Bài kiểm tra chất lượng học kỳ 2 năm học: 2008 - 2009. môn: Sinh 7
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài kiểm tra chất lượng học kỳ 2 năm học: 2008 - 2009. môn: Sinh 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS BÀI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ 2 Trung Sơn Năm Học: 2008 - 2009. Môn: Sinh 7 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề ) Họ và tên ......................................Lớp 7..Trường THCS................................ Điểm Nhận xét bài làm của học sinh A.Trắc nghiệm khách quan. (6 điểm) 1. Khoanh tròn chữ cái đầu câu mà em cho là đúng. (4.5điểm) Câu 1: Đặc điểm chung của lớp lưỡng cư. (1.5điểm) a. Là động vật biến nhiệt. b. Thích nghi với đời sống ở cạn. c. Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu pha đi nuôi cơ thể. d. Thích nghi với đời sống vừa ở nước, vừa ở cạn. đ. Máu trong tim là máu đỏ tươi. e. Di chuyển bằng 4 chi. f. Di chuyển bằng cách nhảy cóc. g. Da trần ẩm ướt. h. Ếch phát triển có biến thái. Câu 2: Cách cất cánh của dơi là: (0.5 điểm) a. Nhún mình đẩy đà từ mặt đất . b. Chạy lấy đà rồi vỗ cánh. c. Chân rời vật bám, buông mình từ trên cao xuống. Câu 3: Chọn những đặc điểm của cá voi thích nghi với đời sống ở nước (0.5điểm). a. Cơ thể hình thoi, cổ ngắn. b. Vây lưng to giữ thăng bằng. c. Chi trước có màng nối các ngón. d. Chi trước dạng bơi chèo. e. Mình có vảy trơn. g. Lớp mỡ dưới da dày. Câu 4: Những đặc điểm sau của bộ thú nào? (0.5 điểm) Răng cửa lớn có khoảng trống hàm. Răng cửa mọc dài liên tục. Ăn tạp. a. Bộ gậm nhấm b. Bộ ăn thịt. c. Bộ dơi. d. Bộ cá voi. Câu 5: Trong các nhóm động vật sau, nhóm nào sinh sản vô tính.(0.5 điểm) a. Giun đất,sứa, san hô . b. Thuỷ tức, đĩa, trai sông. c. Trùng roi, trùng Amíp, trùng dày. Câu6: Nhóm động vật nào thụ tinh trong? (0.5 điểm) a. Cá, cá voi, ếch . b. Trai sông, thằn lằn, rắn. c. Chim, thạch sùng, gà. Câu7: Con non của loài động vật nào phát triển trực tiếp.(0.5 điểm) a. Châu chấu, chim bồ câu, tắc kè. b. Ếch, cá, vịt. c. Thỏ, bò, mèo. Câu 8: Nối cột A với cột B sao cho đúng:(1.5 điểm) Cột A Cột B Cấu tạo Ý nghĩa thích nghi của thằn lằn. 1. Da khô,có vảy sừng bao bọc. a. Tham gia sự di chuyển trên cạn. 2. Đầu có cổ dài. b. Bảo vệ mắt, có nước mắt để màng mắt không bị khô. 3. Mắt có mí cử động. c. Ngăn cản sự thoát hơi nước. 4. Màng nhĩ nằm ở hốc nhỏ bên đầu. d. Phát huy được các giác quan,tạo điều kiện bắt mổi dễ dàng. 5. Bàn chân 5 ngón có vuốt. e. Bảo vệ màng nhĩ, hướng âm thanh vào màng nhĩ. B. Tự luận: (4điểm) Câu 1: Nêu đặc điểm chung của lớp chim? (2 điểm) Câu 2: Nêu ý nghĩa và tác dụng của cây phát sinh giới Động vật? (2 điểm) ..............Hết............... PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO GIO LINH Trường: THCS Trung sơn HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2008 - 2009 MÔN SINH HỌC - LỚP 7. A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6 ĐIỂM) Câu hỏi Điểm Đáp án 1 1.5 (Mỗi câu nhỏ cho 0.25điểm) a, c, d, e, g, h 2 0.5 a, c 3 0.5 a, c, d, g 4 0.5 a 5 0.5 c 6 0.5 c 7 0.5 c 8 1.5 (Mỗi câu nhỏ cho 0.3 điểm) Nối 1-c; 2-d; 3-b; 4-e; 5-a B. TỰ LUẬN. (4 ĐIỂM) Câu 1: - Chim là động vật có xương sống thích nghi với đời sống bay lượn. - Mình có lông vũ bao phủ. - Chi trước biến đổi thành cánh. - Có mỏ sừng. - Phổi có mạng ống khí. - Có túi khí tham gia vào hô hấp. - Tim có 4 ngăn. Máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể. - Là động vật hằng nhiệt. - Trứng có vỏ đá vôi. Câu 2: Qua cây phát sinh thấy được mức độ mối quan hệ họ hàng của các nhóm động vật với nhau, so sánh được nhánh nào có nhiều hoặc ít loài hơn nhánh khác. Kích thước trên cây phát sinh càng lớn bao nhiêu thì số loài của nhánh đó càng nhiều bấy nhiêu.Các nhóm cùng nguồn gốc có vị trí gần nhau thì có quan hệ họ hàng với nhau.
File đính kèm:
- Bo de thi chinh xac dap an sinh 7.doc