Bài giảng Văn bản phong cách Hồ Chí Minh

doc191 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1547 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Văn bản phong cách Hồ Chí Minh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: …../ …../ 200…
Ngày dạy: ……./ …../ 200…
TUẦN: 1
Tiết: 1, 2, 3, 4, 5.
Bài 1
KẾT QUẢ CẦN ĐẠT.
-Thấy được những vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh-sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị-để càng thêm kính yêu Bác, tự nguyện học tập theo gương Bác.
-Nắm được các phương châm hội thoại về lượng và về chất để vận dụng trong giao tiếp.
-Biết sử dụng moat số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.

Tiết: 1, 2.
Văn bản
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
 Lê Anh Trà
I/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1/ Ổn định lớp:
2/ Chuẩn bị:
Tư liệu: Những mẫu chuyện về cuộc đời Hồ Chí Minh, tranh ảnh hoặc băng hình về Bác.
3/ Kiểm tra bài cũ:
4/ Giới thiệu bài mới:
Cuộc sống hiện đại đang từng ngày, từng giờ lôi kéo, làm thế nào mới có thể hội nhập với thế giới mà vẫn bảo về bản sắc văn hoá dân tộc. Tấm gương về nhà văn hoá lỗi laic Hồ Chí Minh ở thế kỉ XX sẽ là bài học cho các em.
II/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung

I-Đọc-tìm hiểu chú thích:
1.Tác giả: (SGK)
-Gọi HS đọc chú thích và hỏi: Em hiểu gì về tác giả?
-HS giới thiệu qua về tác giả.
-GV: Chốt lại.


2.Xuất xứ: Trích trong “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị”.
Hỏi: Xuất xứ tác phẩm có gì đáng chú ý?
(HS dựa vào phần cuối văn bản để phát biểu).
Hỏi: Em còn biết những văn bản, cuốn sách nào viết về Bác?
(HS nêu các văn bản, cuốn sách đã học).


3.Đọc văn bản:
Chú ý đọc đúng, đọc diễn cảm giọng khúc triết mạch laic, thể hiện sự kính trọng đối với Bác.
-GV đọc mẫu.
-HS đọc.


4.Tìm hiểu chú thích:
Chú ý các từ ngữ: 1, 2, 3, 4… 9, 10 (SGK).


II-Đọc-hiểu văn bản:
1.Bố cục:
Hỏi: Văn bản viết theo phương thức biểu đạt nào? Thuộc loại văn bản nào? Vấn đề đó đặt ra ở nay là gì?
HS: Thuộc phương thức biểu đạt chính luận, loại văn bản nhật dụng.


Văn bản đề cập đến vấn đề sự hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hoá, dân tộc.
Hỏi: Văn bản có thể chia làm mấy phần? Nội dung chính của từng phần?
HS suy nghĩ dựa vào phần chuan bị bài ở nhà.
Gợi ý:
Có thể phân làm hai phần:
-Phần 1: Hồ Chí Minh với sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.
-Phần 2: Những nét đẹp trong lối sống của Hồ Chí Minh.


2.Phân tích:
a)Hồ Chí Minh với sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.
GV gọi HS đọc lại phần 1 và nêu câu hỏi.
Hỏi: Những tinh hoa văn hoá nhân loại đến với Bác trong hoàn cảnh nào?

(HS: suy nghĩ độc lập dựa trên văn bản)
GV có thể dùng kiến thức loch sử giới thiệu với HS.
-Năm 1911 Bác rời bean Nhà Rồng.
-Qua nhiều cảng trên thế giới.
-Thăm và ở nhiều nước.
Hỏi: Hồ Chí Minh đã làm cách nào để có thể có được vốn tri thức văn hoá nhân loại?
HS: Thảo luận nhóm với thời gian 3 phút.
-Trong cuộc đời hoạt động cách mạng nay gian nan, vất vả của Bác.

-Cách tiếp thu: Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ.
Hỏi: Chìa khoá để mở ra kho tri thức nhân loại là gì? Kể moat số chuyện mà em biết.
-Qua công việc lao động mà học hỏi.
Hỏi: Động lực nào giúp người có được những tri thức ấy? Tìm những dẫn chứng cụ thể trong văn bản để minh hoạ cho những ý các em đã trình bày.
HS: Dựa vào văn bản đọc dẫn chứng.
-Động lực: Ham hiểu biết học hỏi, tìm hiểu.
+Nói và viết thạo nhiều thou tiếng.
+Làm nhiều nghề.
+Đến đâu cũng học hỏi.
Hỏi: Qua những vấn đề trên, em có nhận xét gì về phong cách Hồ Chí Minh?

HS: Thảo luận trong vòng 5 phút.
[ Hồ Chí Minh là người thông minh, can cù, yêu lao động.
Hỏi: Kết quả Hồ Chí Minh đã có được vốn tri thức nhân loại ở mức như thế nào? Và theo hướng nào?
-Hồ Chí Minh có vốn kiến thức.
+Rộng: Từ văn hoá phương Đông đến phương Tây.
+Sâu: Uyên thâm.
Nhưng tiếp moat cách có chọn lọc.
Hỏi: Theo em điều kì lạ nhất tạo nên phong cách Hồ Chí Minh là gì? Câu văn nào trong văn bản đã nói lean điều đó?
HS: Phát biểu.
GV: Chốt lại.


-Hồ Chí Minh tiếp thu văn hoá của nhân loại dựa trên nền tảng văn hoá dân tộc.
Hỏi: Để làm nổi bật vấn đề Hồ Chí Minh với sự tiếp thu văn hoá nhân loại tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì?
HS: Thảo luận trong 5 phút.
Gợi ý:
-Sử dụng lập luận.
-Phân tích thực tế.
-Thủ pháp tương phản.
-So sánh.


2.Nét đẹp trong lối sống Hồ Chí Minh.
Hỏi: Lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Bác Hồ được biểu hiện như thế nào?


-Nơi ở và làm việc rất mộc mạc đơn sơ.
-Trang phục heat sức giản dị.
-Ăn uống rất đạm bạc.
Hỏi: Qua đó em có cảm nhận được gì về Bác về lối sống của Bác?


Bác là người có lối sống vô cùng giản dị.
Hỏi: Vì sao có thể nói lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao?
Gợi ý:
-Giản dị mà không kham khổ.
-Không phải là moat cách tự thần thánh hoá mà xuất phát từ cốt cách, tự nhiên của nhân cách Hồ Chí Minh.
Hỏi: Tác giả so sánh lối sống của Bác với Nguyễn Trãi-vị anh hùng dân tộc thế kỉ XV. Theo em điểm giống nhau và khác nhau giữa lối sống của Bác với các vị hiền triết như thế nào?
HS: Thảo luận trong 5 phút.
Gợi ý:
-Giống: Giản dị, thanh cao.
-Khác: Bác gắn bó sẻ chia khó khăn gian khổ cùng nhân dân.
(GV có thể đưa nhiều dẫn chứng về việc Bác tác nước, cấy luau với nhân dân)


3.Ý nghĩa của việc học tập rèn luyện theo phong cách Hồ Chí Minh.
Hỏi: Trong cuộc sống hiện đại xét về phương diện văn hoá trong thời kì hội nhập hãy chỉ ra những thuận lợi và nguy cơ?
HS: Thảo luận lấy dẫn chứng cụ thể.
Gợi ý:
-Thuận lợi: Giao lưu mở rộng tiếp xúc với nhiều luồng văn hoá hiận đại.
-Nguy cơ: Có nhiều luồng văn hoá tiêu cực, phải biết nhận ra độc hại.
Hỏi: Tuy nhiên tấm gương của Bác cho thấy sự hoà nhập vẫn giữ nguyên bản sắc dân tộc. Vậy từ phong cách của Bác, em có suy nghĩ gì về việc đó?

HS: Phát biểu-GV chốt lại.
Sống, làm việc theo gương Bác Hồ vĩ đại, tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối sống có văn hoá.
GV: Em hãy nêu moat vài biểu hiện mà em cho là sống có văn hoá.
HS: Thảo luận (cả lớp), tự do phát biểu ý kiến.
GV: Chốt lại:
-Vấn đề ăn mặc.
-Cơ sở vật chất.
-Cách nói năng ứng xử…
GV dẫn dắt HS đến nội dung phần ghi nhớ.


*Ghi nhớ: (SGK)
Cho 2-3 HS đọc lại.


III-Luyện tập:
Tìm đọc và kể lại những câu chuyện về lối sống giản dị mà cao đẹp của Bác Hồ.
-HS kể.
-GV bổ sung.

III/ HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ:
-Yêu cầu HS đọc thuộc ghi nhớ trong SGK.
-Sưu tầm moat số truyện viết về Bác Hồ.
-Chuẩn bị trước bài “Các phương châm hội thoại”.
Ngày soạn: …../ …../ 200…
Ngày dạy: ……./ …../ 200…
Tiết: 3
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
I/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
3/ Giới thiệu bài mới:
Trong giao tiếp có những quy định tuy không được nói ra thành lời nhưng những người tham gia vào giao tiếp can phải tuân thủ, nếu không thì dù câu nói không mắc lời gì về ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp, giao tiếp cũng sẽ không thành công. Những quy định đó được thể hiện qua các phương châm hội thoại.
II/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung

I-Phương châm về lượng:
-GV giải thích: Phương châm.
+Gọi HS đọc đoạn đối thoại ở mục (1)
+Tổ chức HS trả lời câu hỏi SGK.
Hỏi: Câu trả lời của Ba đã mang nay đủ nội dung mà An can biết không?
(GV gợi ý HS: Bơi nghĩa là gì?)
Gợi ý:
-Bơi: Du chuyển trong nước và trên mặt nước bằng cử động của cơ thể.
-Câu trả lời của Ba chưa đầy đủ nội dung mà An can biết moat địa điểm cụ thể.
HS: Đọc ví dụ.
Trả lời giải thích vì sao?
1.Ví dụ SGK.
a)Ví dụ a:
GV: Giảng giải, chốt lại.
Cần nói nội dung đúng với yêu cầu giao tiếp.
b)Ví dụ b: Lợn cưới, áo mới.
GV: gọi HS đọc ví dụ 2.
Hỏi: Vì sao truyện lại gây cười?
HS: Đọc truyện, suy nghĩ tìm ra 2 yếu tố tạo cười.
Gợi ý:
-Truyện cười vì 2 nhân vật đều nói thừa nội dung.
-Khoe lợn cưới khi đi tìm lợn. Khoe áo mới khi trả lời người đi tìm lợn.
GV: Lẽ ra anh “Lợn cưới” và anh “áo mới” phải hỏi và trả lời như thế nào để người nghe đủ hiểu biết điều cần hỏi và trả lời.
HS: Suy nghĩ phát biểu.
Gợi ý:
-Anh hỏi: Bỏ chữ “Cưới”
-Anh trả lời: Bỏ ý khoe áo.
Hỏi: Từ câu chuyện cười rút ra nhận xét về việc thực hiện tuân thủ yêu cầu gì khi giao tiếp?
Hỏi: Từ nội dung a và b rút ra được điều gì cần tuân thủ khi giao tiếp?


Không nên nói nhiều những gì cần nói.
Phát biểu từ nội dung của phần ghi nhớ.
*Ghi nhớ: SGK.
Cho HS đọc.


II-Phương châm về chất:
1.Ví dụ: SGK.
Cho HS đọc ví dụ trong SGK.
Hỏi: Truyện cười phê phán điều gì?
HS: Phát biểu.
a)Ví dụ a:
Truyện phê phán những người nói khoác, sai sự thật.
Hỏi: Đưa ra tình huống: Nếu không biết chắc vì sao bạn mình nghĩ học thì em có trả lời với thầy cô là bạn ấy nghĩ học vì bị ốm không? Từ đó rút ra trong giao tiếp cần tránh điều gì?
HS: Thảo luận rút ra kết luận.
GV: Khái quát 2 nội dung, gọi HS đọc ghi nhớ.
b)Ví dụ b.

*Ghi nhớ: SGK.
III-Luyện tập:
-Cho HS đọc bài tập.
-GV: Tổ chức cho HS hướng vào 2 phương châm vừa học để nhận ra lỗi.
-Phân lớp thành hai nhóm thảo luận-mỗi nhóm 1 ví dụ.
Gợi ý:
-Ví dụ a: Sai phương châm về lượng:
+Thừa từ: Nuôi ở nhà.
+Vì “gia súc” vật nuôi trong nhà.
-Ví dụ b: Sai phương châm về lượng.
Loài chim bản chất có hai cánh nên cụm từ sau thừa.
1.Bài tập 1.

2.Bài tập 2.
-Cho HS xác định yêu cầu: Điền từ cho sẵn vào chỗ trống.
-Gọi 2 HS lean bảng.
Gợi ý:
a)Nói có sách mách có chứng.
b)Nói dối.
c)Nói mò.
d)Nói nhảng nói cuội… 
Vi phạm phương châm về chất.

Cho HS xác định yêu cầu bài tập.
-Yếu tố gây cười?
-Phân tích lôgic-phương châm nào vi phạm?
Gợi ý:
Với câu hỏi “Rồi có nuôi không?” người nói đã không tuân thủ phương châm về lượng (hỏi moat điều rất thừa).
3.Bài tập 3.
Cho HS xác định yêu cầu bài tập.
Gợi ý trả lời:
a)Các cụm từ thể hiện người nói cho biết thông tin họ nói chưa chắc chắn.
b)Các cụm từ không nhằm lặp nội dung cũ.
4.Bài tập 4.
-Cho HS phát hiện các thành ngữ không tuân thủ phương châm về chất.
-Gọi 3 HS lean bảng, mỗi em giải nghĩa hai thành ngữ.
Gợi ý trả lời:
-Ăn ốc nói mò: nói không có căn cứ.
-Ăn không nói có: vu khống, bịa đặt.
-Cãi chày cãi cối: cố tranh cãi, nhưng không có lý lẽ gì cả.
5.Bài tập 5.
-Các thành ngữ liên quan đến phương châm về chất.
-Ăn đơm nói chặt: vu khống, đặt điều…
III/ HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ:
-GV chốt lại các vấn đề về hai phương châm hội thoại.
-Giao bài tập: tập đặt các đoạn hội thoại vi phạm về hai phương châm hội thoại trên.
-Chuẩn bị trước bài: Sử dụng moat số nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
Ngày soạn:…./…./200…
Ngày dạy:…../…../200…
Tiết: 4
SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT
TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
I/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1/ Ổn định lớp:
2/ Chuẩn bị:
-Các bài tập: đoạn văn.
-Các đề tập làm văn, bảng phụ.
3/ Kiểm tra bài cũ:
Cho biết khái niệm và đặc điểm của mỗi kiểu văn bản: thuyết minh? lập luận?
4/ Giới thiệu bài mới:
Văn bản thuyết minh đã được học tập, vận dụng trong chương trình ngữ văn lớp 8, lên lớp 9 chúng ta tiếp tục học làm kiểu văn bản này với một yêu cầy cao hơn như sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh, kết hợp thuyết minh với miêu tả… làm cho bài văn thêm sinh động, hấp dẫn.
II/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung

I-Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh:
Hỏi: Kể ra phương pháp làm mỗi kiểu văn bản?
HS: Nhớ kể các phương pháp thuyết minh: Định nghĩa ví dụ, so sánh, liệt kê, chứng minh, giải thích, phân tích…


1.Ví dụ: Hạ Long, đá và nước.
GV: Cho HS đọc văn bản và hướng dẫn thảo luận câu hỏi SGK. 

(Văn bản thuyết minh vấn đề gì? Có trừu tượng không?)
Vấn đề thuyết minh sự kì lạ của Hạ Long.
HS: Trả lời: Vấn đề Hạ Long-sự kì lạ của đá và nước-vấn đề trừu tượng bản chất của sinh vật.

Hỏi: Sự kì lạ của Hạ Long có thể thuyết minh bằng cách nào? Nếu chỉ dùng phương pháp liệt kê: Hạ Long có nhiều nước, nhiều đảo, nhiều hang động lạ lùng đã nêu được “sự kì lạ” của Hạ Long chưa?
HS: Thảo luận: Chưa đạt được yêu cầu đó nếu chỉ dùng phương pháp liệt kê.
-Phương pháp thuyết minh kết hợp giải thích những khái niệm, sự vận động của nước.
Hỏi: Tác giả hiểu sự kì lạ này là gì? Tác giả giải thích như thế nào để thấy sự kì lạ đó?
HS: Đưa ra các ý giải thích.
-Sự sáng tạo của nước làm cho đá sống day linh hoạt, có tâm hồn.
+Nước tạo nên sự di chuyển.
+Tuỳ theo góc độ và tốc độ di chuyển.
+Tuỳ theo hướng ánh sáng rọi vào chúng.
GV: Giảng chốt lại.
Thuyết minh kết hợp các phép lập luận.
Hỏi: Sau mỗi ý đưa ra giải thích về sự thay đổi của nước tác giả làm nhiệm vụ gì?
(Thuyết minh, liệt kê, miêu tả sự biến đổi là trí tưởng tượng độc đáo).
Hỏi: Tác giả trình bày được sự kì lạ của Hạ Long chưa? Phương pháp nào đã được sử dụng?
HS: Trả lời.
GV: Dẫn dắt HS đến nội dung phần ghi nhớ.


*Ghi nhớ: SGK
Cho HS đọc.

Hỏi: Vấn đề thuyết minh như thế nào thì được sử dụng lập luận đi kèm?
HS: Thảo luận nhóm-trả lời.
Gợi ý:
-Vấn đề có tính chất trừu tượng, không dễ cảm thấy của đối tượng.
-Dùng thuyết minh+lập luận+tự sự+nhân hoá…
Hỏi: Nhận xét các dẫn chứng lí lẽ trong văn bản trên?
(Xác thực)-Yêu cầu lí lẽ+dẫn chứng phải như thế nào?
Gợi ý:
Lí lẽ+dẫn chứng phải hiển nhiên thuyết phục.


II-Luyện tập:
1.Đọc văn bản: Ngọc Hoàng xử tội ruồi xanh.
Cho HS đọc văn bản và trả lời câu hỏi SGK.
Gợi ý:
a)Tính chất thuyết minh thể hiện ở chỗ giới thiệu loài ruồi rất có hệ thống.
-Các phương pháp thuyết minh được sử dụng là:
+Định nghĩa, phân loại.
+Số liệu, liệt kê.
b)Các biện pháp nghệ thuật:
-Nhân hoá.
-Có tình tiết.
c)Các biện pháp nghệ thuật có tác dụng gây hứng thú cho bạn đọc nhỏ tuổi, vừa là truyện vui, vừa là học thêm trí thức.


2.Nhận xét biện pháp nghệ thuật.
Cho HS đọc văn bản và trả lời câu hỏi trong SGK.
Gợi ý:
Biện pháp nghệ thuật ở nay chính là lấy ngộ nhận hồi nhỏ làm đầu mối câu chuyện.

III/ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:
-Học bài và cần name vững về những vấn đề như thế nào được thuyết minh kết hợp với lập luận.
-Chuẩn bị: dàn ý thuyết minh về cái.

Ngày soạn:…./…./200…
Ngày dạy:…../…../200…
Tiết: 5
LUYỆN TẬP
SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT
TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
I/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1/ Ổn định lớp:
2/ Chuẩn bị:
-GV: Giáo án, sách SGK, sách GV.
-HS: Chuẩn bị bài trước.
3/ Kiểm tra bài cũ:
Em hiểu thế nào về văn bản thuyết minh kết hợp với các biện pháp nghệ thuật? (Sử dụng các phép lập luận trong quá trình thuyết minh, báo cáo vấn đề).
4/ Giới thiệu bài:
Ở tiết trước các em đã được tìm hiểu về việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh, để giúp các em hiểu rõ, sâu hơn về việc sử dụng đó, tiết học hôm nay chúng ta sẽ tiến hành luyện tập.
II/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung

1.Tìm hiểu đề, tìm ý:
Cho HS đọc lại đề bài và ghi lại lên bảng.
-Đề bài: Giới thiệu cchiếc nón.
-Tìm hiểu đề.
Hỏi: Đề yêu cầu thuyết minh vấn đề gì?
Hỏi: Tính chất của vấn đề trừu tượng hay cụ thể? Phạm vi rộng hay hẹp?
+Vấn đề thuyết minh chiếc nón.
+Vấn đề trừu tượng, phạm vi rộng.

2.Lập dàn ý:
GV: Kiểm tra việc chuan bị bài ở nhà của HS.
-Phân lớp làm nhiều nhóm để thảo luận-lập dàn ý theo đề bài.
-Cho đại diện mỗi nhóm phát biểu.
-Cho cả lớp nhận xét-bổ sung.
-GV giảng chốt lại.


-Mở bài:
Nêu định nghĩa về chiếc nón.
-Thân bài:
+Hình dáng của nón như thế nào?
+Nón được làm bằng nguyên liệu gì?
+Cách làm nón ra sao?
+Nón thường được sản xuất ở đâu? Có những loại nón nào?
+Nón có tác dụng như thế nào trong cuộc sống của con người?
+Nón có thể làm quà tặng nhau được không?
Hỏi: Cần sử dụng biện pháp gì?
+Biện pháp: Lập luận, giải thích.
-Kết bài:
Cảm nghĩ về chiếc nón.
III/ HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ:
-GV chốt lại: Phép lập luận, giải thích sử dụng trong bài có tác dụng gì?
-Về nhà lập dàn ý: Thuyết minh về cái quạt và cái bút.
-Đọc, chuan bị trước bài: Đấu tranh cho một thế giới hoà bình.
Ngày soạn:…./…./200…
Ngày dạy:…../…../200…
TUẦN: 2
Tiết: 6, 7, 8, 9, 10.
Bài: 2
KẾT QUẢ CẦN ĐẠT.
-Hiểu được nguy cơ chiến tranh và cuộc chạy đua vũ trang đang đe doạ toàn bộ sự sống trên trái đất và nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại là ngăn chặn nguy cơ đó, là đấu tranh cho một thế giới hoà bình. Thấy được nghệ thuật nghị luận của tác giả: Chứng cứ cụ thể, xác thực và cách so sánh rõ ràng, giàu sức thuyết phục, lập luận chặt chẽ.
-Nắm được các phương châm hội thoại quan hệ, cách thức, loch sử để vận dụng trong giao tiếp.
-Hiểu và có kĩ năng sử dụng các yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.

Tiết: 6, 7.
Văn bản.
ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HOÀ BÌNH
I/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1/ Ổn định lớp:
2/ Chuẩn bị:
-Tranh ảnh, tư liệu về sự huỷ diệt của chiến tranh.
-Nạn đói, nghèo ở Nam Phi.
3/ Kiểm tra bài cũ:
-HS1: Phong cách Hồ Chí Minh thể hiện ở những nét đẹp nào? Em học tập được điều gì từ phong cách đó của Bác?
-HS2: Nêu ý nghĩa của văn bản, nhận thức gắn với thực tế ngày nay?
4/ Giới thiệu bài:
Thông tin thời sự quốc tế thường đưa về các thông tin chiến tranh, việc sử dụng vũ khí hạt nhân của một số nước, em suy nghĩ gì về điều này?
II/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung

I-Đọc-tìm hiểu chú thích:
Cho HS đọc ở phần chú thích.
-Hãy tóm tắt đôi nét về tác giả-tác phẩm.
-HS tóm tắt-GV bổ sung.
1.Tác giả-tác phẩm.
-GV: Đọc mẫu.
-HS đọc.
2.Đọc văn bản.
Chú ý các từ ngữ viết tắt.
3.Chú thích.

II-Đọc-hiểu văn bản:
1.Bố cục.
Hỏi: Văn bản viết theo phương thức biểu đạt nào? Tìm hệ thống luận điểm, luận cứ?
HS thảo luận-GV rút ra luận điểm, luận cứ.
Có một luận điểm lớn là “Nguy… nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe doạ toàn thể loài người-đấu tranh loại bỏ nguy cơ đó là vấn đề cấp bách của nhân loại”.
-Nguy cơ chiến tranh hạt nhân.
-Cuộc sống tốt đẹp của con người bị chiến tranh hạt nhân đe doạ.
-Chiến tranh hạt nhân đi ngược với lí trí loài người.
-Nhiệm vụ đấu tranh cho một thế giới hoà bình.


2.Phân tích:
a)Nguy cơ chiến tranh hạt nhân:
Cho HS đọc lại phần 1.
Hỏi: Con số ngày tháng rất cụ thể và số liệu chính xác về đầu đạn hạt nhân được nhà văn nêu ra mở đầu văn bản có ý nghĩa gì?

-HS: Thảo luận trong 5 phút.
-Tính chất hiện thực và sự khủng khiếp của nguy cơ hạt nhân.
-Tính toán cụ thể hơn về sự tàn phá khủng khiếp của kho vũ khí hạt nhân.
Hỏi: Thực tế em biết được những nước nào đã sản xuất và sử dụng vũ khí hạt nhân?
HS: Phát hiện: Mỹ, Anh, Đức…
Hỏi: Phân tích tính toán về nguy cơ của 4 tấn thuốc nổ có gì đáng chú ý?


-Thu hút người đọc, gây ấn tượng về tính chất hệ trọng của vấn đề.
Hỏi: Em có nhận xét gì về cách vào đề của tác giả và ý nghĩa?
HS: Phát biểu.
Gợi ý:
Cách vào đề trực tiếp, chứng cứ rõ ràng.


b)Chiến tranh hạt nhân làm mất đi cuộc sống tốt đẹp của con người.
HS đọc lại phần 2.
Hỏi: … triển khai luận điểm bằng cách nào? (Chứng minh). Những biểu hiện của cuộc sống được tác giả đề cập đến ở những lĩnh vực nào? Chi phí cho nó được so sánh với chi phí với vũ khí hạt nhân như thế nào?
HS: Phát hiện sự so sánh của tác giả bằng những dẫn chứng cụ thể số liệu chính xác-thuyết phục.
-GV treo bảng phụ để cho HS thấy rõ về sự so sánh của việc: Đầu tư cho nước nghèo-vũ khí hạt nhân.
Hỏi: Em có nhận xét gì về những lĩnh vực mà tác giả lựa chọn đối với cuộc sống con người? Sự so sánh này có ý nghĩa gì?
HS: Thảo luận-trả lời.
Gợi y:
-Việc đầu tư cho nước nghèo chỉ là giấc mơ.
-Việc đầu tư vũ khí hạt nhân đã và đang thực hiện.


-Tính chất phi lí và sự tốn kém ghê gớm của cuộc chạy đua vũ trang.
Hỏi: Khi sự thiếu hụt về điều kiện sống vẫn diễn ra không co khả năng thực hiện thì vũ khí hạt nhân vẫn phát triển-gợi cho em có suy nghĩ gì?
-Cuộc chạy đua vũ trang chuan bị cho chiến tranh hạt nhân đã và đang cướp đi của thế giới nhiều điều kiện để cait thiện cuộc sống của con người.
Hỏi: Cách lập luan của tác giả có gì đáng chú ý?
HS: Phát biểu.
Gợi ý;
Cách lập luận đơn giản mà có sức thuyết phục cao bằng cách đưa ví dụ so sánh nhiều lĩnh vực-những con số biết nói.


c)Chiến tranh hạt nhân đi ngược lại lý trí của con người.
HS đọc phần 3.
Hỏi: Giải thích lí trí của tự nhiên là gì?
HS: Trả lời.
Gợi ý:
Ở nay thể hiện là quy luật của tự nhiên.

Hỏi: Để chứng minh cho nhận định của mình tác giả đưa ra những dẫn chứng về mặt nào? Những dẫn chứng ấy có nghĩa như thế nào?
HS: Trả lời.
-Dẫn chứng khoa học về địa chất và cổ sinh học về nguồn gốc và sự tiến hoá của sự sống trên trái đất “380 triệu năm con bướm mới bay được, 180 triệu năm bông Hồng mới nở”.
-Chiến tranh hạt nhân nổ ra sẽ nay lùi sự tiến hoá, trở về điểm xuất phát ban đầu, tiêu huỷ mọi thành quả của quá trình tiến hoá.
Hỏi: Luận cứ này có ý nghĩa như thế nào đối với văn bản?
-Phản tự nhiên, phản tiến hoá.
Hỏi: Phần kết bài nêu vấn đề gì?

d)Nhiệm vụ đấu tranh cho một thế giới hoà bình.
Hỏi: Trước nguy cơ hạt nhân đe doạ loài người và sự sống trên trái đất, thái độ của tác giả như thế nào?
-Tác giả hướng tới thái độ tích cực: đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân cho một thế giới hoà bình.
Hỏi: Tiếng gọi của M.Kết có phải là tiếng nói ảo tưởng không? Tác giả đã phân tích như thế nào?
-Sự có mặt của chúng ta là sự khởi đầu cho tiếng nói những người đang bênh vực bảo vệ hoà bình.
Hỏi: Phần kết bài tác giả đưa ra đề nghị gì? Em hiểu ý nghĩa của đề nghị đó như thế nào?
Đề nghị của M.Két nhằm lên án những thế lực hiếu chiến đảy nhân loại vào thảm cảnh hạt nhân.

III-Tổng kết:
Hỏi: Cảm nghĩ của em về văn bản? Liên hệ thực tế văn bản có ý nghĩa như thế nào?
-Nội dung: Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe doạ loài người và sự sống trên trái đất, phá huỷ cuộc sống tốt đẹp và đi ngược với lí trí và sự tiến hoá của tự nhiên.
Hỏi: Có thể đặt tên khác cho văn bản được không? Vì sao văn bản lấy tên này?
-Hoà bình là nhiệm vụ cấp bách.
Hỏi: Nghệ thuật lập luận trong văn bản giúp em học tập được gì?
-Nghệ thuật lập luận chặt chẽ, xác thực, giàu cảm xúc nhiệt tình của nhà văn.

IV-Luyện

File đính kèm:

  • docvan9.doc
Đề thi liên quan