Bài kiểm tra chất lượng giữa kỳ II năm học 2008 - 2009 môn: ngữ văn lớp 9 thời gian làm bài: 90 phút

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1072 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài kiểm tra chất lượng giữa kỳ II năm học 2008 - 2009 môn: ngữ văn lớp 9 thời gian làm bài: 90 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Khánh Thượng

Bài kiểm tra chất lượng giữa kỳ II
Năm học 2008 - 2009
Môn: Ngữ Văn lớp 9
Thời gian làm bài: 90 phút
Số báo danh:……………..………….	Phòng thi:…………………………….

Phần I. Trắc nghiệm (2,5 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng.
Câu 1. Bài thơ Viếng lăng Bác được sáng tác vào năm nào?
A. Năm 1974	B. Năm 1975	C. Năm 1976 	D. Năm 1977
Câu 2: Câu thơ “Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” sử dụng phép tu từ gì?
A. So sánh	B. ẩn dụ	C. Hoán dụ 	D. Nhân hoá	
Câu 3. Phẩm chất nổi bật nào của cây tre được tác giả nói đến trong khổ thơ đầu của bài thơ?
A. Cần cù, bền bỉ	C. Bất khuất, kiên trung
B. Ngay thẳng, trung trực	D. Thanh cao, trung hiếu
Câu 4. Tác giả sử dụng phép tu từ nào trong hai câu thơ:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
A. So sánh	B. ẩn dụ	C. Điệp ngữ 	D. Hoán dụ
Câu 5. Hiệu quả của phép tu từ tìm được trong hai câu trên là gì?
A. Ca ngợi sự cao quý của hình ảnh Bác.
B. Ca ngợi vẻ đẹp diệu kì của hình ảnh Bác.
C. Ca ngợi công lao to lớn của Bác
Phần II. Tự luận (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm)
	…Mai về Miền Nam thương trào nước mắt
	Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
	Muốn làm đoá hoa toả hương đâu dây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
	a. Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ trên? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy?
	b. Hình ảnh hàng tre bên lăng Bác đã được nhà thơ miêu tả trong khổ thơ đầu của văn bản. Việc tác giả nhắc lại chi tiết cây tre trong câu thơ cuối bài có ý nghĩa gì?
Câu 2 (5 điểm)
Suy nghĩ về thân phận người phụ nữ dưới xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.
Trường THCS Khánh Thượng

Hướng dẫn chấm Bài kiểm tra chất lượng giữa kỳ II
Năm học 2008 - 2009
Môn: Ngữ Văn lớp 9

Phần I. Trắc nghiệm (2,5 điểm)
	Mỗi đáp án đúng 0,5 điểm
Câu 1.	Câu 3. C	Câu 5. C
Câu 2. B	Câu 4. B
Phần II. Tự luận
Câu 1 (2 điểm)
(1 điểm) a. Biện pháp nghệ thuật: Điệp ngữ “Muốn làm” và liệt kê: con chim, đoá hoa, cây tre trung hiếu.
Tác dụng: Diễn tả tâm trạng lưu luyến muốn được ở mãi bên lăng Bác. Đặc biệt tác giả muốn làm “cây tre trung hiếu”, nghĩa là muốn sống đẹp, trung thành với lí tưởng của Bác, của dân tộc.
(1 điểm) b. ý nghĩa: Tạo kết cấu đầu cuối tương ứng, làm đậm nét hình ảnh hàng tre, gây ấn tượng sâu sắc và dòng cảm xúc được trọn vẹn.
Câu 2 (6 điểm)
1. Mở bài: (1 điểm)
- Đề tài phụ nữ trong văn học nói chung, trong văn học trung đại nói riêng.
- Giới thiệu nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương và tính chất tiêu biểu cho hình ảnh người phụ nữ dưới chế độ cũ.
2. Thân bài : (3 điểm)
* Vũ Nương - người phụ nữ có tâm hồn cao đẹp nhưng số phận đau khổ (1,5 điểm).
- Vũ Nương là người phụ nữ đẹp.
+ Tư dung tốt đẹp - người con gái bình dân.
+ Là người con hiếu thảo, người mẹ thương con, người vợ chung thuỷ.
+ Là người có lòng tự trọng.
- Vũ Nương lại là người phải gánh chịu nhiều khổ đau:
+ Một mình nuôi con, lo lắng thuốc thang, chôn cất mẹ chồng.
+ Bị Trương Sinh đối xử phũ phàng: nghi ngờ, không cho nàng biết nguyên do, mắng nhiếc thậm tệ khiến nàng phải tìm đến cái chết.
+ Muốn quay trở lại cuộc sống trần gian nhưng không thể được.
* Suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến (1, 5 điểm)
- Con người không làm chủ được vận mệnh của mình.
- Xã hội phong kiến với những luật lệ khắc khe, vô nhân đạo gây ra bao bất công cho người phụ nữ; chế độ đa thê gây bao cảnh oan trái đau lòng.
- Người phụ nữ buộc phải cam chịu, nhẫn nhục nên những bất công đó có điều kiện phát triển.
- Cảm thông và hiểu rõ điều tốt đẹp trong phẩm chất của họ.
(lấy ví dụ qua ca dao, thơ Hồ Xuân Hương, Truyện Kiều,….)
3. Kết bài: (1 điểm)
Hểu về thời đã qua để thêm yêu hiện tại.
Yêu cầu:
Bài viết một bài nghị luận về tác phẩm truyện có bố cục rõ ràng theo đúng yêu cầu của đề, có cách diễn đạt rõ ràng mạch lạc, lập luận chặt chẽ, viết có cảm xúc, không mắc các lỗi về câu, chính âm, chính tả,….
Thang điểm:
Điểm 4,5 - 5: Đáp ứng những yêu cầu trên còn có thể có một vài lỗi nhỏ.
Điểm 3,5 - 4: Cơ bản đáp ứng yêu cầu dẫn chứng chưa thật phong phú, đầy đủ nhưng rõ các ý trọng tâm, diễn đạt tương đối tốt có thể mắc một vài sai sót nhỏ.
Điểm 3-3,5: Đáp ứng khoảng 1/2 yêu cầu trên, dẫn chứng chưa thật đầy đủ, phong phú nhưng rõ các ý, diễn đạt thoát ý tuy chưa hay. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ.
Điểm 1-2: Chưa thật nắm vững các yêu cầu của đề bài, hầu như chỉ bàn luận chung chung, dẫn chứng nghèo nàn, phân tích cảm nhận còn nhiều hạn chế, bố cục lộn xộn, mắc nhiều lỗi.
Điểm 0: Sai lạc cả nội dung lẫn phương pháp.
* Lưu ý: Có thể cộng thêm điểm cho những bài viết có cách viết độc đáo, ý tứ mới lạ, nếu bài viết chưa đạt điểm tối đa.

File đính kèm:

  • docVan 9 (Đề thi 24 tuần).doc
Đề thi liên quan