Bài kiểm tra định kỳ lần I (năm học: 2008 - 2009) môn: Công nghệ 8

doc15 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 790 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài kiểm tra định kỳ lần I (năm học: 2008 - 2009) môn: Công nghệ 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Kiều phú- Quốc oai 
Bài kiểm tra định kỳ lần I (Năm học: 2008-2009)
Họ và tên.... Môn:Công nghệ 8 
Lớp:. Thời gian làm bài: 45’
Tiết: 15 Đề số 1
Học sinh làm trực tiếp vào đề kiểm tra này
Điểm
Nhận xét của thầy cô
Đề bài:
Phần I: Trắc nghiệm khách quan (6,5đ):
Bài 1(2,5đ): Đúng hay sai? Điền Đ (nếu đúng), S (nếu sai) vào cuối mỗi câu sau:
1. Những người làm công tác kỹ thuật trao đổi các ý tưởng kỹ thuật bằng bản vẽ kỹ thuật.
2. Học vẽ kỹ thuật để vận dụng vào cuộc sống và để học tốt các môn khoa học khác.
3. Nếu đặt mặt đáy của hình chóp đều đáy hình vuông song song với mặt phẳng chiếu cạnh thì hình chiếu cạnh là hình chữ nhật.
4. Hình nón được tạo thành bởi khi quay hình chữ nhật 1 vòng quanh 1 cạnh cố định.
5. Các hình chiếu của hình cầu đều là hình tròn bằng nhau.
Bài 2 (1,5đ): Nối cột A với cột B sao cho phù hợp bằng cách điền vào bảng:
 A B
1. Phép chiếu xuyên tâm a. có các tia chiếu song song với nhau 
2. Phép chiếu song song b. có các tia chiếu vuông góc với mặt chiếu
3. Phép chiếu vuông góc c. có các tia chiếu đồng quy tại 1 điểm
A
B
1
2
3
Bài 3 (2,5đ): Điền vào chỗ trống với các cụm từ cho trước: hình cắt, bản vẽ, tỉ lệ, hình vẽ.
___________ kỹ thuật trình bày các thông tin kỹ thuật của sản phẩm dưới dạng các ____________ và các ký hiệu theo các quy tắc thống nhất và thường vẽ theo ___________.
Trên _________ thường dùng ___________ để biểu diễn hình dạng bên trong của vật thể.
PhầnII:Tự luận (3,5đ):
Bài 4 (3,5đ): Cho vật thể có các mặt A, B, C.H và các hình chiếu. Hãy ghi số tương ứng với các mặt của vật thể vào bảng bên:
Trường THCS Kiều phú- Quốc oai 
Bài kiểm tra định kỳ lần I (Năm học: 2008-2009)
Họ và tên.... Môn:Công nghệ 8 
Lớp:. Thời gian làm bài: 45’
Tiết: 15 Đề số 2
Học sinh làm trực tiếp vào đề kiểm tra này
Điểm
Nhận xét của thầy cô
Đề bài:
Phần I: Trắc nghiệm khách quan (6,5đ):
Bài 1(2,5đ): Đúng hay sai? Điền Đ (nếu đúng), S (nếu sai) vào cuối mỗi câu sau:
1. Bản vẽ kỹ thuật có vai trò rất quant rọng đối với sản xuất và đời sống
2. Chiếu vật thể lên một mặt phẳng ta được nhiều hình gọi là hình chiếu của vật thể.
3. hình trụ được tạo thành bởi khi quay một tam giác vuông một vòng quanh 1 cạnh góc vuông cố định.
4. Nếu đặt mặt đáy của hình trụ song song với mặt phẳng chiếu cạnh, thì hình chiếu đứng và hình chiếu cạnh có hình dạng lần lượt là: hình tròn và hình chữ nhật.
5. Hình chiếu trên mặt phẳng song song với trục quay của hình trụ là hình chữ nhật, của hình nón là hình tam giác cân và của hình cầu là hình tròn.
Bài 2 (1,5đ): Nối cột A với cột B sao cho phù hợp bằng cách điền vào bảng:
	A	B
	1. Hình chiếu đứng	a. ở bên phải hình chiếu đứng
	2. Hình chiếu bằng	b. ở góc trên bên trái bản vẽ
	3. Hình chiếu cạnh	c. ở dưới hình chiếu đứng
A
B
1
2
3
Bài 3 (3,0đ): Điền vào chỗ trống với các cụm từ cho trước: ở phía trong, chân ren, đỉnh ren, ren lỗ, ren trục, ở phía ngoài.
Quy ước vẽ ren trục và ren lỗ khác nhau ở vị trí nét liền đậm ____________ và nét liền mảnh ___________
Đối với _________, nét liền đậm, đỉnh ren ___________ nét liền mảnh chân ren, ngược lại đối với ____________ nét liền đậm đỉnh ren _____________ nét liền mảnh chân ren.
PhầnII:Tự luận (3,0đ):
Bài 4 (3,0đ):Cho vật thể A và các hình chiếu từ 1 đến 12. Hãy tìm các hình chiếu đứng, bằng và cạnh của vật thể A trong các hình chiếu trên bằng cách ghi số tương ứng vào bảng bên
Trường THCS Kiều phú- Quốc oai 
Bài kiểm tra định kỳ lần I (Năm học: 2008-2009)
Họ và tên.... Môn:Công nghệ 8 
Lớp:. Thời gian làm bài: 45’
Tiết: 15 Đề số 3
Học sinh làm trực tiếp vào đề kiểm tra này
Điểm
Nhận xét của thầy cô
Đề bài:
Phần I: Trắc nghiệm khách quan (6,5đ):
Bài 1(2,5đ): Đúng hay sai? Điền Đ (nếu đúng), S (nếu sai) vào cuối mỗi câu sau:
1. Muốn chế tạo các sản phẩm, thi công các công trình, sử dụng có hiệu quả và an toàn các sản phẩm, các công trình đó không cần phải có các bản vẽ kỹ thuật của chúng.
2. Nếu đặt mặt đáy của hình lăng trụ tam giác đều song song với mặt phẳng chiếu cạnh thì hình chiếu cạnh là hình tam giác đều.
3. Hình cầu được tạo thành bởi khi quay nửa hình tròn 1 vòng quanh đường kính cố định.
4. Nếu đặt mặt đáy của hình nón song song với mặt phẳng chiếu cạnh thì hình chiếu đứng và hình chiếu cạnh có hình dạng lần lượt là: hình tròn và hình tam giác.
5. Hình chiếu trên mặt phẳng vuông góc với trục quay của các khối tròn đều là hình tròn.
Bài 2 (1,5đ): Nối cột A với cột B sao cho phù hợp bằng cách điền vào bảng:
	A	B
Hình chiếu trên mặt phẳng song song	a. là tam giác cân
 với trục quay của hình trụ
Hình chiếu trên mặt phẳng song song 	b. là hình tròn
với trục quay của hình nón
Hình chiếu trên mặt phẳng song song 	c. là hình chữ nhật
với trục quay của hình cầu
A
B
1
2
3
Bài 3 (3,0đ): Điền vào chỗ trống với các cụm từ cho trước: kích thước, kỹ thuật, chi tiết, chế tạo, lắp ráp
Bản vẽ lắp và bản vẽ chi tiết đều có các hình biểu diễn các _____________, các yêu cầu __________ và khung tên.
___________ trên bản vẽ lắp dùng để __________, không ghi các kích thước ____________. Bản vẽ lắp dùng để lắp ráp các __________.
PhầnII:Tự luận (3,0đ):
Bài 4 (3,0đ):Cho vật thể có các mặt A, B, C,,G và các hình chiếu. Hãy ghi số tương ứng với các mặt của vật thể vào bảng bên:
Trường THCS Kiều phú- Quốc oai 
Bài kiểm tra định kỳ lần I (Năm học: 2008-2009)
Họ và tên.... Môn:Vật lí 6 
Lớp:. Thời gian làm bài: 45’
Tiết: 9 Đề số 1
Học sinh làm trực tiếp vào đề kiểm tra này
Điểm
Nhận xét của thầy cô
Đề bài:
Phần I: Trắc nghiệm khách quan (5,0đ):
Bài 1(1,5đ): Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất:
1. Mặt ngoài của một bể chứa nước có ghi 1000l. Số liệu đó cho biết:
	a. Khối lượng nước chứa trong bể
	b. Thể tích nước chứa trong bể
	c. Trọng lượng của nước chứa trong bể
	d. Lượng nước chứa trong bể.
2. Một bạn dùng thước đo độ dài có ĐCNN là 1cm để đo chiều dài lớp học. Trong các cách ghi kết quả dưới đây, cách ghi nào là đúng?
	a. 5m	b. 50dm	c. 500cm	d. 500,0cm
3. Hai lực nào trong các trường hợp sau đây là 2 lực cân bằng?
a. Lực mà sợi dây chun tác dụng vào tay ta và lực mà tay ta tác dụng vào dây chun khi ta kéo căng dây.
b. Hai lực mà ngón tay cái và ngón tay trỏ ép vào 2 đầu lò xo bút bi, khi ta ép lò xo bút bi lại.
c. Lực mà chiếc đầu tàu kéo và chiếc đầu tàu đẩy tác dụng vào đoàn tàu.
d. Trọng lượng của 2 em bé nặng bằng nhau tác dụng vào 2 đầu bập bênh khi bập bênh nằm thăng bằng.
Bài 2 (2,0đ): Đúng hay sai? Điền Đ (nếu đúng), S (nếu sai) vào cuối mỗi câu sau:
1. Khối lượng của một vật chỉ lượng gói nhỏ có trong vật đó
2. GHĐ của dụng cụ đo là giá trị lớn nhất mà dụng cụ đó có thể đo được trong một lần đo.
3. ĐCNN của bình chia độ là độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp trên dụng cụ đo.
4. ĐCNN của thước đo độ dài là độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp trên thước.
Bài 3 (1,5đ): Nối cột A với cột B sao cho phù hợp bằng cách điền vào bảng:
A
B
1. Điều chỉnh thước đo độ dài về vị trí 0 bằng cách
a. điều chỉnh cho kim của dụng cụ đo về vạch số 0
2. Điều chỉnh bình chia độ trước khi đo bằng cách
b. đặt một đầu của vật ngang bằng với vạch số 0 của dụng cụ đo
3. Điều chỉnh cân Rôbecvan về vị trí 0 bằng cách
c. đặt dụng cụ đo thẳng đứng
d. đặt đầu kia của vật
A
B
1
2
3
PhầnII:Tự luận (5,0đ):
Bài 4(1,5đ): Trò chơi ô chữ 
* Theo hàng ngang:
1. Chữ viết tắt của giá trị 2 vạch chia liên tiếp trên dụng cụ đo.
2. Đơn vị đo của khối lượng.
3. Đại lượng vật lý có đơn vị đo là mét
4. Dụng cụ dùng để đo khối lượng
5. Một thao tác trước khi sử dụng dụng cụ để đo.
Trong cột dọc in đậm là từ gì? 
Bài 5(3,5đ): Đặt lên đĩa cân bên phải của cân tiểu li 1 quả cân 50g, rồi đổ cát khô lên đĩa cân bên trái cho đến khi cân thăng bằng.
Bỏ quả cân 50g ra, đặt 1 cốc rỗng lên đĩa cân bên phải thì muốn cân trở lại thăng bằng cần đặt thêm lên đĩa cân này 1 quả cân 20g, 1 quả cân 5g và 1 quả cân 2g.
a) Hãy xác định khối lượng của cốc
b. Giữ nguyên các vật trên đĩa cân, muốn đổ 10g bột ngọt từ túi vào cốc thì nên làm thế nào? (chỉ sử dụng các quả cân đang dùng trên đĩa cân).
...........Trường THCS Kiều phú- Quốc oai 
Bài kiểm tra định kỳ lần I (Năm học: 2008-2009)
Họ và tên.... Môn:Vật lí 6 
Lớp:. Thời gian làm bài: 45’
Tiết: 9 Đề số 2
Học sinh làm trực tiếp vào đề kiểm tra này
Điểm
Nhận xét của thầy cô
Đề bài:
Phần I: Trắc nghiệm khách quan (5,0đ):
Bài 1(1,5đ): Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất:
1. Trong các cách ghi kết quả đo với bình chia độ có độ chia tới 0,5cm3 sau đây, cách ghi nào là đúng:
	a. 18,50cm3	b. 18cm3	c. 18,2cm3	d. 18,5cm3
2. Trong các cách ghi kết quả đo với cân đòn có độ chia tới 50g sau đây, cách ghi nào là đúng:
	a. 500g	b. 0,5kg c. 5 lạng d. Cả 3 cách đều đúng 
3. Những cặp lực nào dưới đây là 2 lực cân bằng?
a. Lực mà tay người bắt đầu kéo 1 gầu nước lên và trọng lượng của gầu nước
b. Trọng lượng của túi đường ở 1 bên đĩa cân và của các quả cân ở đĩa cân bên kia của 1 cân Robecvan khi cân thăng bằng.
c. Lực mà 1 người tập thể dục kéo 1 dây lò xo và lực mà dây lò xo kéo lại tay người.
d. Lực mà 2 em bé đẩy vào 2 bên cánh cửa và cánh cửa không quay.
Bài 2 (2,0đ): Đúng hay sai? Điền Đ (nếu đúng), S (nếu sai) vào cuối mỗi câu sau:
1. Khi ta dùng 2 ngón tay ép mạnh 1 lò xo bút bi thì 1 đầu lò xo chịu lực kéo, 1 đầu chịu lực đẩy.
2. GHĐ của thước đo độ dài là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
3. ĐCNN của cân Rôbecvan là giá trị của 1 quả cân.
4. GHĐ và ĐCNN của ca đong đo thể tích chất lỏng có cùng 1 giá trị
Bài 3 (1,5đ): Nối cột A với cột B sao cho phù hợp bằng cách điền vào bảng:
A
B
1. Khi đo độ dài phải đặt thước
a. thẳng đứng
2. Khi đo thể tích phải đặt bình chia độ
b. thăng bằng, kim chỉ nằm đúng giữa bảng chia độ
3. Khi đo khối lượng phải đặt cân
c. dọc theo chiều dài cần đo
d. mực chất lỏng trong bình
A
B
1
2
3
PhầnII:Tự luận (5,0đ):
Bài 4(1,5đ): Trò chơi ô chữ 
* Theo hàng ngang:
1. Độ dài lớn nhất ghi trên thước
2. Độ dài giữa 2 vạch liền kề liên tiếp trên thước
3. Một dụng cụ thường dùng để đo độ dài cong
4. Một việc cần làm trước khi chọn thước đo
5. Một đơn vị đo độ dài nhỏ hơn mét
Hãy dự đoán nội dung của từ trong cột dọc tô đậm.
Bài 5 (3,5đ): Một chiếc cân thăng bằng khi:
a. ở đĩa cân bên trái có 2 gói bánh, ở đĩa cân bên phải có các quả cân 100g, 50g, 20g, 20g, 5g, 2g và 1g.
b. ở đĩa cân bên trái có 4 gói bánh, ở đĩa cân bên phải có 3 gói kẹo.
Hãy xác định khối lượng của 1 gói bánh và 1 gói kẹo. Cho biết các gói bánh giống hệt nhau, các gói kẹo giống hệt nhau.
..................Trường THCS Kiều phú- Quốc oai 
Bài kiểm tra định kỳ lần I (Năm học: 2008-2009)
Họ và tên.... Môn:Vật lí 6 
Lớp:. Thời gian làm bài: 45’
Tiết: 9 Đề số 3
Học sinh làm trực tiếp vào đề kiểm tra này
Điểm
Nhận xét của thầy cô
Đề bài:
Phần I: Trắc nghiệm khách quan (5,0đ):
Bài 1(1,5đ): Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất:
1. Để đo thể tích của hòn bi ve, nên chọn bình chia độ nào trong các bình sau:
	a. Bình 100ml có vạch chia tới 2ml
	b. Bình 100ml có vạch chia tới 5ml
	c. Bình 500ml có vạch chia tới 5ml
	d. Bình 1000ml có vạch chia tới 10ml
2. Lúc quả bóng bàn rơi xuống chạm mặt bàn rồi nảy lên thì có thể xảy ra những hiện tượng gì đối với quả bóng?
	a. Chỉ có sự biến đổi chuyển động của quả bóng
	b. Chỉ có sự biến dạng chút ít của quả bóng.
c. Quả bóng bị biến dạng chút ít, đồng thời chuyển động của nó bị biến đổi.
	d. Không có hiện tượng nào xảy ra cả.
3. Khi sử dụng 1 dụng cụ đo (VD: thước dài, bình chia độ, cân) không nhất thiết phải thực hiện công việc nào sau đây?
	a. Xác định GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo
	b. Lựa chọn dụng cụ đo phù hợp
	c. Xác định kích thước của dụng cụ đo
	d. Điều chỉnh dụng cụ đo về vị trí ban đầu
Bài 2 (2,0đ): Đúng hay sai? Điền Đ (nếu đúng), S (nếu sai) vào cuối mỗi câu sau:
1. Trọng lực của tất cả mọi vật trên trái đất lúc nào cũng bị cân bằng bởi một lực nào đó đỡ vật.
2. GHĐ của bình chia độ là độ dài lớn nhất ghi trên dụng cụ đo.
3. ĐCNN của dụng cụ đó là giá trị nhỏ nhất mà dụng cụ có thể đo.
4. GHĐ của cân Rôbenvan là tổng giá trị của tất cả các quả cân kèm theo cân.
Bài 3 (1,5đ): Nối cột A với cột B sao cho phù hợp bằng cách điền vào bảng:
A
B
1. Cân y tế
a. có GHĐ 5kg và ĐCNN 50g
2. Cân tạ
b. có GHĐ 1kg và ĐCNN 10g
3. Cân đòn
c. có GHĐ 100kg và ĐCNN 0,5kg
d. Có GHĐ 1t và ĐCNN 1kg
A
B
1
2
3
PhầnII:Tự luận (5,0đ):
Bài 4(2,0đ): Trò chơi ô chữ 
* Theo hàng ngang:
1. Làm gì để biết chính xác thể tích của 1 vật
2. Giá trị lớn nhất ghi trên dụng cụ đo
3. Phần không gian mà vật chiếm chỗ
4. Tên 1 dụng cụ đo thể tích vật rắn không thấm nước
5. Sức chứa của bình nước
6. Tên 1 dụng cụ đo thể tích chất lỏng có GHĐ và ĐCNN bằng nhau
7. Tên 1 dụng cụ đo thể tích.
Hãy dự đoán nội dung của từ trong cột dọc tô đậm.
1
2
3
4
5
6
7
Bài 5(3đ): 
a) Dùng 1 bơm tiêm có dung tích 15cc để hút 1 chất lỏng sang 1 chai chưa biết thể tích người ta bơm 20 lần thì đầy chai. Hãy cho biết thể tích của chai (theo đơn vị lít)
b) Hãy lập luận phương án để cân 1kg gạo từ 1 bao đựng 10kg gạo khi chỉ có 1 cân Rôbecvan và 1 quả cân 4kg.
.......

File đính kèm:

  • docKT LY 6 lan I 3 de.doc
Đề thi liên quan