Bài giảng Tiết : 1: Học bài hát mùa thu ngày khai trường
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết : 1: Học bài hát mùa thu ngày khai trường, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS:04 /9/200 ND:__/9/200 Tiết : 1 HỌC BÀI HÁT MÙA THU NGÀY KHAI TRƯỜNG Mục tiêu: Hát đúng giai điệu và lời ca bài hát, thể hiện đảo phách, ngân dài đủ 3 phách. Thông qua bài hát giáo dục các em tình cảm gắn bó với nhà trường, bạn bè và thầy cô. Chuẩn bị : Nhạc cụ. Đàn và hát thuần thục bài hát Mùa thu ngày khai trường. Tiến trình dạy học : Ổn định: (2’) Bài mới: (40’) HĐ của GV Nội dung HĐ của HS GV ghi lên bảng GV điều khiển GV hướng dẫn GV hướng dẫn GV hướng dẫn GV chỉ định I/ Giới thiệu bài hát và tác giả: Có rát nhiều tác giả chọn mùa thu làm chủ đề cho bài hát của mình. Nhạc sĩ Vũ Trọng Tường đã viết lên tâm trạng của HS khi mùa thu đến, tiếng trống trường vang lên rộn rã, nhộn nhịp thúc dục các em đến trường. II/ GV trình bày bài hát: III/ Chia đoạn: Bài hát gồm 2 đoạn Đoạn 1: Từ tiếng trống trường đến tiếng hát mùa thu. Đoạn 2: Phần còn lại. IV/ Luyện thanh: V/ Tập hát từng câu: Đoạn 1: GV hát mẫu cấu, sau đó đàn giai điệu câu này 3 lần, yêu cầu HS nghe và nhẩm theo. GV chú ý những chổ có đảo phách và tiếng luyến 3 hoặc 3 nốt nhạc. GV tiếp tục đàn và bắt nhịp cho HS hát cùng với đàn. Tập tương tự với các câu tiếp theo. GV chỉ định 1 hoặc 2 HS hát lại. 1 HS hát đoạn 1, cả lớp hát đoạn 2. GV nhận xét, hướng dẫn cách hát đảo phách, ngân dài và sửa chổ hát sai nếu có. VI/ Trình bày bài hát ở mức độ hoàn chỉnh. GV cho HS hát kết hợp với vận động. HS ghi bài HS nghe HS nghe, ghi nhớ và nhắc lại HS luyện thanh HS nghe Củng cố: (2’) Dặn dò : (1’) Học thuộc bài Mùa thu ngày khai trường. NS:09/9/2007 ND: /9/2007 Tiết : 2 Ôn Tập Bài Hát : MÙA THU NGÀY KHAI TRƯỜNG TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 1 Mục tiêu: HS ôn lại để hát thuần thục Mùa thu ngày khai trường. Đọc đúng nhạc và hát đúng lời TĐN Chiếc đèn ông sao. Luyện tập kỹ năng hát tập thể và bài hát đơn ca hoà giọng. Chuẩn bị : Nhạc cụ. Đàn và hát thuần thục bài TĐN và Mùa thu ngày khai trường Tiến trình dạy học Ổn định: (1’) Điểm danh Kiểm tra: (10’) Hát bài hát Mùa thu ngày khai trường. Bài mới : (30’): HĐ của GV Nội dung HĐ của HS GV ghi lên bảng GV hướng dẫn GV điều khiển GV hướng dẫn GV ghi lên bảng GV hướng dẫn GV đàn Ôn bài hát: Luyện thanh. Cho HS nghe bài hát qua băng nhạc. Ôn tập: cả lớp hát đầy đủ cả bài hát, GV nghe và phát hiện những chổ còn sai. Yêu cầu HS hát đoạn 1 viết tình cảm, trong sáng, đoạn 2 thiết tha, sâu lắng hơn. GV nghe và phát hiện những chổ sai, GV hát mẫu và yêu cầu các em sửa lại. Sau khi ôn lại, GV mới HS lên hát đơn ca để kiểm tra. TĐN: Chiếc đèn ông sao (trích). Chia câu: Đoạn nhạc chia thành 4 câu ngắn, mỗi câu 2 ô nhịp. Tập đọc tên nốt nhạc của từng câu. Đọc gam đô trưởng. Tập đọc nhạc từng câu: GV đàn mỗi câu 3 lần. GV đàn, HS đọc nhạc. Tương tự như vậy với những câu còn lại. Tập hát lời ca: Chia lớp học thành 2 phần, một nửa lớp TĐN, nửa còn lại hát lời. Sau đó đổi lại cách trình bày. GV nhận xét ưu điểm, nhược điểm của từng câu. Nhắc HS không nên hát quá to. HS ghi bài HS nghe HS nghe, ghi nhớ và nhắc lại. HS luyện thanh HS nghe. HS trình bày. Củng cố: (3’) Kiểm tra TĐN và lời ca từng cá nhân. Dặn dò : (1’) Học thuộc bài hát Mùa thu ngày khai trường. NS:23/9/2007 ND: /9/2007 Tiết : 3 Ôn Tập Bài Hát : MÙA THU NGÀY KHAI TRƯỜNG Ôn Tập : TĐN SỐ 1 Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Trần Hoàn và bài hát MỘT MÙA XUÂN NHO NHỎ Mục tiêu: HS ôn tập để hát thuần thục bài hát Mùa Thu ngày khai trường và đọc nhạc chính xác bài Chiếc đèn ông sao. HS có thêm hiểu biết về nên âm nhạc Việt Nam qua phần giới thiệu về nhạc sĩ Trần Hoàn và bài hát Mùa Xuân nho nhỏ. Giáo dục HS có thái độ trân trọng với những nhạc sỹ có nhiều đóng góp cho sự nghiệp âm nhạc của đất nước. Chuẩn bị : Nhạc cụ. Hát đúng trích đoạn các bài hát của nhạc sỹ Trần hoàn. Tiến trình dạy học: Ổn định: (1’) Bài cũ: (10’) Hát thuộc lòng bài hát “Mùa thu ngày khai trường”. Bài mới: (30’) HĐ của I Nội dung HĐ của HS I ghi lên bảng GV hướng dẫn GV yêu cầu I chỉ định GV yêu cầu GV yêu cầu GV ghi lên bảng GV chỉ định GV trình bày GV điều khiển Ôn bài hát: Mùa Thu ngày khai trường. Luyện thanh. GV cho HS nghe bài hát qua băng. Ôn tập: Cả lớp hát đầy đủ cả bài hát, yêu cầu hát thuộc lòng lời ca, GV nghe và phát hiện những chổ còn sai. GV hát mẫu và yêu cầu HS sửa lại cho đúng. Sau khi được ôn lại, kiểm tra bài cũ bằng cách cho HS xung phong hoặc GV chỉ định một vài em lên kiểm tra. TĐN: Chiếc đèn ông sao. Đọc gam Đô Trưởng. Yêu cầu cả lớp cùng trình bày bài được xem sách khi đọc nhạc, còn lời phải thuộc. GV kiểm tra bài cũ bắng cách cho HS xung phong hoặc GV chỉ định. Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Trần Hoàn và bài hát Một mùa xuân nho nhỏ. Đọc to, rõ ràng, diễn cảm phần giới thiệu nhạc sĩ trần Hoàn. Đọc to phần giới thiệu bài hát Một mùa xuân nho nhỏ. Nghe bài hát qua băng nhạc khoảng 1-2 lần. HS ghi bài HS luyện thanh HS thực hiện HS trình bày HS đọc HS trình bày. HS ghi bài HS đọc HS nghe HS nghe Củng cố: (3’) Đọc TĐN và chiếc đèn ông sao. Dặn dò : (1’) Học thuộc bài hát Mùa thu ngày khai trường. Đọc đúng bài TĐN số 1. NS:30/9/2007 ND: /9/2007 Tiết : 4 HỌC BÀI HÁT LÝ DĨA BÁNH BÒ (DÂN CA NAM BỘ) Mục tiêu: Hát đúng giai điệu và lời ca bài hát: Lý dĩa bánh bò. Thông qua bài hát HS hiểu hơn về dân ca Nam Bộ. Luyện kỹ năng hát tập thể và hát đơn ca: làm quen với tính chất vui, dí dỏm của bài hát. Chuẩn bị : Nhạc cụ Một số bài hát dân ca Nam bộ Băng nhạc. Tiến trình dạy học: Ổn định: (1’) Kiểm tra: (10’) Hát thuộc lòng bài Mùa Thu Ngày Khai Trường. Đọc TĐN số 1. Bài mới: (30’) HĐ của I Nội dung HĐ của HS GV ghi lên bảng GV thuyết trình GV thực hiện GV điều khiển GV chỉ định GV hướng dẫn GV đàn GV hướng dẫn GV điều khiển GV đánh giá và cho điểm tượng trưng Giới thiệu bài mới : Lý là những bài hát dân gian chiếm vị trí quan trọng trong sinh hoạt tinh thần của đồng bào Nam Bộ. Từ những câu thơ lục bát dí dỏm, vui tươi. “Hai tay bưng dĩa bánh bò” “giấu cha, giấu mẹ cho trò đi thơ” mà nhân dân ta đã sáng tạo thành bài hát Lý dĩa bánh bò và bài hát được lưu truyền rộng rãi đến ngày nay. GV hát một số trích đoạn của 1 vài điệu lý Nam Bộ. Nghe băng hát mẫu bài hát, HS đọc lời ca: Chia đoạn, chia câu: Bài hát chia thành 4 câu có độ dài không bằng nhau. Luyện thanh: Tập hát từng câu: Tập 1 câu 3 lần. GV hát mẫu rồi đàn giai điệu cho HS và hát theo .Chú ý những chỗ có nốt móc đơn chấm đôi đi với móc kép và chỗ có đảo phách. Hát nối tiếp các câu sau đó nối tiếp cả bài. Hát đầy đủ cả bài: Thể hiệi tính vui tươi , mềm mại. Trình bày bài ở mức độ hoàn chỉnh: Hát thi đua: Các bạn nam hát trước,sau đó bạn nữ trình bày sau. GV nhận xét và cho điểm. HS ghi bài HS nghe HS nghe HS đọc HS nghe và nhắc lại HS luyện thanh HS thực hiện HS thực hiện HS tham gia HS nghe Củng cố : (3’) Trả lời câu hỏi sgk. -Kể tên 1 số điệu lý nam bộ -Gợi ý đặt lời mới theo giai điệu Lý dĩa bánh bò 5- Dặn dò :(1’)Hát đúng giai điệu bài hát. -Đặt lời mới cho bài hát (Chủ đề tự chọn). NS:07/10/2007 ND: /10/2007 Tiết : 5 ÔN TẬP BÀI HÁT LÝ DĨA BÁNH BÒ NHẠC LÝ: GAM THỨ, GIỌNG THỨ TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 2 Mục tiêu: HS biết thể hiện bài hát Lý dĩa bánh bò với tính chất dí dỏm. HS nhận biết được cấu tạo gam thứ, giọng thứ. Làm quen với bài TĐN giọng La thứ. Chuẩn bị : Nhạc cụ. Bài hát viết với giọng thứ: Lượn khéo, lượn tròn, Niềm vui của em. Băng nhạc. Tiến trình dạy học: Ổn định: (1’) Bài cũ : (5’) Bài mới: (35’) Hát bài hát Lý dĩa bánh bò. HĐ của GV Nội dung HĐ của HS GV ghi lên bảng GV thực hiện GV hướng dẫn GV chỉ định GV ghi lên bảng GV đàn GV ghi lên bảng GV hỏi GV hỏi GV hướng dẫn GV hướng dẫn GV yêu cầu GV đàn GV yêu cầu GV yêu cầu GV hướng dẫn GV chỉ định Ôn bài hát: Lý dĩa bánh bò -GV hát lại bài hát. -Luyện thanh. -Ôn tập: cả lớp hát đầy đủ cả bài sao cho mềm mại, thể hiện chất dí dỏm. GV phát hiện những chỗ sai và hướng dẫn các em sửa lại cho đúng. Sau khi được ôn lại, GV chỉ định một số HS lên kiểm tra bài cũ. Gam thứ, giọng thứ: -GV đánh đàn gam Đô Trưởng cho HS nghe, rồi tiếp tục đánh gam La Thứ, gợi ý để các em nhận xét: Các bài hát viết ở giọng thứ có màu sắc êm diệu hơn so với giọng trưởng. -GV hát một số bài hát viết ở giọng thứ: Niềm vui của em, lượn tròn, lượn khéo. Tập đọc nhạc: TĐN số 2 Chia câu: bản nạhc chia thành bốn câu, mỗi câu có 2 ô nhịp. Bài viết ở giọng gì? (giọng La Thứ) Nhận xét bài TĐN. Tập đọc tên nốt nhạc của từng câu Luyện thanh đọc gam La Thứ TĐN từng câu và hát lời ca. GV đàn giai điệu câu 1 khoảng 3 lần, yêu cầu HS lắng nghe và nhẩm theo GV tiếp tục đàn giai điệu câu 1, yêu cầu HS đọc nhạc hòa với tiếng đàn. Tiến hành tương tự với các câu còn lại Sau khi đọc xong TĐN, yêu cầu HS tự ghép lời ca cùng giai điệu đó. Trong quá trình HS tự đọc và hát lời ca hòa với đàn, nếu có chỗ sai GV hướng dẫn sửa cho đúng. TĐN và hát lời ca cả bài Cả lớp cùng thực hiện khoảng 2 lần. HS xung phong trình bày bài TĐN hoặc GV chỉ định để kiểm tra bài. HS ghi bài HS nghe HS luyện thanh HS trình bày HS ghi bài HS nhận xét HS ghibài HS trả lời HS thực hiện HS đọc HS thực hiện HS đọc nhạc HS thực hiện HS thực hiện HS trình bày. Củng cố: (3’) Gam thứ là gì ? Giọng thú là gì Dặn dò : (1’) Trả lời câu hỏi trong sgk/15 NS:14/10/2007 ND: /10/2007 Tiết : 6 ÔN TẬP BÀI HÁT LÝ DĨA BÁNH BÒ ÔN TẬP TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 2 Âm nhạc thường thức: NHẠC SĨ HOÀNG VÂN VÀ BÀI HÁT HÒ KÉO PHÁO Mục tiêu: Ôn TĐN số 2 để HS làm quen với giọng La Thứ. Tập thể hiện bài hát Lý dĩa bánh bò HS biết sơ lược về cuộc đời, sự nghiệp âm nhạc của nhạc sĩ Hoàng Vân và nghe bài hát Hò kéo pháo. Chuẩn bị : Nhạc cụ. Băng nhạc bài hát Hò kéo pháo. Một số bài hát thiếu nhi tiêu biểu của Hoàng Vân. Tiến trình dạy học: Ổn định: (1’) Bài cũ: (10’) Hát thuộc lòng bài hát Lý dĩa bánh bò. Đọc TĐN số 2. Bài mới: (30’) HĐ của GV Nội dung HĐ của HS GV ghi lên bảng GV hướng dẫn GV thực hiện GV yêu cầu GV chỉ định GV ghi lên bảng GV hỏi GV yêu cầu GV hướng dẫn GV yêu cầu GV ghi lên bảng GV chỉ định GV trình bày GV chỉ định GV điều khiển Ôn bài hát: Lý dĩa bánh bò. Luyện thanh. GV hát lại bài hát. Ôn tập: Cả lớp hát đầy đủ cả bài với yêu cầu cao hơn là thuộc lời ca và trình bày ở mức độ hoàn chỉnh. GV nghe và phát hiện những chổ còn sai, GV hát mẫu và yêu cầu các em sửa lại cho đúng. Sau khi được ôn tập, kiểm tra bài cũ bằng cách cho HS xung phong hoặc GV chỉ định một vài em lên kiểm tra. Ôn TĐN: Trở về Su-en-tô Bài TĐN được chia thành mấy câu. Hãy đọc gam La thứ. Một nửa lớp TĐN, nửa còn lại hát lời sau đó đổi lại cách trình bày. GV nhận xét những chổ còn sai rồi đàn giai điệu để HS nghe sửa lại cho đúng. Kiểm tra bài cũ bằng cách cho HS xung phong hoặc GV chỉ định. Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Hoàng Vân và bài hát Hò kéo pháo. Đọc to, rõ ràng phần giới thiệu về nhạc sĩ Hoàng Vân. GV trình bày một số bài hát thiếu nhi của nhạc sĩ Hoàng Vân: Em yêu trường em, ca ngợi tổ quốc, con chim vành khuyên. Đọc to rõ phần giới thiệu bài hát Hò kéo pháo. Nghe bài hát hò kéo pháo qua băng. HS ghi bài HS luyện thanh HS nghe HS trình bày HS ghi bài HS trả lời HS đọc HS thực hiện HS trình bày HS ghi bài HS đọc HS nghe HS đọc HS nghe và có thể hát theo Củng cố: (3’) Em có nhận xét gì khi nghe bài hát Hò kéo pháo. Dặn dò : (1’) Học bài cũ, tiết sau kiểm tra 15’. NS:21/10/2007 ND: /10/2007 Tiết : 7 KIỂM TRA 1 TIẾT Mục tiêu: Kiểm tra toàn bộ những kiến thức đã học từ đầu năm, qua đó kịp thời phát hiện và uốn nắng những sai sót về kiến thức từ học sinh. Đồng thời đưa ra những phương pháp giáo dục thích hợp Giáo dục HS tinh thần học tập đúng đắn và sự yêu thích môn âm nhạc trong nhà trường phổ thông. Chuẩn bị : GV: Chuẩn bị hệ thống câu hỏi kiểm tra. Học bài cũ, giấy, bút. Tiến trình dạy học: Ổn định: (1’) Kiểm tra: Dặn dò: Xem trước bài hát Tuổi Hồng NS:28/10/2007 ND: /10/2007 Tiết : 8 HỌC BÀI HÁT: TUỔI HỒNG Mục tiêu: HS được biết thêm một bài hát viết về lứa tuổi học trò. Bước đầu dạy cho các em biết cách hát lên tiếng và hát nẩy. Giáo dục cho các em biết giữ gìn sự trong sáng của tuổi hồng cố gắng học giỏi, làm việc tốt và biết ước mơ vươn tới tương lai tươi đẹp. Chuẩn bị : Tìm hiểu về tác giả. Nhạc cụ. Tiến trình dạy học: Ổn định: (1’) Bài mới: (40’) HĐ của GV Nội dung HĐ của HS GV ghi lên bảng GV thuyết trình GV thực hiện GV hướng dẫn GV đàn GV hướng dẫn và đánh đàn GV hướng dẫn GV hướng dẫn GV yêu cầu GV yêu cầu GV điều khiển Học bài hát : TUỔI HỒNG Giới thiệu bài hát và tác giả. Nhạc sĩ Trương Quang Lộc sinh ngày 25/02/1933, quê ở thị xã Tịnh Khê, Sơn Tỉnh, Quảng ngãi. Là hội viên hội nhạc sĩ Việt Nam. Là cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc năm 1954, vào học trường ĐH Bách Khoa và khi ra trường làm Kỹ sư trong nhà máy super phot phát Lâm Thao của tỉnh Phú Thọ. Trong thời gian đó ông đã sáng tác các bài hát : Vàm cỏ Đông, và đặc biệt các bài hát dành cho thiều nhi: Trái đất này là của chúng mình, màu mực tím, Xỉa cá mè . . . Sau khi đất nước thống nhất ông trở vào tpHCM để tiếp tục sự nghiệp của mình GV trình bày bài hát. Chia đoạn, chia câu: Bài hát chia làm 2 đoạn đơn. Đoạn 1 từ “vui sao” đến “bình minh rực lên”. Đoạn 2 từ “La la đến đẹp mùa hoa”. Luyện thanh. Tập hát từng câu: GV dùng nhạc cụ đánh giai điệu một 3-4 lần, nhắc HS vừa nghe giai điệu vừa nhẩm theo. Sau đó yêu cầu HS hát to câu này khoảng 2 lần cùng tiếng đàn. Nếu vẫn có HS hát sai thì GV vừa đàn vừa hát mẫu để sửa lại cho các em. Tập hát như vậy với câu 2, khi hết 2 câu thì nối 2 câu đó lại với nhau. Tiến hành theo cách đó với các câu còn lại. Nhắc HS chú ý những chỗ nghỉ 2 phách và các chữ luyến. Hát đầy đủ cả bài: GV nhắc HS lấy hỏi ở chỗ có dấu lặng và sửa chỗ hát sai. Trình bày bài hát ở mức độ hoàn chỉnh: Thể hiện tính chất trong sáng, vui khoẻ. Đoạn b chỉ định HS lĩnh xướng. Đoạn a cả lớp hoà giọng. HS ghi bài HS lắng nghe HS nghe HS nghe và nhắc lại Luyện thanh HS tập hát HS nghe giai điệu hát nhẩm theo, sau đó hát với đàn HS thực hiện HS trình bày HS thực hiện HS thực hiện HS trình bày Củng cố : (3’) Đúng tại chỗ trình bày bài hát. Hai HS mỗi em hát một đoạn. Dặn dò: (1’) Học thuộc lòng bài hát tuổi hồng. Trả lời câu hỏi 2 trong sgk/21 NSoạn: / 11 /2007 N Dạy: / 11 /2007 Tiết 9: Ôn Tập Bài hát : TUỔI HỒNG Nhạc Lý: GIỌNG SONG SONG, GIỌNG LA THỨ HOÀ THANH TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 3 Mục tiêu: HS ôn lại bài hát Tuổi Hồng, tạp thể hiện nội dung khác nhau của từng đoạn nhạc trong bài, biết hát liền tiếng và hát nảy. Biết thế nào là 2 giọng song song và giọng thứ hoà thanh. Tập đọc nhạc: Aùp dụng đọc các dạng đảo phách và tập đọc nhạc viết ở giọng La thứ hoà thanh. . . Chuẩn bị: Nhạc cụ Đàn và hát thuần thục bài Tuổi Hồng. Tiến trình dạy học : Ổn định: (1’) Bài cũ: (5’) Hát bài hát Tuổi Hồng Bài mới: (35’) HĐ CỦA GV NỘI DUNG HĐ CỦA HS GV ghi bảng GV đàn GV thực hiện GV điều khiển GV hỏi GV thực hiện GV thuyết trình GV đàn và hướng dẫn GV thực hiện GV lên bảng GV hướng dẫn GV chỉ định GV yêu cầu GV hướng dẫn GV hướng dẫn ÔN BÀI HÁT: TUỔI HỒNG Luyện thanh . GV hát lại bài hát Cả lớp trình bày lại bài hát để thuộc lời và thuộc giai điệu. Phân tích cho HS biết 2 đoạn trong bản nhạc, mỗi đoạn có nội dung âm nhạc khác nhau. Hướng dẫn cho HS 2 kỹ thuật hát luyến tiếngvà hát nẩy. Sau đó GV kiểm tra một số HS. NHẠC LÝ: Giọng song song: Gam trưởng là gì? Giọng trưởng là gì? Gam thứ là gì? Giọng thứ là gì? Giải thích giọng song song. GV mở rộng thêm các cặp song song hoá một dấu thăng là giọng Son Trưởng và giọng Mi Thứ, có một dấu giáng là giọng Pha Trưởng và rê thứ. Giải thích giọng La thứ hoà thanh: Tập đọc gam La Thứ Hoà Thanh. Muốn biết một bài hát viết ở giọng thứ hoà thanh ta chỉ cần xem âm bậc VII của giọng thứ đó có tăng lên nửa cung hay không? GV đọc cho HS nghe để phân biệt rõ 2 âm cuối cùng: So (thăng) La. Tập đọc nhạc: TĐN số 3 HÃY HÓT CHÚ CHIM NHỎ HAY HÓT Chia câu: Bài chia làm 4 câu, câu 1 và 3 âm hình tiết tấu giống nhau. Tập đọc tên nốt nhạc của từng câu. Đọc gam La thứ hoà thanh. TĐN từng câu: Đọc kết hợp cao độ và trường độ của bài TĐN. Mỗi câu khoảng 3 lần, nối cả 4 câu thành bài hoàn chỉnh (chú ý nốt Son thăng). Tập hát lời ca: Chia lớp học thành hai nhóm: nửa nhóm đọc TĐN, nhóm còn lại hát lời ca. tập riêng từng bên rồi mới ghép 2 bên với nhau. Sau đó đổi lại phần trình bày của mỗi bên. TĐN và hát lời ca: Cả lớp cùng thực hiện khoảng 2 lần. GV nhận xét ưu điểm và nhược điểm. HS ghi bài HS nghe HS trình bày HS trả lời HS nghe HS nghe HS đọc HS nghe HS ghi bài HS theo dõi HS đọc HS dọc HS nghe và tập gõ theo HS thực hiện Củng cố : (3’) Thế nào là giọng song song Thế nào là giọng La thứ hoà thanh ? Dặn dò: (1’) Học thuộc lòng lời bài hát. Tập đọc nhạc số 3 và ghép lời. N Soạn: / /200 N Dạy: / /200 Tiết 10: Ôn Tập Bài hát : TUỔI HỒNG TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 3 Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu và bài hát Bóng cây Kơ Nia Mục tiêu : Học thuộc lòng bài hát, tập hát có sắc thái. Ôn TĐN số 3, kết hợp ôn lại giọng song song và giọng La thư hoà thanh. Có thêm hiểu biết về nhạc sĩ Phan Huỳnh điểu và một số tác phẩm tiêu biểu như bài hát Bóng cây Kơnia. Chuẩn bị : Nhạc cụ Băng và máy, bài hát Bóng cây Kơnia Tiến trình dạy học : Ổn định: (1’) Bài cũ: (10’) Hát bài hát Tuổi Hồng. Đọc bài TĐN và ghép lời bài TĐN số 3. Bài mới: (30’) HĐ CỦA GV NỘI DUNG HĐ CỦA HS GV đàn GV thực hiện GV hướng dẫn GV chỉ định GV yêu cầu GV điều khiển GV ghi lên bảng GV thuyết trình GV chỉ định GV chỉ định GV thực hiện GV hướng dẫn Ôn bài hát: TUỔI HỒNG Luyện thanh GV hát lại bài hát Ôn tập:Cả lớp hát đầy đủ cả bài với yêu cầu cao hơn là phải thuộc lời ca và trình bày bài ở mức độ hoàn chỉnh, GV nghe và phát iện những chổ sai, hát mẫu và yêu cầu các em sửa lại. Sau khi được ôn lại, GV kiểm tra bài cũ bằng cách cho HS xung phong hoặc chỉ định một vài HS lên kiểm tra. Ôn TĐN : HÃY HÓT CHÚ CHIM NHỎ HAY HÓT Đọc gam la thứ hoà thanh. Một nửa lớptdn, nửa còn lại hát lời sau đó đổi lại cách trình bày. GV nhận xét những chỗ còn sai rồi đọc mẫu để HS nghe và sửa cho đúng (nhất là những nốt son thăng). GV cho HS xung phong đọc hoặc chỉ định để kiểm tra bài cũ. Âm nhạc thường thức: NHẠC SĨ PHAN HUỲNH ĐIỂU VÀ BÀI HÁT BÓNG CÂY KƠNIA. Trong tiết 3 chúng ta đã làm quen với một nhạc sĩ có nhiều đóng góp cho sự phát triển âm nhạc của đất nước, đó là nhạc sĩ Trần Hoàn. Hôm nay chúng ta sẽ có thêm hiểu biết về nền âm nhạc Việt Nam, đó là nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu. Đọc to, rõ ràng diễn cảm phần giới thiệu về nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu. GV trình bày đoạn trích một số bài hát của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu như: Sợi nhớ sợi thương . . . Đọc to, rõ ràng phần giới thiệu về bài hát bóng cây Kơnia. Nghe bài hát qua băng 2 lần. Gợi ý cho HS phát biểu cảm nghĩ về bài hát sau khi nghe. Luyện thanh HS nghe HS thực hiện HS trình bày HS đọc HS thực hiện HS ghi bài HS nghe HS đọc HS đọc HS nghe và có thể hát theo HS phát biểu cảm nghĩ Củng cố: (3’) Hát bài hát Tuổi Hồng. Đọc TĐN số 3 Dặn dò: (1’) Học TĐN số 3, lời ca thuộc lòng. Học thuộc lòng bài hát Tuổi Hồng. N Soạn: / /200 N Dạy: / /200 Tiết 11: HỌC HÁT BÀI : HÒ BA LÝ Dân ca Quảng Nam Mục tiêu : HS hát đúng giai điệu và lời ca bài hát Hò Ba lý, là bài dân ca nổi tiếng của Quảng Nam. HS hiểu “Hò” là 1 loại dân ca độc đáo của nước ta, biết đặc điểm của hò và cách thể hiện. Chuẩn bị : Nhạc cụ Băng và máy, bài hát Bóng cây Kơnia Tiến trình dạy học : Ổn định: (1’) Bài cũ: (10’) Hát bài hát Tuổi Hồng. Đọc bài TĐN và ghép lời bài TĐN số 3. Bài mới: (30’) HĐ CỦA GV NỘI DUNG HĐ CỦA HS GV thuyết trình GV thực hiện GV hướng dẫn GV đàn GV hướng dẫn GV hướng dẫn GV hướng dẫn GV thực hiện 1- Giới thiệu bài hát: Hò là một khúc dân ca thường hát trong khi lao động. Người ta thường lấy nội dung công việc để đặt tên cho điệu hò: Hò giã gạo. Lấy địa danh nơi xuất xừ: lấy tiếng “xô” hay tiếng độc đáo để đặt tên: Hò khoan, hò thi, hò Ba lý. Hò Ba lý là điệu hò đã dùng các từ “ba lý” làm câu “xô” được nhắc đi, nhắc lại nhiều lần. Nghe hát mẫu Chia đoạn, chia câu: Bài hát được chia làm 5 câu có độ dài không bằng nhau . + Ba lý tang tình mà nghe . . .tình tang. + Trèo lên . . .khoai lang. + Ba lý . . .tình tang. Chẻ tre . . . là hố + Cho nàng . . . hò khoan. Luyện thanh Tập hát từng câu Tập câu 1 ba lần, GV hát mẫu rồi đàn giai điệu cho HS nghe và hát theo. Chú ý hát những chữ có dấu luyến. Tập câu 2 hai lần. Tập câu 3 ba lần. Nối câu 1, câu 2 và câu 3 hai lần. Tập kỹ những chữ hát luyến. Tập câu 4 ba lần. Tập câu 5 ba lần. Chú ý câu này có chỗ đảo phách. Nối câu 4 và câu 5. Hát hai lần, sau đó nối tiếp cả bài. Hát đầy đủ cả bài GV nhắc HS lấy hơi những chỗ có dấu lặng và sửa chỗ hát sai. Trình bày bài hát ở mức độ hoàn chỉnh: Thể hiện tính chất âm nhạc trong sáng, vui khoẻ. Chia lớp học thành 2 phần để thực hiện phần “xô” và “xướng” như trong sgk đã hướng dẫn. GV làm mẫu trước rồi cho HS thực hiện. GV nhận xét ưu điểm và nhược điểm của HS. HS theo dõi HS nghe HS nghe và nhắc lại Luyện thanh HS thực hiện HS thực hiện HS theo dõi HS trình bày Củng cố: (3’) - Chia nhóm 4 HS hát. - Hát cá nhân bài “Hò ba lý” - Thế nào là giọng La thứ hoà thanh. Dặn dò: (1’) Học thuộc lòng lời bài hát “Hò ba lý” Tìm một câu ca dao để có thể hát theo điệu Hò ba lý. N Soạn: / /200 N Dạy: / /200 Tiết 12: Ôn tập bài hát : HOÀ BA LÝ Nhạc lý: Thứ tự các dấu thăng, giáng ở hoá biểu, giọng cùng tên Tập đọc nhạc: TĐN số 4 Mục tiêu : Cho HS ôn lại bài hát Hò ba lý, biết cách hát những câu “xướng” và câu “xô” trong điệu hò. Biết hoá biểu các bản nhạc có 2 loại: Một loại có dấu thăng v
File đính kèm:
- Giao an Am nhac 8.doc