Bài kiểm tra giữa học kì Imôn Sinh học 7

doc3 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 425 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài kiểm tra giữa học kì Imôn Sinh học 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
MÔN SINH HỌC 7
I/ Trắc nghiệm: Khoanh tròn vào đầu câu trả lời đúng nhất (4 điểm)
1.Tế bào thực vật có màng xen lulôzơ, tế bào động vật không có màng xenlulôzô
a. Đúng.
b.Sai.
2.Trùng roi di chuyển bằng cách vừa tiến vừa xoay mình là nhờ:
a.Cả tế bào đều xoay .
b.Không bào co bóp liên tục.
c.Roi xoáy vào nước .
d.Roi quạt nước vào hai bên.
3. Hình dạng của trùng giày:
a. Hình khối giống chiếc giày, không có đối xứng.
b. Hình khối giống chiếc giày, đối xứng hai bên.
c. Có hình dáng cố định.
d.Cả 3 câu trên đều sai.
4.Trùng roi có khả năng sống:
a.Tự dưỡng.
b.Dị dưỡng.
c.Cả a và b đều đúng.
d.Cả a và b đều sai.
5.Trùng sốt rét xâm nhập vào cơ thể con người qua đường:
a.Máu
b.Tiêu hoá.
c.Hô hấp
d.Da.
6. Thuỷ tức có đặc điểm khác động vật nguyên sinh:
a.Sống dị dưỡng.
b.Cơ thể da bào.
c.Có khả năng di chuyển.
d.Cả a, b, c đều sai
7. Thuỷ tức có dạng ruột :
a.Ruột thẳng.
b.Ruột túi.
c.Ruột ống.
d.Ruột xoắn.
8. Các bộ phận hình thành hệ thần kinh của giun đất là:
a.Lưới thần kinh và dây thần kinh
b. Dây thần kinh và hạch thần kinh.
c. Tế bào thần kinh và lưới thần kinh.
d. Dây thần kinh và tế bào thần kinh.
II/ Điền từ thích hợp vào chỗ........... để hoàn thành các câu sau:
1. Cơ thể của ruột khoang có đối xứng ........(1).........thường có dạng hình trụ hoặc hình........(2).........
2. Đặc điểm chung của ngành giun tròn là: cơ thể có hình.........(1)........thuôn 2 đầu, có......(2)........chưa chính thức.
III/ Hãy ghép các câu ở cột A vào cột B cho phù hợp với chức năng:
Cột A: Vai trò của ngành giun đất
Cột B: Các đại diện
Trả lời
a. Làm thức ăn cho động vật
b.Có lợi đối với đất trồng
c. Làm thức ăn cho người
d. Có hại cho người và động vật
1. Rươi, giun ít tơ
2. Rươi, Sa sùng
3. Các loại giun đất
4. Đỉa, vắt.
1 a
2 c
3 b
4 d
IV/ Tự luận: (6đ)
Câu1: Nêu các biện pháp phòng chống giun đũa ở người.
Câu 2: Vì sao mực bơi nhanh lại xếp cùng ngành với ốc sên bò chậm chạp?
Đáp án và biểu điểm:
I/ Trắc nghiệm: (4đ)
 1a (0,25đ)
 2c (0,25đ)
 3b (0,25đ)
 4c (0,25đ
 5a (0,25đ)
 6b (0,25đ)
 7b (0,25đ)
 8b (0,25đ)
II/ Điền từ:
1- (1) Toả tròn (0,25đ), (2) dù (0,25đ)
2- (1) Trụ (0,25đ), (2) Khoang cơ thể (0,25đ)
III/ Ghép đôi:
1a (0,25đ)
2c (0,25đ)
 3b (0,25đ)
 4d (0,25đ) 
IV/ Tự luận:
1/ (3đ) Các biện pháp phòng chống giun đũa ở người:
-Giữ vệ sinh môi trường:
 + Trừ diệt triệt để ruồi nhặng.
-Giữ vệ sinh cá nhân:
 + Không uống nước lã
 + Rửa tay trước khi ăn
 + Dùng lồn bàn đậy thức ăn.
- Tẩy giun định kì.
2/ (3đ) Mực bơi nhanh lại xếp cùng ngành với ốc sên bò chậm chạp :
Tuy di chuyển nhanh, chậm khác nhau nhưng cả mực và ốc sên đều được xếp cùng ngành thân mềm vì có đầy đủ đặc điểm của ngành như:
+ Có thân mềm, cơ thể không phân đốt.
+ Có vỏ đá voi bảo vệ cơ thể.
+ Có khoang áo phát triển.
+ Có hệ tiêu hoá phân hoá.

File đính kèm:

  • docKT 1 tiet THCS LUONG TAN THINH.doc
Đề thi liên quan