phương pháp đo và đọc kích thước:
- Đặt thước ở vị trí // hoặc vuông góc với cạnh của chi tiết
- Điều chỉnh vạch số 0 ở đầu thước trùng với vị trí bắt đầu đo
- Kết quả đo phụ thuộc vào người đo
- độ chính xác không cao
2) Thước cặp:
a. Công dụng:
- Dùng để đo kích thước chiều dài, chiều rộng, chiều sâu rãnh, đường kính mặt trụ ngoài và lỗ
- Phạm vi đo 0 -125, 0 -200, 0 -320, 0 -500mm 
b. Cấu tạo: 
Du xích
Thanh đo sâu
Thân thước
0 4 8 
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 
Vít hãm
* Thân thước: Có mỏ đo cố định, và khắc các vạch, mỗi vạch 1mm 
* Khung trượt: Có mỏ đo di động và khắc các vạch du xích 10(0,1); 20(0,05); 50(0,02)...
c. Phương pháp đo:
- Giữ thân thước // kích thước cần đo
- áp mỏ đo cố định vào bề mặt của chi tiết cần đo
- Tay phải đẩy nhẹ khung trượt để mỏ động áp sât bề mặt còn lại
- Có thể sử dụng vít hảm để lấy thước ra rồi đọc trị số
d. Cách đọc trị số đo:
* Đọc giá trị nguyên: Xem vạch chia 0 trên du xích năm trong khoảng nào giữa hai vạch chia liền nhau trên thân thước thì đọc giá trị chia phía bên trái
* Đọc giá trị sau dấu phẩy: Tìm vạch chia thứ mấy trên du xích trùng với một vạch nào đó trên thân thước thì số thứ tự trên du xích chính là số lẻ sau dấu phẩy
3) Panme đo ngoài:
- Có độ chính xác cao 0,01mm(1%)
- Khoảng đo: 0 - 25; 25 - 50; 50 - 75mm...
a. Cấu tạo: 
- Thân thước
- Đầu đo cố định
- Trục ren
- ống ren trong
- Đầu cuối
- ống
- Núm vặn
- Vít hảm
- Đầu đo động
b. Phương pháp đo:
Tương tự thước cặp
c. Cách đọc trị số đo:
* Đọc giá trị nguyên:
* Đọc giá trị sau dấu phẩy trên vòng động:
Xem hình 4.6 SGK
II/ Dụng cụ đo góc
1) Thước đo góc
Xác định trị số thực của góc cần kiểm tra
Xem hình 4.7 SGK
2) Ê ke đo góc:
a. Ke 900
Dùng đo góc vuông
b. Ke 1200 và 450 
4) Củng cố
Gọi học sinh cho biết cơ tính của các loại vật liệu khác nhau như thế nào
5) Dặn dò
Về nhà đọc trước bài dung sai, lắp ghép và đo lường
Bài 5	 Thực hành	
ĐO KíCH THƯớC DàI, ĐO GóC
Tiết 16 - 18
Ngày soạn: 01 / 10 /2008	Ngày giảng: 06 / 10 /2008
I/ Mục tiêu
1) Kiến thức
Học sinh nắm vững cách sử dụng một số dụng cụ đo kích thước dài và đo góc
2) Kỹ năng
Biết cách đọc kết quả trên dụng cụ đo
3) Thái độ 
Có ý thức tốt trong thực hành, làm việc cẩn thận, chính xác, đúng kỹ thuật
II/ Chuẩn bị
1) Giáo viên
Chuẩn bị các dụng cụ: Thước lá, thước cặp, êke, thước đo độ
Chuẩn bị các mẫu đo
2) Học sinh
Đọc kĩ bài 5 (SGK)
Tìm hiểu cấu tạo và cách sử dụng các dụng cụ đo
III/ Tiến trình lên lớp
1) ổn định lớp	
Điểm diện sĩ số
2) Kiểm tra bài cũ
Hãy trình bày các phương pháp đo?
3) Bài mới
Hoạt động Thầy và Trò 
Nội dung
Hoạt động 1:
- Giáo viên hướng dẫn cách đo bằng thước lá làm mẫu từng thao tác đo
- Học sinh chú ý quan sát các thao tác đo 
? Vì sao khi đọc mắt phải thẳng góc với vị trí cần đọc
- Giáo viên hướng dẫn cách đo bằng thước cặp làm mẫu từng thao tác đo
- Học sinh chú ý quan sát các thao tác đo và cách đọc trị số trên thước cặp
- Giáo viên hướng dẫn cách đo bằng thước đo độ làm mẫu từng thao tác đo
- Học sinh chú ý quan sát các thao tác đo 
Hoạt động 2:
- Phân nhóm thực hành
- Học sinh thực hành theo nhóm
- Giáo viên qun sát hướng dẫn thêm các nhóm
- Học sinh sử dụng thước cặp để đo các kích thước rồi ghi kết quả vào bảng nộp lại cho giáo 

File đính kèm:

  • docGiao an Go 11.doc