Bài kiểm tra 1 tiết môn: Hóa học 10 - Chương oxi lưu huỳnh

doc3 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 20840 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài kiểm tra 1 tiết môn: Hóa học 10 - Chương oxi lưu huỳnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIÊN GIANG 	BÀI KIỂM TRA 1 TIẾT
Trường THPT Vân Khánh 	Môn: Hóa Học 10
Họ và tên:.. 	Thời gian: 45’
Lớp 10A	Đề 1
Khoanh tròn đáp án mà em cho là đúng nhất:
Câu 1: Phương trình phản ứng sai là:
	A. Cu +2H2SO4 đặc,nóng →CuSO4 + SO2 + 2H2O	
	B. 2Al +6H2SO4 đặc,nóng →Al2(SO4)3 + 3SO2 + 6 H2O	
	C. Fe + H2SO4 đặc,nguội → FeSO4 + H2	
	D. S+ 2H2SO4 đặc,nóng→3SO2+2H2O
Câu 2: Trộn 100ml dung dịch H2SO4 20% (d=1,14)) và 400g dung dịch BaCl2 5,2%. Tìm số gam kết tủa tạo thành.A. Kết quả khác	B. 46,6 	C. 23,3 	D. 11,6 
Câu 3: Sục khí SO2 dư vào dung dịch brom :
	A. Dung dịch mất màu.	B. Dung dịch bị vẩn đục	
	C. Dung dịch vẫn có màu nâu.	D. Dung dịch chuyển màu vàng.
Câu 4: Thuốc thử duy nhất có thể dùng để phân biệt 3 dung dịch H2SO4 , Ba(OH)2, HCl là:
	A. quỳ tím 	B. dung dịch BaCl2	C. Cu 	D. SO2 
Câu 5: Để pha loãng dung dịch H2SO4 đặc người ta làm như sau :
	A. đổ từ từ nước vào axit	B. đổ nhanh axit vào nước.	
	C. đổ nhanh nước vào axit.	D. đổ từ từ axit vào nước.
Câu 6: Chất vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa là:
	A. H2S 	B. H2SO4 đặc	C. S 	D. O2 
Câu 7: Ứng dụng nào sau đây không phải của ozon ? 
	A. Chữa sâu răng, bảo quản hoa quả.	B. Khử trùng nước uống, khử mùi. 	
	C. Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm. 	D. Tẩy trắng các loại tinh bột, dầu ăn. 
Câu 8: Chất nào sau đây là nguyên nhân chính gây ra sự phá huỷ tầng ozon ?
	A. NO2 	B. CFC	C. SO2 	D. CO2 
Câu 9: Cho phương trình: Mg + H2SO4đặc -> MgSO4 + H2S + H2O ;Hệ số cân bằng của phương trình:
 A. 4, 5, 4, 1, 4	B. 5, 4, 4, 4, 1	C. 4, 4, 5, 1, 4	D. 1, 4, 4, 4, 5
Câu 10: Ở điều kiện thường hỗn hợp khí có thể tồn tại trong một bình kín là:
	A. Cl2,O2 	B. H2S,O2 	C. Cl2,H2 	D. H2S,SO2
Câu 11: Tính chất hóa học đặc trưng của H2S là:
	A. Vừa oxi hóa vừa khử	B. Tính axit yếu,tính khử mạnh	
	C. tính oxi hóa 	D. tính khử 
Câu 12: Nung nóng 1 hỗn hợp gồm 6,4 gam lưu huỳnh và 2,6 gam kẽm trong 1 bình kín. Sau khi phản ứng kết thúc thì chất nào còn dư? Bao nhiêu gam? ( biết S=32,Zn=65)
	A. Zn dư và 5,12gam	B. cả 2 đều dư và 7,13gam	
	C. S dư và 4 gam	D. S dư và 5,12gam
Câu 13: Phản ứng điều chế oxi trong phòng thí nghiệm là 
A. 2KMnO4 ® K2MnO4 + MnO2 + O2­	B. 2H2O 2H2 + O2­	
C. 2KI + O3 + H2O ® I2 + 2KOH + O2 D. 5nH2O + 6nCO2 (C6H10O5)n + 6nO2
Câu 14: Chất nào sau đây phản ứng ngay với bột S ở điều kiện thường:
	A. Fe	B. Cacbon 	C. Oxi 	D. Hg
Câu 15: Cấu hình của ion O2- là
	A. 2s22p2 	B. 2s22p6	C. 2s22p8	D. 2s22p4 
Câu 16: Tính thể tích O2 ở điều kiện tiêu chuẩn cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 1,2 kg C.(biết O=16,C=12)
	A. 2240 lít	B. 224 lít	C. 2,24 lít	D. 22,4 lít
Câu 17: So sánh tính chất cơ bản của oxi và lưu huỳnh ta có 
	A. tính oxi hóa của oxi = tính oxi hóa của S 	B. tính khử của lưu huỳnh > oxi 	
	C. tính oxi hóa của oxi < lưu huỳnh 	D. tính khử của oxi = tính khử của S 
Câu 18: Cho phương trình phản ứng: Fe + H2SO4 đặc, nóng→ X+ Y +Z; X,Y,Z lần lượt là:
	A. FeSO4, SO2, H2O	B. Fe2(SO4)3, H2, H2O 	
	C. FeSO4, H2, H2O 	D. Fe2(SO4)3, SO2, H2O 
Câu 19: Trong nhóm chất nào sau đây, số oxi hóa của S đều là +6.
	A. H2S, H2SO3, H2SO4 	B. SO2, SO3, CaSO3 	
	C. H2SO4, H2S2O7, CuSO4 	D. K2S, Na2SO3, K2SO4 
Câu 20: Cho 10,4 gam hỗn hợp gồm Fe và Mg tác dụng vừa đủ với 9,6 gam S. Thành phần % theo khối lượng của Fe và Mg trong hỗn hợp là:( biết Fe=56, Mg=24,S=32)
	A. 52,76% & 47,24% 	B. 72% &28%	
	C. 53,85% & 46,15% 	D. 63,8% & 36,2% 
Câu 21: Dãy kim loại nào sau đây không tác dụng H2SO4 đặc, nguội.
	A. Al, Fe,Cr	B. Cu, Ag,Hg	C. Mg, Zn, Ni	D. Pb, Cu,Ag
Câu 22: Dẫn 112 ml khí SO2 (đktc) vào 100 ml dung dịch NaOH 0,075M. Dung dịch sau phản ứng chứa muối: ( biết S=32,Na=23,H=1,O=16)
	A. NaHSO3 	B. NaHSO3 và Na2SO3 C. Na2SO3	D. Na2SO4 
Câu 23: Cho các phản ứng sau :(1) S + O2 ® SO2 ; 	(2) S + H2 ® H2S ;
	(3) S + 3F2 ® SF6 ; 	(4) S + 2K ®K2S .
	S đóng vai trò chất khử trong những phản ứng nào? 
	A. chỉ (1) 	B. chỉ (3) 	C. (2) và (4) 	D. (1) và (3)
Câu 24: Trong phòng thí nghiệm, để thu khí oxi người ta thường dùng phương pháp đẩy nước. Tính chất nào sau đây là cơ sở để áp dụng cách thu khí này đối với khí oxi ?
	A. Oxi có nhiệt độ hóa lỏng thấp : –183 oC.	B. Oxi ít tan trong nước	
	C. Oxi là khí hơi nặng hơn không khí.	D. Oxi là chất khí ở nhiệt độ thường.
Câu 25: Trong phản ứng: SO2 + 2H2S→ 3S + 2H2O
	A. SO2 bị oxi hóa, H2S bị khử	B. SO2 bị khử, H2S là chất oxi hóa	
	C. SO2 là chất khử, H2S là chất oxi hóa	D. SO2 bị khử, H2S bị oxi hóa
Câu 26: Dung dịch H2S để lâu ngày trong không khí thường có hiện tượng
	A. xuất hiện chất rắn màu đen	B. bị vẫn đục, màu vàng	
	C. chuyển thành màu nâu đỏ	D. vẫn trong suốt không màu
Câu 27: Cho các phản ứng sau:(1) SO2 + 2H2O + Br2 →2HBr +H2SO4 ;(2) SO2 + NaOH → NaHSO3 ; 
(3) SO2 + CaO →CaSO3; (4) SO2 + 2H2S→ 3S +2H2O. 
SO2 đóng vai trò chất khử trong các phản ứng là:
	A. 1,2,4	B. 1,4	C. 4	D. 1
Câu 28: SO2 là một trong những khí gây ô nhiễm môi trường vì:
	A. SO2 là một ôxit axit	B. SO2 vừa có tính chất khử vừa có tính ôxi hoá.
	C. SO2 là chất có mùi hắc, nặng hơn không khí.
	D. SO2 là khí độc tan trong nước mưa tạo thành axít gây ra sự ăn mòn kim loại
Câu 29: Dung dịch thuốc tím có thể oxi hóa khí sunfuro. Để oxi hóa hoàn toàn 16,8 lít khí sunfuro (đktc) thì khối lượng thuốc tím cần là: (biết S=32,K=39,O=16,Mn=55)
	A. 46,4gam	B. 47,4 gam 	C. 50 gam 	D. 45gam 
Câu 30: Đốt cháy 8g đơn chất M cần 5,6 lít O2(đktc) . Chất M là
	A. Na(Z=23) 	B. S(Z=32) 	C. C(Z=12) 	D. P(Z=31)
HếtĐáp án :
	1. C	2. B	3. A	4. A	5. D	6. C	7. C	8. B	9. A	10. A	11. D	12. C	13. A	14. D	15. B	16. C	17. C	18. D	19. C	20. A	21. A	22. B	23. D	24. B	25. D	26. B	27. D	28. D	29. B	30. B	

File đính kèm:

  • docDE KIEM TRA CHUONG OXI LUU HUYNH.doc
Đề thi liên quan