Bài kiểm tra cuối kì 1 năm học 2012 - 2013 môn: Toán lớp 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài kiểm tra cuối kì 1 năm học 2012 - 2013 môn: Toán lớp 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường tiểu học thanh định bài kiểm tra cuối kì 1 năm học 2012 - 2013 Môn: Toán lớp 5 Thời gian: 40 phút Họ và tên : ...................................... Lớp : 5 Điểm Lời phê của thầy cô giáo Người chấm kí 1........................... 2............................ Bài 1: > < = 83,2.83,19 48,548,500 7,8437,85 90,789,99 Bài 2: Đặt tính rồi tính: 17,56 + 347,35 728,49 – 563,7 7,65 x 3,7 156 : 4,8 Bài 3: Tính nhẩm 13,96 : 10 = .. c) 123,4 : 100 = 12,9 x 0,1 =. d) 0,894 x 100 = ... Bài 4: a) Tìm 15% của 320 m b) Tìm 0,4% của 350 Bài 5: Một hình tam giác có độ dài đáy là 42,5cm, chiều cao là 5,2cm. Hãy tính diện tích của hình tam giác đó. Bài giải trường tiểu học thanh định bài kiểm tra cuối kì 1 năm học 2012 - 2013 Môn: Toán lớp 4 Thời gian: 40 phút Họ và tên : ...................................... Lớp : 4 Điểm Lời phê của thầy cô giáo Người chấm kí 1........................... 2............................ Câu 1: Trong các số: 3 415 ; 4 860 ; 2 051 ; 2 229 ; 3 576 ; 66 816 Số chia hết cho 2 là: . Số chia hết cho 3 là: . Số chia hết cho 9 là: . Số chia hết cho cả 2 ; 3 ; 5 và 9 là: .. Câu 2: Đặt tính rồi tính: 38 267 + 24 315 877 253 – 284 638 126 x 32 1845 : 15 Câu 3: Điền số thích hợp vào chỗ chấm: a) 3m5dm = dm b) 13dm² 29cm² = cm² Câu 4: Một máy bơm nước trong 1 giờ 12 phút bơm được 97 200 lít nước vào bể bơi. Hỏi trung bình mỗi phút máy bơm đó bơm được bao nhiêu lít nước ? Bài giải Câu 5: a) Tìm x: x x 34 = 714 Tính bằng cách thuận tiện nhất 1 234 x 56 + 1234 x 44 Trường tiểu học thanh định bài kiểm tra viết cuối kì 1 năm học 2012 - 2013 Môn: Tiếng việt lớp 5 Thời gian: 40 phút Họ và tên : ...................................... Lớp : 5 Điểm Lời phê của thầy cô giáo Người chấm kí 1........................... 2............................ I. Chính tả ( nghe viết): Thời gian 20 phút. Bài viết: Người mẹ của 51 đứa con (Tiếng Việt 5 tập 1 trang 165) II. Tập làm văn: Thời gian 30 phút Đề bài: Tả một em bé đang tuổi tập đi, tập nói. Bài làm Trường tiểu học thanh định bài kiểm tra viết cuối kì 1 năm học 2012 - 2013 Môn: Tiếng việt lớp 4 Thời gian: 40 phút Họ và tên : ...................................... Lớp : 4 Điểm Lời phê của thầy cô giáo Người chấm kí 1........................... 2............................ I. Chính tả ( nghe viết): Thời gian 20 phút. Bài viết: Chiếc xe đạp của chú Tư (Tiếng Việt 4, tập 1, trang 179) Viết đầu bài và đoạn từ: “Chiếc xe của chú là chiếc xe .con ngựa sắt” II. Tập làm văn: Thời gian 30 phút Đề bài: Em hãy tả chiếc cặp sách của em (hoặc bạn em). Bài làm Trường tiểu học thanh định bài kiểm tra cuối kì 1 năm học 2012 - 2013 Môn: đọc hiểu lớp 5 Thời gian: 30 phút Họ và tên : ...................................... Lớp : 5 Điểm Lời phê của thầy cô giáo Người chấm kí 1........................... 2............................ A. Đọc thầm: Phía sau làng tôi có một con sông lớn chảy qua. Bốn mùa sông đầy nước. Mùa hè, sông đỏ lựng phù sa với những con lũ dâng đầy. Mùa thu, mùa đông, những bãi cát non nổi lên, dân làng tôi thường xới đất , trỉa đỗ, tra ngô, kịp gieo trồng một vụ trước khi những con lũ năm sau đổ về. Tôi yêu con sông vì nhiều lẽ, trong đó một hình ảnh tôi cho là đẹp nhất, đó là những cánh buồm. Có những ngày nắng đẹp trời trong, những cánh buồm xuôi ngược giữa dòng sông phẳng lặng. Có cánh màu nâu như màu áo của mẹ tôi. Có cánh màu trắng như màu áo của chị tôi. Có cánh màu xám bạc như màu áo của bố tôi suốt ngày vất vả trên cánh đồng. Những cánh buồm đi như rong chơi, nhưng thực ra nó đang đẩy con thuyền chở đầy hàng hoá. Từ bờ tre làng, tôi vẫn gặp những cánh buồm lên ngược về xuôi. Lá cờ nhỏ trên cột buồm phấp phới trong gió như bàn tay tí xíu vẫy vẫy bọn trẻ chúng tôi. Còn cánh buồm thì cứ căng phồng như ngực người khổng lồ đẩy thuyền đi đến chốn, về đến nơi, mọi ngả mọi miền, cần cù, nhẫn nại, suốt năm, suốt tháng, bất kể ngày đêm. Những cáng buồm chung thuỷ cùng con người, vượt qua bao sóng nước, thời gian. Đến nay, đã có những con tàu to lớn, có thể vượt biển khơi. Nhưng cánh buồm vẫn sống cùng sông nước và con người. Theo Băng Sơn B. Dựa vào nội dung bài đọc, đánh dấu X vào trước ý trả lời đúng trong mỗi câu trả lời dưới đây. 1. Nên chọn tên nào đặt cho bài văn? Làng tôi Những cánh buồm Quê hương 2. Suốt bốn mùa dòng sông có đặc điểm gì? Nước sông đầy ắp. Những con lũ dâng đầy. Dòng sông đỏ lựng phù sa. 3. Màu sắc của những cánh buồm được tác giả so sánh với gì? Màu nắng của những ngày đẹp trời. Màu áo của những người lao động vất vả. Màu áo của những người thân trong gia đình. 4. Cách so sánh trên có gì hay? Miêu tả được chính xác màu sắc rực rỡ của những cánh buồm. Cho thấy cánh buồm cũng vất vả như người lao động. Thể hiện được tình yêu của tác giả với những cánh buồm trên dòng sông quê hương. 5. Câu văn nào trong bài tả đúng một cánh buồm căng gió? Những cánh buồm đi như rong chơi. Lá buồm căng phồng như ngực người khổng lồ. Những cánh buồm xuôi ngược giữa dòng sông phẳng lặng. 6. Vì sao tác giả nói những cánh buồm chung thuỷ cùng con người? Vì những cánh buồm đẩy thuyền cho con người. Vì những cánh buồm gắn bó với con người từ bao đời nay. Vì những cánh buồm quanh năm, suốt tháng cần cù, chăm chỉ như con người. 7. Trong câu “ Từ bờ tre làng tôi, tôi vẵn gặp những cánh buồm lên ngược về xuôi.”, có mấy cặp từ trái nghĩa? Một cặp từ. Đó là các từ: Hai cặp từ. Đó là các từ: Ba cặp từ. Đó là các từ: 8. Từ trong trong cụm từ phấp phới trong gió và từ trong ở cụm từ nắng đẹp trời trong có quan hệ với nhau như thế nào? Đó là một từ nhiều nghĩa. Đó là hai từ đồng nghĩa. Đó là hai từ đồng âm. Trường tiểu học thanh định bài kiểm tra cuối kì 1 năm học 2012 - 2013 Môn: Đọc hiểu lớp 4 Thời gian: 30 phút Họ và tên : ...................................... Lớp : 4 Điểm Lời phê của thầy cô giáo Người chấm kí 1........................... 2............................ A. Đọc thầm về thăm bà Thanh bước lên thềm, nhìn vào trong nhà. Cảnh tượng gian nhà cũ không có gì thay đổi. Sự yên lặng làm Thanh mãi mới cất được tiếng gọi khẽ: - Bà ơi ! Thanh bước xuống dưới giàn thiên lí. Có tiếng người đi, rồi bà mái tóc bạc phơ, chống gậy trúc ở ngoài vườn vào. Thanh cảm động và mừng rỡ, chạy lại gần. - Cháu đã về đấy ư ? Bà thôi nhai trầu, đôi mắt hiền từ dưới làn tóc trắng nhìn cháu, âu yếm và mến thương: - Đi vào trong nhà kẻo nắng cháu ! Thanh đi, người thẳng, mạnh, cạnh bà lưng đã còng. Tuy vậy, Thanh cảm thấy chính bà che chở cho mình như những ngày còn nhỏ. Bà nhìn cháu giục: - Cháu đi rửa mặt rồi nghỉ đi ! Lần nào trở về với bà, Thanh cũng thấy bình yên và thong thả như thế. Căn nhà, thửa vườn này như một nơi mát mẻ và hiền lành. ở đấy, bà lúc nào cũng sẵn sàng chờ đợi để mến yêu Thanh. Theo Thạch lam B. Dựa vào nội dung bài đọc, đánh dấu X vào trước ý trả lời đúng nhất trong mỗi câu trả lời dưới đây. 1. Những chi tiết liệt kê trong dòng nào cho thấy bà của Thanh đã già? Tóc bạc phơ, miệng nhai trầu, đôi mắt hiền từ. Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, đôi mắt hiền từ. Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, lưng đã còng. 2. Tập hợp nào dưới đây liệt kê đầy đủ các chi tiết nói lên tình cảm của bà đối với Thanh? Nhìn cháu bằng đôi mắt âu yếm, mến thương, giục cháu vào nhà cho khỏi nắng, giục cháu đi rửa mặt rồi nghỉ ngơi. Nhìn cháu bằng đôi mắt âu yếm, mến thương. Nhìn cháu bằng đôi mắt âu yếm, mến thương, che chở cho cháu. 3. Thanh có cảm giác như thế nào khi trở về ngôi nhà của bà? Có cảm giác thong thả, bình yên. Có cảm giác được bà che chở. Có cảm giác thong thả, bình yên, được bà che chở. 4. Vì sao Thanh cảm thấy chính bà đang che chở cho mình? Vì Thanh luôn yêu mến, tin cậy bà. Vì Thanh là khách của bà, được bà chăm sóc yêu thương. Vì Thanh sống với bà từ nhỏ, luôn yêu mến tin cậy bà, được bà chăm sóc yêu thương. 5. Tìm trong bài những từ cùng nghĩa với từ hiền. Hiền hậu, hiền lành. Hiền từ, hiền lành. Hiền từ, âu yếm. 6. Câu Cháu đã về đấy ư? được dùng làm gì?. Dùng để hỏi. Dùng để yêu cầu, đề nghị. Dùng để thay lời chào. 7. Trong câu Sự yên lặng làm Thanh mãi mới cất được tiếng gọi khẽ. Bộ phận nào là chủ ngữ? Thanh Sự yên lặng Sự yên lặng làm Thanh Đề kiểm tra đọc thành tiếng cuối kì 1 lớp 5 Năm học: 2012 - 2013 Đề 1: Bài: “Thầy thuốc như mẹ hiền” ( Tiếng Việt 5, tập 1, trang 153 ) Đọc đoạn từ đầu đến “ cho thêm gạo củi” Câu hỏi: Giáo viên tự chọn 1 câu hỏi phù hợp với nội dung của đoạn. Đề 2: Bài: “Thầy thuốc như mẹ hiền” ( Tiếng Việt 5, tập 1, trang 153 ) Đọc đoạn từ “Một lần khác..đến càng nghĩ càng hối hận” Câu hỏi: Giáo viên tự chọn 1 câu hỏi phù hợp với nội dung của đoạn. Đề 3: Bài: “Thầy cúng đi bệnh viện” ( Tiếng Việt 5, tập 1, trang 158) Đọc đoạn từ đầu đến “ không thuyên giảm” Câu hỏi: Giáo viên tự chọn 1 câu hỏi phù hợp với nội dung của đoạn. Đề 4: Bài: “Thầy cúng đi bệnh viện” ( Tiếng Việt 5, tập 1, trang 158) Đọc đoạn từ “Thấy cha ngày càng đau nặng.đến bệnh vẫn không lui” Câu hỏi: Giáo viên tự chọn 1 câu hỏi phù hợp với nội dung của đoạn. Đề 5: Bài: “Thầy cúng đi bệnh viện” ( Tiếng Việt 5, tập 1, trang 158) Đọc đoạn từ “ Sáng hôm sau .đến hết” Câu hỏi: Giáo viên tự chọn 1 câu hỏi phù hợp với nội dung của đoạn. Đề kiểm tra đọc thành tiếng cuối kì 1 lớp 4 Năm học: 2012 - 2013 Đề 1: Bài “Cánh diều tuổi thơ ” (Tiếng Việt 4, tập 1, trang 146) Đọc đầu bài và đoạn: ”Từ đầu đến .những vì sao sớm.” Câu hỏi: Giáo viên tự chọn 1 câu hỏi phù hợp với nội dung của đoạn. Đề 2: Bài “Cánh diều tuổi thơ ” (Tiếng Việt 4, tập 1, trang 146) Đọc đầu bài và đoạn: từ: “ Ban đêm, trên bãi thả diều .đến hết.” Câu hỏi: Giáo viên tự chọn 1 câu hỏi phù hợp với nội dung của đoạn. Đề 3: Bài “Kéo co ” (Tiếng Việt 4, tập 1, trang 155) Đọc đầu bài và đoạn: ”Từ đầu đến .khuyến khích của người xem hội.” Câu hỏi: Giáo viên tự chọn 1 câu hỏi phù hợp với nội dung của đoạn. Đề 4: Bài “Kéo co ” (Tiếng Việt 4, tập 1, trang 155) Đọc đầu bài và đoạn: Làng Tích Sơn .đến hết “. Câu hỏi: Giáo viên tự chọn 1 câu hỏi phù hợp với nội dung của đoạn.
File đính kèm:
- de kiem tra cuoi ki 2.doc