Bài kiểm tra học kì 1 môn : ngữ văn

doc2 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1210 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài kiểm tra học kì 1 môn : ngữ văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Trung Thành Lớp 9................. 
 Bài kiểm tra học kì I Thuộc tiết. (PPCT)
 Điểm Lời phê của thầy cô giáo
 Môn : Ngữ văn (Thời gian 90’) 





Đề bài:
Câu 1 (1đ): Xác định nghĩa chính, nghĩa chuyển của từ ” mặt” và phương thức chuyển nghĩa của từ này trong câu tục ngữ sau:
“ Một mặt người bằng mười mặt của”
 (Tục ngữ)
Câu 2(0,5đ): Tìm một trường từ vựng chỉ tính cách con người tối thiểu 4 từ?
Câu 3(1đ): Câu văn sau mắc lỗi dùng từ, hãy chỉ ra từ dùng sai và sửa lại cho đúng:
Mẹ em là người đã đỡ đần từ lúc em mí chập chững bước đi. 
Câu 4(0,5đ) Thành ngữ “ Nói có sách , mách có chứng” liên quan đến phương châm hội thoại nào ?
Câu 5(1đ): Hãy chỉ ra biện pháp tu từ và nêu giá trị nghệ thuật của biện pháp tu từ ấy trong đoạn thơ sau:
“Làn thu thuỷ nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một, tài đành hoạ hai”
 (Nguyễn Du)
Câu 6 (1đ): Tại sao nói hình ảnh chiếc xe không kính là một sáng tạo nghẹ thuật độc đáo của Phạm Tiến Duật ? Vì sao tại sao tác giả không đặt nhan đề thơ là “ Tiểu đội xe không kính” mà lại đặt tên là “ Bài thơ tiểu đội xe không kính”?
Câu 7(5đ): Phân tích bài thơ “ ánh trăng” – Nguyễn Duy để cảm nhận được bài học sâu sắc mà tác giả muốn giửi gắm.















Đáp án thang điểm
Câu1: “Mặt” trong “Mặt người” có nghĩa gốc (chính) (0,25đ)
 “Mặt” trong “Mặt của” có nghĩa chuyển – theo phương thức chuyển nghĩa : ẩn dụ (0,5đ)
Câu 2: Tìm được tối thiểu 4 từ tạo thành trường từ vựng chỉ tính cách con người (0,5đ) VD: Sôi nổi, khiêm tốn, nhanh nhẹn, hoạt bát.
Câu 3( 1đ): - Câu văn dùng sai từ “đỡ đần” (0,5đ)
 - Thay từ “đỡ đần” bằng từ “dắt” hoặc “dìu”
Câu 4 (0,5đ) Thành ngữ “Nói có sách, mách có chứng” liên quan đến phương châm về chất.
Câu 5 ( 1đ): ý1: Đoạn thơ sử dụng hai biện pháp tu từ: nói quá, nhân hoá (0,25đ)
 ý 2: Nêu giá trị của hai biện pháp: Nhấn mạnh làm nổi bật vẻ đẹp hoàn mĩ, quyến rũ không ai so sánh của nàng Kiều.
Vẻ đẹp ấy khiên thiên tạo hoá hờn ghen, góp phần dự báo số phận bất hạnh của nàng Kiều (0,5đ)
Câu 6(1đ): 
 ý1: Chiếc xe không kính là một hình ảnh độc đáo trong thi phẩm. Trước đây, khi nói về xe cộ, văn chương thường sử dụng nó như hình ảnh ước lệ tượng trưng. Phạm Tiến Duật đưa vào thơ một hình ảnh rất thực tế (xe không kính vì bị bom dật bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi) đã làm sống lại không khí chiến trường. Hơn nữa qua hình ảnh trên tác giả làm nổi bật chân dung tinh thần của người lính trường sơn. (0,75đ)
ý 2: Không dặt nhan đề như vậy vì tác giả không chỉ miêu tả những chiếc xe không kính đơn thuần mà muốn qua hình ảnh đó để nói lên chất thơ, vẻ lãng mạn toát lên từ chính hiện thực của chiến tranh.(0,25đ)
Câu 7 (5đ): 
a) bài văn đúng kiểu văn nghị luận, bố cục rõ ràng, lời văn trong sáng. (1đ)
b) Mở baid: Giới thiệu tác giả, nội dung chính của bài thơ. (0,5đ)
c) Thân bài :Phân tích các ý:
* Nội sung: Hình ảnh vầng trăng và cảm xúc của nhà thơ
- Nơi thành phố hiện đại cuộc sống đủ tiện nghi: “ánh điện, cửa gương...” con người ta ít khi chú ý đến ánh trăng, đột nhiên ánh trăng xuất hịên trong tình huống mất điện thật tự nhiên, gây ấn tượng.
- Vầng trăng xuất hiện làm sống dậy bao nhiêu kỉ niệm đẹp của con người: Thủa ấu thơ, thủa chiến đấu ở chiến trường, vầng trăng đã gắn bó với con người.
- Vầng trăng có ý nghĩa biểu tượng cho tình nghĩa quá khứ nguyên vẹn, đẹp đẽ, là người bạn, nhân chứng nghĩa tình mà nghiêm khắc nhắc nhở nhà thơ và mỗi chúng ta. Con người có thể lãng quên nhưng thiên nhiên, tình nghĩa quá khứ thì luôn trọn đầy, bất diệt.
* Nghệ thuật: - Kết cấu thơ như một câu chuyện.
- Giọng điệu tâm tình, nhịp thơ trôi chảy nhịp nhàng có tác dụng làm nổi bật chủ đề và tạo sức truyền cảm của bài thơ.
d) Kết bài: (0,5đ)
 Nêu ý nghĩa của bài thơ với mọi người.


File đính kèm:

  • docBai so 4 Hoc Ki I.doc