Bài kiểm tra học kì 2

doc2 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1143 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài kiểm tra học kì 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rường THCS Trung Thành Lớp 9................. 
 Bài kiểm tra học kì II Thuộc tiết. (PPCT)
 Điểm Lời phê của thầy cô giáo
 Môn : Ngữ văn (Thời gian 90’) 





Đề bài:
Câu 1 (0,5đ): Tìm thành phần tình thái trong câu sau và cho biết thành phần này biểu thị ý nghĩa cụ thể nào ?
“Có lẽ tôi bán con chó đấy, ông Giáo a !”
 (Lão Hạc – Nam Cao)
Câu 2(1đ): Kể tên các phép liên kết câu và liên kết đoạn văn, em đã học ( 1đ)
Câu 3 (0,5đ): Tìm câu có hàm ý từ chối lời đề nghị sau:
- Tối nay đi xem với mình đi!
Câu 4( 1đ):: thế nào là nghị luận về một đoạn thơ , bài thơ ?
Câu 5( 2đ):: a) Chép lại khổ thơ thứ 3 trong bài thơ “ Viếng lăng Bác” - Viễn Phương.
b) Viết một đoạn văn phân tích tâm trạng nhà thơ Viễn Phương trong khổ thơ trên có vận dụng phép phân tích và tổng hợp.
Câu 6( 5đ): Những nghịch lí trong tác phẩm “Bến Quê” của Nguyễn Minh Châu có khả năng thức tỉnh con người về những vẻ đẹp gần gũi quanh ta mà bấy lâu không nhận ra. Em hãy phân tích tác phẩm “Bến Quê” - Nguyễn Minh Châu để làm sáng tỏ điều trên.




















Đáp án bài thi học kì 2
Câu 1(0,5đ): - Thành phần tình thài: “Có lẽ” (0,25đ)
- Biểu thị độ tin cậy chưa cao về việc bán chó của Lão Hạc (0,25đ)
Câu2 ( 1đ): Kể tên 5 phép liên kết: Phép lặp: Phép đồng nghĩa, Trái nghĩa; Phép liên tưởng; Phép thế; Phép nối
Câu 3(0,5đ): Xây dựng câu có hàm ý từ chối đề nghị đã cho.
Ví dụ: Rất tiếc, tối nay mình phải đến thăm Ông bà nội.
Câu 4 ( 1đ): Trình bày được khái niệm: 
Nghị luận về đoạn, thơ bài thơ là trình bày sự cảm thụ, nhận xét, đánh giá cái hay, cái đẹp cụ thể của bài thơ.
Câu 5 a) Chép được khổ thơ thứ 3 (0,5đ):
“Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng trong dịu hiền
Vẫ biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim”
b) Viết được đoạn văn có sử dụng phép phân tích tổng hợp (0,5đ):
 Nội dung đoạn văn đảm bảo 2 ý sau( 1đ):
+ Nhìn thấy Bác nằm trong lăng, tác giả có cảm giác nhười đang chìm vào gíâc ngủ yên bình trong một không gian thanh tĩnh nghiêm trang, dưới ánh sáng trong trẻo dịu nhẹ của vầng trăng.
+ Tâm trạng của tác giả: Dù biết rằng Bác bất tử trong lòng mỗi người dân, Bác còn mãi như trời xanh vĩnh hằng. nhưng tác giả không thể không đau xót trước thực tế Bác đã đi xa. Từ “ nhói” diễn tả chiều sâu tâm trạng ấy trong tim tác giả.
Câu 6 a) Đảm bảo thể loại nghị luận, bố cục rõ ràng, chặt chẽ lời văn trong sáng. ( 1đ)
b) Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và nêu được vấn đề cần nghị luận (0,5đ)
 c,Thân bài: Phân tích hai nghịch lý: (3đ) 
Tình huống nghịch lí 1: - Hoàn cảnh nhân vật Nhĩ: từng đi khắp nơi trên thế giới, về cuối đời bị cột chặt vào giường bệnh bởi căn bệnh hiểm nghèo, mọi hoạt động đều phụ thuộc vào người thân.
- Trước khung cửa sổ nhà mình Nhĩ phát hiện vùng đất bên kia sông rất quen thuộc, đẹp một cách bình dị, quyến rũ và khao khát được đặt chân tới đó.
- Trước sự chăm sóc tận tình chu đáo của vợ con, Nhĩ nhận ra vẻ đẹp bình dị: Vất vả, tần tảo , tình yêu và sự hy sinh thầm lặng của vợ mình.
* Tình huống nghịch lý 2: - Nhĩ nhờ con trai sang bên kia sông thay bố đặt chân lên bãi bồi. Nhưng người con không hiểu được khát khoa cháy bỏng của người cha nên làm một chách miễn cưỡng và bị cuốn hút vào trò chơi hấp dẫn trên đường đi để rồi người cha mất mà niềm khao khát bình dị, cháy bỏng chưa thực hiện được.
- Nhĩ đau đớn nhận thức: con trai giống Nhĩ thời còn trẻ, trên đường đời tật khó tránh những điều vòng vèo, chùng chình
* Từ nghịch lí trên đối với nhân vật Nhĩ dã thức tỉnh chúng ta về những giá trị bền vững, bình thường mà sâu xa của cuộc sống.
c) Kết bài(0,5đ): Tổng quát lại giá trị nghệ thuật và giá trị nội dung của tác phẩm.

File đính kèm:

  • docBai so 8Hoc Ki II.doc
Đề thi liên quan