Bài giảng Từ ghép

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1644 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Từ ghép, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỪ GHÉP
I. Từ ghép có hai loại:
+ Từ ghép chính phụ: gồm tiếng chính và tiếng phụ, tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước tiếng phụ đứng sau vd: bà ngoại, thơm phức
+ Từ ghép đẳng lập: các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp( không phân ra tiếng chính tiếng phụ) vd: quần áo, trầm bổng
II. Nghĩa của từ ghép
+ Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính
+ Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa. Nghĩa của từ ghép đẳng lập hẹp hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó
Từ láy
I. Các loại từ láy:
-Từ láy có hai loại là từ láy bộ phận và từ láy toàn bộ
Vd: xanh xanh -> giống nhau hoàn toàn
 Đo đỏ -> biến đổi phụ âm cuối	 => gọi là từ láy toàn bộ
 Đèm đẹp-> biến đổi phụ âm cuối
Ở từ láy toàn bộ, các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn; nhưng cũng có một số trường hợp tiếng đứng trước biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối(để tạo sự hài hòa về âm thanh)
Vd: liêu xiêu -> giống nhau phần vần
 Lấp ló -> giống nhau phụ âm đầu 	=> gọi là từ láy bộ phận
Ở từ láy bộ phận, giữa các tiếng giống nhau về phụ âm đầu hoặc vần
II. Nghĩa của từ láy
Vd: Gâu gâu, oa oa, róc rách, hu hu,...
Nghĩa của từ láy được tạo thành nhờ đặc điểm âm thanh của tiếng và sự hòa phối âm thanh giữa các tiếng.
Vd: mền mại -> biểu cảm
 Đo đỏ -> giảm nhẹ
 Thăm thẳm -> nhấn mạnh
 Trong trường hợp từ láy có tiếng có nghĩa làm gốc( tiếng gốc) thì nghĩa của từ láy có thể có những sắc thái riêng so với tiếng gốc như sắc thái biểu cảm, sắc thái giảm nhẹ hoặc nhấn mạnh
Đại từ
I.Đại từ
 1.Thế nào là đại từ?
Đại từ dung để trò người, sự vật, hoạt động, tính chất,...được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.
Vd: Gia đình tôi khá giả. Anh em tôi rất thương nhau. Phải nói em tôi rất ngoan. Nó lại khéo tay nữa
(Khánh Hoài)
 2. Vai trò ngữ pháp
 - Làm chủ ngữ
 - Làm phụ ngữ cho danh từ, phụ từ cho động từ, tính từ
 - Làm vị ngữ
 3. Các loại đại từ
 a) Đại từ dùng để trỏ
 - Trỏ người, vật, động từ, tính từ, số lượng
 b) Đại từ dùng để hỏi
 - Hỏi về người, số lượng, thời gian, tính chất, hoạt động.

Từ Hán Việt
I. Trong tiếng việt có một số khối lượng khá lớn từ Hán Việt. Tiếng cấu tạo từ Hán Việt gọi là yếu tố Hán Việt
Vd: “ Nam quốc” do yếu tố Nam và quốc tạo thành
Từ Hán việt do các yếu tố Hán Việt tao thành
Đặc điểm 
Vd: Nam, quốc, sơn, hà
 Nam : được đùng như một từ độc lập
 quốc, sơn, hà: không được dùng độc lập như từ mà dùng để tạo từ ghép
Phần lớn các yếu tố Hán Việt không được dùng độc lập mà chỉ dùng để tạo từ ghép. 
Vd: thiên thư: sách trời
 thiên niên kỷ: nghìn
 thiên đô về: dời
 thiên là yếu tố Hán Việt đồng âm nhưng khác nghĩa
Một số yếu tố Hán Việt như hoa, quả, bút, bảng, học, tập,...có lúc dùng để tạo từ ghép có lúc dùng để tạo từ ghép, có lúc được dùng độc lập như một từ
II. Có nhiều yếu tố Hán Việt đồng âm nhưng nghĩa khác xa nhau
- Từ ghép Hán Việt đẳng lập: sơn hà, xâm phạm
- Từ ghép Hán Việt chính phụ: 
VD: ái quốc( yêu nước), chiến thắng-> yếu tố chính đứng trước yếu tố phụ đứng sau
VD: nam quốc, thiên thư, bạch mã -> yếu tố phụ đứng trước yếu tố chính đứng sau
III. -Trong nhiều trường hợp người ta dùng từ Hán Việt để:
+ Tạo sắc thái trang trọng, thể hiện thái độ tôn kính
+ Tạo sắc thái tao nhã, tránh gây cảm giác thô tục ghê sợ
+ Tạo sắc thái cổ, phù hợp với bầu không khí xa xưa
IV. Khi nói hoặc viết ko nên lạm dụng từ Hán Việt vì làm cho lời ăn tiếng nói thiếu tự thiên, thiếu trong sáng không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp
Quan Hệ Từ
I. Bài học
 1. Thế nào là quan hệ từ?
Vd: Đồ chơi của chúng tôi cũng chẳng có nhiều.
(Khánh Hoài)
 - Quan hệ từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sỡ hữu, so sánh, nhân quả,..giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn.
 2. Sử dũng quan hệ từ
 - Có trường hợp bắt buộc dùng quan hệ từ và có đó là những trường hợp nếu không có quan hệ từ thì câu văn sẽ đổi nghĩa hoặc không rõ nghĩa. Bên cạnh đó cũng có trường hợp không bắt buộc dùng quan hệ từ.
 - Có một số quan hệ từ dùng thành cặp: với, và, Nếu…thì,…
CHỮA LỖI VỀ QUAN HỆ TỪ
I. Các lỗi thường gặp về quan hệ từ
1/ Thiếu quan hệ từ
2/ Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa
3/ Thừa quan hệ từ
4/ Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng lên kết
TỪ ĐỒNG NGHĨA
Thế nào là từ đồng nghĩa
Vd: rọi, soi, chiếu
 Trông, nhìn
Là những từ có nghĩa giống nhau
Vd: trông, mong; ngó, nhòm, liếc
Là những từ có nghĩa gần giống nhau
=>Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhóm từ dồng nghĩa khác nhau
Các loại từ đồng nghĩa
 Quả, trái => giống nhau hoàn toàn
từ đồng nghĩa hoàn toàn
bỏ mạng, hi sinh=> đều chỉ cái chết nhưng sắc thái nghĩa của nó khác nhau
từ đồng nghĩa không hoàn toàn
=> Từ đồng nghĩa có hai loại: từ đồng nghĩa hoàn toàn( không phân biệt về sắc thái nghĩa, từ đồng nghĩa không hoàn toàn( có sắc thái nghĩa khác nhau
Sử dụng từ đồng nghĩa
Không phải bao giờ các từ đồng nghĩa cũng có thể thay thế cho nhau. Khi nói cũng như khi viết, cần cân nhắc để chọn trong số các từ đồng nghĩa những từ thể hiện đúng thực tế khách quan và sắc thái biểu cảm
 TỪ TRÁI NGHĨA
Thế nào là từ trái nghĩa
Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. Nhưng phải dựa trên một cơ sở chung nào đó
Một từ nhiều nghĩa có thể có nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau
Sử dụng từ trái nghĩa
Từ trái nghĩa được sử dụng trong thể đối, tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tương mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động
TỪ ĐỒNG ÂM
Thế nào là từ đồng âm
Từ đồng âm là những từ giống nhau về mặt âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan tới nhau
Sử dụng từ đồng âm
Trong giao tiếp phải chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ hoặc dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm
THÀNH NGỮ
Thế nào là thành ngữ
1/ Thế nào là thanh ngữ
-Thành ngữ là cụm từ có cấu tạo cố định biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh
* lưu ý: Thành ngữ có cấu tạo cố định nhưng một số ít vẫn biến đổi cố định
2/ Nghĩa của thành ngữ
-Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó
- Hiểu gián tiếp qua một số phép chuyễn nghĩa như ẩn dụ, so sánh,…
Sử dụng thành ngữ
Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ cho cụm danh từ hoặc cụm động từ,…
Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, biểu cảm cao.

File đính kèm:

  • docon tap kt 1 tiet van ban.doc