Bài kiểm tra cuối năm môn: Vật lí 8 - Trường THCS Lao Bảo
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài kiểm tra cuối năm môn: Vật lí 8 - Trường THCS Lao Bảo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD ĐT HƯỚNG HÓA BÀI KIỂM TRA CUỐI NĂM TRƯỜNG THCS LAO BẢO MÔN : VẬT LÍ 8 ĐIỂM : LỜI NHẬN XÉT CỦA THẦY CÔ GIÁO: A. TRẮC NGHIỆM ( 4 điểm ): Khoanh tròn vào đầu câu em cho là đúng nhất: Câu 1: Trong trường hợp nào sau đây vật vừa có thế năng hấp dẫn, vừa có thế năng đàn hồi bằng không ? A. Vật gắn vào lò xo nằm trên mặt đất, lò xo đang bị nén. B. Mũi tên gắn vào dây cung, dây cung đang căng. C. Vật đang chuyển động trên mặt đất nằm ngang D. Vật được treo cách mặt đất 5m.. Câu 2: Nếu chọn mặt đất để làm mốc tính thế năng thì trong các vật sau đây, vật nào không có thế năng. A. Viên đạn đang bay. B. Hòn bi đang lăn trên mặt đất. C. Lò xo bị ép đặt trên mặt đất. D. Lò xo để tự nhiên ở một độ cao so với mặt đất. Câu 3: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào vật có cả động năng và thế năng ? A. Một ôtô đang đỗ trong bến xe. B. Một ôtô đang chuyển động trên đường. C. Một chiếc máy bay đang chuyển động trên đường băng. D. Một chiếc máy bay đang bay trên cao. Câu 4: Chỉ ra nhận xét đúng trong các nhận xét sau : A. Trong quá trình cơ học, động năng của các vật được bảo toàn.. B. Trong quá trình cơ học, thế năng hấp dẫn của các vật được bảo toàn. C. Trong quá trình cơ học, cơ năng của các vật được bảo toàn. D. Trong quá trình cơ học, thế năng đàn hồi của các vật được bảo toàn. Câu 5: Hiện tượng nào sau đây không phải do chuyển động hỗn độn, không ngừng của các nguyên tử, phân tử gây ra? A. Sự tạo thành gió. B. Sự khuếch tán của đồng sunphát vào nước. C. Quả bóng dù được buộc thật chặt vẫn xẹp dần theo thời gian. D. Đường tan vào trong nước. Câu 6: Hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất rắn là: A. Dẫn nhiệt B. Đối lưu. C.Bức xạ nhiệt D.Cả ba hình thức trên. Câu 7: “Đốt nhiên liệu” là kì chuyển vận thứ máy của động cơ nhiệt? A.Kì thứ nhất. B. Kì thứ hai. C. Kì thứ ba.. D. Kì thứ tư. Câu 8:Tại sao sử dụng khí đốt lại có lợi hơn dùng bếp củi? A. Vì khí đốt rẻ hơn củi. B. Vì khí đốt vận chuyển dễ dàng hơn củi. C. Vì năng suất tỏa nhiệt của khí đốt cao hơn củi. D. Vì sử dụng khí đốt gây ô nhiễm môi trường. B. ĐIỀN TỪ (2 điểm ) : Điền từ còn thiếu thích hợp vào chỗ trống () trong các câu sau. 1.Nhiệt năng của một vật có thể thay đổi bằng hai cách, đó là : 2.Nhiệt dung riêng của một chất cho biết.. để làm cho 1kg chất đó tăng thêm. 3.Năng lượng không tự cũng không tự.., nó chuyển từ . ., chuyển hóa từ. 4.Động cơ nhiệt là động cơ trong đó một phần. bị đốt cháy chuyển hóa thành cơ năng. C. GHÉP ĐÔI ( 1 điểm ) : Ghép các đơn vị ở cột A phù hợp với đại lượng cho ở cột B. A B 1. kg a.Nhiệt lượng 2. J b.Nhiệt dung riêng 3. J/kg c.Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu 4. J/kg.K d.Khối lượng 1... 2. .. 3. 4.. D. BÀI TOÁN ( 3 điểm ): Giải bài tập sau. Thả một miếng đồng khối lượng 250 gam được đun nóng tới 1200C vào cốc nước ở 200C. Sau một thời gian, của miếng đồng và nước đều bằng 300C. Giả sử chỉ có miến đồng và nước chỉ truyền nhiệt cho nhau, tính khối lượng của nước. Bài làm ( Phần giả bài tập ) ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM: A. TRẮC NGHIỆM ( 4 điểm ): Đúng mối câu đạt 0,5 điểm. 1C 2B 3D 4C 5A 6A 7C 8C B. ĐIỀN TỪ (2 điểm ) : Đúng mối từ đạt 0,25 điểm. 1.. truyền nhiệt và thực hiện công. 2.. nhiệt lượng cần thiết. 10C 3.. sinh ra. mất đi.. vật này sang vật khác dạng này sang dạng khác. 4 năng lượng của nhiên liệu. C. GHÉP ĐÔI ( 1 điểm ) : Đúng mối cau ghép nối đạt 0,25 điểm. 1.D 2.A 3.C 4.B D. BÀI TOÁN ( 3 điểm ): Tóm tắt: Giải: m1 = 250g = 0,25kg (1đ) Nhiệt lượng do miếng đồng tỏa ra: c1 = 380 J/kg.K Q1 = m1.c1.( t1- t ) = 0,25.380.(120-30) = 34199.75(J) t1 = 1200C (1đ) Nhiệt lượng do nước thu vào: t2 = 200C Q2 = m2.c2.( t- t2 ) = m2.4200.(30-20) = 42000.m2 t = 300C Nhiệt lượng miếng đồng tỏa ra bằng nhiệt lượng do nước thu vào: c2 = 4200 J/kg.K (0,5đ) Q1 = Q2 m2 = ? 42000.m2 = 34199.75 -> m2 = 34199.75/42000 = 0,81(kg) Đáp số : m2 = 0,81kg (Tóm tắt, đáp số đạt 0,5 điểm)
File đính kèm:
- kiem tra hoc ki2.doc