Bài khảo sát học sinh giỏi lớp 5 môn Tiếng Việt

doc4 trang | Chia sẻ: trangpham20 | Lượt xem: 1135 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài khảo sát học sinh giỏi lớp 5 môn Tiếng Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài khảo sát học sinh giỏi lớp 5
Môn tiếng việt
( Thời gian làm bài 60 phút )
I. Phần trắc nghiệm: ( 6 điểm)
	Hãy đọc thầm đoạn văn sau, chọn đáp án đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây và ghi chữ cái đứng trước câu trả lời đó vào bài làm
	“Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều.
	Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng ...
	Ban đêm, trên bãi thả diều thật không có gì huyền ảo hơn. Có cảm giác thuyền đang trôi trên bãi Ngân Hà... Có cái gì cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi. Sau này tôi mới hiểu đấy là khát vọng. Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin: “ Bay đi diều ơi! Bay đi!” Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao của tôi.”
Cánh diều tuổi thơ - Tạ Duy Anh
1. Dòng nào nêu đúng ý câu văn: Tuổi thơ tôi được nâng lên từ những cánh diều?
	A. Thuở nhỏ, tác giả rất thích chơi diều.
	B. Thuở nhỏ, tác giả rất hay chơi thả diều và diều đã chắp cánh cho ước mơ trẻ thơ của tác giả.
	C. Hồi bé tác giả thường nâng cho diều bay lên cao.
2. Để gợi tả một tuổi niên thiếu đẹp đẽ tác giả đã dùng từ ngữ nào?
	A. tuổi thần tiên.
	B. tuổi ngọc ngà.
	C. tuổi măng non.
3. Chi tiết nào trong bài miêu tả niềm vui thích được thả diều của bọn trẻ một cách mạnh mẽ nhất?
	A. Chúng tôi hò hét nhau thả diều thi.
	B. Chúng tôi vui sướng đến phát dại.
	C. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng.
4. Điều gì “cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn” các bạn nhỏ?
	A. khát vọng.
	B. niềm tin.
C. ngọn lửa.
5. Các từ: khát vọng, hi vọng, khát khao, mơ ước có quan hệ gì?
	A. là từ đồng âm.
	B. là từ đồng nghĩa.
	C. là từ nhiều nghĩa.
6. Hai câu “ Bay đi diều ơi! Bay đi!” thuộc kiểu câu gì?
	A. Hai câu kể.
	B. Hai câu hỏi.
C. Hai câu khiến.
D. Hai câu cảm.
II. Phần tự luận:
Câu 1: ( 4 điểm) Mở đầu bài thơ “ Ngôi nhà”, tác giả Tô Hà viết:
	“ Em yêu nhà em
	Hàng xoan trước ngõ
	Hoa xao xuyến nở
	Như mây từng chùm ...”
	Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả trong đoạn thơ trên? Với cách miêu tả ấy, nhà thơ giúp em cảm nhận được điều gì?
Câu 2: ( 10 điểm)
	Đất nước ta đã trải qua những đau thương mất mát vô cùng to lớn trong hai cuộc chiến tranh. Hoà bình lập lại, đau thương vẫn chưa hết. Biết bao em bé là nạn nhân chất độc màu da cam, là gánh nặng dường như không vượt qua nổi của gia đình, xã hội . Nhìn những cảnh ngộ ấy, ta không thể không cảm thấy đau xé lòng. Vậy mà trong những cơ thể tật nguyền ấy lại chứa đựng những nghị lực phi thường. Họ đã vượt qua số phận để trở thành người có ích cho gia đình và cho cả xã hội. 
Em hãy kể lại một tấm gương như vậy. 
Bài khảo sát học sinh giỏi lớp 5
Môn tiếng việt
( Thời gian làm bài 60 phút )
I. Phần trắc nghiệm: ( 6 điểm)
	Hãy đọc thầm đoạn văn sau, chọn đáp án đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây và ghi chữ cái đứng trước câu trả lời đó vào bài làm
	Trời như một chiếc dù xanh bay mãi lên cao. Các hồ nước quanh làng như mỗi lúc một sâu hơn. Nó không còn là hồ nước nữa, nó là cái giếng không đáy, ta có thể nhìn thấy bầu trời bên kia trái đất.
	Cò trắng đứng co chân bên bờ ruộng, đầu ngẩng lên nhìn chốn xa xăm, mơ màng nỗi nhớ cố hương. Còn những con nhạn bay thành đàn trên trời cao như một đám mây trắng mỏng lướt qua thôn làng
	Trẻ con lùa bò ra bãi đê. Con đê vàng rực lên màu vàng tươi của đàn bò đủng đỉnh bước. Ngỡ đấy là một con đê vàng đang uốn lượn. Cánh đồng lúa xanh mướt, dập dờn trong gió nhẹ, chúng đuổi nhau mãi, đuổi nhau mãi từ ven làng đến tít tắp chân đê.
Mùa thu ở đồng quê - Nguyễn Trọng Tạo
1. Bức tranh phong cảnh mùa thu trong bài có những màu sắc nào?
	A. vàng, đỏ, tím.
	B. xanh, đỏ, vàng.
	C. xanh, trắng, vàng.
2. Những sự vật nào không được nhân hoá trong bài?
	A. Hồ nước.
	B. Con cò.
	C. Cánh đồng lúa.
3. Từ nào đồng nghĩa với từ “cố hương”?
	A. quê cũ.
	B. hương thơm.
	C. nhà cổ.
4. “Gieo” trong câu nào được dùng với nghĩa gốc?
	A. Câu hát ấy đã gieo vào lòng người những nỗi niềm thương cảm.
	B. Cánh đồng vừa mới được gieo hạt.
C. Đàn nhạn gieo vào sương sớm những tiếng kêu mát lành.
5. “thu” trong “mùa thu” và “thu” trong “thu chi” quan hệ với nhau như thế nào?
	A. đồng âm.
	B. đồng nghĩa.
	C. nhiều nghĩa.
6. Từ “dịu dàng” thuộc từ lại nào”?
	A. Danh từ.
	B. Động từ.
C. Tính từ.
II. Phần tự luận:
Câu 1: ( 4 điểm) 	Thời gian chạy qua tóc mẹ
	Một màu trắng đến nôn nao
	Lưng mẹ cứ dần còng xuống
	Cho con ngày một thêm cao
Trong lời mẹ hát – Trương Nam Hương
	Hãy trình bày cảm nhận của em khi đọc đoạn thơ trên.
Câu 2: ( 10 điểm)
	Một buổi sáng, quân lính nhà Vua kéo ngựa sắt, mang nón sắt, gậy sắt đến làng Phù Đổng. Cậu bé Gióng sau khi ăn no đã trở thành một chàng trai cao lớn khoẻ mạnh. Cậu từ biệt mẹ già và dân làng lên đường đi đánh giặc.
Bằng trí tưởng tượng, em hãy tả lại chàng Gióng trong buổi tiễn đưa đó. 

File đính kèm:

  • docDe HSG 5.doc