Bài giảng Tiết 35: Kiểm tra học kì I môn sinh học 8

doc3 trang | Chia sẻ: zeze | Lượt xem: 1208 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 35: Kiểm tra học kì I môn sinh học 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:10 – 12 – 2011 
Tiết 35 KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN SINH HỌC 8
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức: Đánh giá khả năng tiếp thu kiến thức về chức năng của tế bào; cấu tạo, chức năng và thành phần hóa học và tính chất của xương; chu kì co dãn của tim; các phương pháp hô hấp nhân tạo; quá trình tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa.
2. Kĩ năng: Đánh giá kĩ năng nhận biết đặc điểm cấu tạo của hệ vận động, hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp và vận dụng giải thích hiện tượng thực tế.
3. Thái độ: Giáo dục cho HS ý thức tự giác, trung thực và làm bài nghiêm túc
II.Xác định ma trận đề kiểm tra:
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Chương I: Khái quát cơ thể người (5 tiết)
1 câu
20%=2điểm
Giải thích để chứng minh tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể.
1câu
100%=2điểm
Chương II:
Vận động 
( 2 tiết)
1 câu
20%=2điểm
Sự tiến hóa của bộ xương người
1 câu
100%=2điểm
Chương III:
Tuần hoàn
( 7 tiết)
2 câu
30%=3điểm
Chức năng các thành phần của máu
Vận dụng sơ đồ truyền máu giải thích hiện tượng thực tế
1 câu 
33%=1 điểm
1câu
67%=2điểm
Chương IV:
Hô hấp (4tiết)
4 câu
10%=1điểm
Sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào
4 câu
100%=1điểm
Chương V:
Tiêu hóa
( 6 tiết)
2 câu
20%=2điểm
Quá trình tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa
Vận dụng kiến thức về vai trò của enzim trong quá trình tiêu hóa, giải thích hiện tượng thực tế
1câu
50%=1điểm
1câu
50%=1điểm
10 câu
100%=10điểm
5 câu
20% = 2 điểm
3 câu
50% = 5 điểm
2 câu
30% = 3 điểm
 PHÒNG GD&ĐT VẠN NINH	 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ	MÔN: SINH HỌC 8 – NĂM HỌC 2011 – 2012 
	 Thời gian làm bài 45 phút (không kể thời gian phát đề)
I.PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( 3 điểm) ( Thời gian làm bài 15’)
 Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng nhất
Câu 1:Hiện tượng xảy ra khi trao đổi khí ở phổi là:
a.Khí CO2 từ phế nang khuếch tán vào mao mạch
b.Khí O2 từ mao mạch khuếch tán vào phế nang
c.Khí CO2 khuếch tán từ mao mạch vào phế nang
d.Khí CO2 và khí O2 đều khếch tán từ phế nang vào mao mạch
Câu 2: Máu thực hiện trao đổi khí là máu trong:
a. Mao mạch	b.Động mạch
c.Động mạch, tĩnh mạch và mao mạch	d.Tĩnh mạch
Câu 3: Trao đổi khí ở tế bào thì:
a.Khí O2 khuếch tán từ máu vào tế bào	
b.Khí CO2 khuếch tán từ tế bào vào máu
c.Khí O2 và CO2 khuếch tán từ máu vào tế bào
d.Khí O2 khuếch tán từ máu vào tế bào và CO2 khuếch tán từ tế bào vào máu
Câu 4: Trao đổi khí O2 và CO2 ở phổi và tế bào theo cơ chế:
a.Thẩm thấu	b.Khuếch tán	c.Thẩm tích	d.Thẩm thấu và thẩm tích
Câu 5: Chọn các từ, cụm từ: dinh dưỡng, dạ dày, prôtêin, dịch vị, dịch tụy, ruột non điền vào chỗ trống trong các câu sau thay cho các số 1, 2, 3
 Tại khoang miệng thức ăn bị cắt,nghiền và tẩm nước bọt. Thức ăn xuống đến .( 1 ) .. tiếp tục được nghiền nhỏ và nhào trộn thấm đều với .( 2 ) Một phần thức ăn là .( 3 ) .được biến đổi. Sau đó thức ăn được chuyển xuống ruột non để các enzim của dịch tụy, dịch ruột, dịch mật tác dụng và biến đổi hoàn toàn thành chất ( 4 )
1,2,3.,4...
Câu 6: Hãy sắp xếp chức năng tương ứng với các thành phần của máu, rồi điền kết quả vào cột trả lời
Thành phần của máu 
Trả lời
Chức năng 
1. Huyết tương
2. Hồng cầu
3. Bạch cầu
4. Tiểu cầu
1.
2.
3.
4.
a. Bảo vệ cơ thể, diệt khuẩn
b. Làm máu đông, bịt kín vết thương
c. Vận chuyển chất dinh dưỡng
d. Vận chuyển O2 và CO2
II.PHẦN TỰ LUẬN: ( 7 điểm) ( Thời gian làm bài 30’)
Câu 1: Hãy giải thích để chứng minh tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể. ( 2 điểm)
Câu 2: a. Muốn nấu thịt mau mềm, người ta thường cho thêm vào trái gì khi nấu thịt? Tại sao? 
( 1 điểm)
 b. Mẹ có nhóm máu B, có 3 người con: một người có nhóm máu A, một người có nhóm máu B, một người có nhóm máu AB. Hỏi người con nào không nhận được máu của người mẹ.
 	( 2 điểm)
Câu 3: Phân tích những đặc điểm của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng hai chân. 	(2 điểm)
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM:
I.PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( 3 điểm)
Câu 1:c 	Câu 2:a 	Câu 3: d 	Câu 4: b
Câu 5: 1.dạ dày, 2.dịch vị, 3.prôtêin, 4. dinh dưỡng
Câu 6: 1.c, 2.d, 3.a, 4.b
( Mỗi đáp án đúng 0,25 điểm)
II.PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm)
Câu 1: *Tất cả các hoạt động sống của cơ thể đều xảy ra ở tế bào:
-Màng sinh chất nơi thực hiện sự trao đổi chất giữa tế bào với môi trường (0,25 điểm)
-Chất tế bào là nơi xảy ra các hoạt động sống như: ( từ 4 ý trở lên được 1 điểm, dưới 4 ý mỗi ý đúng 0,25 điểm)
+ Ti thể: tham gia hoạt động hô hấp giải phóng năng lượng
+ Ribôxôm: nơi xảy ra tổng hợp prôtêin
+ Bộ máy Gôngi: thu nhận, hoàn thiện, phân phối sản phẩm cho tế bào
+ Lưới nội chất: tổng hợp và vận chuyển các chất
+ Trung thể: tham gia quá trình phân chia tế bào
-Nhân tế bào: có chứa nhiễm sắc thể, có vai trò quan trọng trong sự di truyền.(0,25 điểm)
 *Tất cả các hoạt động trên xảy ra trong tế bào làm cơ sở cho các hoạt động sống của cơ thể:
-Sự trao đổi chất của tế bào là cơ sở cho sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường.(0,25 điểm)
-Sự phân chia, sinh sản và cảm ứng của tế bào là cơ sở cho sự sinh trưởng, sinh sản và phản ứng của cơ thể trả lời lại kích thích của môi trường. 	(0,25 điểm)
Vì vậy, tế bào được xem là đơn vị chức năng của cơ thể.
Câu 2: a.Muốn nấu thịt mau mềm người ta thường cho thêm trái đu đủ non vào nấu cùng thịt. Vì trong đu đủ non có pepsin là một enzim có tác dụng phân cắt prôtêin ( enzim pepsin cũng có ở dạ dày) ( 1 điểm )
b. Người con có nhóm máu A không nhận được máu của người mẹ vì:	(0,5 điểm)
+Trong máu người mẹ có nhóm máu B, hồng cầu có kháng nguyên B. 	(0,5 điểm)
+Trong máu của người con có nhóm máu A, huyết tương có kháng thể β	(0,5 điểm)
+Nếu lấy máu người mẹ cho người con có nhóm máu A sẽ gây kết dính hồng cầu ( β gây kết dính với B). 	(0,5 điểm)
Câu 3: Đặc điểm bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng hai chân:
-Hộp sọ người phát triển rất mạnh, chứa bộ não	(0,25 điểm)
-Phần mặt ít phát triển hơn và ngắn lại	(0,25 điểm)
-Cột sống có 4 chỗ cong giúp cho việc đứng thẳng được dễ dàng	(0,25 điểm)
-Lồng ngực có số xương sườn ít và dẹp theo hướng lưng bụng	(0,25 điểm)
-Các xương chi trên nhỏ. Khớp vai linh hoạt hơn. Khớp cổ tay cấu tạo theo kiểu bầu dục, ngón cái có khả năng đối diện với các ngón còn lại làm cho bàn tay cầm nắm các dụng cụ lao động dễ dàng. 
(0,5 điểm)
-Các xương chi dưới to khỏe, xương đùi khớp với xương chậu cũng như các xương cổ chân khớp với nhau rất chặc chẽ, bàn chân cấu tạo thành vòm, có chức năng nâng đỡ toàn bộ phần trên cơ thể.
	(0,5 điểm)

File đính kèm:

  • dockiem tra HKI sinh hoc 8.doc
Đề thi liên quan