Bài khảo sát chất lượng học kì II - Môn Sinh học 6

doc5 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 811 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài khảo sát chất lượng học kì II - Môn Sinh học 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên:..
Lớp:..
Bài Khảo sát chất lượng học kì II - Năm học 2006- 2007
môn Sinh học 6
( Thời gian: 45 phút)
Câu1: Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
	1.Đặc điểm của cơ thể sống:
a.Trao đổi chất thường xuyên với môi trường . b. Có sự di chuyển và sinh sản.
c. Trao đổi chất, lớn lên và sinh sản. d.Lớn lên , sinh sản và di chuyển.
	2.Giới sinh vật gồm các nhóm:
a.Thực vật và động vật. b. Vi khuẩn, thực vật và động vật.
c.Vi khuẩn , nấm, thực vật. d.Vi khuẩn, nấm, thực vật và động vật.
	3 Sinh sản bằng bào tử là đặc điểm của:
a. Rêu;	b. Nấm;	 	c. Quyết;	 	d. Rêu, nấm và quyết
	4.Hình thức dinh dưỡng có thể tìm thấy ở nấm là:
a.Kí sinh;	b.Hoại sinh;	c.Cộng sinh; 	d. Kí sinh, hoại sinhvà cộng sinh
Câu2: Hãy chọn nội dung cột B ghép vào cột A cho phù hợp:
 Cột A ( Chức năng)
 Cột B
Trả lời
a.Bảo vệ hạt và góp phần phát tán hạt.
b.Thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ .Trao đổi khí với môi trường bên ngoài và thoát hơi nước.
c.Thực hiện thụ phấn, thụ tinh kết quả và tạo hạt.
d.Vận chuyển nước và muối khoáng.
đ.Hấp thụ nước và các muối khoáng cho cây.
1. Rễ
2. Thân
3.Lá 
4. Hoa
5.Quả
6. Hạt
Câu 3: Em hãy nêu đặc điểm chính của các ngành thực vật đã học?
Câu 4: Vì sao cần phải trồng cây gây rừng?
Câu 5: Hút thuốc lá và thuốc phiện có hại như thế nào? 
Bài làm
Họ và tên:..
Lớp:..
Bài Khảo sát chất lượng học kì II - Năm học 2006- 2007
môn Sinh học 7
( Thời gian: 45 phút)
Câu 1 : Hãy khoanh tròn chữ cái đứng đầu câu đúng trong các câu sau:
 1. Những động vật nào trong ngành ĐVCXS là động vật biến nhiệt ,đẻ trứng: 
a.Chim thú ,bò sát 	b. Thú, cá xương, lưỡng cư
c. Cá xương, lưỡng cư, bò sát	d. Lưỡng cư, cá xương, chim.
 2. Châu chấu, ếch đồng, kanguru, Thỏ ngoài hình thức di chuyển khác còn có chung một hình thức di chuyển là :
a. Đi	b. Nhảy đồng thời bằng hai chân sau.
c. Bò	d. Leo trèo bằng cách cầm nắm.
 3. Báo và Sói thuộc Bộ Ăn thịt. Cấu tạo, đời sống, tập tính có nhiều điểm giống nhau nhưng cũng có những điểm khác nhau như :
a. Báo ăn tạp, Sói ăn động vật.	b. Báo rình mồi, vồ mồi còn Sói đuổi bắt mồi.
c. Báo sống đơn độc, Sói sống theo đàn.	d. Cả b và c.
 4. Những động vật nào dưới đây thuộc lớp Cá:
a. Cá voi, cá nhám, cá trích	b. Cá chép, cábơn, cá heo.
c. Cá ngựa, cá voi xanh, cá nhám.	d. Cá thu, cá đuối, lươn.
Câu 2 : Hệ tuần hoàn của thằn lằn có gì giống và khác so với hệ tuần hoàn của chim bồ câu?
Câu 3: Lớp nào tiến hoá nhất trong ngành ĐVCXS ? Nêu đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của lớp đó ?
Câu 4: Trình bày ý nghĩa, tác dụng của cây phát sinh giới động vật?
Bài làm
..
.
..
..
Họ và tên:..
Lớp:..
Bài Khảo sát chất lượng học kì II - Năm học 2006- 2007
môn Sinh học 8
( Thời gian: 45 phút)
Câu1: Hãy khoanh tròn chữ cái đứng đầu câu đúng trong các câu sau:
	1.Người ta phân biệt 3 loại nơ ron chỉ dựa vào đặc điểm về:
a.Cấu tạo;	b.Chức năng	;	c. Vị trí phân bố;	d. Cấu tạo và chức năng.
	2.Nếu trong nước tiểu chính thức có xuất hiện glucô thì người đó bị bệnh:
a. Dư insulin ;	b. Dư glucagôn	c. Tiểu đường;	d. Sỏi thận.
	3.Điều nào sau đây không đúng khi nói về tật cận thị:
a. Mắt chỉ nhìn được vật gần;	b. Do cầu mắt quá dài,	
c. Do thể thuỷ tinh quá dẹp;	d. Cần phải đeo kính phân kì.
	3.Điều nào sau đây không đúng khi nói về tật viễn thị:
a. Mắt chỉ nhìn được vật xa;	b. Do cầu mắt quá dài,	
c. Do thể thuỷ tinh quá phồng;	d. Cần phải đeo kính phân kì.	
Câu2: a. Em hãy điền những thông tin đúng vào các vị trí các số còn để trống trong bảng phân biệt phản xạ không điều kiện (A) và phản xạ có điều kiện (B) dưới đây :
Tính chất của PXKĐK(A)
Tính chất của PXCĐK (B)
1.Trả lời kích thích tương ứng hay kích thích không điều kiện 
2
3. Bền vững 
4. Có tính chất di truyền 
5. Số lượng hạn chế 
6
7.Trung ương ở trụ não,tuỷ sống 
1.Trả lời các kích thích bất kì hay kích thích có điều kiện
(Đã được kết hợp với kích thích không điều kiện một số lần)
2.Được hình thành trong đời sống (qua học tập,rèn luyện)
3. 
4. 
5. Số lượng không hạn định 
6. Hình thành đường liên hệ tạm thời trong cung phản xạ
7../
 b. Cho ví dụ về sự thành lập một phản xạ có điều kiện có lợi cho bản thân ?
Câu 3:Hãy phân biệt tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết và nêu tính chất, vai trò của hooc môn?
Câu 4: Phân biệt hiện tượng thụ tinh và hiện tượng thụ thai?
Bài làm
Họ và tên:..
Lớp:..
Bài Khảo sát chất lượng học kì II - Năm học 2006- 2007
môn Sinh học 9
( Thời gian: 45 phút)
Câu 1 : Khoanh tròn vào đầu chữ cái câu trả lời đúng :
 	 1. Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều loại sinh vật có quan hệ với nhau về :
a. Nguồn gốc ;	b. Kí sinh	c. Dinh dưỡng	d. Cạnh tranh
 	2. Hệ sinh thái bao gồm :
a. Các quần xã SV	 b. SV tiêu thụ và SV phân giải
c. Các sinh cảnh	d. Quần xã SV và môi trường sống của quần xã
 	3.Mối quan hệ quan trọng đảm bảo tính gắn bó trong quần xã SV là:
a. Hợp tác	b. Cộng sinh	c. Dinh dưỡng	d. Hội sinh
 	4.Tảo quang hợp và nấm hút nước hợp lại thành địa y. Tảo cung cấp chất dinh dưỡng còn nấm cung cấp nước là ví dụ về mối quan hệ:
a. Cạnh tranh	b. Kí sinh	c. Cộng sinh	d. Hội sinh
Câu 2 : Em hãy chọn các tài nguyên ở cột B ghép với các dạng tài nguyên ở cột A và ghi vào cột kết quả :
Cột A
(Các dạng tài nguyên )
Ghi kết
quả
Cột B (Các tài nguyên )
1. Tài nguyên tái sinh 
2. Tài nguyên không
 tái sinh 
3. Tài nguyên năng
 lượng vĩnh cửu
a.Khí đốt tự nhiên; b. Tài nguyên nước 
c.Tài nguyên đất; d. Năng lượng gió 
e.Dầu lửa; f.Tài nguyên sinh vật 
h.Bức xạ mặt trời; i.Than đá 
k.Năng lượng thuỷ triều; l.Năng lượng suối nước nóng 
Câu 3 :Theo em tài nguyên rừng thuộc loại tài nguyên nào? Vì sao ?
Câu 4:Ưu thế lai là gì? Vì sao ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1và giảm dần ở các thế hệ sau?
Câu 5:Trong chọn giống người ta sử dụng tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần nhằm mục đích gì ?
Bài làm

File đính kèm:

  • docKSCL HKII Sinh hoc 6789.doc