Bài giảng Tiết 40: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật (tiếp)

doc14 trang | Chia sẻ: zeze | Lượt xem: 1626 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 40: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 40	Ngày soạn: 02/04/2010
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
Ở ĐỘNG VẬT (tiếp)
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức:
- Kể tên được một số nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật.
- Phân tích được tác động của các nhân tố bên ngoài đến sinh trưởng và phát triển của động vật.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.
3. Thái độ:
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
1. Chuẩn bị của thầy:
- Bài soạn, sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo.
2. Chuẩn bị của trò: Học bài cũ và đọc bài mới trước khi tới lớp.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Ổn định, kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ:
Vào thời dậy thì của nam và nữ, hoocmon nào được tiết ra nhiều làm cơ thể thay đổi mạnh về thể chất và tâm sinh lý?
3. Giảng bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
GV yêu cầu HS ng/c SGK trả lời câu hỏi:
Tại sao thức ăn có thể ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật? 
HS ng/cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi.
GV nhận xét, bổ sung → kết luận.
GV yêu cầu HS ng/cứu SGK trả lời câu hỏi
Tại sao nhiệt độ xuống thấp lại có thể ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật? 
Hầu hết các loài chim đều ấp trứng, ấp trứng có tác dụng gì?
Tại sao cho trẻ nhỏ tắm nắng vào sang sớm hoặc chiều tối sẽ có lợi cho sinh trưởng và phát triển của chúng?
HS ng/cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi.
GV nhận xét, bổ sung → kết luận.
GV yêu cầu HS ng.cứu SGK, trả lời câu hỏi:
Muốn động vật sinh trưởng và phát triển tốt cần chú ý những điểm gì?
Giáo viên hướng học sinh tập trung vào ba vấn đề sau:
- Cải tạo giống (tính di truyền).
- Cải thiện môi trường sống.
- Chất lượng dân số ở người
Liên hệ thực tiễn:
- Sinh trưởng và phát triển tốt ở động vật. 
- Cải thiện tuổi thọ nguời.
II. ẢNH HƯỞNG CỦA NGOẠI CÁC NHÂN TỐ BÊN NGOÀI
1. Nhân tố thức ăn:
Thức ăn là nhân tố quan trọng gây ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và phát triển của động vật qua các giai đoạn.
2. Nhiệt độ:
Mỗi loài động vật sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ môi trường thích hợp.
3. Ánh sáng:
- Ảnh hưởng chuyển Ca → xương.
- Bổ sung nhiệt khi trời rét.
4. Chất độc hại:
- Làm chậm sinh trưởng, phát triển của cơ thể.
- Ảnh hưởng tới sự phát triển của bào thai.
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐIỀU KHIỂN SỰ SINH TRƯỞNG & PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT & NGƯỜI
1. Cải tạo giống:
- Nhằm tạo ra những giống vật nuôi cho năng suất cao nhất, trong thời gian ngắn nhất.
- Tạo ra các giống vn có năng suất cao, thích nghi tốt điều kiện môi trường.
2. Cải thiện môi trường:
- Thức ăn đầy đủ và cân đối các thành phần dinh dưỡng.
- Chuồng trại sạch sẽ, mát về mùa hè, ấm về mùa đông.
3. Cải thiện chất lượng dân số:
Cải thiện chế độ dinh dưỡng, luyện tập thể thao, tư vấn di truyền, chống lạm dụng các chất kích thích ...
4. Củng cố bài học
Nêu một số nhân tố của môi trường gây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật và con người?
5. Bài tập về nhà
- Chuẩn bị câu hỏi sách giáo khoa.
- Đọc bài mới trước khi đến lớp.
TIẾT 41	Ngày soạn: 04/04/2010
THỰC HÀNH: XEM PHIM VỀ SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT
I. MỤC TIÊU 
- Quan sát sự ST và PT không qua biến thái và qua biến thái
- Phân tích được sự sai khác giữa 2 kiểu ST và PT trên
- Trình bày được các giai đoạn chủ yếu của quá trình ST,ø PT của 1, 1 số loài ĐV.
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
1. Chuẩn bị của thầy:
- Đĩa CD về quá trình sinh trưởng và phát triển của một số loài động vật hoặc ổ cứng của máy vi tính kết nối với máy chiếu hoặc ti vi.
- Bài soạn, sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo.
2. Chuẩn bị của trò: Học bài cũ và đọc bài mới trước khi tới lớp.
III. NỘI DUNG VÀ CÁCH TIẾN HÀNH
1. Quan sát sự phát triển không qua biến thái ở người:
→ Phát triển không qua biến thái:
- Là quá trình phát triển trong đó con non mới sinh ra đã có cấu tạo giống con trưởng thành.
2. Quan sát sự phát triển qua biến thái hoàn toàn:
a. Biến thái hoàn toàn ở ếch:
Nêu sự khác nhau giữa nòng nọc và ếch?
- Nòng nọc sống dưới nước: có đuôi để bơi, có mang ngoài để hô hấp.
- Ếch sống trên cạn: có 4 chi, hô hấp bằng phổi và da.
b. Biến thái hoàn toàn ở BƯỚM 
Nêu sự khác nhau giữa sâu non, nhộng, ngài?
- Sâu non: có đốt, không có cánh, có chi để bò, có hàm để ăn lá cây.
- Nhộng: được bao trong kén, ở trạng thái tiềm sinh không cử động, không ăn, không có chi, hàm, cánh ...
- Bướm trưởng thành: có cánh, có chi, có vòi hút. Chúng có nhiệm vụ sinh sản ...
c. Biến thái không hoàn toàn ở châu chấu: 
Phân biệt phát triển qua không qua biến thái và phát triền qua biến thái?
1. Phát triển không qua biến thái: Là quá trình phát triển trong đó con non mới sinh ra đã có cấu tạo giống con trưởng thành.
2. Phát triển qua biến thái: Là quá trình phát triển trong đó con non mới sinh ra (ấu trùng) chưa giống con trưởng thành.
- Qua nhiều biến đổi về hình thái và sinh lí → tạo thành cơ thể trưởng thành.
Phân biện biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn?
→ Phát triển qua biến thái hoàn toàn: Gđ con non hoàn toàn khác con trưởng thành. 
→ Phát triển qua biến thái không hoàn toàn: Gđ ấu trùng giống con trưởng thành nhưng để trở thành cơ thể trưởng thành chúng phải trải qua nhiều lần lột xác. 
Câu hỏi thu hoạch:
Câu 1: Phân biệt sinh trưởng với phát triển?
Câu 2: Qúa trình phát triển của các động vật trong phim thuộc kiểu biến thái nào? Tại sao?
Tiết 42. Ngày soạn : 10 /4 /2010
KIỂM TRA MỘT TIẾT
I.MỤC TIÊU.
1. Kiến thức.
 Qua tiết này học sinh phải :
 Tự kiểm tra đánh giá các kiến thức về sinh trưởng và phát triển của động vật và thực vật
2. Kỹ năng.
 Học sinh rèn luyện các kĩ năng : tổng hợp và phân tích,
3. Thái độ.
 Giáo dục học sinh ý thức trung thực trong kiểm tra.
II. PHƯƠNG PHÁP.
 Trắc nghiệm khách quan.
III. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ.
1. Thầy : Giáo án. 
2. Trò : ôn tập theo yêu cầu của giáo viên.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định lớp (1’)
2. Phát đề (2’) 
TIẾT 43	Ngày soạn: 12/04/2010
CHƯƠNG IV: SINH SẢN
A - SINH SẢN Ở THỰC VẬT
SINH SẢN VÔ TÍNH Ở THỰC VẬT
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức:
- Trình bày được khái niệm sinh sản và các hình thức sinh sản ở thực vật.
- Trình bày được cơ sở sinh học của phương pháp nhân giống vô tính và vai trò của sinh sản vô tính đối với đời sống thực vật và con người.
2. Kỹ năng: Kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp.
3. Thái độ: Nắm vững cơ sở khoa học và biết ứng dụng sinh sản vô tính ở thực vật vào trồng trọt.
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
1. Chuẩn bị của thầy:
- Hình vẽ 41.1 - 42.2 SGK.
- Bài soạn, sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo.
2. Chuẩn bị của trò: Học bài cũ và đọc bài mới trước khi tới lớp.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ: Không.
3. Dạy bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Em hãy lấy một số ví dụ về sinh sản ở thực vật và động vật?
VD1: Hạt đậu → Cây đậu. 
VD2: Dây khoai lang (hoặc củ) → Cây khoai lang.
VD3: Cua đứt càng → mọc càng mới.
Trong 3 ví dụ trên thì VD nào là sinh sản?
HS: VD 1 và 2.
Sinh sản là gì?
Kiểu sinh sản ở VD 1 khác ở VD 2 ntn?
HS: Ở ví dụ 1 có sự hình thành giao tử đực và giao tử cái, có sự thụ phấn và sự thụ tinh.
Thực vật có mấy kiểu sinh sản?
Cho HS phân tích ví dụ 2 và nêu thêm một số ví dụ khác từ đó rút ra khái niệm về sinh sản vô tính.
Chia học sinh thành các nhóm và phát phiếu học tập số 1:
Các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật
Các hình thức SS VT ở thực vật
Đặc điểm
Một số ví dụ TV
Giản đơn
Bào tử
Sinh dưỡng
Rễ
Thân
Lá
Nhận xét
Ưu điểm
Nhược điểm
Cho HS phân tích các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật thông qua mẫu vật có chuẩn bị ở nhà như: rêu, dương xỉ, cỏ gấu, khoai lang, mía, cây thuốc bỏng.....để hoàn thành phiếu hoc tập số 1.
GV: Tổ chức cho HS thảo luận, sau đó giúp HS hoàn chỉnh phiếu học tập số 1. 
Cơ chế của sinh sản vô tính?
GV: Giới thiệu sinh sản sinh dưỡng nhân tạo còn gọi là nhân giống vô tính.
Cơ sở sinh học và lợi thế của nhân giống sinh dưỡng so với cây mọc từ hạt?
Vì sao muốn nhân giống cam, chanh và nhiều loại cây ăn quả khác người ta thường chiết, hoặc giâm cành chứ không trồng bằng hạt?
→ Giữ nguyên các đặc tính cây mẹ. Cây sớm cho quả
GV: Phát phiếu học tập số 2 cho học sinh.
Ứng dụng sinh sản vô tính ở thực vật trong nhân giống vô tính
Cách thức tiến hành
Điều kiện
Ghép
Chiết
Giâm
Nuôi cấy mô - tế bào
Ưu điểm
HS: Nghiên cứu SGK, hình 43, cùng sự hiểu biết của mình và thảo luận nhóm để hoàn thành PHT số 2 
Vì sao phải cắt bỏ hết lá ở cành ghép? Vì sao phải buộc chặt mắt ghép?
Giảm bớt sự thoát hơi nước nhằm tập trung nước nuôi các tế bào cành ghép, nhất là các tế bào mô phân sinh. 
Mô dẫn nhanh chóng nối liền nhau bảo đảm thông suốt cho dòng nước và chất dinh dưỡng.
Nêu những ưu điểm của cành chiết và cành giâm so với cành trồng từ hạt? 
Cách tiến hành, điều kiện, cơ sở khoa học của nuôi cấy mô tế bào thực vật?
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật?
Sinh sản vô tính có vai trò như thế nào đối với đời sống thực vật?
GV: Trong sản xuất nông nghiệp, sinh sản vô tính có vai trò như thế nào?
I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ SINH SẢN
1. Ví dụ:
- Hạt đậu → cây đậu. 
- Dây khoai lang (hoặc củ) → Cây khoai lang.
- Cua đứt càng → mọc càng mới.
2. Khái niệm: 
Sinh sản là quá trình tạo ra các cá thể mới đảm bảo cho sự phát triển liên tục của loài.
3. Các kiểu sinh sản:
- Sinh sản vô tính (VD2)
- Sinh sản hữu tính (VD1)
II. SINH SẢN VÔ TÍNH Ở THỰC VẬT
1. Khái niệm: 
Là kiểu sinh sản không có sự hợp nhất các giao tử đực và cái (không có sự tái tổ hợp di truyền), con cái giống nhau và giống mẹ.
2. Các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật:
Các hình thức SSVT ở TV
Đặc điểm
Một số ví dụ ở TV
Giản đơn
Cơ thể mẹ tự phân thành các phần, mỗi phần ® cá thể mới.
Loài tảo Chlorella sinh sản tế bào mẹ ® 4 tế bào con
Bào tử
Cơ thể mới được sinh ra từ bào tử, bào tử lại được hình thành trong túi bào tử từ thể bào tử.
Rêu, dương xỉ. 
Sinh dưỡng tự nhiên
Rễ
Cơ thể mới đựơc sinh ra từ một bộ phận (rễ, thân, lá) của cơ thể mẹ.
Khoai lang (rễ củ) 
Thân
Thân củ (khoai tây), thân rễ (cỏ gấu), thân bò (rau má), căn hành (hành, tỏi...)
Lá
Lá thuốc bỏng
Nhận xét
Ưu điểm: Cơ thể con giữ nguyên tính di truyền của cơ thể mẹ nhờ quá trình nguyên phân.
Nhược điểm: Không có sự tổ hợp các đặc tính di truyền của bố mẹ nên cá thể con kém thích nghi khi điền kiện sống thay đổi.
3. Phương pháp nhân giống vô tính (nhân giống sinh dưỡng) 
- Giữ nguyên các đặc tính di truyền của cây mẹ nhờ cơ chế nguyên phân.
- Rút ngắn được thời gian phát triển của cây, sớm cho thu hoạch.
a. Ghép chồi và ghép cành: 
- Cách tiến hành: Dùng cành, chồi hay mắt ghép của một cây này ghép lên thân hay gốc của một cây khác.
- Điều kiện: 
+ Phần vỏ cành ghép và gốc ghép có các mô tương đồng tiếp xúc và ăn khớp với nhau. Buộc chặt cành ghép hay mắt ghép vào gốc ghép.
+ Hai cây cùng ghép cùng loài, cùng giống.
- Chú ý: Phải cắt bỏ hết lá ở cành ghép .
b. Chiết cành: 
- Cách tiến hành: Chọn cành chiết, cạo lớp vỏ, bọc đất mùn quanh lớp vỏ đã cạo, đợi khi ra rễ cắt rời cành đem trồng.
- Điều kiện: Cạo sạch lớp tế bào mô phân sinh dưới lớp vỏ.
- Ưu điểm: 
+ Giữ nguyên được tính trạng tốt mà ta mong muốn.
+ Cho sản phẩm thu hoạch nhanh.
c. Giâm cành: 
- Cách tiến hành: Tạo cây mới từ một phần cơ quan sinh dưỡng (thân, rễ, củ) bằng cách vùi vào đất ẩm.
- Điều kiện: Bảo đảm giữ ẩm và tuỳ loài cây mà kích thước đoạn thân, cành phù hợp.
- Ưu điểm: 
+ Giữ nguyên được tính trạng tốt mà ta mong muốn.
+ Cho sản phẩm thu hoạch nhanh.
d. Nuôi cấy tế bào và mô thực vật:
- Cách tiến hành: Các tế bào - mô thực vật được nuôi dưỡng trong môi trường dinh dưỡng thích hợp ® cây mới.
- Điều kiện: Điều kiện vô trùng.
- Cơ sở khoa học: Dựa vào tính toàn năng của tế bào thực vật.
- Ý nghĩa: 
+ Vừa bảo đảm được các tính trạng di truyền mong muốn vừa đưa lại hiệu quả kinh tế cao như nhân nhanh với số lượng lớn cây giống nông lâm nghiệp quí
+ Tạo giống cây sạch bệnh.
+ Phục chế giống cây quý.
4. Vai trò của sinh sản vô tính đối với đời sống thực vật và con người.
a. Đối với thực vật:
- Giúp cây duy trì nòi giống.
- Sống qua được mùa bất lợi ở dạng thân củ, thân rễ, thân hành.
- Phát triển nhanh khi gặp điều kiện thuận lợi.
b. Đối với con người trong nông nghiệp:
- Duy trì được các tính trạng tốt có lợi cho con người.
- Nhân nhanh giống cây cần thiết trong thời gian ngắn.
- Tạo giống cây sạch bệnh
- Phục chế được các giống cây trồng quí đang bị thoái hoá.
- Giá thành thấp, hiệu quả kinh tế cao.
4. Củng cố bài học:
Thực vật có mấy hình thức sinh sản? Thế nào là sinh sản vô tính? Những ưu thế của sinh sản vô tính?
5. Bài tập về nhà: 
- Chuẩn bị câu hỏi sách giáo khoa.
- Đọc bài mới trước khi đến lớp.
TIẾT 44	Ngày soạn: 16/04/2010
SINH SẢN HỮU TÍNH Ở THỰC VẬT
I. MỤC TIÊU 
1. Về kiến thức: Sau khi học xong bài này học sinh cần:
- Nêu được khái niệm về sinh sản hữu tính
- Mô tả được sự hình thành hạt phấn, túi phôi, thụ tinh kép và kết quả của sự thụ tinh.
- Nắm được một số ứng dụng của sinh sản hữu tính trong nông nghiệp
2. Kỹ năng : Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh
3. Thái độ: Nhìn nhận được vai trò của con người trong cải tạo thiên nhiên
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
1. Giáo viên:
- Tranh hình 42.1 và 42.2 SGK.
- Bài soạn, sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo.
2. Học sinh: Sưu tầm một số loại hoa có hình thức tự thụ phấn và thụ phấn chéo. Xem trước bài mới.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Thực vật có mấy hình thức sinh sản? Thế nào là sinh sản vô tính? Những ưu thế của sinh sản vô tính?
3. Dạy bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
	 Sinh sản vô tính.
Tảo lục 
	 Sinh sản hữu tính.
Sự khác nhau trong hai hình thức sinh sản của tảo lục là gì?
Trong sinh sản hữu tính có sự thụ tinh.
Thế nào là sinh sản hữu tính ở thực vật?
Những quá trình nào diễn ra trong quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật?
→ Giảm phân tạo giao tử (n).
→ Thụ tinh tạo hợp tử (2n).
Sinh sản hữu tính có đặc điểm gì?
Sinh sản hữu tinh có ưu việt gì so với sinh sản vô tính?
Cho HS quan sát các hoa đã chuẩn bị sẵn (hoa đơn tính, hoa lưỡng tính) và dựa vào kiến thức đã học ở lớp 6 để nhắc lại cấu tạo của hoa. 
Phân tích cấu tạo hoa?
→ Cuống, đài, tràng, nhị, nhuỵ
Cho HS quan sát vòng đời của thực vật có hoa, nghiên cứu SGK và cho biết: “Vòng đời của thực vật có hoa”
Sự hình thành hạt phấn và túi phôi có những điểm gì giống nhau và khác nhau?
→ Giống nhau: Đều bắt đầu từ sự giảm phân của 1 TB mẹ, sau đó là quá trình NP. Đều tạo ra các giao tử có n NST.
→ Khác nhau: Sự hình thành túi phôi qua 3 lần nguyên phân. 
Thụ phấn là gì?
Có những hình thức thụ phấn nào?
Các tác nhân gây thụ phấn ?
HS: Dựa vào kiến thức đã học và nghiên cứu SGK để trả lời.
GV: Hướng dẫn HS quan sát H42.2
Thụ tinh là gì?
Quá trình thụ tinh ở TV diễn ra như thế nào?
Nhận xét về quá trình thụ tinh ở TV.
HS: Có sự thụ tinh kép
Vai trò của sự thụ tinh kép ở TV?
Có mấy loại hạt và xuất xứ của hạt?
Có mấy loại quả và xuất xứ của quả?
I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ SINH SẢN HỮU TÍNH
1. Ví dụ: 
- Tảo lục, trùng dày.
- Hạt bưởi ® cây bưởi
2. Khái niệm: 
Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có sự hợp nhất của giao tử đực (n) và giao tử cái (n) thành hợp tử (2n) thông qua thụ tinh tạo nên hợp tử.
3. Đặc trưng của sinh sản hữu tính:
- Luôn có quá trình hình thành và hợp nhất của các giao tử đực cái tạo nên cá thể mới, luôn có sự trao đổi, tái tổ hợp của hai bộ gen.
- Luôn gắn liền với giảm phân để tạo giao tử.
- Sinh sản vô tính ưu việt hơn so với sinh sản vô tính:
+ Tăng khả năng thích nghi của thế hệ sau đối với môi trường sống luôn biến đổi. 
+ Tạo sự đa dạng về mặt di truyền → cung cấp nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hoá.
II. SINH SẢN HỮU TÍNH Ở THỰC VẬT CÓ HOA
1. Cấu tạo hoa: Gồm 2 bộ phận chính:
- Nhị: Có cuống nhị, bao phấn (chứa hạt phấn)
- Nhuỵ: Đầu nhuỵ, vòi nhụy và bầu nhụy.
2. Quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi.
a. Hình thành hạt phấn:
Từ mỗi 1 TB mẹ trong bao phấn (2n) GP → 4 tiểu bào tử đơn bội (4 TB con – n NST) .
 TB ống phấn (n)
 NP
Mỗi TB con (n) → Hạt phấn (n) 
 TB sinh sản 
 NP (n)
TB sinh sản → hai giao tử đực (tinh trùng).
b. Sự hình thành túi phôi: 
Từ mỗi một tế bào mẹ của noãn 2n giảm phân → 4 TB con xếp chồng lên nhau (n NST), 3 TB dưới tiêu biến, 1 TB sống sót → nguyên phân 3 lần liên tiếp → cấu trúc gồm 7 tế bào và 8 nhân gọi là túi phôi chứa noãn cầu đơn bội (TB trứng), nhân phụ (2n), 2 tế bào kèm, 3 tế bào đối cực.
3. Quá trình thụ phấn và thụ tinh: 
a. Thụ phấn: Là quá trình vận chuyển hạt phấn từ nhị đến đầu nhuỵ của hoa cùng loài.
- Hình thức: Tự thụ phấn và giao phấn.
- Tác nhân: Gió hoặc côn trùng.
b. Thụ tinh: Là sự hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái tạo hợp tử. 
- Khi ống phấn qua lỗ noãn vào túi phôi.
- Nhân TB ống phấn tiêu biến.
- Nhân TBSS NP → 2 giao tử đực (tinh trùng)
+ Giao tử đực thứ nhất (n) + noãn (n) → hợp tử (2n) → phôi.
+ Giao tử đực thứ hai (n) + nhân phụ (2n) → phôi nhũ (3n).
→ Cả hai giao tử đều tham gia vào quá trình thụ tinh gọi là thụ tinh kép và không cần nước.
4. Quá trình hình thành hạt và quả.
- Noãn (thụ tinh) → hạt (vỏ, phôi, phôi nhũ).
- 2 Loại hạt:
+ Hạt nội nhũ (hạt cây 1 lá mầm): Nội nhũ chứa chất dinh dưỡng dự trữ.
+ Hạt không nội nhũ (hạt cây 2 lá mầm): Chất dinh dưỡng dự trữ trong lá mầm.
- Quả do bầu nhụy phát triển thành.
- Quả đơn tính: Do noãn không thụ tinh và do xử lý thành quả không hạt: auxin, giberelin.
- Quá trình chín của quả: sự biến đổi sinh lí khi quả chín: sự biến đổi sinh hoá, màu sắc, mùi vị, độ mềm ...
4. Củng cố bài học: Điền nội dung thích hợp vào những chỗ trống (.........).
VÒNG ĐỜI CỦA THỰC VẬT CÓ HOA
 Hoa
 (...Nhị...) ( Nhụy.)
 â â
 Bao phấn Noãn
 â â 
 Tế bào mẹ hạt phấn (tế bào mẹ túi phôi)
 (giảm phân) (giảm phân.)
 ( 4 tiểu bào tử đơn bội.) 4 đại bào tử đơn bội (3 TB tiêu biến)
 (nguyên phân 1 lần) (nguyênphân 3 lần)
 4 hạt phấn chứa 2 nhân đơn bội Túi phôi 
TB sinh sản TB ống phấn tế bào trứng Nhân lưỡng bội Trợ bào TB đối cực 
 (n) (n) (n) (2n) 
 Sau thụ phấn
 Giao tử đực 1(n) ống phấn Hợp tử (2n)
Giao tử đực 2(n) Nội nhũ/Phôi 
 Hạt/Quả
5. Bài tập về nhà:
- Trả lời câu hỏi và làm bài tập SGK trang 166.
- Đọc và chuẩn bị mẫu cho bài thực hành 43.
 THỰC HÀNH: CÁC PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH
I. MỤC TIÊU 
1. Về kiến thức:
- Giải thích được cơ sử sinh học của phương pháp nhân giống vô tính: chiết cành, giâm canh, ghép cành, ghép chồi.
- Nêu được lợi ích kinh tế của phương pháp nhân giống vô tính.
2. Về kỹ năng: Biết tiến hành giâm cành, ghép cành, ghép chồi.	
3. Về thái độ: Nắm vững cơ sở khoa học và biết ứng dụng vào trồng trọt.
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
1. Chuẩn bị của thầy: 
a. Giâm cành: 
- Mẫu vật: Cây lá bỏng, cây sắn, dây khoai lang, rau muống, rau ngót, cây dâu.
- Dụng cụ: Dao kéo để cắt, chậu đất ẩm.
b. Ghép cây
- Mẫu vật: Cây đào, cây xoan non 1-2 năm tuổi, cây cam, bưởi.
- Dụng cụ: Dao, kéo sắc để gọt vỏ cây và cắt thân cây, dây nilông.
- Bài soạn, sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo.
2. Chuẩn bị của trò: Nghiên cứu sách giáo khoa, chuẩn bị các mẫu vật theo yêu cầu.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số:
- Nhân giống vô tính là gì? Có mấy hình thức nhân giống vô tính?
- Phân biệt thụ phấn với thụ tinh? Thụ tinh kép là gì? Ý nghĩa của thụ tinh kép?
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Thụ phấn là gì? Có mấy hình thức thụ phấn?
- Thụ tinh kép là gì? Vai trò của quả đối với sự phát triển của thực vật và con người? 
3. Dạy bài mới:
* Hoạt động 1.
GV cho học sinh nhắc lại phương pháp nhân giống vô tính (nhân giống sinh dưỡng).
* Hoạt động 2.
1. GV nêu nhiệm vụ của bài thực hành: Tiến hành làm các thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Tập giâm cành (hay lá)
- Thí nghiệm 2: Kĩ thuật ghép cành
- Thí nghiệm 3: Kĩ thuật ghép chồi (mắt)
2. GV hướng dẫn cách làm của từng thí nghiệm:
a. Thí nghiệm 1:
- Cắt cành thành từng đoạn (10 -15cm), có số lượng chồi mắt bằng nhau.
- Cắm nghiêng vào đất ẩm, một phần hom ở trên mặt đất.
- Theo dõi sự nảy chồi và tốc độ sinh trưởng của cây mới sinh từ các hom (theo bảng ở SGK -168).
- Thí nghiệm này chỉ làm tập, học sinh về nhà làm lại và theo dõi để báo cáo kết quả vào lần thực hành sau.
b. Thí nghiệm 2: (Treo tranh 43)
- Học sinh xem và nghe giáo viên hướng dẫn.
- Dao sắc cắt vát gon, sạch gốc ghép và cành ghép để cho bề mặt tiếp xúc thật áp sát.
- Cắt bỏ lá có trên cành ghép và 1/3 số lá trên gốc ghép.
- Buộc chặt cành ghép với gốc ghép.
c. Thí nghiệm 3: 
- Rạch vỏ gốc ghép hình chữ T (ở đoạn thân muốn ghép) dài 2cm.
- Chon chồi ngủ làm chồi ghép, dùng dao cắt gon lớp vỏ kèm theo một phần gỗ ở chân mắt ghép đặt mắt ghép vào chỗ đã nạy vỏ (cho vỏ gốc ghép phủ lên vỏ mắt ghép).
- Buộc chặt (chú ý: không buộc đè lên mắt ghép).
* Hoạt động 3.
- Phân công, tổ chức thực hành:
- Mỗi tổ học tập chia thành 2 nhóm (tổ trưởng và tổ phó làm nhóm trưởng).
- Yêu cầu làm tốt thí nghiệm 2 và 3 tại lớp. Sử dụng dao thật chuẩn xác, cẩn thận, tránh xẩy ra tai nạn.
* Hoạt động 4. Củng cố và hoàn thiện:
- Học sinh làm bản tường trình về thí nghiệm và báo cáo kết quả trước lớp.
- GV thu một số thí nghiệm của các nhóm có kết quả tốt, khá, trung bình và chưa đạt yêu cầu để nhận xét trước lớp và rút kinh nghiệm.
* Hoạt động 5.
- Nhận xét buổi thực hành và xếp loại giờ học.
- Bài tập về nhà: nghiên cứu phần B: Sinh sản ở động vật.

File đính kèm:

  • docsinh hoc.doc