Bài kiểm tra : định kỳ Năm học : 2012- 2013 Môn: ngữ văn 8 ( bài viết số 5 ) Trường TH & THCS Hiền Hào

doc10 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1290 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài kiểm tra : định kỳ Năm học : 2012- 2013 Môn: ngữ văn 8 ( bài viết số 5 ) Trường TH & THCS Hiền Hào, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ubnd huyện Cát Hải
 Trường TH & tHcs hiền hào
 Bài kiểm tra : Định kỳ
 Năm học : 2012- 2013
Môn: Ngữ văn 8 ( Bài viết số 5 )
Tuần 24 – Tiết 91, 92
( Thời gian làm bài 90’ )
I.Trắc nghiệm. ( 2,0đ) Lựa chọn câu trả lời đúng nhất và ghi vào bài làm của mình.
Câu 1: Nhận định nào dưới đây nêu đúng tình cảm của nhà thơ Tế Hanh đối với cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương ông?
Nhớ về quê hương với những kỷ niệm buồn bã, đau xót và thương cảm.
Yêu thương, trân trọng, tự hào và gắn bó sâu sắc với cảnh vật.
Gắn bó và bảo vệ cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương ông.
Nhớ về những kỷ niệm sâu sắc của tuổi thơ.
Câu 2: ý nào nêu đúng tâm trạng người tù – chiến sĩ được thể hiện trong 4 câu thơ cuối cùng của bài thơ Khi con tu hú?
Uất ức, bồn chồn, khát khao tự do đến cháy bỏng.
Nung nấu ý chí hành động dể thoát khỏi chốn tù ngục.
Buồn bực vì chim tu hú ngoài trời cứ kêu.
Mong nhớ da diết cuộc sống ngoài chốn tù ngục
Câu 3: Giọng điệu chung của bài thơ Tức cảnh Pác Bó:
A. Thiết tha, triù mến C. Trang nghiêm, chừng mực
B. Đùa vui, dí dỏm D. Buồn thương, phiền muộn.
Câu 4: Tập thơ Nhật kí trong tù được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Bác Hồ đang hoạt động cách mạng ở Pháp.
Bác Hồ bị giam lỏng trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch ở Quảng Tây( Trung Quốc). 
Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc đang lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp.
Bác Hồ ở Hà Nội chuẩn bị cho cuộc cách mạng tháng tám.
Câu 5: Câu nào dưới đây không phải là câu cảm thán?
A. Thế thì con biết làm thế nào được! 
B. Thảm hại thay cho nó!
C. ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu!
D. Lúc bấy giờ ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào!
Câu 6. Câu thơ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật:
A. So sánh B. Điệp từ C. ẩn dụ D. Nhân hóa.
Câu 7: Cách làm văn bản thuyết minh cần theo các bước nào?
Tìm hiểu đề xác định đối tượng thuyết minh.
Tìm kiến thức sát đối tượng thuyết minh học tập, tích lũy tri thức.
Sắp xếp kiến thức theo một trình tự hợp lí.
Cả ba ý trên.
Câu 8: Lời văn giới thiệu một danh lam thắng cảnh có:
A. Tính chính xác và biểu cảm B. Tính hình tượng
C. Nhịp điệu và giàu cảm xúc D. Tính hàm xúc.
II. Tự luận: ( 8,0đ )
Câu 9: ( 2,0đ ) Đặt một câu nghi vấn và một câu cầu khiến. Chủ đề Mựa xuõn.
Câu 10: ( 6,0đ ) Giới thiệu về Cát Bà quê hương em.






Đáp án – Biểu điểm
Ngữ văn - Tuần 24 – Lớp 8
I.Trắc nghiệm: ( 2,0đ )
Mỗi câu đúng 0,25đ x 8 câu = 2,0đ

Câu
 1
 2
 3
 4
 5
 6
 7
 8
Đ. án
 B
 A
 B
 B
 A
 D
 D
 A

II. Tự luận:
Câu 9: ( 2,0đ )
+ Hình thức: ( 0,5đ )
Đủ số câu.
Diễn đạt trôi chảy mạch lạc ít sai lỗi câu, lỗi chính tả.
+ Nội dung. ( 1,5đ )
Đúng nội dung. 
Có sử dụng câu nghi vấn, câu cầu khiến.
Câu 10: ( 6,0đ )
+ Hình thức: ( 2,0đ )
Đảm bảo bố cục bài viết;
Đúng thể loại : Kiểu bài thuyết minh một danh lam thắng cảnh.
Câu từ chính xác, không sai quá 3 lỗi chính tả.
Diễn đạt rõ ràng, rành mạch, câu văn ngắn gọn.
+ Nội dung: ( 4,0đ )
Mở bài. ( 0,5đ )
Giới thiệu chung về quần đảo Cát Bà.
thân bài. ( 3đ )
Vị trí địa lí của Cát Bà.
Quần đảo Cát Bà có nhiều đảo nhỏ.
Giới thiệu về quần thể động, thực vật.
Giới thiệu về con người, nét văn hóa đặc trưng.
Giới thiệu về khí hậu đặc trưng cho các mùa.
Kết bài. ( 0,5đ )
Cảm nghĩ chung về Cát Bà.

















 Ma trận

 Nội dung/ mức độ
 Nhận biết
 Thông hiểu
 Vận dụng
Tổng

 TN
 TL
 TN
 TL
 TN
 TL




Văn
Quê hương


C1
 0,25



1
 0,25

Khi con tu hú


C2
 0,25



1
 0,25

Nhật kí trong tù
C4
 0,25





1
 0,25

Tức cảnh Pác Bó
C3
 0,25





1
 0,25



TV
Nhân hóa
C6
 0,25





1
 0,25

Câu nghi vấn
Câu cầu khiến





C9
 2
1
 2

Câu cảm thán




C5
 0,25

1
 0,25
TLV
Thuyết minh
C7
 0,25

C8
 0,25


C10
 6
3
 6,5
Tổng

4
 1

3
 0,75

1
 0,25
2
 8
10
 10


























 
 Ubnd huyện Cát Hải
 Trường TH & tHcs hiền hào
 Bài kiểm tra : Định kỳ
 Năm học : 2012- 2013
Môn: Ngữ văn 8 ( Bài viết số 6 )
Tuần 28 – Tiết 107,108
( Thời gian làm bài 90’ )
 I.Trắc nghiệm:(2,0) Lựa chọn đáp án đúng nhất trong mỗi câu sau: 
1. Câu văn nào dưới đây phản ánh rõ nhất khát vọng xây dựng một đất nước vững bền, giàu mạnh của Lí Công Uẩn ?
A. Chỉ vì muốn đóng đô ở nơi trung tâm , mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu;
B. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt, muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi.
C.Cho nên vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh;
D.Cả A,B,C đều sai.
2. Trần Quốc Tuấn sáng tác “Hịch tướng sĩ’’ khi nào?
A. Trước khi quân Mông – Nguyên xâm lược nước ta lần thứ nhất( 1257);
B. Trước khi quân Mông – Nguyên xâm lược nước ta lần thứ hai ( 1258);
C. Trước khi quân Mông – Nguyên xâm lược nước ta lần thứ nhất( 1287);
D. Sau chiến thắng Mông – Nguyên lần thứ hai.
3. ý nào dưới đây thể hiện trình tự mà Nguyễn Trãi đưa ra để khẳng định tư cách độc lập của dân tộc?
A. Cương vực, lãnh thổ, nền văn hiến, truyền thống lịch sử, chủ quyền, phong tục;
B. Nền văn hiến, cương vực lãnh thổ, phong tục, truyền thống lịch sử, chủ quyền;
C. Truyền thống lịch sử, nền văn hiến, chủ quyền, cương vực lãnh thổ, phong tục;
D. Chủ quyền, truyền thống lịch sử, phong tục, nền văn hiến, cương vực lãnh thổ.
4. Mục đích của “việc nhân nghĩa” thể hiện trong “Bình Ngô đại cáo”?
A. Nhân nghĩa là lối sống có đạo đức và giàu tình thương;
B. Nhân nghĩa là để “yên dân”, làm cho dân được sống ấm no;
C. Nhân nghĩa là “ trung quân”, hết lòng phục vụ Vua;
D. Nhân nghĩa là duy trì mọi lễ giáo phong kiến.
5. Trong câu “ Lúc bấy giờ ta cùng các ngươi bị bắt, đau xót biết chừng nào”! đã sử dụng kiểu hành động nói nào:
A. Hành động trình bày; C. Hành động hỏi;
B. Hành động bộc lộ cảm xúc; D. Hành động điều khiển.
6. Câu “ Cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp của giặc” là kiểu câu:
A. Câu nghi vấn; B. Câu cầu khiến; C. Câu phủ định; D. Câu cảm thán.
7. ý nghĩa của câu chủ đề trong đoạn văn trình bày luận điểm là:
A. Thể hiện rõ ràng, chính xác nội dung của luận điểm;
B. Thể hiện một phần nội dung của luận điểm;
C. Trình bày luận điểm sinh động, hấp dẫn.
D. Cả A, B, C đều sai.
8. Luận điểm của bài văn nghị luận là :
A. Những tư tưởng, những quan điểm, những chủ trương cơ bản mà người viết nêu ra trong bài văn nghị luận.
B. Một vấn đề được giải quyết trong bài văn nghị luận.
C. Một phần của vấn đề được giải quyết trong bài văn nghị luận.
D. Cả A, B, C đều đúng.
II. Tự luận: ( 8,0đ)
9. ( 2,0đ) Đặt 1 câu cầu khiến, 1 câu nghi vấn, 1 câu cảm thán, 1 câu trần thuật?
10. ( 6,0đ) Câu nói của M.Go-rơ-ki “ Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống” gợi cho em những suy nghĩ gì?

 Đáp áN – BIểU ĐIểM
 Ngữ văn - Tuần 28 – Lớp 8
I.Trắc nghiệm: ( 2,0đ )
Mỗi câu đúng 0,25đ x 8 câu = 2,0đ

Câu
 1
 2
 3
 4
 5
 6
 7
 8
Đ. án
 A
 B
 B
 B
 B
 C
 A
 A

II. Tự luận: ( 8,0đ)
Câu 9: ( 2,0đ )
HS đặt đúng mỗi kiểu câu: câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán, câu trần thuật.
Câu 10: ( 6,0đ )
+ Hình thức: ( 2,0đ )
Đảm bảo bố cục bài viết;
Đúng thể loại : Nghị luận.
Câu từ chính xác, không sai quá 3 lỗi chính tả.
Diễn đạt rõ ràng, rành mạch, câu văn ngắn gọn, lí lẽ sắc bén giàu tính thuyết phục. 
+ Nội dung: ( 4,0đ )
*Mở bài. ( 0,5đ )
Giới thiệu và trích dẫn câu nói của M.Go-rơ-ki.
* Thân bài. ( 3đ )
Giải thích được: Sách là gì? Kiến thức là gì?
+ Sách có tầm quan trọng như thế nào trong đời sống của con người.
Sách là công cụ là phương tiện để giao tiếp;
Là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại.
Là luồng thông tin vượt thời gian và không gian.
Là sản phẩm tinh thần do con người sáng tạo ra.
Như màn hình nhỏ đưa con người đi du lịch trên thế giới.
Là người thầy, người bạn.
+ Chọn sách đọc như thế nào cho phù hợp?
- Giữ gìn, bảo quản.
* Kết bài. ( 0,5đ )
 - Vị trí của sách trong cuộc sống hiện tại.















 Ma trận

 Nội dung/ mức độ
 Nhận biết
 Thông hiểu
 Vận dụng
Tổng

 TN
TL
TN
TL
TN
TL


Văn
Chiếu dời đô
C1
 0,25





1
 0,25

Hịch tướng sĩ
C2
 0,25





1
 0,25

Bình Ngô đại
 cáo



C3,4
 0,5



2
 0,5

TV
Câu nghi vấn
Câu cầu khiến
Câu cảm thán
Câu phủ định




C5,6
 
 0,5


9


 2
3


 2,5
TLV
Nghị luận
C7,8
 0,5




10
 6
3
 6,5
Tổng

4
 1

4
 1


2
 8
10
 10































 Ubnd huyện Cát Hải
 Trường TH & tHcs hiền hào
 Bài kiểm tra : Định kỳ
 Năm học : 2012- 2013
Môn: Ngữ văn 8 - Tuần 31 – Tiết 117
Họ và tên:…………………………………….

Điểm
Lời phê của thầy cô



I.Trắc nghiệm:(2,0) Lựa chọn đáp án đúng nhất trong mỗi câu sau: 
Câu 1. Dòng nào dưới đây nói đúng nhất dụng ý của tác giả qua câu “ Huống chi ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan”?
A. Thể hiện sự thông cảm với các tướng sĩ 
B. Miêu tả hoàn cảnh sinh sống của mình cũng hư của các tướng sĩ 
C. Khẳng định mình và các tướng sĩ là những người cùng cảnh ngộ
D. Kêu gọi tinh thần đấu tranh của các tướng sĩ.
Câu 2: Tác giả đã sử dụng biện pháp gì khi nêu gương các bậc trung thần nghĩa sĩ ở phần đầu bài Hịch?
A. So sánh B. Liệt kê C. Cường điệu D. Nhân hóa.
Câu 3. Dòng nào dưới đây nói đúng nhất ý nghĩa của câu: “ Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường”?
A. Phê phán lối học sách vở, không gắn với thực tiễn
B. Phê phán lối học thực dụng, hòng mưu cầu danh lợi.
C. Phê phán lối học thụ động, bắt chước.
Câu 4. Trong đoạn trích Thuế máu, Nguyễn ái Quốc đã kết hợp các phương thức biểu đạt nào?
A. Nghị luận, tự sự, thuyết minh B. Nghị luận, tự sự, biểu cảm, miêu tả
C. Nghị luận, biểu cảm, miêu tả D. Nghị luận, tự sự, miêu tả.
Câu 5. ý nào dưới đây nêu đầy đủ nhất nội dung chủ yếu của Bản án chế độ thực dân Pháp?
A. Tố cáo và lên án những tội ác tày trời của thực dân Pháp trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa.
B. Thể hiện tình cảnh tủi nhục, khốn khổ của những người dân ở các xứ thuộc địa trên thế giới.
C. Bước đầu vạch ra đường lối đấu tranh cách mạng đúng đắn cho các nước thuộc địa để tự giải phóng, giành độc lập.
D. Cả A, B, C.
Câu 6. Một người cha là giám đốc công ti nói chuyện với người con là Trưởng phòng tài vụ của công ti đó về tài khoản của công ti. Khi đó, quan hệ của họ là quan hệ gì?
A. Quan hệ chức vụ xã hội. B. Quan hệ tuổi tác
C. Quan hệ gia đình D. Quan hệ bạn bè, đồng nghiệp.
Câu 7. Theo tác giả, người đi bộ ngao du phải phụ thuộc vào cái gì?
A. Những con ngựa B. gã phu trạm
C. Những con đường thuận tiện D. Bản thân họ.
Câu 8. Yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận có tác dụng như thế nào?
A. Thể hiện sinh động, cụ thể vấn đề nghị luận
B. Tác động mạnh mẽ đến tình cảm của người nghe, người đọc.
C. Giải thích rõ ràng hơn vấn đề nghị luận.
D. Cả A,B,C.
II. Tự luận: ( 8,0đ)
Câu 9. Viết đoạn hội thoại và cho biết mục đích của các hành động nói trong đoạn hội thoại ấy? 









Câu 10. Suy nghĩ của em về chính quyền thực dân được thể hiện trong đoạn trích Thuế máu.



















Đáp án – Biểu điểm
 Ngữ văn 8 - Tuần 31 – tiết 117
I.Trắc nghiệm: ( 2,0đ )
Mỗi câu đúng 0,25đ x 8 câu = 2,0đ

Câu
 1
 2
 3
 4
 5
 6
 7
 8
Đ. án
 C
 B
 B
 B
 D
 A
 D
 B

II. Tự luận:
Câu 9: ( 2,0đ )
+ Hình thức: ( 0,5đ )
Viết được đoạn hội thoại.
Diễn đạt trôi chảy mạch lạc ít sai lỗi câu, lỗi chính tả.
+ Nội dung. ( 1,5đ )
Đúng nội dung. 
Có sử dụng mục đích hành động nói.
Câu 10: ( 6,0đ )
+ Hình thức: ( 2,0đ )
Câu từ chính xác, không sai quá 3 lỗi chính tả.
Diễn đạt rõ ràng, rành mạch, câu văn ngắn gọn.
+ Nội dung: ( 4,0đ )
HS nêu được suy nghĩ của mình về chính quyền thực dân Pháp.




File đính kèm:

  • docDe kiem tra 45 phut ki II.doc