Bài kiểm tra 1 tiết - Học kì II – Năm học 2011 - 2012 môn Sinh học lớp 6
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài kiểm tra 1 tiết - Học kì II – Năm học 2011 - 2012 môn Sinh học lớp 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Nguyễn Du Lớp: Họ và tên: Điểm Lời phê của giáo viên BÀI KIỂM TRA 1 TIẾT - HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2011_2012 MÔN SINH HỌC - LỚP 6 Đề 1 I. Trắc nghiệm: (4 điểm) A . H·y khoanh vµo ch÷ c¸i ®øng tríc c©u tr¶ lêi ®óng trong c¸c c©u cho sau ®©y: (2 đ) 1. Thụ phấn là gì? a. Là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy. b. Là hiện tượng ong mang phấn hoa từ hoa này sang hoa khác. c. Là hiện tượng nhờ gió mà hạt phấn bay từ hoa này đến hoa khác. d. Là hiện tượng tế bào sinh dục đực kết hợp với tế bào sinh dục cái. 2. Hoa tự thụ phấn khác với hoa giao phấn ở đặc điểm nào? a. Hoa có hạt phấn chuyển đến đầu nhụy của hoa khác. b. Là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy. c. Hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của chính hoa đó. d. Là hiện tượng tế bào sinh dục đực kết hợp với tế bào sinh dục cái. 3. Sau khi thụ tinh noãn phát triển thành bộ phận nào? a. Phôi b. Hạt c. Quả d. Hợp tử 4. Hoa gồm mấy bộ phận chính: a. Đài, tràng, nhị, nhụy b. Đài, tràng, chỉ nhị, vòi nhụy c. Cuống hoa, đế hoa, nhị, nhụy d. Cuống hoa, đế hoa, chỉ nhị, vòi nhụy 5. Chất dinh dưỡng dự trữ của hạt đỗ đen ở: a. Chồi mầm b. Rễ mầm c. Thân mầm d. Lá mầm 6. Hạt lạc gồm có: a. Vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ b. Vỏ, phôi c. Chồi mầm, rễ mầm, thân mầm, lá mầm d. Phôi nhũ 7. Những quả và hạt phát tán nhờ gió: a. Quả chi chi, quả cải, quả đậu bắp b. Quả ké đầu ngựa, quả cây xấu hổ c. Quả chò, quả bồ công anh, hạt hoa sữa d. Quả thông, quả trâm bầu 8. Dương xỉ sinh sản bằng bộ phận nào? a. Bào tử b. Nguyên tản c. Tế bào sinh dục đực d. Tế bào sinh dục cái B. Ghép các chức năng chính (I) sao cho phù hợp với đặc điểm chính (II) của bảng sau: (1đ) Các chức năng chính (I) Đặc điểm chính (II) 1. Hấp thụ nước và muối khoáng cho cây a. Gồm vỏ quả và hạt 2. Thực hiện thụ phấn, thụ tinh, kết hạt, tạo quả b. Gồm vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ 3. Nảy mầm thành cây con, duy trì, phát triển nòi giống c. Có các tế bào biểu bì kéo dài thành lông hút 4. Bảo vệ hạt, góp phần phát tán hạt d. Mang các hạt phấn chứa tế bào sinh dục đực và noãn chứa tế bào sinh dục cái e. Gồm nhiều bó mạch gỗ và mạch rây C. Điền từ hay cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau: (1 đ) Muốn cho hạt nảy mầm ngoài chất lượng của hạt còn cần có đủ (1)., không khí và (2).thích hợp. Khi gieo hạt phải làm đất tơi xốp, phải (3).. hạt gieo: chống úng, chống hạn, chống rét, phải (4).đúng thời vụ. II. Tự luận: (6 điểm) Câu 1. (3đ) a/ Sự khác nhau cây một lá mầm và cây hai lá mầm? b/ Trình bày các đặc điểm phát tán của quả và hạt? Câu 2. (2đ) Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ có những đặc điểm gì? Ví dụ? Câu 3. (1đ) Tại sao rêu ở cạn nhưng chỉ sống được ở chỗ ẩm ướt? ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA 45 PHÚT HKII. NĂM HỌC: 2011 - 2012 MÔN : SINH HỌC 6 GIÁO VIÊN: TỪ LÊ HỒNG TRÚC LỚP 6.7, 6.8 . SỐ LƯỢNG: BÀI ĐỀ 1: I ) TRẮC NGHIỆM : (MỖI Ý ĐÚNG 2,5 ĐIỂM) A. 1a ; 2c ; 3b ; 4a ; 5d ; 6b ; 7c ; 8a . B. 1c 2d 3b 4a C. 1. nước 2. nhiệt độ 3. chăm sóc 4. gieo hạt II )TỰ LUẬN (60 ĐIỂM): Câu 1 : (30 đ) a/ (10 đ) Sự khác nhau cây một lá mầm và cây hai lá mầm: Cây một lá mầm Cây hai lá mầm Phôi của hạt có 1 lá mầm Phôi của hạt có 2 lá mầm b/ (20 đ) Quả và hạt có những đặc điểm thích nghi với nhiều cách phát tán khác nhau: + Phát tán nhờ gió: có cánh hoặc có túm lông nên có thể bị gió thổi đi rất xa. + Phát tán nhờ động vật: quả có nhiều gai hoặc nhiều móc dễ vướng vào lông hoặc da của động vật đi qua là những quả được động vật thường ăn. + Tự phát tán: vỏ quả có khả năng tự tách hoặc mở ra để cho hạt tung ra ngoài. Câu 2. (20đ) Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ có những đặc điểm: Có màu sắc sặc sỡ, có hương thơm, mật ngọt, hạt phấn to và có gai, đầu nhụy có chất dính. Ví dụ: hoa hồng, hoa nguyệt quế Câu 3. (10đ) Rêu ở cạn nhưng chỉ sống được ở chỗ ẩm ướt vì: Các thực vật sống ở trên cạn ( như cây rêu) cần phải có bộ phận để hút nước và thức ăn (rễ) và vận chuyển các chất đó lên cây ( bó mạch dẫn bên trong). Những đặc điểm cấu tạo của rêu: chưa có rễ chính thức, chưa có bó mạch dẫn ở thân, lá, rễ. Như vậy chức năng hút và dẫn truyền chưa hoàn chỉnh. Việc lấy nước và chất khoáng hòa tan trong nước vào cơ thể còn phải thực hiện bằng cách thấm qua bề mặt. Điều đó giải thích tại sao rêu thường chỉ sống được ở chỗ ẩm ướt và sống thành từng đám, kích thước cây thường nhỏ bé. Trường THCS Nguyễn Du Lớp: Họ và tên: Điểm Lời phê của giáo viên BÀI KIỂM TRA 1 TIẾT - HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2011_2012 MÔN SINH HỌC - LỚP 6 Đề 2 I. Trắc nghiệm: (4 điểm) A . H·y khoanh vµo ch÷ c¸i ®øng tríc c©u tr¶ lêi ®óng trong c¸c c©u cho sau ®©y: (2 đ) 1. Thụ phấn là gì? a. Là hiện tượng nhờ gió mà hạt phấn bay từ hoa này đến hoa khác. b. Là hiện tượng ong mang phấn hoa từ hoa này sang hoa khác. c. Là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy. d. Là hiện tượng tế bào sinh dục đực kết hợp với tế bào sinh dục cái. 2. Hoa giao phấn khác với hoa tự thụ phấn ở đặc điểm nào? a. Hoa có hạt phấn chuyển đến đầu nhụy của hoa khác. b. Hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của chính hoa đó. c. Là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy. d. Là hiện tượng tế bào sinh dục đực kết hợp với tế bào sinh dục cái. 3. Sau khi thụ tinh bầu phát triển thành bộ phận nào? a. Phôi b. Hạt c. Quả d. Hợp tử 4. Hoa gồm mấy bộ phận chính: a. Cuống hoa, đế hoa, chỉ nhị, vòi nhụy b. Đài, tràng, chỉ nhị, vòi nhụy c. Cuống hoa, đế hoa, nhị, nhụy d. Đài, tràng, nhị, nhụy 5. Chất dinh dưỡng dự trữ của hạt ngô ở: a. Chồi mầm b. Rễ mầm c. Thân mầm d. Phôi nhũ 6. Hạt dưa gồm có: a. Phôi nhũ b. Chồi mầm, rễ mầm, thân mầm, lá mầm c. Vỏ, phôi d. Vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ 7. Những quả và hạt phát tán nhờ động vật: a. Quả chò, quả bồ công anh, hạt hoa sữa b. Quả ké đầu ngựa, quả cây xấu hổ c. Quả chi chi, quả cải, quả đậu bắp d. Quả thông, quả trâm bầu 8. Bào tử của dương xỉ phát triển thành: a. Cây con b. Nguyên tản c. Tế bào sinh dục đực d. Tế bào sinh dục cái B. Ghép các chức năng chính (I) sao cho phù hợp với đặc điểm chính (II) của bảng sau: (1đ) Các chức năng chính (I) Đặc điểm chính (II) 1. Vận chuyển nước, muối khoáng từ rễ lên lá và chất hữu cơ từ lá đến các bộ phận của cây a. Tế bào chứa lục lạp, trên lớp tế bào biểu bì có lỗ khí đóng mở được 2. Thực hiện thụ phấn, thụ tinh, kết hạt, tạo quả b. Gồm vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ 3. Nảy mầm thành cây con, duy trì, phát triển nòi giống c. Có các tế bào biểu bì kéo dài thành lông hút 4. Thu nhận ánh sáng, trao đổi khí, thoát hơi nước d. Mang các hạt phấn chứa tế bào sinh dục đực và noãn chứa tế bào sinh dục cái e. Gồm nhiều bó mạch gỗ và mạch rây C. Điền từ hay cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau: (1 đ) Khi gieo hạt phải (1).., phải chăm sóc hạt gieo: chống úng, chống hạn, (2)., phải gieo hạt đúng thời vụ. Muốn cho hạt nảy mầm ngoài (3). của hạt còn cần có đủ nước, không khí và (4) thích hợp. II. Tự luận: (6 điểm) Câu 1. (3đ) a/ Phôi của hạt gồm những bộ phận nào? b/ Trình bày các đặc điểm phát tán của quả và hạt? Câu 2. (2đ) Hoa thụ phấn nhờ gió có những đặc điểm gì? Ví dụ? Câu 3. (1đ) Tại sao rêu ở cạn nhưng chỉ sống được ở chỗ ẩm ướt? ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA 45 PHÚT HKII. NĂM HỌC: 2011 - 2012 MÔN : SINH HỌC 6 GIÁO VIÊN: TỪ LÊ HỒNG TRÚC LỚP 6.7, 6.8 . SỐ LƯỢNG: BÀI ĐỀ 2: I ) TRẮC NGHIỆM : (MỖI Ý ĐÚNG 2,5 ĐIỂM) A. 1c ; 2a ; 3c ; 4d ; 5d ; 6c ; 7b ; 8b . B. 1e 2d 3b 4a C. 1. làm đất tơi xốp 2. chống rét 3. chất lượng 4. nhiệt độ II )TỰ LUẬN (60 ĐIỂM): Câu 1 : (30 đ) a/ (10 đ) Phôi của hạt gồm những bộ phận: Chồi mầm, rễ mầm, thân mầm, lá mầm b/ (20 đ) Quả và hạt có những đặc điểm thích nghi với nhiều cách phát tán khác nhau: + Phát tán nhờ gió: có cánh hoặc có túm lông nên có thể bị gió thổi đi rất xa. + Phát tán nhờ động vật: quả có nhiều gai hoặc nhiều móc dễ vướng vào lông hoặc da của động vật đi qua là những quả được động vật thường ăn. + Tự phát tán: vỏ quả có khả năng tự tách hoặc mở ra để cho hạt tung ra ngoài. Câu 2. (20đ) Hoa thụ phấn nhờ gió có những đặc điểm: Hoa nằm ở ngọn cây; bao hoa thường tiêu giảm; chỉ nhị dài, hạt phấn nhiều, nhỏ, nhẹ; đầu nhụy thường có lông dính. Ví dụ: hoa cây phi lao, hoa cây ngô Câu 3. (10đ) Rêu ở cạn nhưng chỉ sống được ở chỗ ẩm ướt vì: Các thực vật sống ở trên cạn ( như cây rêu) cần phải có bộ phận để hút nước và thức ăn (rễ) và vận chuyển các chất đó lên cây ( bó mạch dẫn bên trong). Những đặc điểm cấu tạo của rêu: chưa có rễ chính thức, chưa có bó mạch dẫn ở thân, lá, rễ. Như vậy chức năng hút và dẫn truyền chưa hoàn chỉnh. Việc lấy nước và chất khoáng hòa tan trong nước vào cơ thể còn phải thực hiện bằng cách thấm qua bề mặt. Điều đó giải thích tại sao rêu thường chỉ sống được ở chỗ ẩm ướt và sống thành từng đám, kích thước cây thường nhỏ bé.
File đính kèm:
- de72 kt sinh 7.doc