Bài kiểm tra giữa kỳ I lớp : 6 môn :sinh học

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 993 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài kiểm tra giữa kỳ I lớp : 6 môn :sinh học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên :……………………………… BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ I.
Lớp : 6…… Môn :Sinh học
 Điểm 
 Lời phê của cô giáo
Câu 1: (4đ) Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu em cho là đúng nhất.
 1. Những nhóm đối tượng nào sau đây được xem là sinh vật ?
 A.Cây thông, giun đất, bèo tấm, hòn đá. 
 B.Cây bàng, con sâu,con khỉ, cột đèn.
 C.Cây mít, con gà, con rắn,cây bàng. 
 2. Những nhóm cây nào sau đây thuộc nhóm thân leo ?
 A.Cây bí ngô, cây rau má, cây mướp đắng. 
 B.Cây mồng tơi, cây mướp, cây đậu Hà lan.
 C.Cây mồng tơi, cây mướp ngọt, cây mít, cây bìm bìm..
 3. Những nhóm cây nào sau đây thuộc nhóm cây lâu năm ?
 A. Cây táo, cây mít, cây xoài,cây tỏi, cây bơ. 
 B. Cây táo, cây mít, cây xoài,cây bơ, cây bưởi.
 C. Cây mít, cây xoài cây lúa,cây bơ, cây bưởi.
4. Những nhóm cây nào sau đây thuộc nhóm rễ cọc?
 A.Cây mít, cây ổi, cây xoài, cây bàng. 
 B.Cây lúa, cây dừa,cây hành, cây ớt. 
 C.Cây lúa, cây bèo tây,cây hành, cây cỏ mần trầu.
 5. Những nhóm cây nào sau đây thuộc nhóm thân cỏ ?
 A. Cây ngô, cây hành,cây lúa, cây lay ơn. 
 B. Cây mồng tơi, cây mướp ngọt, cây đậu Hà lan.
 C. Cây mồng tơi, cây mướp ngọt, câymít. cây bìm bìm.
6. Kính hiển vi có 3 bộ phận chính sau:
 A. Giá đỡ, thân kính, gương phản chiếu ánh sáng. 
 B. Bàn kính, thân kính, ốc điều chỉnh.
 C. Chân kính, thân kính, bàn kính.
 D. Ống kính, chân kính, bàn kính.
7. Ở cây trưởng thành đường kính của thân to ra do:
 A.Tầng sinh trụ xen giữa mạch rây và mạch gỗ làm cho trụ giữa lớn lên. 
 B. Tầng sinh vỏ nằm trong thịt vỏ làm cho vỏ dày thêm.
 C. Chồi ngọn và chồi nách phát triển. 
 D. Gồm cả A và B.
8. Trồng cây lấy quả và hạt người ta thường:
 A. Bấm ngọn. C. Câu A và B đều đúng.
 B. Tỉa cành. D. Câu A và B đều sai.
9. Nhóm cây nào sau đây người ta thường tỉa cành:
 A. Bạch đàn, tràm, lim, tre, nhãn. 
 B. Bạch đàn, tràm., trắc, tre, xà cừ. 
 C. Xà cừ, huê, chò, phượng, bằng lăng.
 D. Huê, thông, chò, đu đủ, xà cừ.
10. Cần phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi chúng ra hoa vì: 
 A.Chất dinh dưỡng trong rễ củ bị giảm sau khi ra hoa. 
 B.Chất lượng và khối lượng của rễ củ bị giảm sau khi ra hoa.
 C.Củ nhanh bị hư hỏng. 
 D.Để cây ra hoa được.
11. Rễ cây hút nước nhờ vào bộ phận:
 A. Miền tăng trưởng. C. Miền chóp rễ.
 B. Các lông hút ở miền hút. D. Miền bần.
12. Căn cứ vào hình dạng bên ngoài, người ta chia rễ làm 2 loại là:
 A. Rễ cọc và rễ chùm. C. Rễ chính và rễ con.
 B. Rễ thở và rễ móc. D. Rễ củ và rễ giác mút.
Câu 2 : (2đ) Điền từ thích hợp và chỗ chấm:
1. Hãy chọn các từ sau: nuôi dưõng, nhân, không bào, chất tế bào, màng sinh chất để điền vào chỗ chấm của các câu sau cho thích hợp:
 Bao bọc ngoài tế bào là: .........................................Tiếp đến là: …..................................... là chất keo lỏng, trong chứa các bào quan, nơi diễn ra các hoạt động sống cơ bản của tế bào. CÓ cấu tạo phức tạp, có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào là: …..............Chứa dịch tế bào là: ............................
2. Hãy tìm từ thích hợp để điền vào chỗ chấm trong đoạn sau:
 Mạch ……… gồm những tế bào hoá gỗ dày, không có chất tế bào, có chức năng vận chuyển ……………………………………….Mạch …………gồm những tế bào sống, màng mỏng có chức năng vận chuyển ……............……………….
 Câu 3: (1đ) Hãy chọn nội dung ở cộ B sao cho phù hợp với nội dung ở cột A để viết các chữ cái vào cột trả lời.
CỘT A
CỘT B
Trả lời
1. Rễ giác mút
A. Làm cho rễ dài ra.
1………
2. Miền sinh trưởng
B. Lấy thức ăn từ cây chủ.
2………
3. Rễ móc 
C. Che chở cho đầu rễ.
3……..
4. Miền chóp rễ
D. Chứa chất dự trữ cho cây khi cây ra hoa tạo quả.
4………
5. Rễ củ
E. Giúp cây leo lên.
5………
6. Miền hút 
F. Dẫn truyền.
6………
7. Rễ thở
G. Hấp thụ nước và muối khoáng.
7………
8. Miền trưởng thành 
H. Lấy oxi cung cấp cho các phần rễ dưới đất.
8………
Câu 4: (2đ) Những câu sau đúng hay sai hãy ghi chữ Đ vào ô trống nếu đúng, ghi chữ S vào ô trống nếu sai:
□ 1. Các cơ thể ở tế bào thực vật đều có khả năng phân chia. 
□ 2. Thân thực hiện chức năng hút nước và muối khoáng.
□ 3. Cấu tạo trong của thân non và cấu tạo trong miền hút của rễ đều gồm hai phần chính là vỏ và trụ giữa, vỏ gồm biểu bì và thịt vỏ; trụ giữa gồm bó mạch và ruột.
□ 4. Rễ biến dạng gồm các loại: rễ móc, rễ củ, rễ chùm, rễ giác mút và rễ thở.
□ 5. Thân dài ra là do các tế bào mô phân sinh ở tầng sinh trụ và tầng sinh vỏ phân chia.
□ 6. Hằng năm cây gỗ hình thành hai vòng gỗ đếm số vòng gỗ ta có thể xác định được tuổi của cây.
□ 7. Lông hút là một tế bào không thể tồn tại mãi, nó sẽ bị rụng và đựợc thay thế.
□ 8. Đối với cây ăn quả chúng ta có thể áp dụng phương pháp chiết cành để tiết kịêm thời gian, nhanh cho quả.
Câu 5: (1đ) Hãy chú thích hình vẽ sau :
A: ..........................................................
 B: ..........................................................
 I: ...........................................................
II: ...........................................................
 1: ...........................................................
 2: ...........................................................
 3: ...........................................................
 4: ........................................................... 5: ............................................................
Hình vẽ:..................................................
* Đáp án và biểu điểm:
Câu 1: (3đ) 0.25đ/ 1 câu đúng: 
 1.C; 2.B; 3.B; 4.C; 5.A; 6.C; 7.D; 8.B; 9.B; 10.B; 11.B; 12.A. 
Câu 2: (2đ) 0.25đ/ 1 chỗ điền đúng: 
 1. Màng sinh chất → chất tế bào → nhân → không bào.
 2. Gỗ → nước và muối khoáng hoà tan → rây → các chất hữu cơ. 
Câu 3: (2đ) 0.25đ/ 2 câu đúng: 
 1.B; 2.A; 3.E; 4.C; 5.D; 6.G; 7.H; 8.F.
Câu 4: (2đ) 0.25đ/ 1 câu đúng: 
1.S; 2.S; 3.Đ; 4.S; 5.S; 6.Đ; 7.Đ; 8.Đ.
Câu 5: (1đ)
A. Sơ đồ chung. 1. Biểu bì.
B. Cấu tạo chi tiết một phần của thân. 2. Thịt vỏ.
 I. Võ. 3. Mạch rây.
II. Trụ giữa. 4. Mạch gỗ.
Hình vẽ: Cấu tạo trong của thân non. 5. Ruột.

File đính kèm:

  • docDKT-S6G-K1.doc
Đề thi liên quan