Bài khảo sát chất lượng học kỳ II năm học 2005-2006 môn : sinh học - lớp 8

doc6 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1101 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài khảo sát chất lượng học kỳ II năm học 2005-2006 môn : sinh học - lớp 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS... . . . . . . . . Bài khảo sát chất lượng học kỳ II
Lớp . . . . . Năm học 2005-2006
Họ và tên . . . . . . . . . . . Môn : Sinh học - Lớp 8 
 (Thời gian :45 phút, không kể giao đề)
Đề ra:
Câu I: Hãy lựa chọn các từ hoặc các cụm từ sau điền vào chỗ trống trong câu để câu trở nên hoàn chỉnh và hợp lí:
a. Hệ thần kinh b. Nơ-ron này c. Một thân d. Tiếp giáp e. Cơ quan trả lời g. Sợi trục h. Cúc - xi - náp i. Nhánh k. Trục l. Bao miêlin
Nơ - ron là đơn vị cấu tạo nên ............. (1) ............ Mỗi nơ-ron bao gồm ........ (2) ..........., nhiều sợi...... (3)........ và một sợi .........(4)............ Sợi trục thường có ........(5)........Tận cùng ....... (6)........ các .........(7).......... nơi.........(8).......... giữa các........ (9)............Với nơ-ron khác hoặc với .........(10).............
Câu II: Hãy ghép tên các tuyến nội tiết phù hợp với tên loại hooc-môn mà nó tiết ra ở bảng sau:
Tên tuyến nội tiết
Tên hoóc - môn
1. Tuyến tuỵ
a. Prôgestêrôn
2. Tuyến sinh dục nam
b. Tirôxin
3. Tuyến trên thận
c. Ơstrôgen
4. Tuyến sinh dục nữ
d. Cooctizôn
5. Tuyến giáp
e. Glucagôn
f. Testôstêrôn
g. Insulin
Câu III: Nêu cơ sở hình thành phản xạ có điều kiện? cho ví dục về sự thành lập một phản xạ có điều kiện có lợi cho bản thân?
Câu IV: Trình bày quá trình tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận?
Câu V: Phân biệt tật cận thị và viễn thị?
Bài làm:
Trường THCS... . . . . . . . . Bài khảo sát chất lượng học kỳ II
Lớp . . . . . Năm học 2005-2006
Họ và tên . . . . . . . . . . . Môn : Sinh học - Lớp 6
 (Thời gian :45 phút, không kể giao đề)
Đề ra:
Câu I: Hãy chọn phương án đúng trong các câu sau:
1. Căn cứ vào đặc điểm của vỏ quả, có thể chia thành 2 nhóm quả chính là:
a. Quả khô và quả nẻ b. Quả khô và quả không nẻ
c. Quả khô và quả thịt c. Quả nẻ và quả không nẻ
2. Các bộ phận của hạt gồm:
a. Vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ b. Vỏ và chất dinh dưỡng dự trữ
c. Vỏ và phôi d. Phôi và chất dinh dưỡng
3. Đặc điểm của quả và hạt phát tán nhờ động vật là:
a. Quả có màu sắc sặc sỡ b. Quả nhẹ có lông
c. Quả có mùi thơm d. Hạt có vỏ cứng
4. Đường vận chuyển của nước trong cây sau khi được hấp thụ từ đất vào theo thứ tự lần lượt là:
a. Lá => thân => rễ b. Rễ => Thân => lá
c. Thân => Lá => Rễ d. Thân => Rễ => lá
Câu II: Hãy chọn nội dung cột B ghép vào cột A cho phù hợp:
Cột A
Cột B
Trả lời
1. Hoa lưỡng tính
a. Chỉ chứa nhuỵ
2. Hoa đơn tính
b. Gồm cả nhị và nhuỵ
3. Hoa đực
c. Chỉ chứa nhị
4. Hoa cái
d. Chỉ chứa nhị hoặc nhuỵ
Câu III: Vì sao khi gieo hạt cần phải làm đất tơi, xốp, chống úng, chống rét và gieo đúng thời vụ?
Câu IV: Em hãy nêu vai trò của thực vật.
Câu V: Để bảo vệ sự đa dạng của thực vật ở Việt Nam chúng ta cần phải làm gì?
Bài làm:
Trường THCS... . . . . . . . . Bài khảo sát chất lượng học kỳ II
Lớp . . . . . Năm học 2005-2006
Họ và tên . . . . . . . . . . . Môn : Sinh học - Lớp 7
 (Thời gian :45 phút, không kể giao đề)
Đề ra
Câu I: Hãy chọn phương án đúng trong các câu sau:
1. Đặc điểm của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay:
a. Hệ hô hấp có hệ thống túi khí.
b. Phổi có nhiều ống khí, thông với hệ thống túi khí.
c. Tim 4 ngăn, máu không bị pha.
d. Sự thông khí ở phổi là nhờ sự co giản các túi khí khi bay.
2. Những lớp động vật nào trong ngành ĐVCXS thích nghi hoàn toàn với đời sống trên cạn?
a. Lưỡng cư, bò sát, chim b. Bò sát, chim, thú
c. Lưỡng cư, bò sát, thú d. Lưỡng cư, chim, thú
3. Những động vật nào dưới đây thuộc bộ gặm nhấm:
a. Chuột đàn, sóc, nhím b. chuột chù, chuột chũi và chuột đàn
c. Sóc, dê, cừu, thỏ d. Chuột bạch, chuột chù, Kăng-gu-ru.
4. Đặc điểm nào chứng tỏ cá voi thích nghi với đời sống hoàn toàn ở nước:
a. Cơ thể hình thoi, cổ ngắn, lớp mỡ dưới da dày.
b. Chi trước biến đổi thành bơi chèo, vây đuôi nằm ngang, bơi bằng cách uốn mình theo chiều dọc.
C. Đẻ con và nuôi con bằng sữa.
d. Cả a và b.
Câu II: Hệ tuần hoàn của thằn lằn có gì giống và khác với ếch?
Câu III: Nêu ưu điểm của sự thai sinh so với sự đẻ trứng và noãn thai sinh?
Câu IV: Nêu ưu điểm của biện pháp đấu tranh sinh học?
Bài làmĐáp án - biểu điểm chấm KSCL kì II - môn: sinh 8
Năm học 2005 - 2006
Câu I: (2,5đ) mỗi ý đúng 0,25đ
1a; 2c; 3i; 4k; 5l; 6g; 7h; 8d; 9b; 10e
Câu II: (1,5đ) mỗi ý đúng 0,25đ
1e,g; 2f; 3d; 4c; 5b
Câu III: (2,5đ)
- Cơ sở hình thành PXCĐK:
	+ Kết hợp một kích thích có điều kiện (trước vài giây) với một kích thích không điều kiện nhiều lần và thường xuyên được củng cố (1đ)
	+ Hình thành đường liên hệ tạm thời giữa hai trung khu (0,5đ)
- Nêu được ví dụ (1đ)
	VD: Rèn luyện được thói quen tự dậy lúc 5h sáng để học bài
Câu IV: (2đ)
Nước tiểu được tạo thành ở các đơn vị chức năng của cầu thận, bao gồm:
	- Quá trình lọc máu ở cầu thận để tạo thành nước tiểu đầu (0,5đ)
	- Quá trình hấp thụ lại các chất cần thiết và quá trình bài tiết tiếp các chất độc và các chất không cần thiết ở ống thận, tạo ra nước tiểu chính thức đồng thời duy trì ổn định nồng độ các chất trong máu (1,5đ)
Câu V: (1,5đ) mỗi ý 0,5đ
Các tật của mắt
Biểu hiện
Nguyên nhân
Cách khắc phục
Cận thị
Tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn xa
- Do cầu mắt dài
- Do thể thuỷ tinh quá phồng
Đeo kính cận (kính mặt lõm-kính phân kì
Viễn thị
Tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn gần
- Do cầu mắt ngắn
- Do ở người già: thể thuỷ tinh bị lão hoá, không phồng lên được
Đeo kính lão (kính mặt lồi-kính hội tụ
Tổng: 10 điểm
Đáp án - biểu điểm chấm KSCL kì II - môn: sinh 6
Năm học 2005 - 2006
Câu I: (2đ) Mỗi ý đúng 0,5đ
1.c; 2.b; 3.d ; 4.b
Câu II: (2đ) Mỗi ý đúng 0,5đ
1.b; 2.d; 3.c; 4.a
Câu III: (2đ) Mỗi ý đúng 0,5đ
- Làm đất tơi xốp => đất thoáng, đủ không khí để hạt hô hấp
- Chống úng => Đảm bảo đủ không khí cho hạt hô hấp và không bị thối hạt.
- Chống rét => Đảm bảo nhiệt độ cho hạt nảy mầm
- Gieo đúng thời vụ => Đảm bảo thời tiết thuận lợi, như: nhiệt độ, độ ẩm.... để sự nảy mầm của hạt tốt và cây sinh trưởng phát triển tốt.
Câu IV: (3đ) Mỗi ý đúng 0,5điểm
- ổn định hàm lượng khí ô-xi và các-bô-níc trong không khí.
- Cung cấp ô-xi cho quá trình hô hấp của sinh vật.
- Góp phần điều hoà khí hậu giảm ô nhiễm môi trường
- Giữ đất, chống xói mòn, hạn chế hạn hán, lũ lụt, bảo vệ nguồn nước ngầm.
- Cung cấp chất hữu cơ (thức ăn) cho động vật, con người, tạo nơi ở cho động vật.
- Cung cấp nguyên liệu cho các hoạt động sống của con người.
Câu V: (1đ)
Cần nêu được các ý chính:
- Ngăn chặn phá rừng
- Hạn chế khai thác rừng bừa bãi.
- Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên.
- Tuyên truyền ý thức bảo vệ thực vật đến mọi người.
Tổng: 10 điểm
Đáp án - biểu điểm chấm KSCL kì II - môn: sinh 7
Năm học 2005 - 2006
Câu I: (2đ) Mỗi ý đúng 0,5 điểm
1.b; 2.b; 3.a; 4.d (Nếu chọn a hoặc d chỉ được 0,25đ)
Câu II: (3điểm)
- Nêu điểm giống (1đ) Có 2 vòng tuần hoàn vòng tuần hoàn phổi
 	 Vòng tuần hoàn cơ thể
- Nêu điểm khác: (2đ)
- Nêu điểm khác ở các đặc điểm: Tim, máu đi nuôi cơ thể.
Câu III: (3đ)
- Đẻ trứng: Phôi phát triển môi trường ngoài, lấy chất dinh dưỡng từ noãn hoàng của trứng => tỉ lệ sống thấp, con non yếu
- Trứng thai: Phôi phát triển trong cơ thể mẹ nhưng vẫn lấy chất dinh dưỡng từ noãn hoàng của trứng => con non yếu.
- Thai sinh: Phôi phát triển trong cơ thể mẹ, lấy chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ qua nhau thai và dây rốn. Đây là điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của phôi => tỉ lệ sống sót của phôi và con non cao.
Câu IV: Nêu được đầy đủ ưu điểm của biện pháp đấu tranh sinh học (2đ)
Tổng: 10 điểm

File đính kèm:

  • docDe thi KSCL HKII mon Sinh 6789.doc
Đề thi liên quan