Bài kiểm tra cuối kì I Môn: Công nghệ Thời gian: 45 phút

doc11 trang | Chia sẻ: zeze | Lượt xem: 1173 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài kiểm tra cuối kì I Môn: Công nghệ Thời gian: 45 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Đức Lâm Bài kiểm tra cuối kì I
Họ và tên: ................................... Môn: Công nghệ
Lớp : 9.......... Thời gian: 45 phút
Phần trắc nghiệm :
 - Hãy khoanh vào chử cái (A,B, C, D) đứng trước câu trả lời em cho là đúng:
Câu 1. Thành phần chủ yếu của kim loại đen là :
A. Đồng và Các bon B. Nhôm và Các bon
C. Sắt và Các bon C. Chì và Các bon
Câu 2 > Tỉ lệ của Các bon có trong thép là:
A. 2,14 B. =2,15 C. >2,14 D. = 3,14
Câu 3> Điện năng là năng lượng của :
A. Dòng nước B. Dòng điện C. Gió D. Mặt trời
Câu 4> Diện áp của mạng điện sinh hoạt ở địa phương em là :
A. 110V B. 220V C. 380 V D. 500V
- Sắp xếp các vật liệu đã cho thành vật liệu dẫn điện và vật liệu cách điện :
Thuỷ tinh ; Sứ ; Than chì : Gang: A xít ; Mi ca; Thép ; Cao su; Nhự a 
đường; Gỗ khô; Nhôm ; Không khí; Đồng; Amiang ; Muối; 
 + Vật liệu dẫn điện là: ............................................................................... 
....................................................................................................................
 + Vật liệu cách điện là: .............................................................................
.........................................................................................................................
 -Hãy điền hành động đúng (Đ) hay sai( S) vào ô trống dưới đây.để thể hiện hiểu biết của mình về an toàn điện :
a) Buộc Trâu, Bò ... vào cột điện cao áp. 
b) Không xây nhà gần sát đường dây dẫn điện.
c) Cắt dây chống sét, dây chằng ở các cột điện 
.d) Tắm mưa dưới đường dây dẫn điện cao áp.
e) Thả diều gần đường dây dẫn điện.
f) Trèo lên cột điện cao áp bắt tổ chim
g ) Phơi quần áo trên dây dẫn điện.
h) Tự ý đấu điện lưới vào nhà mình
.Phần tự luận:
Câu 1. Tại sao cần truyền chuyển động ?
Câu 2. Nêu nguyên tắc an toàn khi sửa chữa điện :
Trường THCS Đức Lâm Bài kiểm tra cuối kì 
Họ và tên: ................................... Môn: Công nghệ ( Đề lẽ)
Lớp : .......... Thời gian: 45 phút
Phần trắc nghiệm :
 - Hãy khoanh vào chử cái (A,B, C, D) đứng trước câu trả lời em cho là đúng:
Câu 1. Thành phần chủ yếu của kim loại đen là :
A. Đồng và Các bon B. Nhôm và Các bon
C. Sắt và Các bon C. Chì và Các bon
Câu 2 > Tỉ lệ của Các bon có trong gang là:
A. 2,14 B. =2,15 C. >2,14 D. = 3,14
Câu 3> Điện năng là năng lượng của :
A. Dòng nước B. Dòng điện C. Gió D. Nmguyên tử
Câu 4> Diện áp của mạng điện sinh hoạt ở địa phương em là :
A. 220V B. 110V C. 380 V D. 500V
- Sắp xếp các vật liệu đã cho thành vật liệu dẫn điện và vật liệu cách điện :
Thuỷ tinh ; Sứ ; Than chì : Gang: A xít ; Mi ca; Thép ; Cao su; Nhự a 
đường; Gỗ khô; Nhôm ; Không khí; Đồng; Amiang ; Muối; 
 + Vật liệu dẫn điện là: ............................................................................... 
....................................................................................................................
 + Vật liệu cách điện là: .............................................................................
.........................................................................................................................
 -Hãy điền hành động đúng (Đ) hay sai( S) vào ô trống dưới đây.để thể hiện hiểu biết của mình về an toàn điện :
a) Không buộc Trâu, Bò ... vào cột điện cao áp. 
b) Xây nhà gần sát đường dây dẫn điện.
c) Cắt dây chống sét, dây chằng ở các cột điện 
d) Tắm mưa dưới đường dây dẫn điện cao áp.
e) Thả diều gần đường dây dẫn điện.
f) Không trèo lên cột điện cao áp bắt tổ chim
g ) Phơi quần áo trên dây dẫn điện.
h) Tự ý đấu điện lưới vào nhà mình
Phần tự luận:
Câu 1. Tại sao cần biến đổi chuyển động ?
Câu 2. Nêu nguyên tắc an toàn khi sử dụng điện :
Trường THCS Đức Lâm đề Kiểm tra môn công nghệ
Loại đề: đk Tiết PPCT: 17 - Thời gian làm bài: 45 phút
Người soạn: Nguyễn Thị Tịnh
 I.Trắc nghiệm khách quan.
 Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời em cho là đúng (từ câu1 6) 
Câu 1. Thiết bị dùng để đo điện năng tiêu thụ của mạch điện là:
A. Công tơ điện. B. Vôn kế. C. Oát kế. D. Am pakế.
Câu 2. Dụng cụ để đo đường kính dây dẫn điện , kích thước và chiều sâu đó là:
A. Thước cặp. B. Pan me. C. Thước. D. Tuốcvít
Câu 3: Một vôn kế có thang đo 300V. Cấp chính xác 1,5 thì sai số tuyệt đối lớn nhất là:
A. 45 mV B. 4,5V C. 45 V D. 0,45 V
Câu 4: Khi đáu dây dẫn điện vào công tơ theo trình tự nào sau đây?
A. 1-2-3-4 B. 2-3 -1-4 C. 1-3-2-4 D. 2-1-3-4
Câu 5: Độ dài gọt vỏ cách điện băng khoảng bao nhiêu lần đương kính ?
A. (10 15) B. ( 25 35) C. (20 25) D. ( 15 20)
Câu 6: Góc cắt vát khi cắt vỏ cách điện so với lõi dây dẫn điện là:
A. 250 B. 300 C. 450 D. 600
Câu 7: Nối cụm từ ở cột A với cụm từ ở cột B để được quy trình chung nối dây dẫn điện.
A
B
Bước1
Làm sạch lỏi
Bước2
Hàn mối nối
Bước3
Kiểm tra mối nối
Bước4
Cách điện mối nối
Bước5
Nối dây
Bước6
Bóc vỏ cách điện
Phần II. Tự luận.
Câu 8: Mối nối dây dẫn điện có những yêu cầu gì?
Câu 9: Nêu quy trình thực hiên nối rẽ nhánh dây dẫn điện lõi nhiều sợi?
 -----------Hết---------
Đáp án và biểu điểm
 Trắc nghiệm khách quan: 4 điểm
Từ câu 1 - > câu6( mỗi câu đúng 0,5 điểm)
1.A; 2. A; 3. B; 4. C; 5.D; 6.B
Câu7: Nối đúng hoàn toàn 1điểm
Bước1: Bóc vỏ cách điện
Bước2: Làm sạch lỏi
Bước3: Kiểm tra mối nối.
Bước4: Hàn mối nối
Bước5: Cách điện mối nối.
 Tự luận: 6 điểm
Câu 8: 3 điểm.
Yêu cầu của mối nối:
Dẫn điện tốt: Điện trở ở mối nối nhỏ để dòng điện qua dễ dàng. Muốn vậy, các mặt tiếp xuác phải sạch, diện tích tiếp xúc đủ lớn và mối nối phẳi chặt( tốt nhất mối nối được hàn thiếc vào)
Có độ bền cơ học cao: Phải chịu được sức kéo, cắt và rung chuyển.
An toàn điện: Được cách điện tốt, mối nối không sắc để tránh làm thủng lớp băng cách điện.
Đảm bảo về mặt mĩ thuật: Mối nối phải gọn, đẹp.
Câu9: 3 điểm
Quy trình thực hiện nối rẽ nhánh dây dẫn điện lỏi nhiều sợi:
Bóc vỏ cách điện và làm sạch lỏi: cần bóc cẩn thận để không làm đứt một sợi dây nhỏ nào. Làm sạch tựng sợi dây của lỏi bằng giấy nhám.
- Nối dây: Tách lỏi dây dẫn làm hai phần bằng nhau. Đặt lỏi dây nhánh vào gĩ đoạn lỏi dây chính và lần lượt vặn xoắn từng nửa lõi dây nhánh khoảng 3 – 4 vòng (quấn ngược chiều nhau). Cắt bỏ phần thừa.
Kiểm tra mối nối: Mối nối chắc, chặt đẹp và đều
Trường THCS Đức Lâm đề Kiểm tra môn công nghệ
Loại đề: Hk Tiết PPCT: 17 - Thời gian làm bài: 45 phút
Người soạn: Nguyễn Thị Tịnh
I.Trắc nghiệm khách quan.
Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời em cho là đúng( ở câu1; 2)
Câu 1: Vị trí của cầu chì trong mạch điện là:
A. Trên dây trung hoà C. Sau thiết bị điện.
B. Trên dây pha, trước các thiết bị điện. D. Trước cầu dao điện.
Câu 2. Thiết bị dùng để lấy điện là: 
A. ổ điện C. áp tô mát
B. Công tắc điện D. Phích cắm điện.
Câu 3: Hãy điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống(.) trong các câu sau:
Oát kế dùng để đo .của mạch điện
Công tơ điện dùng để đo..của mạch điện.
Am pe kế được mắc..với mạch điện cần đo.
Vôn kế được mắc ..với mạch điện cần đo.
ống nhựa PVC dùng để.dây dẫn điện.
Khoảng cách từ mặt đất đến bảng điện là ..mét.
Câu 4: Hãy nối mỗi nội dung ở cột A với nội dung ở cột b để được câu trả lời đúng.
Thứ tự các bước của quy trình lắp đặt điện là:
A
B
Bước1
Khoan lỗ lắp đặt các thiết bị điện và dây dẫn
Bước2
Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện
Bước3
Vạch dấu vị trí lắp đặt thiết bị điện và dây dẫn
Bước4
Vận hành thử
Bước5
Lắp đặt thiết bị điện và dây dẫn 
Bước6
Kiểm tra mạch điện theo yêu cầu.
 Câu 5: Em hãy sắp xếp thứ tự các công đoạn cho sau đây thành quy trình lắp đặt đèn huỳnh quang đúng:
khoan lỗ
Vạch dấu
Nối dây mạch điện
Lắp thiết bị điện của bảng
Nối dây bộ đèn
Kiểm tra.
Thứ tự đúng là:.
II.Tự luận.
Câu 6: Thế nào là mạng điện lắp đặt kiểu nổi, mạng điện kiểu ngầm? Hãy so sánh ưu, nhược điểm của hai kiểu lắp mạng điện này?
Câu 7: Khi vẽ sơ đồ lắp dặt cần nghiên cứu những những vấn đề gì ở sơ đồ nguyên lí?
Câu 8: Cho sơ đồ nguyên lí:
 O
 A
Hãy vẽ sơ đồ lắp ráp mạch điện trên?
-------------Hết-----------
Đáp án và biểu điểm
I.Trắc nghiệm khách quan: 4,5điểm
Câu 1, 2 ( mỗi câu đúng 0,5 đ)
1.B; 2. D; 
Câu3: 1,5 điểm ( điền đúng mỗi ý 0,25 đ)
a) công suất; b) điện năng tiêu thụ; c) nối tiếp
d)song song; e) luồn; f) 1,3 m -> 1,5 m
Câu4: nối đúng hoàn toàn 1 đ
 Bước 1:Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện
 Bước 2: Vạch dấu vị trí lắp đặt thiết bị điện và dây dẫn.
 Bước 3 : Khoan lỗ lắp đặt các thiết bị điện và dây dẫn 
 Bước 4:Lắp đặt thiết bị điện và dây dẫn.
 Bước 5: Vận hành thử
 Bước 6: Kiểm tra mạch điện theo yêu cầu.
Câu5: Sắp xếp đúng hoàn toàn 1 điểm
 Thứ tự: 2, 1, 4, 5, 3, 6
II. Tự luận: 5,5 điểm
Câu 6: 2 điểm.
- Mạng điện kiểu nổi là dây dẫn được lắp đặt nổi trên puli sứ , khuôn gỗ hoặc lồng trong đường ống bằng chất cách điện đặt dọc theo trần nhà , cột, dầm xà,
 Mạng điện lắp ngầm là dây dẫn được đặt trong rãnh của các kết cấu xây dựng như tường, trần, sàn bê tôngvà các phần tử khác của kết cấu ngôi nhà.
Mạng điện kiểu nổi có ưu điểm là tránh được tác dụng xấu của môi trường, dễ sử chữa, thay thế nhưng có nhược điểm không được đẹp. Mạng điện kiểu lắp ngầm có ưu điểm tránh được tác dụng xấu của môi trường , đẹp nhưng nhược điểm khó sữa chữ, thay thế.
Câu 7: Khi vẽ sơ đồ lắp đặt cần nghiên cứu ở sơ đồ nguyên lí : Mạch điện bảng điện gồm những phần tử gì? Chúng được nối với nhau như thế nào?
Câu 8: (2đ)
	Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điệnA
O
Trường THCS Đức Lâm đề Kiểm tra môn công nghệ
Loại đề: TX Thời gian làm bài: 15 phút
Người soạn: Nguyễn Thị Tịnh
Câu 1: Nêu triển vọng của nghề điện dân dụng? Để trở thành người thợ điện em cần phấn đấu và rèn luyện như thê nào về học tập và sức khoẻ?
Câu 2: Khi dùng đồng hồ vạn năng để đo khi học tiết thực cần tuân thủ nguyên tắc chung nào? 
 ---------Hết---------
đáp án và biểu điểm.
Câu 1( 6 điểm: mỗi ý đúng 3 đ)
+ Triển vọng của nghề điện dân dụng : 
Nghề điện dân dụng luôn cần phát triển để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
Tương lai nghề điện dân dụng gắn liền với sự phát triển điện năng, đồ dùng đện và tốc độ xây dựng nhà ở .
Nghề điện dân dụng có nhiều điều kiện phát triển không những ở thành phố mà còn ở nông thôn và miền núi.
Do sự phát triển của cách mạng khoa học và kĩ thuật , luôn xuất hiện nhiều thiết bị mới có nhiều tính năng hiện đại đòi hỏi người thợ điện luôn phải cập nhật, nâng cao kiến thức và kĩ năng nghề nghiệp.
+ Để trở thành người thợ điện em cần phấn đấu và rèn luyện về học tập và sức khoẻ:
Về học tập: Cần cố gắng phấn đấu nhiều trong học tập, tối thiểu phải đạt được trình độ văn hoá tốt nghiệp cấp THCS . Hiểu biết những kiến thức cơ bản của lĩnh vực kĩ thuật điện như an toàn điện, nguyên lí làm việc và cấu tạo của máy điện, thiết bị điện và những đặc tíh vận hành của chúng. Hiểu được một số quy trình kĩ thuật trong nghề điện dân dụng.
Về sức khoẻ: Luôn luôn có ý thức rèn luyện bản thân để có đủ diều kiện về sức khoẻ, không mắc các bệnh về tim mạch, huyết áo, thấp khớp.
Câu 2( 4 điểm) 
 Khi dùng đồng hồ vạn năng cần tuân thủ nuyên tắc chung sau:
Điều chỉnh núm 0: Chập mạch hai đàu que đo( điện trở bằng 0), nếu kim chưa chỉ về 0 thì phải xoay núm chỉnh 0 để kim chỉ về số 0 của thang đo. Thao tác này được thực hiện cho mỗi lần đo.
Khi đo không được chạm tay vào đầu kim đo hoặc các phần tử đo vì điện trở người gây sai số đo.
Khi đo phải bắt đầu từ thang đo lớn nhất và giảm dần đến khi nhận được kết quả thích hợp để tránh kim bị va đập mạnh.
Trường THCS Đức Lâm đề Kiểm tra môn công nghệ
Loại đề: TX Thời gian làm bài: 15 phút
Người soạn: Nguyễn Thị Tịnh
Em hãy tìm hiểu rồi mô tả bảng điện của mạch điện chiếu sáng phòng học của lớp em và vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện đó.
-------Hết------
Đáp án và biểu điểm.
Học sinh quan sát và mô tả đúng cấu tạo của bảng điện của mạch điện chiếu sáng của phòng học lớp mình( 5 điểm)
 - Vẽ đúng sơ đồ lắp đặt mạch điện chiếu sáng của phòng học lớp mình( 5 điểm)
Lưu ý: GV căn cứ vào mạch điện cụ thể để làm đáp án cho từng lớp.

File đính kèm:

  • doccong nghe 9.doc