Bài giảng Tuần 5 - Tiết 5 - Bài 5: Hình chiếu trục đo
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 5 - Tiết 5 - Bài 5: Hình chiếu trục đo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 5 Tiết: 5 Bài 5: HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO Ngày soạn: 28/08/2010 Ngày dạy: 08/09/2010 Mục tiêu: Kiến thức: - Hiểu được khái niệm về hình chiếu trục đo (HCTĐ). - Biết cách vẽ HCTĐ của vật thể đơn giản. - Biết cách vẽ HCTĐ vuông góc đều và xiên góc cân của vật thể đơn giản. Kỷ năng: rèn luyện tính tư duy, sáng tạo. Thái độ: giáo dục học sinh ý thúc tự giác, nghiêm túc, trung thực. Chuẩn bị: Chuẩn bị của giáo viên: - Nghiên cứu nội dung bài 5 SGK - Tham khảo những tài liệu có liên quan - Tranh vẽ hình 5.1SGK Chuẩn bị của học sinh: - Đọc trước bài 5 - Quan sát liên hệ thực tế III. Tổ chức hoạt động dạy học: 1. Ổn định lớp, kiểm tra sỉ số: 1 phút 2. Kiểm tra bài cũ: 4 phút Câu 1: Phân biệt hình cắt, mặt cắt? Câu 2: Có mấy loại hình cắt ? Phân biệt từng loại? Nội dung bài mới: a. Đặt vấn đề: 1 phút Các em đã được làm quen với các khối đa diện, một số vật thể được hình thành từ các khối đa diện đó – đó chính là HCTĐ của vật thể. Để hiểu rõ hơn về HCTĐ và cách vẽ HCTĐ của một số vật thể đơn giản ta nghiên cứu bài 5. b. Triển khai bài: Hoạt động I: Tìm hiểu khái quát về hình chiếu trục đo. TG Trợ giúp của Giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 15’ -GV yêu cầu HS quan sát lại hình 3.9 trong SGK và đặt câu hỏi ? Trên hình 3.9 có đặc điểm gì? + Các hình này có phải là hình chiếu không? -GV treo hình vẽ lên bảng(hình 5.1 SGK) - GV dùng tranh vẽ hình 5.1 để trình bày nội dung phương pháp HCTĐ từ các gợi ý, dẫn dắt để HS xây dựng bài như sau: + Một vật thể V gắn vào hệ trục toạ độ vuông góc OXYZ với các trục toạ độ đặt theo ba chiều dài, rộng, cao của vật thể. + Chiếu vật thể cùng hệ trục toạ độ vuông góc lên mặt phắng hình chiếu P’ theo phương chiếu l (l không song song với P’ và bất cứ trục toạ độ nào). Kết quả thu được V’ trên P’ đó chính là HCTĐ của V. ? HCTĐ vẽ trên một hay nhiều mặt phẳng hình chiếu? ? Vì sao phương chiếu l không được song song với trục toạ độ nào? ? GV yêu càu HS định nghĩa HCTĐ - GV nhận xét và yêu cầu HS khác nhắc lại - GV sử dụng hình 5.1 giải thích trục đo và góc trục đo - GV yêu cầu HS nhận xét độ dài O’A’ với OA? Độ dài O’B’ với OB? Độ dài O’C’ với OC? - Yêu cầu HS định nghĩa HSBD + Dựa vào sự thay đổi độ dài hình chiếu và độ dài thực - GV nhấn mạnh: góc trục đo và hệ số biến dạng là 2 thông số cơ bản của HCTĐ - HS quan sát hình và trả lời câu hỏi + Đây là HCTĐ của các vật thể - HS quan sát hình vẽ - HS lắng nghe - Trên một mặt phẳng (P’) - Vì nếu song song thì không xác định được điểm trên mặt phẳng chiếu - Là hình biểu diễn ba chiều của vật thể được xây dựng trên cơ sở của phép chiếu song song. - HS nhắc lại và ghi bài - Khác với hệ tọa độ ban đầu - Là tỉ số độ dài hình chiếu của một đoạn thẳng nằm trên trục tọa độ và độ dài thực trên đoạn thẳng đó - HS lắng nghe Bài8: HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO I. Khái niệm: 1. Thế nào là HCTĐ: a. Cách xây dựng HCTĐ: -Gắn vào vật thẻ cần biểu diễn hệ trục tọa độ OXYZ - Lấy mặt phẳng P làm mặt phẳng HCTĐ - Lấy hướng l làm hướng chiếu(l không // với P, OX, OY, Oz) - Chiếu vật thể cùng với hệ tọa độ lên mặt phẳng P, ta được hình chiếu trục đo của vật thể. b. Khái niệm HCTĐ Là hình biểu diễn ba chiều của vật thể được xây dựng trên cơ sở của phép chiếu song song. 2. Thông số cơ bản của HCTĐ a. Góc trục đo : , , b. Hệ số biến dạng: : HSBD theo trục O’X’ : HSBD theo trục O’Y’ : HSBD theo trục O’Z’ Hoạt động II: Tìm hiểu HCTĐ vuông góc đều. Trong vẽ kĩ thuật có nhiều loại HCTĐ nhưng thường dùng loại HCTĐvuông góc đều và HCTĐ xiên góc cân. 5’ - GV nói rõ,để thuận tiện cho việc dựng hình người ta lấy p = q = r = 1 - GV trình bày HCTĐ của hình tròn là elip, và nói rõ: thường dung loại HCTĐ vuông góc đều để vẽ các vật thể có đường tròn - HS quan sát hình 5.3 SGK II. HCTĐ vuông góc đều 1. Các thông số cơ bản: - Góc trục đo: - Hệ số biến dạng: p = q = r = 1 2- HCTĐ của hình tròn: Hình chiếu trục đo vuông góc đều của hình tròn nằm trong mặt phẳng song song với mặt phẳng tọa độ là các hình elip. Nếu vẽ theo HSBD quy ước (p=q=r=1) thì các elip co trục dài bằng 1.22d và trục ngắn bằng 0.71d (d là đường kính hình tròn) Hoạt động III: Tìm hiểu HCTĐ xiên góc cân. 4’ - GV nói rõ mặt phẳng toạ độ XOZ được đặt song song với (P’), trục O’Z’ được đặt thẳng đứng - Căn cứ hình 5.5 HS nhận xét về góc giữa các trục đo và HSBD quy định khi vẽ HCTĐ xiên góc cân - HS quan sát hình 5.5 SGK - p = r = 1. q = 0,5. III. HCTĐ xiên góc cân 1- Góc trục đo: 2- Hệ số biến dạng: p = r = 1. q = 0,5. Hoạt động IV: Tìm hiểu cách vẽ HCTĐ. 4’ - GV yêu cầu HS quan sát bảng 5.1 SGK - GV cho HS trình bày cách vẽ HCTĐ - GV nhận xét - HS quan sat bảng 5.1 - HS trình bày IV. Cách vẽ HCTĐ - Chọn mặt phẳng O’X’Z’ làm mặt phẳng cơ sở thứ nhất để vẽ một mặt của vật thể theo các kích thước đã cho - Dựng mặt phẳng cơ sở thứ hai O1X1Z1 song song và cách mặt thứ nhất một khoảng để vẽ mặt còn lại của vật thể. - Nối các đỉnh còn lại của hai mặt vật thể và xoá các đường thừa, đường khuất ta thu được hình chiếu trục đo của vật thể Cho HS làm bài tập SGK: 10 phút + Giải bài tập 1 SGK trang 31 Hoạt động V: Tổng kết, đánh giá: 2 phút - Cũng cố: + HSBD của hai loại hình chiếu trục đo? + HCTĐ xiên góc cân có đặc điểm gì? - Dặn dò: học bài 5, trả lời câu hỏi SGK + Đọc trước bài thực hành 6 và chuẩn bị dụng cụ, vật liệu vẽ. III. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- bai 5 HINH CHIEU TRUC DO.docx