Bài giảng Tiết 24: Cảm ứng ở thực vật

doc58 trang | Chia sẻ: zeze | Lượt xem: 7487 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết 24: Cảm ứng ở thực vật, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 24.	Ngày soạn:28/1/2010
CHƯƠNG II.CẢM ỨNG
A.CẢM ỨNG Ở THỰC VẬT 
HƯỚNG ĐỘNG
I. Mục tiêu
	1. Kiến thức:
- Phát biểu được khái niệm “cảm ứng ” và hướng động.
- Nêu được các biểu tượng động ở thực vật (Tác nhân gây ra hiện tượng hướng động đó, giải thích được cơ chế của hiện tượng hướng động ).
- Nêu được vai trò của hướng động đối với đời sống của cây . 
	2. Kỹ năng:
- Biết cách ứng dụng một số biện pháp kỹ thuật về hướng động .
	3. Thái độ:
- Hình thành thái độ hiểu biết về kiến thức và yêu thích thiên nhiên ,quan tâm đến hiện tượng sinh giới .
 II. Đồ dùng và phương pháp dạy học:
	1. Phương pháp tổ chức dạy học:
- Giáo viên có thể hướng dẫn HS làm trước các thí nghiệm trong SGK dùng để lên lớp và gợi ý giải thích .
- Sử dụng sơ đồ để học nội dung và sử dụng phương pháp thảo luận nhóm ,hỏi đáp giải thích minh họa.
- Biết kết hợp sử dụng phương pháp giải thích minh họa .Đối với các kiến thức, chưa học ở các lớp dưới cần được bổ sung ,mở rộng hoặc cho HS tự nghiên cứu và trình bày kết quả đã lĩnh hội được qua nghiên cứu SGK.
	2. Thiết bị dạy học cần thiết :
- Phóng to các hình 23.1 ;23.2 và 23.3 ; 23.4 SGK
- Các mẫu vật thật bằng thí nghiệm minh họa cho bài dạy : Hướng sáng và hướng trong lực của thực vật .
- Dạy bằng Powerpoint ,học sinh dễ hiểu và hứng thú hơn .
III. Tiến trình bài giảng:
1. Ổn định lớp: kiểm tra sỉ số và tác phong học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới: 
Mở bà i: Ở ĐV nhờ có sự di chuyển vận động tìm ,lấy thức ăn ,chất dinh dưỡng có thể sử dụng. Ở thực vật sống cố định ,có sự vận động nào thích hợp để duy trì hoạt động sống ? Đó là sự hướng động .
 Phần tổ chức dạy học các đơn vị kiến thức của bài 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung 
GV: Quan sát hình và nhận xét về sự sinh trưởng của thân cây non ở các điều kiện chiếu sáng khác nhau ?
HS: trả lời theo nhận xét ,sau đó GV bổ sung 
+ A: cây non hướng về phía nguồn sáng .
+ B: cây non mọc cao, yếu ớt và có màu vàng úa.
+ C: cây non mọc thẳng ,cây to khỏe ,lá màu xanh.
GV: Từ nhận xét trên ,rút ra kết luận gì về tác động của ánh sáng tới sinh trưởng của cây?
HS: 
+ Ánh sáng là nhân tố có ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây non.
+ Điều kiện chiếu sáng khác nhau cây non có phản ứng sinh trưởng khác nhau.
GV: Từ kết luận trên ,cho biết thế nào là cảm ứng của thực vật ?
HS: Cảm ứng là khả năng phản ứng của thực vật đối với sự kích thích.
GV: Quan sát hình và nhận xét khi chiếu sáng về một phía thân cây như thế nào ?
HS: Thân hướng vế phía có ánh sáng.
GV: Phản ứng của cây hướng về nơi có chiếu sáng gọi là hướng động .Vậy hướng động là gì ?
HS: Hướng động là hình thức phản ứng của một bộ phận của cây trước một tác nhân kích thích theo một hướng xác định.
GV: Quan sát hình và cho nhận xét về tính hướng sáng của ngọn cây và rễ cây ?
HS: Ngọn cây hướng về nơi có ánh sáng, rễ cây hướng tránh xa ánh sáng.
GV: Thế nào là hướng động dương ? Hướng động âm ?
HS: Khi vận động về phía tác nhân kích thích gọi là hướng động dương.
Khi vận động tránh xa tác nhân kích thích gọi là hướng động âm.
GV: Yêu câu học sinh đọc Mục II.SGK và nêu các kiểu hướng động ?
HS : Đọc và trả lời 
+ Hướng đất 
+ Hướng trọng lực
+ Hướng nước 
+ Hướng hóa 
GV: Quan sát hình và nêu hiện tượng ở rễ và ở chồi khi để lệch hướng bình thường ?
HS: Khi đặt hạt nảy mầm nằm ngang hay lệch hướng bình thường,sau một thời gian: chồi cây hướng lên trên rễ cong xuống. 
GV: Cho biết rễ cây hướng đất âm hay dương? tại sao ?
HS: Rễ cây hướng đất dương vì hướng tới nguồn kích thích ,còn chồi ngọn hướng đất âm vì hướng ngược lại với nguồn kích thích. 
GV: Nguyên nhân trực tiếp gây ra sự uốn cong của thân và rễ là gì ?
HS: (đọc SGK ) và trả lời ,sau đó GV bổ sung : 
+ Nguyên nhân là do sự khác biệt trong tính nhạy cảm của tế bào thân và tế bào rễ đối với auxin.
+ Nồng độ auxin ở phía tối cao hơn đã kích thích các tế bào sinh trưởng dài ra nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía nguồn kích thích .
GV: Quan sát thí nghiệm ,nêu nhận xét và giải thích ? 
HS: đọc kiến thức SGK và trả ,GV bổ sung cho hoàn chỉnh: Để cây trong hộp kín có 1 lỗ tròn,cây mọc trong đó ,thấy ngọn cây vươn về ánh sáng .
GV: Nhân tố gây ra hướng sáng của thực vật ? 
HS: nhận xét là do ánh sáng 
- Do sự phân bố auxin không đều.
- Phía tối lượng auxin nhiều kích thích sinh trưởng tế bào ,gây uốn cong của thân non về phía có ánh sáng (Hướng sáng dương )
GV: Cho HS Quan sát hình và nêu hiện tượng của rễ đối với sự có mặt của nước ?
HS : đọc kiến thức SGK và trả lời 
Rễ có tính hướng nước dương,luôn tìm về nguồn nước .
GV: HS đọc SGK và nêu thí nghiệm trồng cây với phân bón và hóa chất độc? 
HS: đọc và giải thích 
TN: Đặt hạt nảy mầm trên mặt đất ,chậu 1 có bình đựng phân bón ,chậu 2 có bình đựng hóa chất độc .
Hiện tượng của rễ
+ Rễ cây hướng về các chất khoáng cần thiết cho sự sống ( hướng hóa dương ).
+ Rễ tránh xa các hóa chất độc ( hướng hóa âm).
GV: Quan sát hình và nhận xét các cây thân leo có hiện tượng gì?
HS: quan sát và nhận xét ,GV bổ sung 
Các cây dây leo có tua quấn lấy các vật cứng khi nó tiếp xúc gọi hướng tiếp xúc.
GV: Chủ yếu dùng các câu hỏi để HS suy luận và trả lời bằng các kiến thức đã học
Hãy nêu vai trò của hướng sáng dương của thân ,cành cây và cho ví dụ ?
HS: Tìm đến nguồn sáng để quang hợp
GV: Hướng sáng âm và hướng trọng lực dương của rễ có ý nghĩa gì đối với đời sống của cây ?
HS: Đảm bảo cho rễ mọc vào đất để giữ cây và để hút nước cùng các chất khoáng trong đất.
GV: Nêu vai trò của hướng hóa đối với sự dinh dưỡng khoáng và nước của cây ?
HS: Nhờ có hướng hóa rễ cây sinh trưởng hướng tới nguồn nước và phân bón để dinh dưỡng.
I.Khái niệm
1. Cảm ứng : Cảm ứng là khả năng phản ứng của thực vật đối với sự kích thích.
A
B
C
A: Cây chiếu sáng 1 phía
B: Cây mọc trong tối 
A: Cây chiếu sáng đều mọi phía
2. Hướng động :
Ánh sáng 
Cây chiếu sáng từ 1 phía
Hướng động là hình thức phản ứng của một bộ phận của cây trước một tác nhân kích thích theo một hướng xác định. 
II.Các kiểu hướng động 
1.Hướng đất :
- Rễ cây hướng đất dương vì hướng tới nguồn kích thích ,còn chồi ngọn hướng đất âm vì hướng ngược lại với nguồn kích thích. 
- Nguyên nhân trực tiếp gây ra sự uốn cong của thân và rễ là do: mặt trên có lượng auxin thích hợp cần cho sự phân chia lớn lên và kéo dài tế bào làm rễ cong xuống đất.
- Rễ cây hướng đất dương ,chồi ngọn cây hướng đất âm.
2.Hướng sáng :
- Để cây trong hộp kín có 1 lỗ tròn,cây mọc trong đó ,thấy ngọn cây vươn về ánh sáng .
- Nhân tố gây ra hướng sáng của thực vật là do ánh sáng
- Nguyên nhân: 
+ Do sự phân bố auxin không đều.
+ Phía tối lượng auxin nhiều kích thích sinh trưởng tế bào ,gây uốn cong của thân non về phía có ánh sáng (Hướng sáng dương )
3.Hướng hóa:
Rễ cây hướng về các chất khoáng cần thiết cho sự sống ( hướng hóa dương ).
+ Rễ tránh xa các hóa chất độc ( hướng hóa âm)
Rễ 
Chất độc
- Ngoài ra ở thực vật ( các cây dây leo như: nho ; bầu ,bí ) có tua quấn vươn thẳng cho đến khi nó tiếp xúc với cành bám hoặc giá đỡ, vật cứng gọi là hướng tiếp xúc.
III.Vai trò hướng động trong đời sống thực vật .
- Hướng động có vai trò giúp cây thích nghi đối với sự biến đổi của môi trường để tồn tại và phát triển .
IV.Củng cố :
- Tìm các ứng dụng trong nông nghiệp về vận động hướng động ?
Hướng đất : Làm đất tơi xốp ,thoáng khí đủ ẩm rễ cây sinh trưởng ăn sâu .
Hướng nước :Nơi nào được tưới nước thì rễ phânbố đến đó .Tưới nước ở rãnh làm cho rễ vươn rộng ,đâm sâu .
Hướng hóa chất : Nguồn phân bón cần cho cây vươn tới hấp thụ ,cần bón đúng lúc, đúng cách và đúng liều lượng .
Hướng sáng :Trồng nhiều loại cây ,chú ý mật độ từng loài ,mà gieo trồng cho thích hợp.
- Có thể dung phiếu học tập để kiểm tra kiến thức HS lĩnh hội được trong giờ học
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 
Các kiểu hướng động 
Khái niệm 
Tác nhân 
Vai trò 
Cơ chế chung
Hướng đất 
Hướng sáng 
Hướng nước
Hướng hóa 
V. Dặn dò
Học bài và trả lời câu hỏi SGK trang 94
 Soạn bài 24 và sưu tầm các hình ảnh về ứng động của thực vật 
Đáp án phiếu học tập
Các kiểu hướng động 
Khái niệm 
Tác nhân 
Vai trò 
Cơ chế chung
Hướng đất 
Là phản ứng sinh trưởng của cây đối với sự kích thích từ 1 phía của trọng lực.
Trọng lực 
Bảo đảm sự phát triểncủa bộ rễ
-Do tốc độ sinh trưởng không đồng đều của các tế bào ở hai phía cơ quan.
-Tác nhân là auxin. 
Hướng sáng 
Là phản ứng sinh trưởng của cây đối với sự kích thích ánh sáng
Ánh sáng 
Tìm tới nguồn sáng để quang hợp
Hướng nước
Là phản ứng sinh trưởng của cây đối với nước.
Nước 
Thực hiện trao đổi nước 
Hướng hóa 
Là phản ứng sinh trưởng của cây đối với các hợp chất hóa học.
Các hóa chất 
Thực hiện trao đổi chất dinh dưỡng
Tiết 25 	Ngày soạn: 02/02/2010
ỨNG ĐỘNG
I. Mục tiêu bài học 
	1. Kiến thức
	- Phát biểu được khái niệm ứng động.
- Phân biệt được: Ứng động và hướng động.
- Phân biệt được 2 loại vận động sinh trưởng: theo sức trương nước và theo nhịp điêu đồng hồ sinh học.
- Nêu được vai trò của ứng động đối với đời sống của cây và ứng dụng thực tiễn trong đời sống. 
	Ứng động sinh trưởng: chú ý sự vận động theo chu kỳ của đồng hồ sinh học.
2. Kỹ năng
- Phát triển năng lực phân tích, vận dụng trong thực tiễn đời sống, giải thích được các hiện tượng liên quan đến ứng động.
- Rèn luyện kỹ năng thảo luận nhóm và làm việc độc lập với SGK.
	3. Thái độ : Hình thành thái độ hiểu biết về kiến thức và yêu thích thiên nhiên, quan tâm đến hiện tượng sinh giới.
 II. Chuẩn bị dạy và học
	1. Giáo viên
	- Phiếu học tập để cho HS thảo luận nhóm.
- Phóng to các hình 24.1; 24.2 và 24.3 SGK.
- Các mẫu vật thật bằng thí nghiệm minh họa cho bài dạy: hoa nở đúng giờ như hoa mười giờ, 	2. Học sinh
	- Phiếu học tập của nhóm.
	- Xem trước bài mới, tìm hiểu về các hiện tượng ứng động ở thực vật.
III. Tiến trình tổ chức dạy và học
	1. Ổn định tổ chức lớp
	2. Kiểm tra bài cũ
	- Thế nào là cảm ứng và hướng động ở thực vật? Cho ví dụ.
	- Ở thực vật có các kiểu hướng động nào? Cho ví dụ minh họa và giải thích.
	- Auxin có vai trò gì trong hướng động của cây?
	3. Hoạt động dạy và học 
a. Mở bài
Ở động vật nhờ có sự di chuyển vận động tìm, lấy thức ăn, chất dinh dưỡng có thể sử dụng. Ở thực vật sống cố định, có sự vận động nào thích hợp để duy trì hoạt động sống? Đó là sự hướng động. Và bản thân các loài thực vật có được những thích ứng nhịp nhàng với môi trường theo chu kì, đó là sự ứng động.
b. Bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung 
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về ứng động.
GV: Cho HS đọc mục I trang 95 và trả lời câu hỏi: 
+ Ứng động là gì?
+ Cơ chế chung của các hình thức vận động cảm ứng?
HS: Nghiên cứu SGK và trả lời.
GV: Gọi HS khác nhận xét và bổ sung cho hoàn chỉnh.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về các kiểu ứng động, vai trò và tác dụng của ứng động.
GV: Giảng giải cho HS:
- Các bộ phận của cây vươn thẳng đứng hay quay về phía có ánh sáng, có nước, có phân bón đều do sức trương nước trong tế bào.
- Khi mất nước, khi va chạm → tế bào mất sức căng làm cho lá cây hay lông, tua cuốn cụp lại.
GV: Yêu cầu HS nhận xét hiện tượng ở H.24.1.
HS: Quan sát hình và nhận xét: khi ta chạm vào lá hay thân cây trinh nữ thì lá khép lại theo một chiều nhất định.
GV: Tại sao khi bị tác động thì lá cây trinh nữ lại khép lại?
HS: Vì khi va chạm, nước bị mất di chyển nhanh, ion K+ rời khỏi không bào làm cụp là xuống.
GV: Nhận xét và giải thích cho HS hiểu rõ hơn.
HS: Ghi nhận và có thể trao đổi với GV để nắm rõ được vấn đề.
GV: Quan sát hình dạng cách bắt mồi và tiêu hủy mồi của cây ăn sâu bọ. Nhận xét các đặc tính riêng biệt của nhóm cây này H.24.2 – SGK.
HS: Quan sát hình, nghiên cứu SGK và trả lời: Khi con mồi chạm vào lá → sức trương giảm → các gai, tua, lông cụp, các nắp đậy lại → giữ chặt con mồi.
GV: Làm sao cây này có thể tiêu hóa được con mồi.
HS: Các tuyến trên các lông của lá tiết enzim (gần giống enzim protease) phân giải protein của con mồi.
GV: Cho HS thảo luận nhóm về vấn đề ứng động sinh trưởng của thực vật.
Yêu cầu: Có các loại ứng động sinh trưởng nào? Cơ chế của các kiểu ứng động sinh trưởng này?
HS: Nghiên cứu SGK, trao đổi với các thành viên trong nhóm, ghi nhận kết quả thảo luận.
GV: Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét. Sau cùng GV nhận xét và bổ sung cho hoàn chỉnh.
GV: Giảng thêm cho HS nắm rõ hơn:
- Thường là các vận động theo chu kì đồng hồ sinh học.
- Là hình thức vận động lặp đi lặp lại theo một thời gian nhất định.
- Gọi là đồng hồ sinh học, được khởi động và diều chỉnh bằng phitocrom – hormone thực vật, hoạt động theo sự chiếu sáng.
- Những vận dộng của cơ thể và cơ quan: Sự quấn vòng của tủa cuốn, hiện tượng thức ngủ của lá, nở, khép cánh hoa, đóng mở khí khổng → vận động theo chu kì đồng hồ sinh học.
- Phitocrom có vai trò giải phóng O2 trong ngày → ảnh hướng tới các vận động cảm ứng.
GV: Quan sát dạng tua cuốn hình 24.3 – SGK: Nhận xét hình dạng của vòng quấn?
HS: Nghiên cứu SGK và trả lời:
- Vận động cuốn vòng (tạo giàn) thực hiện theo chu kì.
- Tùy loại cây, tua cuốn quấn quay từ trái sang phải hay ngược lại.
GV: Quan sát H.24.4 - SGK và nhận xét hiện tượng nở hoa theo nhiệt độ?
HS: Nghiên cứu SGK và trả lời.
GV: Chú ý ứng dụng thực tế: Hãm nụ hoa nở vào thời gian mong muốn (đào, thược dược, cúc, huệ,.vào tết).
GV: Nhận xét hiện tượng nở hoa theo ánh sáng ở hình 24.5 – SGK?
HS: Ở mỗi thời điểm khác nhau trong ngày, cường độ ánh sáng khác nhau nên có những loài hoa nở ở những thời điểm khác nhau trong ngày.
GV: Quan sát hình 24.4 – SGK nhận xét về sự thức, ngủ của lá?
HS: Quan sát hình và nhận xét.
GV: Cho HS đọc SGK để bổ sung và nhận thấy được vai trò và ứng dụng của ứng động ở thực vật.
* Chú ý ứng dụng thực tế:
- Hãm nụ hoa vào thời gian mong muốn.
- Giữ không để chồi mọc mầm ở củ, thân dùng để ăn (khoai tây, khoai lang, hành tỏi) hay làm giống (huệ, tulip,...)
- Dùng tác nhân kích thích để đánh thức hạt, chồi mầm (nước, nhiệt độ, hóa chất) áp dụng trong sản xuất nông nghiệp.
- Phơi khô giữ kín (hạn chế oxy trong hô hấp) hầm lạnh, góp phần bảo quản hạt, củ, quả.
- Chú ý: 
+ Cây nhập nội phải tuân theo điều kiện khí hậu ở nước chủ nhà.
+ Tìm vùng địa lý có điều kiện tương đồng để trồng và phát triển cây trồng ở nước cần nhập nội.
I. Khái niệm
- Ứng động: là hình thức phản ứng của cây trước một tác nhân kích thích không định hướng.
- Cơ chế chung: nguyên nhân các hình thức vận động cảm ứng là do sự thay đổi trương nước, co rút chất nguyên sinh, biến đổi quá trình sinh lí hóa theo nhịp điệu đồng hồ sinh học.
II. Các kiểu ứng động
1. Ứng động không sinh tưởng
- Là các vận động liên quan đến sức trương nước xảy ra sự lan truyền kích thích, có phản ứng nhanh ở các miền chuyên hóa của cơ quan.
- Vận động theo sự trương nước: là vận động cảm ứng mạnh mẽ do các chấn động, va chạm cơ học (phản ứng tự vệ của cây trinh nữ (Mimosa), vận động bắt mồi ở các loại cây ăn sâu bọ).
a. Vận động tự vệ của cây trinh nữ
- Lá cây xấu hổ nhạy cảm với sự trương nước đó (xòe lá hay cụp lá) do cấu trúc các thể gối (khớp gối) luôn căng nước, làm cành lá xòe rộng. Khi va chạm, nước bị mất di chyển nhanh, ion K+ rời khỏi không bào làm cụp là xuống.
- Phản ứng nhanh được truyền bằng tín hiệu (100mV).
- Tế bào cảm nhận tín hiệu sinh học → tế bào vận động ở thể gối → làm thay đổi thể tích thể gối → lá chép cụp xuống.
b. Vận động bắt mồi ở thực vật
- Cây ăn sâu bọ thường gặp ở vùng đầm lầy, đất cát nghèo muối natri và các muối khoáng khác, thiếu đạm.
- Khi con mồi chạm vào lá → sức trương giảm → các gai, tua, lông cụp, các nắp đậy lại → giữ chặt con mồi.
- Các tuyến trên các lông của lá tiết enzim (gần giống enzim protease) phân giải protein của con mồi.
2. Ứng động sinh trưởng
a. Vận động cuốn vòng
- Vận động cuốn vòng do đi chuyển đỉnh chóp của thân leo quấn quanh cọc dựa.
- Vận động cuốn vòng (tạo giàn) thực hiện theo chu kì.
- Thời gian quấn vòng túy theo loại cây.
- Giberelin acid (GA) có tác dụng kích thích vận động này cả ngày và đêm.
b. Vận động nở hoa
* Cảm ứng theo nhiệt độ
VD:+ Hoa nghệ tây: sau khi mang ra khỏi phòng lạnh ít phút, co ánh sáng, t0 thích hợp → nở.
 + Hoa tulip: nở vào t0 25 – 300C.
* Cảm ứng theo ánh sáng
- Ánh sáng và nhiệt độ có liên quan với nhau.
- Ánh sáng mang theo năng lượng làm thay đổi nhiệt độ ngày, đêm.
VD: Hoa nở vào các giờ khác nhau trong ngày, hình 24.5 – SGK.
- Sự vận động nở hoa có sự tham gia của hormone thực vật. 
VD: Auxin, Giberelin,
c. Vận động ngủ, thức: Là sự vận động của cơ quan thực vật theo chu kỳ nhịp điệu đồng hồ sinh học, theo điều kiện môi trường.
* Ngủ của chồi có ở cây xứ lạnh, bàng, phượng, khoai tây.
- Khi điều kiện khí hậu bất lợi:
+ Mùa đông lạnh, tuyết rơi.
+ Nhiệt độ thấp, kéo dài.
+ Ít ánh sáng, lá rụng hết.
→ Sự trao đổi chất ở chồi ngủ xảy ra chậm và yếu.
+ Hô hấp yếu
+ Rễ không có sự trao đổi chất dinh dưỡng.
+ Hàm lượng nước trong cây nhỏ hơn 10%.
→ Không có sự tổng hợp và sinh trưởng.
→ Đời sống của chồi ở dạng tiềm ẩn.
- Đánh thức chồi ngủ bằng: tắm lạnh, tắm nóng.
- Hóa chất: hơi ete, clorofooc, dicloetan, nước oxy già, thioxyanat. Các chất kích thích sinh trưởng.
- Cũng có thế kéo dài thời gian ngủ khi cần thiết bằng các chất kìm hãm.
3. Vai trò
Ứng động sinh trưởng và không sinh trưởng có vai trò giúp thực vật thích nghi đa dạng với biến đổi môi trường như ánh sáng, nhiệt độ, đảm bảo cho cây tồn tại và phát triển với tốc độ nhanh hay theo nhịp điệu sinh học.
4. Ứng dụng
- Cây nhập nội cần đảm bảo nhiệt độ và ánh sáng cho quá trình ra hoa (hoa cúc, hoa hồng,)
- Có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm chồi ngủ thêm hay thức sớm theo nhu cầu của con người (đúng điều kiện môi trường thích hợp, chất kích thích hay kìm hãm,...)
4. Củng cố GV cho HS chốt lại các ý trong khung và nhấn mạnh:
- Vận động nở hoa phụ thuộc vào ánh sáng và nhiệt độ:
+ Có các loài nở hoa vào ban ngày,nhiệt độ cao.
+ Có các loài nở hoa vào ban đêm,nhiệt độ thấp.
+ Vận động nở hoa theo chu kỳ đồng hồ sinh học.
- Ngủ và thức của hạt và chồi thể hiện hoạt động sinh lí, diễn ra tùy thuộc vào điều kiện môi trường. Trong thực tế có thể kéo dài thời gian ngủ hay đánh thức sớm hoạt động sinh lí, diễn ra tùy thuộc vào điều kiện môi trường, mục đích và yêu cầu của thực tế sản xuất và đời sống.
GV cho HS ôn lại phần kiến thức tóm tắt trong khung của bài và nhấn mạnh:
+ Vận động theo sự trương nước của tế bào cho thấy sự nhạy cảm của các bộ phận cây mỗi khi co sự tác động của nhân tố bên ngoài (vai trò của các thể gối đầy nước ở cây trinh nữ, tua, gai o cây ăn sâu bọ).
+ Sự quấn vòng của các tua cuốn hay thân non quanh cọc dựa có tính chu kì tạo nên các vòng giống nhau, đều đặn.
 	- Sử dụng câu hỏi 4, 5 trang 99 – SGK để củng cố thêm.
5. Hướng dẫn học ở nhà
	- Đọc mục em có biết ở cuối bài.
	- Học bài và trả lời các câu hỏi trong SGK, trang 99.
	- Xem và chuẩn bị trước bài thực hành: mẫu vật, xem lại phần lý thuyết và cách tiến hành các thí nghiệm.
Tiết 26 	Ngày soạn: 02/02/2010
Thực hành: HƯỚNG ĐỘNG
I. Mục tiêu 
	1. Kiến thức
	- Phân biệt các hướng động chính: hướng đất, hướng sáng, hướng nước, hướng hóa và hướng tiếp xúc.
- Thực hiện thành công thí nghiệm về các tính hướng ở vườn nhà hay vườn trường (thực hiện trước khoảng 7 – 10 ngày).
Học sinh phải làm được các thí nghiệm về tính hướng động và vận dụng lý thuyết để giải thích kết quả.
	2. Kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng thao tác tiến hành thí nghiệm; tính kiên trì, tỉ mỉ trong công việc.
- Vận dụng lý thuyết để giải thích các kết quả thí nghiệm.
	3. Thái độ: Hình thành thái độ hiểu biết về kiến thức, trồng và chăm sóc cây xanh một cách hợp lý.
 II. Chuẩn bị dạy và học
	1. Giáo viên
 	- Mẫu vật: hạt đậu, hạt ngô nảy mầm.
- Hóa chất: phân ure, nước.
- Dụng cụ: hộp giấy có nhiều ngăn đục lỗ thủng, cốc trồng cây, dây buộc, khai, đèn chiếu sáng.
2. Học sinh
- Xem trước bài mới, ôn lại kiến thức đã học ở các bài trước.
- Xem kỹ cách tiến hành thí nghiệm, chuẩn hạt giống đã nảy mầm, hộp giấy, cốc trồng cây, khai, dây, phân ure, nước,...
III. Tiến trình dạy và học
	1. Ổn định tổ chức lớp
	2. Kiểm tra bài cũ
	- Gọi HS nhắc lại kiến thức về các tính hướng động chính ở thực vật.
	- Kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm.
	3. Hoạt động dạy và học
a. Mở bài
 	Chúng ta đã tìm hiểu về lý thuyết của tính hướng động và cảm ứng ở thực vật, để thấy rõ hơn về các tính hướng động và vận dụng kiến thức đã học, hôm nay chúng ta sẽ làm các thí nghiệm để chứng minh những gì đã học.
b. Bài mới
Hoạt động 1: Thảo luận các thí nghiệm về hướng động.
Hoạt động của GV và HS
Nội Dung
GV: Yêu cầu HS:
- Các nhóm trình bày thí nghiệm về hướng động.
- Nhận xét về kết quả thí nghiệm.
- Gọi các nhóm khác nhận xét lẫn nhau.
GV: Nhận xét, đánh giá về:
- Kết quả thí nghiệm.
- Vận dụng kiến thức đã học để giải thích.
- Cho lớp thảo luận về các điều kiện của thí nghiệm khi có nhóm nào đó làm thí nghiệm không đạt yêu cầu.
- Đại diện các nhóm lần lượt trình bày cách tiến hành thí nghiệm hướng đất, hướng sáng, hướng hóa, hướng nước và hướng tiếp xúc.
- Các nhóm lần lượt giới thiệu các hiện tượng thí nghiệm của nhóm để lớp quan sát và ghi nhớ.
- Thảo luận theo tổ về kết quả thí nghiệm.
- Vận dụng kiến thức bài 23 để giải thích thí nghiệm.
- Đại diện các nhóm trình bày, lớp nhận xét.
Hoạt động 2: Hướng dẫn báo cáo thu hoạch.
Hướng động
Cách tiến hành
Kết quả
Giải thích
Hướng đất
TN1: 
- Một chậu cây đã mọc rễ, thân, lá.
- Treo ngược chậu cây để thân cây quay xuống đất.
TN2:
- Cho hạt đậu đã nảy mầm trong ống trụ dài 2 cm.
- Treo nằm ngang.
- Sau một thời gian thân quay lên.
- Rễ và thân mọc dài ra khỏi ống trụ.
- Rễ cong xuống đất, thân quay lên.
- ở chồi của thân sự phân bố auxin không đồng đều, mặt dưới nhiều hơn mặt trên®sự tăng trưởng ở phía dưới mạnh hơn nên thân cong quay lên.
- Ở rễ và chồi ngọn có sự phân bố auxin không đồng đều.
- Sự tăng trưởng không đều ở mặt trên và mặt dưới.
Hướng sáng
TN1:
- Đặt chậu cây đậu đã có rễ, thân, lá vào đáy hộp.
- Hộp được khoét các lỗ thủng ở các vị trí khác nhau.
TN2: Đặt chậu cây đậu vào sát một nền đen.
- Ngọn cây sẽ hướng về chỗ có ánh sáng.
- Sau một tuần chồi ngọn cây vươn ra chỗ có ánh sáng.
Ánh sáng được chiếu từ một phía, hàm lượng auxin phân bố không đều. Auxin phân bố ít hơn ở phía được chiếu sáng, nhiều hơn ở phía đối diện®tế bào tăng trưởng nhanh®cây mọc công về phía có ánh sáng.
Hướng nước
- Hạt đậu nảy mầm đặt vào khay nhỏ bằng lưới thép đựng mạt cưa ẩm.
- Treo khay nghiên 450.
- Rễ mọc xuyên qua lỗ thủng cả khay®quay xuống.
- Rễ mọc cong về phía mạt cưa ẩm.
Rễ cây có tính hướng đất dương luôn quay xuống và hướng nước dương luôn tìm về phía có nguồn nước.
Hướng hóa
- Đặt cây đậu ở giữa một chiếc hộp nhựa trong suốt.
- Bón phân ure ở một phía thích hợp.
Hệ rễ mọc vươn về phía có phân đạm.
Rễ cây hướng về phía các chất khoáng cần thiết cho sự sống của tế bào đó là hướng hóa dương.
Hướng tiếp xúc
Lấy một cây hay một miếng lưới đem để gần những dây bầu, mướp,...
Các tua khi tiếp xúc được với cây, lưới sẽ quấn quanh các giá thể này.
Các tua quấn quanh các giá thể, cây vươn dài ra về phía quấn của các tua.
4. Kiểm tra và đánh giá
- Giáo viên nhận xét giờ thực hành.
- Đánh giá kết quả của các nhóm.
5. Dặn dò 
- Giáo viên yêu cầu dọn dẹp vệ sinh lớp học.
- Ôn tập về các phản xạ của động vật có xương sống và không có xương sống.
Tiết 27 	Ngày soạn: 24/02/2010 
CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT 
CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT 
I. Mục tiêu bài học 
	1. Kiến thức
- Phát biểu được khái niệm cảm ứng động vật.
- Phân biệt được 2 loại vận động sinh trưởng: theo sức trương nước và theo nhịp điêu đồng hồ sinh học.
- Nêu được vai trò của ứng động đối với đời sống của cây và ứng dụng thực tiễn trong đời sống.. - Phân biệt được cảm ứng ở động vật và cảm ứng ở thực vật.
- Sự tiến hóa của tổ chức thần kinh và hình thức cảm ứng ở các nhóm động vật từ thấp đến cao trên bậc thang tiến hóa.
	2. Kỹ năng
- Phát triển năng lực phân tích, vận dụng trong thực tiễn đời sống.
- Rèn luyện kỹ năng thảo luận nhóm và làm việc độc lập vớ SGK.
	3. Thái độ
- Hình thành thái độ hiểu biết về kiến thức và yêu thích thiên nhiên, quan tâm đến hiện tượng sinh giới.
- Các yếu tố môi trương sống tác động trực tiếp lên hoạt động sống của động vật, có thể tích cực, có thể tiêu cực.
- Có ý thức giữ cho môi trường sống được ổn định, đảm bảo sự phát triển bình thường của động vật, đảm bảo độ đa dạng sinh học, giữ cân bằng sinh thái.
 II. Chuẩn bị dạy và học
	1. Giáo viên
	- Phóng to các hình 26.1 và 26.2 SGK.
- Phiếu học tập để thảo luận nhóm.
2. Học sinh
- Phiếu học tập của nhóm để tham gia thảo luận khi hoạt động trên lớp.
- Xem trước bài mới, ôn tập kiến thức về các phản xạ của động vật có xương sống và không có xương sống.
III. Tiến trình tổ chức dạy và học
	1. Ổn định tổ chức lớp
	2. Kiểm tra bài cũ	Không kiểm tra – mới học tiết thực hành: Hướng động.
	3. Hoạt động dạy và học
	a. Mở bài
GV: Cảm ở thực vật là gì? Có các hình thức cảm ứng nào ở thực vật?
HS: Nhớ lại kiến thức đã học để trả lời.
GV: Trên cơ sở trả lời của HS, GV hướng dẫn vào bài mới, tìm hiểu các loại cảm ứng ở động vật.
b. Bài mới
Hoạt

File đính kèm:

  • docshg.doc
Đề thi liên quan