Bài giảng Tiết :18: Kiểm tra 1 tiết thực hành

doc3 trang | Chia sẻ: zeze | Lượt xem: 1071 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết :18: Kiểm tra 1 tiết thực hành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày 11tháng 9 năm 2011
Tiết :18 
KIỂM TRA 1 TIẾT
THỰC HÀNH
I/Mục tiêu bài dạy: -Thực hành khâu mũi thường và mũi đột mau.
a/ Kiến thức: - Đánh giá kết quả học tập của HS về kiến thức, kỹ năng và vận dụng vào thực tế.
	 - Qua kết quả kiểm tra, HS rút ra kinh nghiệm, cải tiến phương pháp học tập . 
 - Giáo viên rút kinh nghiệm cho những tiết dạy sắp đến.
b/Kĩ năng : -Vận dụng bài học vào công việc may vá trong gia đình.
 -Khâu đúng kỹ thuật, đẹp.
c/Thái độ : -Hứng thú học tập bộ môn.
 - Trật tự,chăm chỉ,cẩn thận.
II/Chuẩn bị: a/Của giáo viên: - Mẫu hoàn chỉnh 2 đường khâu.
 	 - Bìa, kim khâu len, len màu.
 - Kim, chỉ, vải
 b/Học sinh: Vải, kim,chỉ
III/Tiến trình lên lớp:
a/Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số. 
b/Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
c/Tiến hành: 
 Đề ra:-Thực hành khâu mũi thường và mũi đột mau (mỗi đường dài 10cm)
GV nêu yêu cầu bài kiểm tra,phát vải cho học sinh.
Yêu cầu nhắc lại kỹ thuật khâu mũi thường, đột mau trước khi các em tiến hành.
Giới thiệu sản phẩm cần đạt.
ĐÁP ÁN
Khâu đẹp, đúng kỹ thuật ,mỗi đường khâu 5 điểm.
Ghi chú: 
Đường khâu thường : các mũi chỉ khâu cách đều nhau,mặt phải và trái giống nhau.
Đường khâu đột mau : nhìn ở mặt phải vải, các mũi chỉ nối tiếp nhau giống như đường may máy, ở mặt trái các mũi chỉ dài gấp hai mũi chỉ ở mặt phải vải và đan xen nhau,mũi thứ hai lấn một nữa mũi thứ nhất.
Trường THCS Hương Vinh
Họ và tên: KIỂM TRA 1 TIẾT
Lớp 6 Môn: Công nghệ 6
 Thời gian: 45 phút
A. Tự luận: (7đ)
Câu 1.(2đ) Em hãy nêu nguồn gốc và tính chất của vải sợi thiên nhiên?
Câu 2 (3đ) Màu sắc, hoa văn, chất liệu vải có ảnh hưởng như thế nào đến vóc dáng người mặc? Cho ví dụ?
Câu 3. (2đ)Theo em thế nào là mặc đẹp?
B. Trắc nghiệm: (3đ)
Câu 1. (1đ) Em hãy chọn từ đã cho trong ngoặc, điền vào chổ trống() sao cho thích hợp, để nói về sự lựa chọn trang phục lao động.
 1 - Chất liệu vải(vải sợi bông/ vải sợi tổng hợp)
 2 - Màu sắc:(màu sáng/ màu sẫm)
 3 - Kiểu may:(cầu kì, sát người/ đơn giản, rộng)
 4- Giày, dép:(dép thấp, giày bata/ giày, dép cao gót, giày da đắt tiền)
Câu 2. (2đ) Nối cột A với cột B sao cho thích hợp.
Cột A
Cột B
1. Vải sợi hoá học gồm
2. Trẻ sơ sinh đến tuổi mẫu giáo
3. Bảo quản trang phục gồm những công việc: 
d.Tạo cảm giác béo ra, thấp xuống
a.chọn loại vải mềm, dễ thấm mồ hôi, màu sắc tươi sáng
b.vải sợi nhân tạo và vải sợi tổng hợp
c.vải màu sáng, mặt vải bóng láng, thô xốp
d. Làm sạch, làm phẳng, cất giữ..
ĐÁP ÁN.
A. Tự luận: (7đ)
Câu 1. a.Nguồn gốc: Vải sợi thiên nhiên có nguồn gốc từ thực vật như sợi bông, lanh, đay, gaivà có nguồn gốc động vật như sợi tơ tằm từ kén tằm, sợi len từ lông cừu hoặc từ lông dê, vịt(1đ)
 b. Tính chất: Vải sợi thiên nhiên có độ hút ẩm cao nên mặc thoáng nhưng dễ bị nhàu. Vải bông giặt lâu khô.Khi đốt sợi vải, tro bóp dễ tan.(1đ)
Câu 2- Màu sắc, hoa văn, chất liệu vải có thể làm cho người mặc có vẻ gầy đi, béo lên, cũng có thể làm cho họ duyên dáng xinh đẹp hơnhoặc buồn tẻ, kém hấp dẫn hơn.(2đ)
- Ví dụ: + Trang phục tối màu, kẻ sọc dọc tạo cảm giác, gầy đi, cao lên. (0,5đ)
 + Trang phục màu sáng, kẻ sọc ngang , hoa to tạo cảm giác béo ra thấp xuống.(0,5đ)
Câu 3. Mặc đẹp: - Là mặc áo quần phù hợp với vóc dáng, lứa tuổi, phù hợp với công việc và hoàn cảnh sống.(1đ)
 - Giản dị, màu sắc trang nhã, may vừa vặn và biết cách ứng xử khéo léo.(1đ)
B. Trắc nghiệm.(3đ)
Câu 1. (1đ) Chọn từ.
 1.vải sợi bông (0,5đ)
 2. màu sẫm (0,5đ)
 3. đơn giản, rộng (0,5đ)
 4. dép thấp, giày bata (0,5đ)
Câu 2.(2đ) Nối cột A với cột B
 1- b, 2 – a, 3 – d, 4 – c.
 ( Mỗi ý nối đúng cho 0,5đ)
-----------------Hết----------
Ma trận đề:
Các chủ đề
Biết
Hiểu
Vận dụng
TN (30%)
TL
TN( 20%)
TL
TN(10%)
TL
Các loại vải thường dùng trong may mặc.
1 câu
 2đ
1 câu
 0,5đ
Lựa chọn trang phục
1 câu
 0.5đ
1 câu
 3đ
1 câu
 0,5đ
Sử dụng và bảo quản trang phục
 0,5đ
 0,5đ
 0,5đ
1 câu
 2đ
 GVBM
 Bùi Thị Thảo

File đính kèm:

  • docDe Dap an KT 1 tiet Cong nghe 6.doc