Bài kiểm tra học kì I lớp: 7 môn: ngữ văn thời gian: 90'

doc4 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1855 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài kiểm tra học kì I lớp: 7 môn: ngữ văn thời gian: 90', để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên: BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I
Lớp: 7 Môn: Ngữ Văn
 Thời gian: 90'

Điểm
Lời phê của cô giáo



 Đề ra:
I. Trắc nghiệm: (4 điểm)
Đọc kĩ bài văn sau và trả lời câu hỏi ( câu 1 - 5) để lựa chọn câu trả lời đúng nhất
Cảnh khuya
"Tiếng suối trong như tiếng hát xa
 Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
 Cảnh khuya như vẻ người chưa ngủ
 Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà"
 (Hồ Chí Minh)
 Câu 1: Thể thơ của bài thơ Cảnh khuya cùng thể thơ với bài thơ nào sau đây:
A. Bài ca Côn Sơn
B. Sau phút chia li
C. Sông núi nước Nam
D. Qua Đèo Ngang
 Câu 2: Bài thơ trên được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
A. Những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp
B. Những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ
C. Những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Pháp
D. Những năm Bác Hồ bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam
Câu 3: Bài thơ được viết theo phương thức biểu đạt nào?
 A. Miêu tả B Tự sự 
 C Kết hợp miêu tả và biểu cảm D Kết hợp tự sự và biểu cảm 
 Câu 4: Hai câu thơ đầu của bài sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
A. So sánh B. Nhân hoá
C. Ẩn dụ D. A và B
 Câu 5: Dòng nào sau đây nói đúng nhất về nội dung chính của bài thơ Cảnh khuya
A. Miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc
B. Được viết theo thể thơ tứ tuyệt
C. Thể hiện tình yêu thiên nhiên gắn liền với lòng yêu nước
D. Được viết trong những năm đầu rất khó khăn của cuộc kháng chiến chống Pháp
 Câu 6 : Từ nào dưới đây không phải là từ Hán Việt:
A. Nhật B. Trăng
C. Nguyệt B. Thiên
 Câu 7: Trong các câu sau, câu nào là thành ngữ:
A. Đi sớm về khuya 
B Đêm đã về khuya
C. Ăn cháo đá bát 
D. Ăn gạo nhớ kẻ đâm xay dần sàng. 
Câu 8: Cặp từ nào sau đây không phải là cặp từ trái nghĩa
A. trẻ - già
B. sáng - tối
C. sang - hèn
D. chạy - nhảy
Câu 9: Nối ô bên trái với ô bên phải cho khớp giữa nội dung tư tưởng, tình cảm với những tác phẩm đã được học trong chương trình Ngữ Văn 7
Tên tác phẩm

Nội dung tư tưởng, tình cảm
A.Sông núi nước Nam

a.Tinh thần nhân đạo và lòng vị tha cao cả
B.Rằm tháng giêng

b. Tình cảm gia đình quê hương được gợi lên qua những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ
C. Bài ca nhà tranh bị gió thu phá

c. Khẳng định chủ quyền và lòng quyết tâm tiêu diệt kẻ thù
D. Tiếng gà trưa

d. Tình cảm yêu thiên nhiên, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung lạc quan

 II. Tự luận: ( 6 điểm)
Câu 1: Kể tên các thể thơ mà em đã được học trong chương trình Ngữ Văn 7? Cho biết đặc điểm về số câu, số chữ của từng thể thơ đó?
Câu 2: Cảm nghĩ của em về bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh







ĐÁP ÁN + THANG ĐIỂM

 I. Trắc nghiệm: ( 4 điểm. Mỗi ý đúng 0,4 điểm. Riêng câu 9 là 0,8 điểm, nối đúng mỗi ý 0,2 điểm)

Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
Câu 9
C
A
C
D
C
B
A
D
Ac,Bd,Ca.Bd

 II. Tự luận: (6 điểm)
 Câu 1: ( 1,5 điểm. Đúng mỗi ý 0,25 điểm)
 Các thể thơ đã được học ở chương trình Ngữ Văn 7 kì I
+ Lục bát: Một câu 6 chữ và 1 câu 8 chữ và không hạn định số câu. 
+ Thất ngôn tứ tuyệt: Gồm 4 câu, mỗi câu 7 chữ.
+ Ngũ ngôn tứ tuyệt: Gồm 4 câu, mỗi câu 5 chữ.
+ Thất ngôn bát cú: Gồm 8 câu, mỗi câu 7 chữ. 
+ Song thất lục bát: Gồm hai câu 7(song thất) tiếp đến hai câu 6,8 (lục bát). Bốn câu thành một khổ,số lượng khổ thơ không hạn định.
+ Cổ thể: Không bị gò bó bởi niêm, luật cũng như cách gieo vần
Câu 2: (4,5 điểm)
1. Yêu cầu cần đạt:
Đây là kiểu bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học. Cách trình bày có thể khác nhau nhưng học sinh cần phải làm được:
a) Mở bài: Giới thiệu bài thơ và cảm nghĩ chung của em
b) Thân bài: Nêu cảm nghĩ của em:
- Cảm nhận, tưởng tượng về hinhf tượng thơ trong tác phẩm
- Cảm nghĩ về từng chi tiết
- Cảm nghĩ về tác giả của bài thơ
c) Kết bài: Tình cảm của em với bài thơ
Lưu ý: Cần phân biệt với việc phân tích hoặc bình giảng bài thơ này. Cụ thể là, bài viết có thể nêu lên vẻ đẹp của bài thơ cả về nội dung và hình thức nghệ thuật nhưng chủ yếu là phải nói được những suy nghĩ, tình cảm của mình về bài thơ và về tác giả Hồ Chí Minh. Những suy nghĩ, biểu cảm trong bài tuỳ vào mỗi HS nhưng cần phải chân thực.
2. Biểu điểm: Mỗi ý lớn 1,5 điểm. Mở bài 0,5 điểm. Kết bài 0,5 điểm. Hình thức trình bày, chữ viết, chính tả, ngữ pháp, diễn đạt...0,5 điểm.


























File đính kèm:

  • docVan 7.doc
Đề thi liên quan