Bài giảng Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em

doc12 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2791 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3
TIẾT 11: TUYÊN BỐ THẾGIỚI 
VỀ SỰ SỐNG CÒN, QUYỀN ĐƯỢC 
BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM.
( Trích Tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em…)

A. Mục tiêu cần đạt:
 	Giúp HS :
- Thấy được tầm quan trọng của vấn đề quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em và trách nhiệm của cộng đồng quốc tế về vấn đề này.
 - Thấy được đặc điểm hình thức của văn bản.
1. Kiến Thức:
 - Thực trạng cuộc sống trẻ em hiện nay, những thách thức, cơ hội và nhiệm vô của chúng ta.
 - Những thể hiện của quan điểm về vấn đề quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em ở Việt Nam.
 2. Kĩ năng: 
- Nâng cao một bước kĩ năng đọc - hiểu một văn bản nhật dụng.
- Học tập phương pháp tìm hiểu ,phân tích trong tạo lập văn bảm nhật dụng.
- Tìm hiểu và biết được quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề được nêu trong văn bản.
B. Chuẩn bị.
- GV : Văn bản về quyền trẻ em
- HS : Bài soạn, Sgk.
C. Tiến trình lên lớp.

* Hoạt động 1: Khởi động
 1. Tổ chức.
	Sĩ số:
2. Kiểm tra .
- Kể ra những mối nguy cơ của toàn cầu hiện nay và theo em mỗi chúng ta phải làm gì để ngăn chặn những nguy cơ đó?
3. Bài mới.
	Giới thiệu bài: 
	“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”… câu hát giúp mỗi chúng ta ý thức rõ hơn về vai trò của trẻ em với đất nước, với nhân loại….
	


	* Hoạt động 2: Đọc,hiểu văn bản 



Đọc ta rõ ràng nhấn mạnh những cụm từ nêu các vấn đề…
3 HS đọc nối tiếp và nhận xét.


Nêu xuất xứ của văn bản?


 
Khi quan sát toàn bộ văn bản ta thấy ngoài 3 phần chính còn có cả phần mở đầu (mục 1,2). 
 Em hãy lần lượt khái quát nội dung của các phần?










GV yêu cầu HS đọc phần 1.

 Mở đầu bản tuyên bố, người viết trình bày nội dung gì?

 Bản tuyên bố giúp em hiểu cộng đồng quốc tế nhìn nhận về trẻ em như thế nào?




Em suy nghĩ gì về đặc điểm tâm sinh lí của trẻ em? 

 Từ lí do đó cộng đồng thế giới đã đặt vấn đề về quyền của trẻ em ra sao?



Cách nhìn của cộng đồng thế giới gợi cho em suy nghĩ gì?
Xuất phát từ cách nhìn đó, cộng đồng thế giới đã tuyên bố điều gì?
 Em cảm nhận gì qua lời tuyên bố đó?




 * Hoạt động 3: Luyện tập 
- Đọc diễn cảm.
I. Đọc, tìm hiểu chung văn bản.
1. Đọc.



2. Tìm hiểu chú thích.
 (Sgk T34 - 35).
- Xuất xứ:
- Từ khó.
3. Tìm hiểu bố cục. 
* Mở đầu và ba phần chính.



- Mở đầu: Những cam kết và những bước tiếp theo.
- Sự thách thức: Nhận thức của cộng đồng quốc tế về thực trạng bất hạnh trong cuộc sống của trẻ em trên thế giới.
- Cơ hội: Nhận thức về khả năng của cộng đồng quốc tế có thể hiện được lời tuyên bố vì trẻ em.
- Nhiệm vô: Các giải pháp…
II. Đọc, tìm hiểu nội dung văn bản.
1. Nhận thức của cộng đồng quốc tế về trẻ em và quyền sống của chúng trển thế giới này.

Nêu nhận thức của cộng đồng quốc tế về trẻ em…
+ Đặc điểm tâm sinh lí của trẻ em: trong trắng…ham hoạt động…dễ bị tổn thương…
+ Quyền sống của trẻ em: phải được vui tươi, học hành và phát triển…
+ Tương lai của chúng phải được hình thành trong sự hoà hợp…
-> Trẻ em non nớt và chưa từng trải nên dễ bị tổn thương trước sự xúc phạm hoặc khi gặp bất hạnh…
Cộng đồng thế giới quan tâm đến quyền lợi của trẻ em…
- Muốn có tương lai cho trẻ em thì phải cho chúng được bình đẳng và được giúp đỡ về mọi mặt…
-> Đó là cách nhìn đầy tin yêu, trách nhiệm đối với trẻ em và tương lai của chúng…
- Quyền của trẻ em là vấn đề quan trọng và cấp thiết…
* TL: Cộng đồng thế giới quan tâm đến quyền lợi của trẻ em… Trẻ em có quyền kì vọng về những lời tuyên bố này…

 

* Hoạt động 4: Củng cố, hướng dẫn về nhà
4.Củng cố.
- Khái quát bài.
	- Nhận xét giờ.
5. Hướng dẫ về nhà.
- Học bài.
- Soạn bài phần còn lại.

___________________________________________
Ngày soạn: 31/08/2012
Giảng:

TIẾT 12: TUYÊN BỐ THẾ GIỚI 
VỀ SỰ SỐNG CÒN, QUYỀN ĐƯỢC 
BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM.
( Trích Tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em…)


A. Mục tiêu cần đạt:
 	Tiếp tục giúp HS :
 - Thấy được tầm quan trọng của vấn đề quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em và trách nhiệm của cộng đồng quốc tế về vấn đề này.
 	- Thấy được đặc điểm hình thức của văn bản.
1. Kiến Thức:
 - Thực trạng cuộc sống trẻ em hiện nay, những thách thức, cơ hội và nhiệm vô của chúng ta.
 - Những thể hiện của quan điểm về vấn đề quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em ở Việt Nam.
 2. Kĩ năng: 
- Nâng cao một bước kĩ năng đọc - hiểu một văn bản nhật dụng.
- Học tập phương pháp tìm hiểu ,phân tích trong tạo lập văn bảm nhật dụng.
- Tìm hiểu và biết được quan điểm của Đảng , Nhà nước ta về vấn đề được nêu trong văn bản.
B. Chuẩn bị.
- GV : Văn bản về quyền trẻ em
- HS : Bài soạn, Sgk.
C. Tiến trình lên lớp.

* Hoạt động 1: Khởi động
 1. Tổ chức.
	Sĩ số:
 2. Kiểm tra .
Nhận xét về xuất xứ, bố cục của bản tuyên bố thế giới
 3. Bài mới. 
Giới thiệu bài:
	- Giờ trước chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu văn bản “Tuyên bố …”, giờ này chúng ta cùng nhau tìm hiểu tiếp văn bản này để thấy được trước những khó khăn, thách thức với cuộc sống của trẻ em như vậy thì Hội nghị cấp cao thể giới về trẻ em sẽ có những giải pháp nào để đảm bảo một tương lai tốt đẹp cho trẻ nhỏ. 
* Hoạt động 2: Đọc, hiểu văn bản


GV yêu cầu HS đọc phần tiếp theo.



 Bản tuyên bố nêu nên những thực trạng nào về trẻ em?


 Theo em, nỗi bất hạnh nào là lớn nhất đối với trẻ em?
 Những nỗi bất đó của trẻ em có thể được giải thoát bằng cách nào?
Bản tuyên bố chỉ rõ đối tượng nào sẽ đáp ứng những gì trẻ em cần?
 


Tại sao có thể nói đó chính là thách thức của các nhà lãnh đạo chính trị?
GV tích hợp với GĐC về quyền và nghĩa vô của trẻ em…



Đọc thầm mục 8, 9 của văn bản và cho biết: Dựa vào cơ sở nào, bản tuyên bố cho rằng cộng đồng quốc tế có cơ hội thực hiện đựơc cam kết vì trẻ em?
Việt Nam có những điều kiện nào để tham gia vào việc thực hiện tuyên bố về quyền trẻ em?










Bản Thân em được chăm sóc như thế nào? em cảm nhận gì về sự chăm sóc ấy?
HS tự bộc lộ.
GV bình và chuyển ý.


GV yêu cầu HS đọc tiếp.
GV định hướng cho HS tìm hiểu tuyên bố về nhiệm vô của cộng đồng quốc tế:
Những nhiệm vô cụ thể được đề cập trong những mục nào? Mục nào nêu rõ biện pháp thực hiện nhiệm vô đó?
 (Hs tự trả lời)
 Hãy tóm tắt các nội dung chính của phần nêu nhiệm vô cụ thể?





Theo em nội dung nào quan trọng nhất? Vì sao?

 Mục nào nêu rõ biện pháp thực hiện nhiệm vô đó?
Trong những biện pháp thực hiện, em thấy điểm nào cần chú ý?
 

Trẻ em Việt Nam đã và đang được Đảng và nhà nước quan tâm như thế nào?











Hs đọc to ghi nhớ Sgk.
 * Hoạt động 3: Luyện tập
II. Đọc, tìm hiểu nôi dung văn bản.
2. Nhận thức của cộng đồng quốc tế về thực trạng bất hạnh trong cuộc sống của trẻ em trên thế giới.
* Bất hạnh của trẻ:
+ Là nạn nhân của chiến tranh và bạo lực.
+ Là nạn nhân của đói nghèo.
+ Là nạn nhân của bệnh tật…



* Giải pháp:
- Loại bỏ chiến tranh và bạo lực.
- Xoá đói giảm nghèo.
-> Các nhà lãnh đạo chính trị của các quốc gia và cộng đồng thế giới phải quyết tâm đẩy lùi những khó khăn trên.




3. Nhận thức về khả năng của cộng đồng quốc tế có thể thực hiện được lời tuyên bố vì trẻ em.

Các nước có đủ phương tiện và kiến thức để bảo vệ sinh mệnh của trẻ em…

- Công ước quốc tế về quyền trẻ em tsọ cho trẻ em được thực sự tôn trọng…
- Bầu chính trị quốc tế được cải thiện tạo sự hợp tác quốc tế…
HS thảo luận:
- VN có đủ phương tiện và kiến thức để bảo vệ sinh mệnh, sức khoẻ và quyền học tập của trẻ em..
- Trẻ em đã được chăm sóc và tôn trọng về mọi mặt…
- Tình hình chính trị nước ta ổn định, kinh tế tăng trưởng, hợp tác quốc tế mở rộng…





4. Các giải pháp cụ thể của cộng đồng quốc tế về quyền trẻ em.



* Nhiệm vô:
( Nhiệm vô cụ thể: mục 10-> 15).
- Tăng cường sức khoẻ và chế độ dinh dưỡng của trẻ em:
+ Quan tâm nhiều hơn đến trẻ bị tàn tật...
+ Các em giá được đối xử bình đẳng …
+ Bảo đảm cho trẻ học hành hết bậc giáo dục cơ sở.
+ Bảo đảm an tàon cho các bà mẹ…
+ Với trẻ sống tha hương cần tạo cơ hội cho trẻ được biết nguồn gốc lai lịch …
- HS tự bộc lộ.

* Biện pháp:
(Biện pháp thực hiện: Từ mục 16-> 17).

- Các nước cần đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế để chăm lo đời sống vật chất cho trẻ em…
- Tất cả các nước đều phải phấn đấu và phối hợp thực hiện…
->Trẻ em Việt Nam được Đảng và nhà nước quan tâm…
III. Tổng kết.
1. Nghệ thuật.
- Tính chặt chẽ, hợp lý trong bố cục.
- Lời văn dứt khoát, mạch lạc, rõ ràng.
2. Nội dung.
- Bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến trẻ em là mộttrong những vấn đề quan trọng, cấp bách có ý nghĩa toàn cầu.
* Ghi nhớ.
Sgk T35.

IV. Luyện tập.
1. Sưu tầm những bài báo về sự ngược đãi trẻ em và nêu cảm nghĩ của em khi đọc bài báo đó?
2. Bài 3 (T13 SBT).

* Hoạt động 4: Củng cố, hướng dẫn về nhà

 4. Củng cố, dặn dò.
- Nêu những suy nghĩ của mình về vấn đề được đặt ra trong văn bản.
- Kể những việc làm mà em biết thể hiện sự quan tâm của Đảng và chính quyền địa phương
5. Hướng dẫ về nhà.
- Học và nắm chắc nội dung bài học.
- Chuẩn bị TIẾT 13: các phương châm hội thoại .
- Sưu tầm những bài hát, bài thơ viết về trẻ em.
________________________________________________

Ngày soạn: 31/08/2012
Giảng

TIẾT 13: CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
( tiếp theo).

A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS:
	 - Hiểu được mối quan hệ giữa các phương châm hội thoại với tình huống 
 giao tiếp.
 - Đánh giá được hiệu quả diễn đạt ở các trường hợp tuân thủ ( hoặc không
 tuân thủ )các phương châm hội thoại trong những tình huống giao tiếp cụ
 thể. 
1. Kiến Thức:
 - Mối quan hệ giữa các phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp .
 - Những trường hợp không tuân thủ theo phương châm hội thoại.
2. Kĩ năng: 
 - Lựa chọn đúng phương châm hội thoại trong quá trình giao tiếp.
 - Hiểu đúng nguyên nhân nhân ủa việc không tuân thủ tuân thủ các phương 
 châm hội thoại.
B.Chuẩn bị:
- Giáo án.

- Hs: Sgk, đọc và nghiên cứu ngữ liệu.
C. Tiến trình lên lớp: 
* Hoạt động 1: Khởi động
 1. Tổ chức.
	Sĩ số:
2. Kiểm tra 
- Trình bày cảm nhận của em về lời thuyên bố…? đọc bài thơ hoặc hát bài về trẻ em…
- GV đưa đoạn văn hội thoại và yêu cầu HS chỉ ra những yếu tố thể hiện cách thức hội thoại và thái độ lịch sự trong hội thoại?
3.Bài mới:
 	Giới thiệu bài.
	- Để có hiệu quả khi giao tiếp, ta cần tuân thủ các phương châm hội thoại.vậy hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu các phương châm hội thoại khi giao tiếp.
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới




Hs đọc và theo dâi ngữ liệu

Nhân vật chàng dể có tuân thủ phương châm lịch sự không? Vì sao?

Vì sao trong tình huống này chàng dể lại gây phiền hà cho người khác?
Người đựợc hỏi bị chàng gọi xuống từ trên cao trong khi đang làm việc.
Qua đó, em hiểu thêm điều gì khi tham gia hội thoại?





GV cho HS đọc ghi nhớ 1 T36.




Hướng dẫn HS tìm hiểu những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại.
GV cho Hs xem lại các ngữ liệu của những TIẾT trước.

 Những tình huống nào phương châm hội thoại không được tuân thủ?


GV đưa ví dụ 2 SGK- 37.
 Nhận xét gì về câu trả lời của Ba?


Vì sao Ba không tuân thủ phương châm về lượng?

 Vì lí do nào Ba làm như vậy?

GV nêu vấn đề: Nếu một bệnh nhân mắc bệnh ung thư thì bác sĩ sẽ không tuân thủ phương châm nào trong hội thoại với bệnh nhân?
Qua các tình huống trên, em rút ra bài học gì trong hội thoại?



 Khi nói “tiền bạc chỉ là tiền bạc” thì người nói có vi phạm phương châm về chất không? vì sao?



Em hiểu ý nghĩa câu nói đó ra sao?


Mục đích của cách nói trên là gì?


Từ những trường hợp trên, em hiểu thêm gì về mối quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp?
Hs dựa vào các trường hợp vừa phân tích và phần ghi nhớ SGKđể trả lời.
 
 Hs đọc to ghi nhớ.
 
 * Hoạt động 3: Luyện tập


Hs đọc và thực hiện theo yêu cầu bài 1. 







Hs đọc và thực hiện theo yêu cầu bài 2.
 I. Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp:
a. Ngữ liệu.
 Chào hỏi.
b. Nhận xét.
Chàng dể không tuân thủ phương châm lịch sự vì gây nhiều phiền hà cho người chào hỏi vì chọn không đúng tình huống giao tiếp.




Để tuân thủ các phương châm hội thoại, người nói phải nắm được các đặc điểm của tình huống giao tiếp( nói với ai? Nói khi nào? Nói ở đâu? Nhằm mục đích gì?)
c. Kết luận
Ghi nhớ 1:
 SGK trang 36.
2. Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại.
a. Ngữ liệu.
HS đọc và tìm hiẻu lại các ngữ liệu.




b. Nhận xét. 
- Ví dụ 1,3” Gây cười.
- Ví dụ 4: Lạc đề.
- Ví dụ 5: Nói vô ý – mơ hồ.

Câu trả lời của Ba không đáp ứng nhu cầu thông tin mà An mong muốn-> không tuân thủ phương châm về lượng.
Người nói không biết chính xác chiếc máy bay đầu tiên trên thế giới được chế tạo từ năm nào.
Người nói chung chung nhằm thực hiện phương châm về chất .
 Không tuân thủ phương châm về chất vì không muốn làm bệnh nhân lo lắng…-> Đó là việc làm nhân đạo…

Trong tình huống giao triếp có một yêu cầu quan trọng hơn yêu cầu tuân thủ phương châm hội thoại thì phương châm hội thoại có thể không cần tuân thủ.
 Tiền bạc chỉ là phương tiện không phải là mục đích sống:
 Xét về nghĩa hiển ngôn thì nó không tuân thủ phương châm về lượng, nhưng xét nghĩa hàm ẩn thì nó vẫn tuân thủ phương châm về lượng.
Khuyên răn người ta không nên chạy theo tiền bạc mà quên đi nhiều thứ khác thiếng liêng hơn trong cuộc sống.
-> Muốn người nghe hiểu theo nghĩa hàm ẩn.
 c. Kết luận.
 





* Ghi nhớ 2.
 ( Sgk trang 37)


II. Luyện tập.
1. Bài 1(T38).
- Đối với cậu bé 5 tuổi thì “ Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao” là chuyện viển vông, mơ hồ; vì vậy câu trả lưòi của ong bố đã không tuân thủ pjương châm cách thức.
- Đối với HS cấp THCS thì đây là câu trả lời đúng.
2. Bài tập 2(T38).
- Thái độ của chân, tay, tai, mắt không tuân thủ phương châm lịch sự.
- Việc không tuân thủ ấy là vo lí vì khách đến nhà không chào hỏi chủ mà tỏ thái độ mất lịch sự với chủ nhà…

* Hoạt động 4: Củng cố, hướng dẫn về nhà

4. Củng cố.
- Em rút ra những bài học trong quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp như thế nào?
- Việc không tuân thủ các phương châm hội thoại bắt nguồn từ những nguyên nhân nào ?
5. Hướng dẫn về nhà.
- Tự đặt tình huống giao tiếp và đưa ra những trường hợp cần hoặc không cần tuân thủ một phương châm hội thoại nào đó.
- Học thuộc 2 ghi nhớ trong SGK trang 36, 37.
- Chuẩn bị TIẾT 14, 15: Viết bài tập làm văn số 1- văn bản thuyết minh.

_____________________________________________

Ngày soạn:
Giảng:
TIẾT 14+ 15: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1.

A. Mục tiêu cần đạt.
- Viết được một văn bản thuyết minh, trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả
( thiên nhiên, con người, đồ vật...)
- Tích hợp với phần Tiếng Việt ở bài Các phương châm hội thoại , Xưng hô trong hội thoại; với phần Văn ở các văn bản thuyết minh đã học.
- Rèn kĩ năng thu thập tài liệu, hệ thống, chọn lọc tài liệu, viết văn bản thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả.
B. Đề bài và điểm số.
I. Đề bài.
Cây lúa Việt Nam.
II. Điểm số.
Thang điểm 10.
 	 
C. Đáp án chi TIẾT và điểm từng phần.




























* Lưu ý:
Bài viết đạt điểm tối đa khi:
+ Có đủ, rõ bố cục 3 phần.
+ Có sử dụng các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả hơp lý.
+ Trình bày sạch đẹp, rõ ràng.
Nội dung:
1. Mở bài: (1 điểm).
- Giới thiệu chung về cây lúa Việt Nam.
2.Thân bài: (6 điểm).
 Thuyết minh cụ thể ở các mặt sau:
 - Cây lúa đặc điểm bên ngoài của nó (Rễ, Thân, lá, hoa, hạt,..).
- Quá trình phát triển của cây lúa.
- Phân loại: Lúa nếp, lúa tẻ (Lại có nhiều loại).
- Cách chăm bón cho loại cây này.
- Cung cấp lương thực cho con người, cho gia súc (Truyền thuyết Lang Liêu làm bánh chưng bánh giầy dâng vua chaàNguyên liệu từ lúa gạo). 
- Cây lúa còn là nguồn cung cấp mặt hàng xuất khẩu (Nước ta là nước xuất khẩu gạo thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan) góp phần phát triển kinh tế đất nước.
3. Kết bài: (1 điểm).
- Sức sống và sự gắn bó của cây lúa với con người Việt Nam:
* Hình thức (1 điểm). 
Đúng thể loại, trình bày sạch đẹp, đủ bố cục, văn nghĩa mạch lạc. 


D. Tiến hành kiểm tra.
1. Tổ chức:
	Sĩ số:
2. Kiểm tra
 	 	Sự chuẩn bị của HS.
3.Bài mới:
- GV nêu yêu cầu của TIẾT kiểm tra và ghi đề bài lên bảng.
- Hs chép đề, làm bài dưới sự bao quát của giáo viên.
	- Gv cho các em hs thu bài.
E. Hướng dẫn về nhà.
	- Tiếp tục ôn tập văn thuyết minh.
- Xem lại phần văn bản tự sự.
__________________________________

 Ngày 03 tháng 09 năm 2012	Tổ chuyên môn kí duyệt.




 Nguyễn Thị Kim 

File đính kèm:

  • docVan 9 tuan 3.doc
Đề thi liên quan