Bài kiểm tra 15 phút Lí 6 - Học kì I

doc2 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 503 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài kiểm tra 15 phút Lí 6 - Học kì I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài kiểm tra 15' lí 6 - HKI 
Họ và tên: ....
Lớp 6A....
Ngày kiểm tra../../
Điểm
Bài 1: Trước khi đo độ dài của một vật, nên ước lượng giá trị cần đo để
A. chọn thước có GHĐ lớn hơn độ dài cần đo để chỉ đo một lần.
B. chọn thước có GHĐ nhỏ hơn độ dài cần đo để đo nhiều lần.
C. chọn thước có GHĐ bằng độ dài cần đo.
D. chọn thước có GHĐ và ĐCNN phù hợp nhằm đo nhanh và giảm được sai số trong khi đo.
Bài 2: Thước nào dưới đây thích hợp nhất để đo độ dài sân trường em?
A. Thước thẳng có GHĐ 1 m và ĐCNN 1mm.
B. Thước cuộn có GHĐ 5 m và ĐCNN 5 mm.
C. Thước dây có GHĐ 150 cm và ĐCNN 1mm.
D. Thước kẻ có GHĐ 30 cm và ĐCNN 1 mm.
Bài 3: Một cái bàn có chiều dài lớn hơn 1 mét và nhỏ hơn 1,5 mét. Dùng thước nào sau đây để đo chiều dài của bàn là thuận lợi và chính xác nhất?
A. Thước có GHĐ 150 cm và ĐCNN 1mm.
B. Thước có GHĐ 100 cm và ĐCNN 1mm.
C. Thước có GHĐ 150 cm và ĐCNN 1cm.
D. Thước có GHĐ 150 cm và ĐCNN 2cm.
Bài 4: Dùng thước có ĐCNN là 1cm để đo độ dài bàn học. Cách ghi kết quả nào sau đây là đúng nhất?
A. 1,5 m
B.15 dm 
C. 150 cm
D. 1500 mm
Bài 5: Từng HS trong nhóm thực hành đo độ dài của một vật và thu được nhiều giá trị khác nhau. Kết quả đo của nhóm là
A. giá trị trung bình cộng của tất cả các giá trị mà các bạn trong nhóm đã đo.
B. giá trị trung bình cộng của giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất.
C. giá trị nhỏ nhất đo được.
D. giá trị lớn nhất đo được.
Bài 6: Vật M được đặt trên một thước như hình vẽ. Chiều dài của vật M là
A. 7,2 cm 
B. 7,1 cm
C. 7,0 cm
D. 7 cm
M
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
cm
Bài 7: Vật N được đặt trên một thước như hình vẽ. Chiều dài của vật N là
A. 6,5 cm
B. 6,6 cm
C. 6,7 cm
D. 6,0 cm
N
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
cm
Bài 8: Vật P được đặt trên một thước như hình vẽ. Chiều dài của vật P là
A. 1 cm
B. 7,5 cm
C. 6,5 cm
D. 6,4 cm
P
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
cm
Bài 9: Trong các ghi dưới đây cách ghi nào chỉ khối lượng của hàng hóa?
A. Trên nhãn chai rượu ghi: 500 ml
B. Trên hộp bánh ghi: 500 gam
C. Nhẫn vàng ghi: Vàng 9999
D. Trên vỏ hộp Vitamin ghi: 1000 viên nén
Bài 10: Bình chia độ ở hình bên có GHĐ và ĐCNN lần lượt là
A. 100 cm3 và 10 cm3
 B. 100 cm3 và 5 cm3
C. 100 cm3 và 1 cm3
D. 100 cm3 và 2 cm3
Bài 11: Thể tích nước trong chai còn gần bằng 500 cm3. Bình chia độ phù hợp nhất để đo lượng nước đó là
A. bình có GHĐ 500ml và có vạch chia tới 10 ml
B. bình có GHĐ 500ml và có vạch chia tới 5 ml
C. bình có GHĐ 500ml và có vạch chia tới 1 ml
D. bình có GHĐ 200ml và có vạch chia tới 1 ml
Bài 12: Kết quả đo thể tích chất lỏng là 36,4 cm3. ĐCNN của bình chia độ dùng để đo thể tích đó là
A. 0,5 cm3
B. 2 cm3
C. 0,4 cm3
D. 0,2 cm3
Bài 13: Kết quả đo thể tích chất lỏng là 68,5 cm3. ĐCNN của bình chia độ dùng để đo thể tích đó có thể là
A. 0,5 cm3
B. 0,1 cm3
C. cả A và B đều đúng
D. cả A và B đều sai
Bài 14: Kết quả đo thể tích chất lỏng là 56,6 cm3. ĐCNN của bình chia độ dùng để đo thể tích đó có thể là
A. 0,5 cm3
B. 0,2 cm3
C. 0,1 cm3
D. cả B và C đều đúng
Bài 15: Một bình chia độ chứa 44 cm3 nước. Thả một hòn đá vào thấy mực nước trong bình dâng lên đến vạch 56 cm3. Thể tích của viên đá đó là
A. 44 cm3
B. 56 cm3
C. 100 cm3
D. 12 cm3
Bài 16: Một bình chia độ chứa 50 cm3 nước. Thả một viên bi vào thấy mực nước trong bình dâng lên đến vạch 55 cm3. Thả tiếp hai viên bi giống hệt như thế vào bình, mực nước sẽ dâng đến vạch
A. 55 cm3
B. 60 cm3
C. 65 cm3
D. 70 cm3
Bài 17: Dùng bình chia độ có ĐCNN là 2ml để đo thể tích vật rắn. Cách ghi kết quả nào sau đây đúng?
A. 88,4 cm3
B. 66 cm3
C. 75 cm3
D. 48,0 cm3
Bài 18: Trên vỏ hộp trà có ghi: 200gam. Số đó cho biết
A. khối lượng trà chứa trong hộp
B. chiều cao của hộp trà
C. thể tích của hộp trà
D. khối lượng của vỏ hộp trà
Bài 19: Người bán hoa quả thường dùng cân nào trong các cân dưới đây?
A. Cân có GHĐ 1000 kg và ĐCNN là 1 kg Cân 
B. Cân có GHĐ 100 kg và ĐCNN là 0,5 kg 
C. Cân có GHĐ 5 kg và ĐCNN là 20 gam
D. có GHĐ 1 kg và ĐCNN là 10 gam
Bài 20: Chọn phương án trả lời đúng.
Trong phép đo độ dài của một vật, có những nguyên nhân làm phép đo không được chính xác, đó là:
a. Đặt thước đo không dọc theo chiều dài cần đo.
b. Vạch số 0 không ngang bằng với một đầu của vật.
c. Các vạch chia của thước không đều nhau.
d. Đặt mắt không vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật.
 e. Thước có chiều dài nhỏ hơn nhiều so với chiều dài cần đo.
g. Đọc kết quả đo không chính xác.
Sai số mà người đo có thể khắc phục là
A. a - b - c - d - e 
B. a - b - d - e - g
C. a - b - c - e - g
D. a - b - c - d - g

File đính kèm:

  • docKiem tra 15 phut li 6 HKI 20cau TNKQ.doc
Đề thi liên quan